Ban chat, muc tieu, dong luc CNXH
Câu 4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1- bản chất và đặc trưng
HCM tiếp cận CNXH từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc, từ phương diện đạo đức, từ truyền thống lịch sử, văn hóa và con người VN. Bởi vậy những cách tiếp cận, định nghĩa của Người về XHCN trình bày một cách dung dị, mộc mạc, dễ hiểu và mang tính phổ thông đại chúng. Quan điểm HCM về đặc trưng và bản chất của CNXH bao gồm:
- CNXH là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ, nhà nước phải phát huy quyền làm chủ cho nhân dân để huy động đươc tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH
- CNXH là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân lao động
- CNXH là chế độ không còn người bóc lột người
- CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức
Theo HCM, CNXH là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, đạo đức và văn minh, một xã hội tự do và nhân đạo, phản ánh được khát vọng thiết tha của loài người
2 - mục tiêu
- mục tiêu chung của CNXH là mục tiêu độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Mục tiêu cao nhất của CNXH là nâng cao đời sống nhân dân
- mục tiêu cụ thể:
+ mục tiêu chính trị: theo tư tưởng HCM trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chế độ chính trị phải là do dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng là dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.
+ mục tiêu kinh tế: nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là một nền kinh tế XHCN với công-nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
+ mục tiêu văn hóa xã hội: văn hóa là mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN, bản chất của nền văn hóa XHCN VN " phải XHCN về nội dung" với phương châm xây dựng là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Nhiệm vụ hàng đầu của CMXHCN là đào tạo con người mà trước hết là mặt tư tưởng. HCM luôn gắn tài năng với đạo đức: " có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"
Để thực hiện những mục tiêu đó cần phải có những động lực và có những điều kiện đảm bảo cho động lực đó thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng CNXH
3 - động lực: là tất cả các nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động của con người (xét trên bình diện cộng đồng và cá nhân)
- phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc. đây là động lực chủ yếu để phát triển đất nước. sức mạnh đó bao gồm:
+ sự cống hiến của các tầng lớp, giai cấp, các tổ chức đoàn thể
+ sức mạnh của các dân tộc, tôn giáo...
- phát huy sức mạnh của con người với tư cách cá nhân người lao động với những biện pháp chủ yếu:
+ tác động vào nhu cầu, lợi ích của con người
+ tác động vào các động lực chính trị, tinh thần
- ngoài ra còn cần kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế để tạo động lực
- khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của XHCN bằng cách:
+ đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
+ đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu
+ chống chia rẽ, bè phái, vô kỷ luật
+ chống bảo thủ, chủ quan, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập cái mới...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top