ban chat+vai tro PLXHCN

BÁO CÁO LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2. Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

I. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa:

Pháp luật của mỗi nhà nước , một mặt mang bản chất, đặc điểm của nhà nước đó, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm của pháp luật nói chung

Bản chất đó được điều 2 , hiến pháp 1992 ( sửa đổi) khẳng định. Pháp luật VN phản ánh, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân , nông dân và của dân tộc nhưng phải đứng trên quan điểm củaĐảngCộng Sản VN. ( Điều 4 , Hiến pháp 1992 )

Như vậy, PL VN có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính giai cấp sâu sắc và tính nhân dân rộng rãi. Do đó pháp luật nhà nước ta là phù hợp với bản chất của pháp luật nói chung: tính giai cấp và tính xã hội.

Để làm rõ bản chất trên, ta đi sâu vào phân tích những đặc điểm cơ bản:

1.1 Pháp luật XHCN là một hệ thống qui tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao

*Pháp luật là một hệ thống qui tắc xử sự

_ Theo học thuyết Mac Lê Nin về nhà nước và PL , PL chỉ phát sinh và tồn tại trong XH có giai cấp

_Hệ thống các qui phạm PL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành từ 2 con đường :

+ Thừa nhận những qui tắc vốn tồn tại trong XH ( tập quán pháp ,án lệ )

+ Ban hành cácvăn bản PL dểđiều chỉnhnhững quan hệ XH mới nảy sinh

_ Do vậy,tạo thành hệ thống PLđa dạng cácloại qui phạm và thống nhất với nhau.

* Hệ thống PL VN có tính thống nhất nội tại cao:

_ Thể hiện ở điều 2 , hiến pháp 1992 : "Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện 3 quyền lập pháp , tư pháp , hành pháp "

_ Xuất phát từ hệ tư tưởng XHCN cho nên PLVN cũng có tính thống nhất nội tại cao của XHCN nói chung. Nó thống nhất bởi vì PL XHCN được xây dựng trên cơ sở của quan hệ PL kinh tế XHCN.

Trước và sau thời kì đổi mới, nền kinh tế VN luôn phát triển theo xu thế thống nhất ngày càng cao dưới sự hướng dẫn của kinh tế quốc doanh và sự điều tiết của NN.

Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ: PL của nước CHXHCN VN thể hiện ý chí của của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng.

1.2 Pháp luật VN hay PL XHCN thể hiện ý chí của công nhân và nhân dân lao động

_Điều 2 , hiến pháp 1992

_Pháp Luật VN do cơ quan Quốc hội ban hành

Mà quốc hội do nhân dân bầu ra và đại diên cho nhân dân

( Điều 6 , hiến pháp 1992 )

Vậy Pháp luật CH XHCN VN là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ lợi quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

1.3 Pháp luật nước XHCNVN do nhà nước XHCNVN - nhà nước dân chủ, thể hiện quyền lực của đông đảo nhân dân lao động ban hành và bảo đảm thực hiện

- Pháp luật của nhà nước XHCNCN do nhà nước XHCNVN ban hành và đảm bảo thực hiện . Nó thể hiện ý chí của nhà nước và được hình thành bằng con đường nhà nước. Điều 83 Hiến Pháp năm 1992 đã khẳn định "Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước CHXHCNVN. Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp" Điều khoản này đã nói rõ rằng : "Nhà nước ta chỉ có 1 cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Mọi quy tắc không do Quốc Hội ban hành hay ủy quyền đều không phải là Luật Pháp"

- Pháp luật do Nhà Nước ta ban hành có hiêu lực trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam, áp dụng đối với tất cả công dân Việt Nam. Chính vì thế nó cũng thể hiện quyền bình đẳng của tất cả mọi người trước Pháp Luật. Điều 52 Hiến Pháp năm 1992 khẳng định "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật"

- Pháp Luật nước CHXHCNVN thể hiện ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân lao động nên dễ được mọi người tôn trọnsg và tự giác thực hiện vì thế các phương pháp cưỡng chế thường được áp dụng kết hợp và dựa trên cơ sở các biện pháp giáo dục và thuyết phục.

1.4 Pháp luật nước CHXHCNVN có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế XHCN

- Pháp luật luôn phản ánh đúng trình độ kinh tế XHCN. Mọi sự thay đổi của chế dộ kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi tương ứng của pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay nhà nước ta đang phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là một nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể , sở hữu tư nhân trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng. Với nền kinh tế nhiều thành phần , đa dạng về hình thức như thế buộc nhà nước ta phải có các hình thức pháp luật phù hợp để điều tiết nền kinh tế. Pháp luật quy định rõ rang đối với mỗi doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp được làm gì và không được làm gì? Và chi được phép hoạt động trong những quy phạm đã được nhà nước quy định. Vì thế có thể giúp cho nền kinh tế đất nước phát triển theo đúng con đường XHCN mà nhà nước đã lựa chọn.

- Bên cạnh đó pháp luật cũng có những tác động mạnh mẽ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi nền kinh tế phát triển tới 1 mức độ nòa đó thì pháp luật cũng phải phát triển song song với nó để quản lý được nền kinh tế đó và hỗ trợ nó tiếp tục phát triển đến 1 trình độ cao hơn. Ở đó pháp luật đưa ra những quy phạm bắt buộc chung đối với tất cả các doanh nghiệp. Pháp luật giúp đỡ tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp có quyền lơi như nhau trong xã hội, tránh được những thủ đoạn kinh doanh không lành mạnh của các doanh nghiệp.

Như vậy có thể nói pháp luật là công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh lành mạnh. Nó tương trợ cho tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển mạnh mẽ, và như thế sẽ thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển hơn.

Bởi tầm quan trọng đó của Pháp luật trong nền kinh tế hiện nay mà Nhà nước ta cần phải nghiên cứu, dự báo đúng hướng phát triển tiếp theo để xây dựng một hệ thống Pháp Luật đồng bộ và phù hợp với trình độ kinh tế.

1.5 Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản:

+Như chúng ta đã biết, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật chính là công cụ đắc lực để thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Mà " Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngủ trí thức" ( Điều 2 Hiến pháp 1992).

+Nhà nước đó lại được đặt dưới sự lãnh đạo của " Đảng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh" ( Điểu 4 Hiến pháp 1992).

+Chính vì thế , ta có thể nói pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Đảng lãnh đạo xã hội trước hết và chủ yếu bằng cách vạch ra đường lối, chính sách cho từng thời kì. Vì vậy, để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải có những phương pháp thích hợp và khoa học làm cho đường lối và chính sách của Đảng đi vào thực tế đời sống, biến thành ý chí, nguyện vọng, thành hành động của không chỉ của giai cấp công nhân, không chỉ của các Đảng viên của Đảng mà của toàn thể nhân dân, của toàn xã hội. Mà như trên đã nói, Đảng là lực lượng chủ yếu để lãnh đạo nhà nước, thi tất yếu việc tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng chủ yếu phải bằng nhà nước và thông qua nhà nước. Đường lối chính sách của Đảng phải được cụ thể hóa biến thành pháp luật của Nhà nước. Vì thế, ta cũng có thể nói pháp luật là sự biểu hiện dưới hình thức Nhà nước các đường lối, chính sách của Đảng thành hiện thực sinh động trong đời sống.

+Trong mối quan hệ này, đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trò chủ đạo : đường lối, chính sách của Đảng chỉ đạo phương hướng xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức và áp dụng pháp luật. Pháp luật luôn luôn phản ánh đường lối, chính sách của Đảng, là sự cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng thành cấc quy định chung, thống nhất trên quy mô toàn xã hội.

+Ví dụ như điểu 14 Hiến pháp 1992 quy định rõ:" Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, dộc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".

+Tuy nhiên, pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó. Pháp luật cũng có sự tác động mạnh mẽ tới đường lối, chính sách của Đảng. Bằng việc thể chế hóa thành pháp luật, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng biến thành những quyết định quản lí mang tính quyền lực của nhà nước, trở thành các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân, tổ chức, được thực hiện một cách trực tiếp, chính xác, thống nhất trong cả nước, trong từng ngành, từng địa phương, từng đơn vị cơ sở. Thực tiễn đã cho thấy, nếu sử dụng tốt công cụ pháp luật, thì đường lối, chính sách của Đảng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống. Thực tiễn pháp lý là môi trường để kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả thực hiên các đường lối, chính sách và quan điểm của Đảng.

+Vì vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ rất mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản, không thể tách rời nhau. Đường lối, chính sách của Đảng không thể thay thế được cho pháp luật, pháp luật cũng không thể không dựa trên đường lối, chính sách của Đảng.

1.6 Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác trong chủ nghĩa xã hội:

+Như chúng ta đã biết theo định nghĩa " Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thông trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển của xã hội".

+Như trên đã nói, pháp luật là các quy tắc xử sự, trong các mối quan hệ, con người căn cứ vào các nguyên tắc đó ma xác định hành vi của mình, xem mình được làm gì và không được làm gì. Các quy tắc xử sự đó là các quy phạm. Do vậy tính quy phạm được coi là đặc trưng vốn có của pháp luật nói chung.

+Tuy nhiên, không chỉ có pháp luật mới được coi là quy phạm xã hội mà có rất nhiều quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội hay các phong tục tập quán...

+Trước hết, ta xét mối quan hệ của pháp luật với quy phạm xã hội phổ biến nhất, đó chính là đạo đức. Đạo đức là những quan niệm, quan điểm của con người ( một cộng đồng, một tầng lớp hoặc một giai cấp) về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, danh dự, nghĩa vụ...) Do điều kiện của đời sống vật chất và tinh thần còn có sự khác nhau nhất định nên những quan niệm này cũng hết sức đa dạng. Trên cơ sở của các quan niệm và quan điểm đó, những quy tắc xử sự mang tính đao đức được hình thành và tạo ra cơ sở cho hành vi của con người. Do đó, trong xã hội không chỉ tồn tại một loại đạo đức mà tồn tại nhiều loại đạo đức khác nhau, chúng luôn tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, nhất là trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Còn pháp luật xã hội chủ nghĩa lại thể hiện ý chí chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phản ánh những lợi ích cơ bản và lâu dài của họ nhằm xây dựng một xã hội mới trong đó mỗi người đều có thể pháp huy vai trò và khả năng của mình. Vì thế ta có thể nói pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cả hai đều là những quy tắc xử sự được coi là đúng đắn của con người. Pháp luật không thể nào vi phạm các quy phạm đạo đức.

+Ví dụ như khoản 1 Điều 102 Bộ luật hình sự quy định:" Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, uy có điểu kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm".

+Mặt khác, đạo đức cũng bji pháp luật tác động mạnh mẽ. Vì nếu các cá nhân hay tổ chức không muốn vi phạm pháp luật thì buộc phải thay đổi các quan điểm và quan niệm vốn có của mình, cũng chính là thay đổi đạo đức.

+Một loại quy phạm xã hội khác cũng vô cùng phổ biến, đó chính là phong tục tập quán. Tập quán cũng là một loại quy phạm mang tính đạo đức, được đảm bảo bằng sức mạnh của dư luận xã hội. Tập quán có loại tồn tại trong một thời gian ngắn trong một khoảng không gian hẹp. Nhưng cũng có loại tập quán tồn tại trong thời gian rất dài trong không gian rộng lớn, hình thành nên truyền thống. Tập quán và truyền thống có thể có tác dụng tích cực như truyền thống " uống nước nhớ nguồn", cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực như tập quán " tháng Giêng là tháng ăn chơi". Cho nên để phát huy hết vai trò của pháp luật thì cần thiết phải xét đến mối quan hệ giữa pháp luật với tập quán và truyền thống.

+Pháp luật kế thừa và phát huy những tập quán tích cực và đưa nó vào trong các điều khoản của pháp luật để mọi người làm theo. Còn các tập quán xấu thì pháp luật ra sức hạn chế và ngăn cản. Ví dụ như pháp luật đặt ra các điều khoản để hạn chế tập quỏn sinh nhiều con, kết hụn, trọng nam khinh nữ...

+Có thể thấy, pháp luật và các quy phạm xã hội có quan hệ rất chặt chẽ, bổ sung cho nhau để xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.

+Tuy nhiên, pháp luật xã hội chủ nghĩa vẫn có tính bắt buộc và phổ biến nhất, cưỡng chết tất cả mọi người tuân theo.

II. Vai trò của pháp luật Nhà nước Việt Nam

1 Pháp luật là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.

"Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân..." (Điều 3 Hiến pháp 1992). Đó là vấn đề thuộc bản chất của Nhà nước ta.

1.1 Pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực của nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội.

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị, xác định rõ cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị; xác định đúng đắn mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong hệ thống đó.

- Tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước, kiểm tra sự hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Quy định rõ nghĩa vụ trung thành và phục vụ nhân dân một cách tận tụy của các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức nhà nước trong việc thực hành công vụ.

1.2 Pháp luật có vai trò giáo dục mạnh mẽ.

- Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Tạo cho chủ thể khả năng sử dụng các quyền đã được quy định để phục vụ lợi ích của mình, nhưng đòng thời cũng phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng để tôn trọng quyền và lợi ích của các chủ thể khác, của tập thể và nhà nước.

- Là khuôn mẫu cho các hành vi xử sự: trong các tình huống đã được dự kiến họ được làm gì và không được làm gì, nếu làm sai sẽ phải chịu hậu quả như thế nào.

- Giáo dục ý thức lối sống cộng đồng.

- Quy định rõ hình thức và mức độ khen thưởng cũng như xử phạt.

2. Pháp luật là công cụ quản lý của nhả nước:

2.1 Pháp luật góp phần xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa:

Pháp luật do nhà nước đặt ra và bảo vệ, nhưng mặt khác nhà nước cũng cần phải có pháp luật để thực hiện vai trò quản lý của mình đối với xã hội.

Trước hết pháp luật xác lập, củng cố và hoàn thiện những cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước, nhằm phát huy cao nhất hiệu lực quản lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Điều đó thể hiện thông qua việc pháp luật đã xác định rõ nguyên tắc tổ chức, hoạt động cũng như thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Trên ý nghĩa đó, pháp luật là cơ sở để hoàn thiện hơn nữa bộ máy nhà nước, phù hợp với cơ chế quản lý mới từ hoạt động lập pháp, tư pháp đến hành pháp.

Thực tế hiện nay ở nước ta, có rất nhiều các quy định về quyền hạn, chức năng, thẩm quyền cũng như hoạt động của các loại cơ quan nhà nước. Chẳng hạn chúng ta có Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức ủy ban nhân dân, Luật tổ chức tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân vv...với những quy định khá cụ thể về chức năng, cách thức hoạt động cũng như thẩm quyền của mỗi cơ quan để các cơ quan một mặt vừa hoạt động tích cực, có hiệu quả, một mặt không có sự chồng chéo giữa các cơ quan với nhau, để đảm bảo hoạt động cho cả bộ máy nhà nước.

2.2 Pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế là một trong những chức năng quan trọng của nhà nước ta. Chức năng này có phạm vi rộng và quy mô phức tạp, với nhiều vấn đề mà nhà nước cần phải quan tâm, từ hoạch định chính sách, đề ra kế hoạch cho tới tổ chức thực hiện trên thực tế, kiểm tra giám sát, tổng kết và đánh giá kết quả...Tất cả đểu cần có sự hoạt động tích của nhà nước để tạo ra sự đồng bộ, thúc đẩy quá trình phát triển đúng huớng của nền kinh tế, mang lại những hiệu quả thiết thực. Nhưng nhà nước lại không thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế, mà chỉ đóng vai trò quản lý chung nên để thực hiện tốt vai trò của mình, nhà nước cần có sự giúp đỡ của pháp luật. Nói cách khác, nhờ pháp luật mà việc quản lý kinh tế của nhà nước ta trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Hiện nay pháp luật nhà nước ta cũng góp phần định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh đến "cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu tư toàn dân và sỏ hữu tập thể là nền tảng"...( Điều 15 Hiến pháp 1992). Cũng chính nhờ có pháp luật mà nhà nước ta có thể kiểm soát được các hoạt động kinh doanh, trừng trị những hành vi trái pháp luật, thực hiện công bằng trong sản xuất và phân phối. Điều đó cũng được thể hiện rõ nét trong bộ luật kinh tế, các chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế, chế độ pháp lý giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, chế độ quản lý của nhà nước về kinh tế vv...

2.3 Nhà nước ta còn sử dụng pháp luật để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Pháp luật với những đặc thù riêng của mình đã chứa đựng những quy phạm cấm mọi hành vi gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân. Chỉ có pháp luật mới có đủ khả năng và quyền hạn trở thành công cụ sắc bén của nhà nước trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2.6 Pháp luật tạo ra môi trường cho sự thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển.

Trên thực tế đời sống xã hội vốn rất sôi động và thường diễn ra những thay đổi thường xuyên . Tuy nhiên về căn bản những thay đổi đó vẫn diễn ra theo những quy luật nhất định mà con người có thể nhận thức được. Dựa trên những kết quả và dự báo khoa học người ta có thể dự kiến được những biến đổi có thể diễn ra với những tình huống cụ thể , điển hình cần tới sự điều chỉnh bằng pháp luật.

Từ đó pháp luật được ra đời để tạo dựng những mối quan hệ mới nó được biểu hiện qua:

-Pháp luật thiết kế những mô hình tổ chức tương ứng ,chủ động kịp thời tác động thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của xã hội.

+Điều này được thể hiện rõ qua việc mỗi lĩnh vực trong xã hội đều có những bô luật quy định riêng nhằm điều chỉnh các hoạt động trong từng lĩnh vực có ảnh hưởng đến xã hội , đồng thời những lĩnh vực này đều chịu sự quản lí của các bộ nganh trong lĩnh vực đó

VD: Nước ta có đến 18 bộ trong đó mỗi bộ lại đảm nhiệm những vai trò khác khác nhau tuy nhiên giữa các bộ vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm đưa xã hội ngày càng ổn định.

2.4 .Pháp luật tạo ra môi trường cho sự thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển.

Sự hợp tác và mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia chỉ có thể phát triển trong môi trường chính trị, kinh tế ,xã hội và có đủ đọ tin cậy tin cậy lẫn nhau.

Và pháp luật chính là phương tiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tao dựng môi trường ổn định đó nó được thể hiênqua việc:

*Pháp luật thiết lập một trật trên cơ sở những đặc điểm đặc thù của mình khiến cho mọi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội phải tôn tọng những cam kết và phải chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra

VD: Tại Điều 20 (luật Đầu tu 2005). Nghĩa vụ của nhà đầu tư

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.

Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản xác nhận.

2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê.....

Qua đó thấy được pháp luật đã đưa ra một vài QĐ đối với các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào việt nam.

*Cùng với đó thì một đặc điểm thể hiện rất rõ đó là pháp luật XHCNVN chính là công cụ để thể hiện quyền làm chủ,tính quyền lực của nhân dân

Đ iều đó được thể hiện rõ tại Điều 3(HP 1992):"Nhà nước phát huy quyền lam chủ mọi mặt của nhân dân....

Điều 2(HP1992):"Nhà nước CHXHXN VN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,vì nhân dân ..."

*Đồng thời PL còn phản ánh được những lợi ích cơ bản lâu dài của dân tộc quốc gia ,tập thể cá nhân

tại điều 3(HP 1992) có ghi:"...nhà nước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng ,dân chủ, văn minh. mọi người có cuốc sống ấm no ,tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện..."

Chính việc thể hiện tính dân chủ và phản ánh lợi ích của dân tộc đã giúp củng cố vững chắc hơn cho việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác và phát triển với các quốc gia và các tổ chức quốc tế .Vì hai điều này đã cho thấy đất nước ta là một quốc gia dân chủ thực sự là một môi trường ổn định cho việc đầu tư ,mọi quyền lợi đều phục vụ cho lợi ích của nhân dân nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và phát triển đất nước . Qua đó sẽ giúp cho bạn bè quốc tế có một cái nhìn đúng đắn về đất nước và con người việt nam để tiếp tục phát triển các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn nữa.

*Và để có thể hợp tác với các quốc gia thì hệ thống PLVN đã ngày một hoàn thiện hơn vừa mang tính dấn tộc vừa mang tính thời đại

Sự chuyển biến này cũng là một xu hướng tất yếu vì đẩt nước ta đang trong thời kì CNH,HĐH đất nước để có thể bắt kịp với thời đại tạo lập các mối quan hệ mới để cùng phát triển thì buộc chúng ta phải thay đổi hệ thống pháp luật của mình .

+Điều này đươc thể hiện qua việc chúng ta đã sửa đổi các điều khoản trong các bộ luật nhằm phù hợp với tình hình thực tể :VD như riêng bộ luật Nhà Nước của nước ta đã qua 3 lần sửa đổi , được ban hành vào năm 1946 rồi đước tiếp tục sửa đổi qua các năm 1959 -1980 -1992 ->tạo ra bộ luật nhà nước tương đối hoàn chỉnh phù hợp với sự nghiệp mới .

+Không chỉ vậy mà nó còn được thể hiện qua đường lối chính sách đối ngoại của VN đó là:" Độc lập, tự chủ, mở rộng hội nhập quốc tế"và với phưong châm đó là : "Việt nam sẵn sàng là bạn đối tác tin cậỵ của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".

Chính nhờ những đường lối phương châm rõ dàng và những thay đổi tích cực trong hệ thống pháp luật đã giúp VN ngày càng được bạn bè quốc tế tin cậy và mối quan hệ giữa VN với các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển thể hiện rõ qua việc :

VN đã thiết lập mối quan hệ với 171 QG thuộc tất cả các châu lục trên thế giới ,VN đảm nhiệm và là thành viên của nhiều tổ chức trên thế giới : ASEAN. WTO...VN

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #devil9x