Chương 25

Tranh thủ kì nghỉ phép một tháng mà Mạnh Hùng kiên quyết bắt tôi chấp hành, tôi thu xếp thời gian về quê một chuyến giải quyết vấn đề đất đai và giấy tờ nhập học cho Lúa.
Đó là việc chính, còn nguyên nhân khiến tôi không thể vắng mặt là cái đám cưới chạy của bố và dì Quỳnh.
Hai người đã tổ chức hôn lễ trên thành phố, trong một khách sạn hạng trung. Việc còn lại chỉ là làm thêm một bữa tiệc nhỏ ra mắt bà con họ hàng nữa là xong.
Trên xe, chỉ có bà và Lúa là không kìm nổi hưng phấn khi con đường vài trăm cây số mỗi lúc một rút ngắn. Còn bố thì thờ ơ ngắm khung cảnh chạy vùn vụt qua ô cửa sổ. Bên cạnh ông, dì Quỳnh mệt mỏi dựa đầu vào ghế với đôi mắt ngắm nghiền. Với chuyến đi này, dì ta tỏ ra không quan tâm hơn cả bố.
Dì Quỳnh vốn là con gái Hà Nội, tình yêu với đồng ruộng, thôn xóm, chẳng nhiều nhặn hơn tôi là bao. Hơn nữa, thời kì thai nghén khiến dì ta chẳng buồn ra vẻ hay thích thú.
Tôi nhìn bụng của bà ta, cố không nghĩ nhiều, sau đó, để khỏa lấp đi những tâm sự trong lòng bèn học theo bố, thả thần trí ra ngoài những cánh đồng bát ngát.

Ấn tượng của tôi với quê Nội chỉ gói gọn trong một chữ 'nghèo'.
Khi mở mắt ra và bước xuống xe, đập vào mắt tôi là những đứa trẻ lam lũ vây kín quanh chiếc ô tô vừa vượt qua con đường đất gập ghềnh để vào xóm.
Đi qua hàng rào râm bụt, ngôi nhà đắp đất của bà hiện ra không lấy gì làm đẹp đẽ. Bên hàng hiên, vài cây cau cao vút trơ trọi với những tàu lá vàng càng làm tăng thêm sự u mặc cho một căn nhà hẻo lánh.
Còn chưa vào đến sân thì cô Tư từ trong nhà ào ra chào đón. Không giống vẻ tiêu điều ở ngoài sân, trong nhà có dấu vết của sự dọn dẹp, mà tôi đoán không ai khác là người mẹ của Lúa.

Chỉ một lúc sau, bà con hàng xóm, láng giềng, họ mạc kéo đến thăm chật cứng ngôi nhà nhỏ.
Ai cũng tò mò với những con người vừa trở về từ thành phố, thủ đô, và không thể thiếu sự hiếu kì với một diễn viên nhí nhìn thấy trên TV rồi.
Tôi không phải là một con nhỏ không biết gì về sự đời, tốt xấu cũng mấy chục tuổi đầu, cũng phải biết vào lúc nào và nên làm cái gì.
Để lại khách khứa cho bà và bố, tôi gọi dì Quỳnh ra bên ngoài nói chuyện sau khi đi dạo vùng quanh nhà một lần.
- Có chuyện gì vậy Mai?
Từ hôm trong bệnh viện, bà ta không còn gọi tôi là con nữa mà chỉ xưng dì và gọi trên tôi trong mỗi cuộc chuyện trò.
- Dì ở nhà giúp bố tôi tiếp khách khứa, hỏi cô Tư xem bát đũa thì mượn ở đâu, nhờ mấy người hàng xóm dọn dẹp qua sân vườn nữa, tôi đi chợ.

Dì ta không nói gì, chỉ lẳng lặng gật đầu.
Tôi kéo tay Lúa lên xe, tiện thể cho luôn thằng Ngô lẽo đẽo theo chị đi nữa. Còn lại là thím Hoài, Lài và tài xế riêng màTranh thủ kì nghỉ phép 1 tháng mà Mạnh Hùng kiên quyết bắt tôi chấp hành, tôi thu xếp thời gian về quê một chuyến giải quyết vấn đề đất đai và giấy tờ nhập học cho Lúa.

Đó là việc chính, còn nguyên nhân khiến tôi không thể vắng mặt là cái đám cưới chạy của bố và dì Quỳnh.

Hai người đã tổ chức hôn lễ trên thành phố, trong một khách sạn hạng trung. Việc còn lại chỉ là làm thêm một bữa tiệc nhỏ ra mắt bà con họ hàng nữa là xong.

Trên xe, chỉ có bà và Lúa là không kìm nổi hưng phấn khi con đường vài trăm cây số mỗi lúc một rút ngắn. Còn bố thì thờ ơ ngắm khung cảnh chạy vùn vụt qua ô cửa sổ. Bên cạnh ông, dì Quỳnh mệt mỏi dựa đầu vào ghế với đôi mắt ngắm nghiền. Với chuyến đi này, dì ta tỏ ra không quan tâm hơn cả bố.

Dì Quỳnh vốn là con gái Hà Nội, tình yêu với đồng ruộng, thôn xóm, chẳng nhiều nhặn hơn tôi là bao. Hơn nữa, thời kì thai nghén khiến dì ta chẳng buồn ra vẻ hay thích thú.

Tôi nhìn bụng của bà ta, cố không nghĩ nhiều, sau đó, để khỏa lấp đi những tâm sự trong lòng bèn học theo bố, thả thần trí ra ngoài những cánh đồng bát ngát.


Ấn tượng của tôi với quê Nội chỉ gói gọn trong một chữ 'nghèo'.

Khi mở mắt ra và bước xuống xe, đập vào mắt tôi là những đứa trẻ lam lũ vây kín quanh chiếc ô tô vừa vượt qua con đường đất gập ghềnh để vào xóm.

Đi qua hàng rào râm bụt, ngôi nhà đắp đất của bà hiện ra không lấy gì làm đẹp đẽ. Bên hàng hiên, vài cây cau cao vút trơ trọi với những tàu lá vàng càng làm tăng thêm sự u mặc cho một căn nhà hẻo lánh.

Còn chưa vào đến sân thì cô Tư từ trong nhà ào ra chào đón. Không giống vẻ tiêu điều ở ngoài sân, trong nhà có dấu vết của sự dọn dẹp, mà tôi đoán không ai khác là người mẹ của Lúa.


Chỉ một lúc sau, bà con hàng xóm, láng giềng, họ mạc kéo đến thăm chật cứng ngôi nhà nhỏ.

Ai cũng tò mò với những con người vừa trở về từ thành phố, thủ đô, và không thể thiếu sự hiếu kì với một diễn viên nhí nhìn thấy trên TV rồi.

Tôi không phải là một con nhỏ không biết gì về sự đời, tốt xấu cũng mấy chục tuổi đầu, cũng phải biết vào lúc nào và nên làm cái gì.

Để lại khách khứa cho bà và bố, tôi gọi dì Quỳnh ra bên ngoài nói chuyện sau khi đi dạo vùng quanh nhà một lần.

- Có chuyện gì vậy Mai?

Từ hôm trong bệnh viện, bà ta không còn gọi tôi là con nữa mà chỉ xưng dì và gọi trên tôi trong mỗi cuộc chuyện trò.

- Dì ở nhà giúp bố tôi tiếp khách khứa, hỏi cô Tư xem bát đũa thì mượn ở đâu, nhờ mấy người hàng xóm dọn dẹp qua sân vườn nữa, tôi đi chợ.

Dì ta không nói gì, chỉ lẳng lặng gật đầu.

Tôi kéo tay Lúa lên xe, tiện thể cho luôn thằng Ngô lẽo đẽo theo chị đi nữa. Còn lại là thím Hoài, Lài và tài xế riêng mà công ty cung cấp cho tôi, tất cả cùng đi lên thị trấn.

Lắc lư gần một tiếng trên xe, chúng tôi mới đến được cái chợ ra hồn. Tất nhiên không thể so với thành phố được, tuy nhiên thì những thứ tôi cần thì cũng coi như đầy đủ.
Trước tiên là phải mua chăn, gối, hiện tại không thể kiếm được điều hoà cho nên phải dùng quạt. Thật may là người ta đã kéo điện cho nông thôn mới. Tiếp đó là các đồ gia dụng linh tinh vừa được tôi liệt kê trong lúc kiểm tra quanh căn nhà.
Ngôi nhà đã bị bỏ hoang 1 thời gian dài, chỉ mới được sửa chữa trong thời gian gần đây. Vì vậy thứ cần mua rất nhiều.

Cuối cùng là vấn đề thực phẩm. Tôi tính sơ qua số người đến dự trong bữa cơm chiều, cuối cùng cũng phác hoạ ra một thực đơn hợp lý.
Hiện tại tủ lạnh là của hiếm nên đành ăn ngày nào đi mua ngày ấy thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top