1706 - Ba Lan và Saxony

Ba Lan 1706, Frodno, Fraustadt, Pinsk, Jaroslavice, Radom

Những khu dân cư quả thật tồi tê. Khi họ tới Poplawie, họ đã hy vọng tình hình sẽ khá khẩm hơn bởi nghe nói làng này toàn là quý tộc. Tuy nhiên, hoàng tử được cho ở một căn phòng toàn là lợn, còn bà chủ nhà thì cố gắng thêm thời gian để bảo vệ quyền lợi cho những người bạn bốn chân. Dù sao lũ lợn cũng phải ra ngoài, nhưng khi họ nhóm lửa, họ phải mở cửa để khói thoát ra. Lũ lợn vì thế mà mà chạy vào và bạn phải canh cửa để chúng nó không chạy vào nữa.

Một lần khác, bạn phải nằm trên nền đất một minh. Trời lạnh và lửa đã được nhóm. Nhưng khi hoàng tử ngồi sưởi ấm thì sau lưng lại lạnh cóng. "Nhưng cậu ấy đi theo Karl XII mà", một người tùy tùng kể lại.

Ở phía trước là Grodno, đã bị kẻ thù chiếm đóng. Tại đây có chỉ huy De Saxo, tường phục vụ trong quân đội Nga và hiện giờ làm việc trong quân đội Thụy Điển. Khi Hoàng tử Max thấy điều này, cậu cùng Bá tước Sapieha dẫn theo các kỵ binh, lao vào kẻ thù và cứu vị chỉ huy kia. Nếu ông ấy vẫn bị bắt thì có lẽ là đã bị xử tử vì phản bội rồi.

Trong 17 ngày đông lạnh giá, Karl XII và quân đội của mình đã đi 300 dặm. Hiện giờ ngài đang đứng ở Grodno, nơi quân Nga được bảo vệ bởi một pháo đài vững chắc. Sa hoàng đã đi công chuyện và đã tin tưởng vua August chỉ huy quân đội. Tuy nhiên ông ta đã rút lui trước khi Karl XII có thời gian để chiến hoàn toàn thành phố, nơi đây hiện giờ được Ogilvi chỉ huy.

Cùng lúc đó, Rehnskoeld đã giành thắng lợi ở Fraustadt ngày 3 tháng Hai năm 1706 và khiến vua August sợ rằng sự tự do cả năm qua của ông ta đang xa rời hơn bao giờ hết. Dưới sự tấn công hai lần của quân Thụy Điển, quân Saxon, vốn không bị tổn hại gì nhiều trong thời gian qua, nay đã hoàn toàn hỗn loạn.

Quân đội cả hai phe đều gặp phải khó khăn lớn ở Grodno. Trong thành, quân Nga chết vì đói khát và bệnh tật. Quân Thụy Điển cũng rất khó tìm được thức ăn trong khu vực. Người dân đã bỏ đi hết, và mang theo tất cả những gì có thể mang theo. Những thứ họ không mang theo được chính là lúa mạch và thức ăn, và họ đã đào hố và đặt vào đó. Quân Thụy Điển đã quen với cách làm này và nhiều hơn một lần tìm thấy nơi để đồ ăn. Họ phải nhanh tay tìm ngay, nhưng mà có một vấn đề khó nhằn hơn chính là tuyết đã phủ trắng vùng đất này. Bạn phải dùng kiếm để kiểm tra xem liệu có chỗ rỗng trong lòng đất không. Cách làm này đôi khi thành công, nhưng sẽ dễ hơn khi tuyết tan vì tuyết sẽ chảy vào bên trong những hố đồ ăn, dễ dàng thấy được và lấy được. Khi đã lấy lúa mạch ra khỏi lòng đất, bạn phải nghiền ra để làm bánh mỳ, nhưng người Nga đã phá hủy hết các cối xay. Vì vậy, vua Karl đề xuất là mang theo cối xay tay trên đường đi và nó đã trở nên tiện lợi.

Ở vùng lân cận Grodno, hoàng tử Max đã có cơ hội cứu vua Karl XII. Nhà vua đã cho xây những cây cầu bắc qa sông Niemen. Trong lúc giám sát công trình, nhà vua đã nóng lòng muốn xuống xem đứng ở một chỗ băng có vết nứt và khu vực xung quanh băng lại mỏng. Khi tai nạn xảy ra, có người không biết cần phải làm gì nhưng hoàng tử đã cùng với một vài sỹ quan, bò trên lớp băng, và sau nhiều nỗ lực thì đã mang được nhà vua lên bờ. "Không có đau lắm", nhà vua nói, sau đó ngài lên ngựa và đi thêm một dặm nữa với bộ đồ ướt. Trên đường đi, ngựa của ngài bị tông phải đến hai làn. Một lần nhà vua ngã bên dưới một chiếc xe chở gỗ và may mà nó đã dừng kịp thời, một lần khác ngài ngã bên dưới con ngựa và cần trợ giúp để thoát khỏi nguy hiểm.

Hoàng tử cũng rất thích đi săn ở quanh Grodno. Đôi khi là săn chim, nguy hiểm hơn một chút thì là săn gấu. Một lần nọ, cậu và ngựa bị kẹt trong một đầm lầy và phải rất khó khăn thì cậu mới tự ra khỏi đố được, nhưng con ngựa thì không may mắn thế.

Nhà vua và hoàng tử Max luôn đối mặt với tai nạn và những cuộc phiêu lưu, nhưng họ luôn giúp đỡ lẫn nhau. Cũng không khó hiểu khi mà tình bạn của họ lại tiến triển như vậy, và sự ngưỡng mộ của hoàng tử dành cho nhà vua cũng thế. Cậu vẫn đồng hành cùng nhà vua và nếu nhưng có chuyện gì xảy ra và nhà vua đi đâu đó mà không nói với cậu, cậu ấy sẽ thấy buồn và lo lắng và thường đi tìm kiếm nhà vua. Một lần cậu ấy làm thế và đã đi suốt 32 giờ đồng hồ mà không tìm được ngài ấy. Một lần khác, nhà vua trở về vào ban đêm và nghe tin hoàng tử đang ở bên ngoài và tìm ngài ấy, nhà vua liền lập tức ra ngoài và tìm hoàng tử. Sau đó họ lại cùng đi tuần trong suốt ngày hôm sau.

Một vài ngày sau, nhà vua gọi hoàng tử ở bên mình và nói: "Sớm mai chúng ta tới chỗ tướng Creutz nhé. Khoảng 2 giờ sáng nhưng phải thật yên tĩnh. Ta muốn đi thật bí mật và chúng ta sẽ đi một mình. Hãy mang theo ngựa tốt vì chúng ta sẽ phải đi 200km trước buổi trưa đấy."Khi hoàng tử thể hiện sự biết ơn khi nhà vua đã nói cho cậu về việc này, ngài đã ngắt lời cậu: "Ta phải làm thế, nếu không, cậu sẽ lại tìm ta khắp nơi. Từ giờ ta sẽ nói cho cậu biết mỗi khi ta có việc phải đi, và biết đâu đó cậu lại muốn đi cùng."

Khi mùa xuân tới, sông băng đã tan hết, Ogilvi ở bên kia sông Niemen đã trở lại và đã có khởi đầu rất tốt khiến cho vủa Karl XII cũng không thể bắt kịp được hắn dù bản thân ngài luôn vượt qua được những tình thế khó khăn.

Trước khi rời Grodno, chân của Max bị thương nặng do bị ngựa dẫm phải. Cậu được khuyên là đi cùng đoàn quân nhưng Max biết rằng nhà vua sẽ không thích những người lợi dụng cơ hội để được nghỉ ngơi, do đó cậu muốn được hỗ trợ trong việc lên và xuống ngựa. Sau vài ngày, cậu đã khỏe lại.

Hiện giờ, Karl XII đã tiến quân tới nơi mà kẻ thù khi đó vẫn chưa trở thành cường quốc đông Âu, Pinski, Polesia. Nguy cơ của việc Thụy Điển thay đổi đột ngột cán cân quyền lực ở Đông Âu nên được xem lại. Karl XII không mong gì hơn ngài việc bảo vệ Đế quốc Thụy Điển như cũ và mở rộng quyền lực ở Đông Âu.

Hòa bình đã được xác lập ở đại bản doanh của Thụy ĐIển tại Altranstaedt và ngày 14 tháng 9 năm 1706.

Khi việc đàm phán hòa bình được hoàn thành, Hoàng tử Max nói rằng sự có mặt của cậu ở Đại bản doanh là không cần thiết ở thời điểm hiện tại. Thực ra thì cậu cũng tự làm cho mình bận rộn. Cậu đã thới gặp triều đình Saxon, đi săn, v.v. Nhưng khi cậu nhận thấy đây là cơ hội tuyệt vời, cậu đã xin nhà vua cho cậu về thăm mẹ ở Stuttgart. Và tất nhiên, nhà vua không từ chối việc này, và đã cử Tướng Kruse, một người có quan hệ với triều đình Wuerttemberg đi cùng cậu.

Ngày 18 tháng 1o năm 1706, hoàng tử rời Saxony và chỉ sau 3 ngày, cậu đã về tới Stuttgart và gặp mẹ. Đã gần 4 năm rồi kể từ lần cuối Nữ công tước Eleonora Juliana nhìn thấy con trai. Ban đầu, bà không thể nhận ra chàng trai trẻ đang đứng trước mặt mình, bởi vì cậu đã rời nhà từ khi mới lớn. Khi ấy, hoàng tử Max giống như hình của cậu ấy trong bức tranh sơn dầu tại Cung điện Stuttgart. Trong tranh, cậu đội tóc giả, gương mặt trẻ thơ, dáng người cao gầy, dáng vẻ lộ rõ sự chưa trải đời. Tất cả thể hiện một ngoại hình của một cậu bé ngoan.

(Chân dung Max được vẽ trước khi rời đi, lưu tại Cung điện Stuttgart)

Từ đó, có thể hiểu được rằng khi cậu gia nhập quân đội Thụy Điển, người ta đã gọi cậu bằng biệt danh "Hoàng tử nhỏ". Trong con mắt của những người lính trong quân đội Thụy Điển đã xông pha trăm trận mạc, hoàng tử giống như một đứa trẻ hơn là một chiến binh. Nhưng họ đã sớm nhận ra rằng: Cậu là một người đồng đội tài giỏi và liều lĩnh. Họ đã đặt cho cậu một biệt danh đáng yêu, phải nói thật là như vậy. Và khi cái tên đó ngày một nổi tiếng hơn, bản thân Hoàng tử nhỏ cũng đã dành được sự tôn trọng và yêu mến của mọi người.

Nhưng sau 4 năm sống trong quân đội Thụy Điện dưới sự dạy dỗ của Karl XII, Hoàng tử nhỏ ngày nào đã trở thành một anh hùng trẻ tuổi, một chàng trai trẻ.

Khi cậu trở lại Stuttgart, cậu trông khá giống bức chân dung do Claestorps vẽ. Cậu không còn đội tóc giả nữa, mà để tóc tự nhiên và kiểu dáng gần giống với tóc của vua Karl XII. Da cậu hơi rám nắng do thời tiết, ánh nắng và gió. Tóc thật của cậu, thứ mà chúng ta không thấy được trong các bức chân dung trước, giờ đã sẫm màu đen hoặc nâu đậm. Cậu còn có để ít ria mép. Ở Tây Âu thời điểm ấy thì người ta không hay để ria, còn ở Ba Lan thì lại người lại và có vẻ như Hoàng tử Max đã làm vậy trong thời gian ở Ba Lan.

Giờ đây, trước mặt Nữ công tước Eleonora Juliana là một sĩ quan trẻ dày dặn kinh nghiệm và quyết đoán. Nhưng bạn có thể hiểu cho việc bà ấy không thể nhận ra con mình ngay từ đầu vì chúng ta có thể thấy được những sự khác biệt giữa hai bức chân dung. Nhưng nếu bạn tìm điểm giống nhau, bạn có thể thấy cái trán, môi dưới hơi thấp một chút, cái lúm đồng tiền, thần thái toát ra đẹp dễ chịu, những đặc điểm này thì vẫn giữ nguyên khi cậu lớn lên.

Nữ công tước Eleonora Juliana cuối cùng cũng nhận ra con trai mình. Cả hai đều vui mừng khôn siết.

Và cũng thật bất ngờ, anh cả của Max, Karl Alexander cũng đã trở lại nhà .

Cả hai hoàng từ đều vui sướng và đã có những giây phút tuyệt vời bên nhau. Họ đã tham gia vài cuộc săn và như mọi khi, không thể gọi là đi săn nếu không có chút phiêu lưu được.

Nhưng rồi, chẳng mấy chốc, Nữ công tước nói rằng đã đến lúc Hoàng tử Max phải rời đi để trở về với vua Karl XII. Hoàng tử Max chỉ ở lại quê nhà trong 5 tuần mà thôi. Cuộc chia tay khiến cả hai mẹ con đều rất đau lòng. Nữ công nương không hề biết rằng đó là lần cuối bà được gặp lại con trai mình.

(Cung điện cổ ở Stuttgart)

Hoàng tử Karl Alexander cũng đi cùng em trai một đoạn ngắn. Khi đến Heilbronn, hai hoàng tử lại vô tình hội ngộ một người anh em khác, là hoàng tử Heinrich Friedrich. Họ rất vui mừng khi lại được gặp nhau. Ngày hôm sau, ba anh em tới Neustadt để thăm họ hàng. Hai người anh trở lại Heilbronn trong ngày hôm đó, sau khi gặp người em Max lần cuối cùng. Hoàng tử Max tiếp tục tới Oehringen, Hành lang Swabia, Graylsheim rồi tới Ansbach để dừng chân thăm một vài người họ hàng. Trong thời gian ở đây, cậu lại có một chuyến đi săn nguy hiểm ở Pruisdorf. Cậu đuổi theo một con hươu với thanh kiếm ở trên tay. Bỗng nhiên, con ngựa mất kiểm soát khiến ngực hoàng từ bị đập vào yên, dẫn đến mất khả năng nói. Thật may là lưỡi kiếm sượt qua khăn và áo khoác của cậu. Đó là một tai nạn nghiêm trọng. Khi mọi người phát hiện ra cậu, cậu đã ngay lập tức được đưa đi chữa trị. Sau khi được cho uống thuốc và ngủ một giấc, hoàng tử cảm thấy khỏe mạnh vào sáng hôm sau và trong ngày hôm đó, cậu lại vui vẻ tham gia bắn súng. Tuy nhiên, khi cậu còn sống, cậu vẫn nhớ và thấy đáng tiếc về tai nạn đó.

Chuyến đi tiếp tục. Sau khi tới thăm Vương tử xứ Oettingen ở Muenchroth và Druisburg, Max đã trở lại Đại bản doanh của quân đội Thụy Điển tại Altrastaedt ngày 19 tháng 12 năm 1706.

Trong thời gian này, Hoàng tử Max có những chuyến đi cùng vua Karl XII với sự tùy tùng của nhà truyền đạo Johann Osiander.

Trong thời gian vua Karl XII ở đây, Altranstaedt là một trong những vị trí quan trong trên mặt trận ngoại giao tại châu Âu. Các vương tử và những người đại diện từ khắp nơi tới đây, với sự mến mộ hoặc nể sợ, nhằm mục đích tìm kiếm viện trợ hoặc thăm dò ý định của nhà vua. Một số nhân vật nổi bật đã tới tìm nhà vua như Công tước xứ Gotha, Công tước cai trị Holstein, Bá tước xứ Hesse-Homburg, Tuyển hầu tước của Saxony, hai hoàng tử xứ Mecklenburg, Hoàng tử kế vị xứ Wolffenbuettel, các hoàng tử xứ Bevern, Công tước xứ Marlborough và nhiều người khác. Họ đều yêu mến ngài vì sự thân thiện, phong cách thẳng thắn và những phẩm chất của người chiến thắng.

Bardili so sánh Altranstaedt với Delphi, "nơi mọi vị vua và quốc gia trên thế giới cử đại diện tới lắng nghe lời tiên tri, để sau đó họ có thể tính toán, quyết định phương hướng cho tương lai.". Bardili còn viết "Nhiều người tới từ khắp nơi để tận mắt nhìn thấy một vị vua vĩ đại, một người mà họ đã nghe nhiều về những sự bất thường, và phòng ăn hoàng gia ngày nào cũng chật kín người, đến mức mà người hầu thường không thể đi quanh các bàn và phục vụ đồ uống hay mang đĩa. Những người không thể đến gần bàn thì đứng trên ghế, thậm chí là trên bệ cửa sổ. Bởi vì những người tới Saxony đều có thể gặp nhà vua chừng nào ngài còn ở Saxony, nên dù gần hay xa thì không một ai là không được thấy mặt vua cả."

Có một du học sinh người Thụy Điển tên là Anders Alstrin đã gửi thư từ Leipzig vào tháng 5 năm 1707, miêu tả về cuộc sống ở Altranstaedt. Trong thư anh ta có viết thế này:

"Nhà vua vĩ đại của chúng ta rất có duyên, dù ban đầu có hơi khó khăn để làm quen. Tôi phải thú thật là có nhiều bàn luận về nhà vua. Tôi không thể so sánh mình với nhà vua được, không một ai khác có thể. Hằng ngày, ở hành lang nơi ngài ăn luôn có nhiều người đi vào. Có một điều kỳ lạ nữa là, tôi cảm thấy ngài vừa đáng kính lẫn đáng sợ".

Trong một bức thư khác, anh ta viết: "Nhà vua thường hay dựa một chút khi ngài đứng hoặc ngồi, nhưng khi ngài cưỡi ngựa, ngài trông thật anh dũng. Trong khoảnh khắc tốt lành ấy, như vậy là đủ - ngài chỉ có một mình, chỉ một mình mà thôi, không hề có một điểm yếu nào cả. Khi mọi người đã mệt, ngài vẫn cảm thấy rất tốt. Không ngày nào là ngài không cưỡi ngựa. Ngài thường làm điều này sau bữa ăn và thường là với Rehnskoeld. Vào buổi sáng, ngài ngồi trong văn phòng.

Bardili cũng nhắc đến việc Karl XII rất chuyên tâm vào việc triều chính. Ngoài việc tuyển và trang bị cho quân, ngài còn làm các việc liên quan đến ngoại giao và những vấn đề của chính quyền.

Ở Altranstaed có rất nhiều cám dỗ. Có những kẻ tìm tới để thuyết phục vua Karl XII can thiệp vào những cuộc chiến ở Tây Âu và Đức. Lúc này, lưỡi kiếm sắc của nhà vua đã thể hiện ý nghĩa rất lớn. Điều này chắc chắc sẽ làm cho cán cân phe phái mất cân bằng rõ rệt. Khi sự mong đợi vua Karl XII ra tay giúp đỡ càng lớn, thì ngài lại càng sợ nguy cơ từ phe đối nghịch. Tuy nhiên, ngài vẫn cứ làm việc ngài muốn thôi. Ngài là số một trong lòng những người Đức chống lại nô lệ. Điều ngài muốn là tìm cách ổn định tình hình ở Đông Âu. Và tại đây, khi bị bao quanh bởi những thứ khác, ngài vẫn trung thành với mong muốn của mình.

Việc quân đổi Thụy Điển ở châu Âu đã đặt một phầnlớn châu Âu vào căng thẳng. Có một niềm tin là THụy Điển sẽ sớn can thiệp vào cáccuộc chiến ở Tây Âu. Thực ra thì cũng chẳng cần phải sợ hoặc hy vọng nếu như hiểuvề Karl XII, về sự kiên định của ngài với nghĩa vụ của mình, sự quan tâm của ngàivà bản tính của ngài. Ngài không thích bị cuốn vào những cuộc xung đột mới . Nhưngmà chính trị thời đó hiểu quá ít về con người ngài, cũng giống như việc các quốcgia dân tộc Đức khác không hiểu rằng việc Thụy Điển chống Nga là giải pháp cuốicùng và phải giữ Moscow ở trong một khoảng cách giới hạn cho phép. Do đó, KarlXII phải chấp nhận những khó khăn, những thiệt hại không thể phục hổi, để chống lại nước Nga

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top