Part 3: Học vấn và gia nhập quân đội Thụy Điển

HỌC VẤN VÀ GIA NHẬP QUÂN ĐỘI THỤY ĐIỂN

Việc học tập của hoàng tử được bắt đầu vào năm 9 tuổi. Maximilian Emanuel bắt đầu học lên cao ở Đại học tại quê nhà ở Tuebingen cùng với hai anh trai là Heinrich Friedrich và Friedrich Ludwig vào tháng Một năm 1698.

Nam tước Peter Forstner von Dambenoy đi cùng tới Tuebingen với tư cách là gia sư và thầy học cho hoàng tử.

Hoàng tử Max rất thích học tiếng Pháp. Mặc dù cậu khá khinh bỉ tiếng Latin do phương pháp giảng dạy nhàm chán nhưng cậu vẫn tiếp thu tốt ngôn ngữ và có thể sử dụng được tiếng Latin. Trong giờ học lịch sử, cậu đặc biệt thích những câu chuyện về chiến tranh và những câu chuyện về cuộc đời của những người vĩ đại. Cậu thích nhất là học toán và khoa học quân sự.

Ngoài việc học trong sách vở, cậu còn chăm chỉ luyện tập đấu kiếm và cưỡi ngựa, và về sau, những điều này đã thể hiện nhiều kỹ năng và lòng dũng cảm của cậu.

Cậu cũng được học khiêu vũ nhưng chậm tiến bộ do không hứng thú.

Sau ba năm học ở Tuebingen, hoàng tử Max được gửi đến Đại học Geneva năm 1701. Tại đây, cậu được gặp người gia sư mới – Nam tước Gottlob von Nostiz. Ở nơi đây, Hoàng tử được nghe thuyết giảng bởi Tronchin, Pictet, Turretin, v.v và được làm quen với những người ngoại quốc trong thành phố.

Tháng 10 năm 1702, cậu trở lại Stuttgart. Trái tim chiến binh giờ đây khát khao một thế giới rộng lớn hơn. Cậu muốn cầm kiếm trên tay thay vì cầm sách.

Thời ấy, có nhiều chiến trường ở châu Âu để lựa chọn. Thường thì các hoàng tử của Wuerttemberg sẽ gia nhập quân đội Đức, nhưng chúng ta vẫn thấy họ còn có mặt ở Hà Lan, Ba Lan và Đan Mạch. Nói chung là, họ sẽ gia nhập ở nơi mà tại thời điểm đó có cơ hội thăng tiến cao, nhưng nhất định sẽ không làm trái ý muốn của cha họ. Vậy thì, có vẻ như là Hoàng tử Maximilian Emanuel đã được định hướng bởi những cân nhắc riêng của cá nhân.

Vào thời điểm ấy, danh tiếng của Karl XII bay xa với những chiến thắng giòn giã trên đất Âu. Và ngài cũng được ca ngợi bởi sự công bằng, độ lượng, trung thực, sự kính sợ Chúa và lòng dũng cảm không ai sánh được. Tất cả những điều này chạm tới Max và con tim của cậu đã quyết định nơi mình sẽ thuộc về.

Hoàng tử Max muốn được học hỏi và phụng sự vị vua trẻ của Thụy Điển. Cậu còn thuyết phục mẹ mình tạo điều kiện để mình đăng kí gia nhập quân đội Thụy Điển. Đầu tháng 10 năm 1702, nữ Công tước Eleonora Juliana đã có lời gửi đến Karl XII.

Không ai có thể đàm phán tốt việc này với Karl XII bằng thầy học của hoàng tử, Johann Osiander. Ông có nhiều sự nghiệp, vừa là mục sư, vừa là thầy giáo của các hoàng tử Wuerttemberg, vừa là giáo sư, vừa là chiến binh và chỉ huy ở Tuebingen, vừa là nhà ngoại giao, v.v. Ông đã từng tới Stockholm để làm nhiệm vụ ngoại giao, và ở đó ông đã thấy những chiến lợi phẩm quý giá từ trận Narva.

Osiander được gửi tới để gặp Karl XII, khi đó đang ở Krakow. Tại đây ông đã gặp Magnus Stenbock, người đã được ông cứu sống sau cuộc thanh trừng Tin lành Huguenot ở Paris. Thông qua trung gian của Stenbock, Osiander đã được ưu tiên gặp Karl XII. Cuộc gặp thuận lợi đến nỗi mà Karl đã đưa ra đề nghị Osiander làm tướng trong quân đội của mình trước khi ông ra về. Tuy nhiên, ông đã từ chối khéo. Trước khi ông đi, vua Karl dặn ông quay lại và mang theo hoàng tử Wuerttemberg tới.

Ngày 22/1/1703, Hoàng tử lên đường rời khỏi quê hương Stuttgart khi chưa tròn 14 tuổi. Chia tay những mảnh đất xinh đẹp, những ngọn đồi xinh xắn và vườn nho tươi tốt, rời xa người thân, bạn bè, cậu bước vào một số phận vô định, mang theo niềm khao khát được phụng sự cho vua Thụy Điển.

Bốn anh em đều rời Stuttgart nhưng mỗi người có một mục tiêu khác nhau trên con đường của mình.

Karl Alexander tham gia cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha và gần nhất với chiến trường Baden. Heindrich Friedrich tới làm việc ở Berlin còn Friedrich Ludwig thì tới Dresden.

Trong đoàn người tùy tùng có Nam tước Gottlob von Nostiz, Nam tước Forstner von Dambenoy, mục sư Johann Osiander, người truyền đạo – thư kí Johann Wendel Bardili cùng ba viên thị thần khác.

Đầu tiên, họ tới thăm người họ hàng là Công tước Friedrich Ausgust ở Neuenstadt an der Linde. Bắt đầu từ đây, Karl Alexander chia tay các em. Sau đó, họ tiếp tục chuyến đi qua Wimpffen, và qua biên giới Neckar – Wuertemberg. Tới Heidelbergm, họ thăm quan một lâu đài bị người Pháp phá hủy. Khi tới Darmstadt, họ lại gặp những người họ hàng. Người dì của Max đã chúc mừng cậu khi tới gặp một vị vua như Karl XII, một người sùng đạo. Cậu ấy có thể coi như là rất vui vẻ, hạnh phúc. Có lẽ vì thế mà cậu ấy không bị ảnh hưởng bởi những cám dỗ và thói hư tật xấu trên đường đi. ĐI qua Oberburg, Bischoffsheim và Ufenheim là chuyến đi tới Ansbach. Ở đây và Nuremberg, họ lại tới thăm họ hàng.

Họ đã đi qua Forchheim, Bamberg, Rattelsdorff và Koburg. Rồi tuyết đã rơi khi họ tới thị trấn nhỏ tên Graeffenthal. Sau đó họ đi xuống Saalfeld bên sông Saale, qua một thung lũng tuyết rồi tới Rudolstadt, Alstett, Jena, Naumburg, Weissenfels và vượt qua Rippach tới Luetzen . Các hoàng tử dừng lại ở đây để nhìn chiến trường nơi Gustav II Adolf tử trận nhưng vẫn còn sớm để Hoàng tử Max có được sự kết nối với Thụy Điển. Ở Leipzig, họ lại dừng lại để thăm quan nơi đây. Khi đi qua Wurzen và tới Meissen, họ đã chiêm ngưỡng thánh đường và lâu đài ở nơi này.

Từ đây, họ tới Dresden. Các hoàng tử được đón tiếp nồng hậu bởi triều đình và người em út Friedrich Ludwig đã ở lại đây. Khi nghỉ chân, họ đã tham quan các danh lam thắng cảnh  và các học giả cũng đã miêu tả những gì họ thấy ngay tại chỗ.

Chiến đi tiếp tục qua Annaburg và Wittenburg tới Berlin. Họ tới Berlin vào ngày 22 tháng Hai và Max đã chia tay người anh thứ hai Heinrich Friedrich, người sẽ sớm rời Berlin để tới chiến trường Hà Lan.

Max rời Berlin vào ngày 3 tháng Ba cùng với tùy tùng là Osiander, von Voit, Bardili cùng hai người hầu. Họ đi qua Neustadt, Angermuende, Schwedt, Startgart, Koerlin, Koesslin, Stolpe, Dumners, Olivia và sau đó tới Danzig.

Chuyến đi càng lúc càng khó khăn. Thời tiết tệ hơn, cư dân thiếu vệ sinh, vấn đề ngôn ngữ, rồi cái lạnh và tuyết dày trên đường. Những ngôi nhà ở đây không xứng với cái tên của chúng, Bardili cho là như vậy. Cư dân ở Dumners rất xấu tính. Khi họ trả tiền, chủ trọ không thích mấy đồng xu Đức. Thế là mọi người phải đặt hết tiền lên bàn để xem bà ta thích loại nào. Rồi một vấn đề khác lại xuất hiện: Ai sẽ là người được vinh dự bắt hoàng tử làm chuyện này đây. Họ đã bàn bạc về việc này trong 3 tiếng cho đến khi mọi chuyện được giải quyết ổn thỏa.

Ở Danzig thì tình hình tốt hơn, tuy nhiên hoàng tử vẫn gặp khó khăn với cái lạnh tê chân.

Ở đây thì Hoàng tử có gặp được một cư dân Thụy Điển, nhưng lại không thể khai thác thêm thông tin chi tiết về nơi dừng chân hiện tại của Karl XII. Trong khi đó, có một tin đồn lan truyền rằng vua Karl đã chết. Thực ra, chuyện là ngày 20/9/1702, nhà vua bị gãy xương, nhưng bằng cách nào đó người ta lại đồn như thế ở Danzig. Ở thời ấy, tin tức truyền đi rất chậm và thường phụ thuộc vào kiểu truyền miệng. Tuy nhiên, Hoàng tử Max không muốn tin vào lời đồn ấy.

Có một câu nói của người Thụy Điển về người Đức thế này "Họ làm được nhiều điều đáng được nhắc đến hơn là chính họ viết về những điều họ làm."

Giờ đây, Osiander tới Marienburg theo một cách kỳ lạ, đó là thông qua vua August (cũng vô tình ở đó), để lấy giấy thông hành cho hoàng tử và tùy tùng để tới quân đội Thụy Điển, nhằm thuận lợi đi qua khu vực của quân đội Saxon- Ba Lan.

Khi Osiander nhắc tới tin đồn vua Karl XII đã chết cho vua August * nghe, nhà vua đáp lại rằng là Karl vẫn còn sống và nói thêm "Sẽ rất là buồn nếu một người vĩ đại thế chết đi.". Những lời này của nhà vua được chuyển tới vua Karl XII và gây ấn tượng mạnh.

Vua August không chỉ cấp giấy thông hành mà còn tặng cả một người Saxon hộ tống hoàng tử tới nơi đóng quân của Thụy Điển. Một người tùy tùng của hoàng tử cho rằng vua August làm nhanh như vậy là vì cái cách hoàng tử lấy vua Thụy Điển làm tấm gương và cái nhìn hào hùng của cậu về chiến tranh đã có phần gây ảnh hưởng tới vua August.

Hoàng tử rất vui sướng và tiếp tục cuộc hành trình của mình, đi qua Bruist, Marienburg, Trompelfeld, Montwy, Marienwerder, Rondvis, Miska, Scumpe rồi tới Thorn. Ở Bruist, họ đã gặp những người dân tồi tệ, nhưng họ đã tự an ủi mình rằng với tâm trạng không tốt thì có thể dễ dàng dậy sớm hơn vào sáng hôm sau. Ở Thorn, họ đã ở một đơn vị Saxon và hoàng tử Max đã được tiếp đãi tử tế.

Người hộ tống Saxon không đi cùng họ nữa, có lẽ không loại trừ lí do là anh ta sợ người Thụy Điển sẽ tới tấn công quân lính Saxon.

Họ vẫn tiếp tục lên đường. Ngày hôm sau, họ đi qua Sluzow, Starry Bozoffsky, Zaniky vào tới được Sochaczev, nơi hoàng tử nhìn thấy quân Thụy Điển lần đầu tiên và được các sĩ quan đón tiếp chu đáo.

Sau đó, họ tới Blonie, cách Warsaw 30km về phía Tây. Ở đây có đơn vị của tướng Rehnskoeld. Ông đã đón hoàng tử theo cách thông thường nhất. Osiander đã đi gặp lại một người quen cũ ở Blonie – tướng Kruse, người từng phục vụ trong quân đội Wuerttemberg, khi ấy Osiander từng là Tổng chỉ huy.

Ngày hôm sau, đoàn của hoàng tử tới Warsaw. Hiện tại tướng Stenbock đang chỉ huy trong thành phố. Thông qua ông, Max biết được rằng Karl XII đã đặt sở chỉ huy cách Warsaw 30km về phía Đông, tại Okuniew. Khi ở kinh đô Ba Lan, hoàng tử đã tới thăm Hồng y Giáo chủ cao quý, các quan chức lớn và những người có tầm ảnh hưởng, rồi sau đó mới tiếp tục đi tới Okuniew.

Cậu tới nơi vào ngày 31 tháng 3.

Sau khi tới trụ sở chính của quân đội hoàng gia Thụy Điển, Hoàng tử Maximilian Emanuel lập tức tới gặp của Karl XII.

Nữ công tước Eleonora Juliana đã gửi một bức thư giới thiệu và để cho vua Karl XII quyết định xem liệu con trai bà nên được gửi tới Stockholm "cho đến khi cậu được huấn luyện trong vài năm hay nếu Đức Vua sẵn lòng thì có thể cho phép cậu tham gia chiến dịch của ngài".

Sau khi đọc thư, nhà vua hỏi hoàng tử rằng "liệu cậu có muốn ra trận không" và hoàng tử đã đáp lại bằng sự ngọt ngào khiến nhà vua ngay lập tức bị chinh phục, rằng "Đó sẽ là niềm vui lớn nhất thế giới nếu đức vua muốn mang cậu đi theo cùng."

-"Tốt lắm" – Karl nói, "Ta muốn nuôi dạy cậu tùy vào tâm trạng của ta."

Vua August, tức vua August Khỏe mạnh, là vua Ba Lan chống lại Karl XII. 

Đại chiến Bắc Âu bắt đầu khi Karl XII lên ngôi năm 18 tuổi. Vì nghĩ nhà vua Thụy Điển trẻ người non dạ, nên vua Đan Mạch, vua Ba Lan August Khỏe mạnh và Sa hoàng Peter của Nga đã cùng hợp sức tấn công Thụy Điển. Nhưng ai ngờ Karl XII tuy là người chơi lần đầu nhưng đã nạp thẻ vip pro, cộng thêm việc có quân Karoleans thiện chiến do bố để lại đã khiến team liên quân sấp mặt. 

Trước khi cuộc chiến trên diễn ra, vua August muốn đánh nhưng quốc hội Ba Lan lại không hoàn toàn như thế.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top