ban chat gia cap

SỰ THỐNG NHẤT GIỮA BẢN CHẤT GIAI CẤP CÔNG NHÂNVỚI TÍNH NHÂN DÂN VÀ TÍNH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC TA Nguyễn Tiến Sỹ*Cách mạng Tháng Tám năm 1945thắng lợi, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộnghòa ra đời là một trong những sự kiệntrọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam,đồng thời là thành quả 15 năm đấu tranhkiên trì bền bỉ, đầy gian khổ của nhân dânta dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồkính yêu. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộnghòa là một Nhà nước kiểu mới - nhà nướccông nông - nhà nước của dân, do dân, vìdân - nhà nước mang bản chất giai cấpcông nhân, có tính nhân dân và tính dântộc sâu sắc, hơn hẳn về chất so với các nhànước kiểu cũ trong lịch sử.Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Ðộclập ngày 2/9/1945, tại Quảngtrường Ba Ðình - Hà Nội.Sự thống nhất giữa bản chất giaicấp công nhân với tính nhân dân và tínhdân tộc của Nhà nước ta được bắt nguồntừ lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp vànhững đặc trưng cơ bản của nhà nước kiểumới. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng, nhà nước nàocũng mang bản chất của một giai cấp nhất định và là công cụ để thực hiện sự thống trị củagiai cấp đó đối với toàn xã hội, không có "nhà nước phi giai cấp", "nhà nước siêu giai cấp","nhà nước toàn dân". Lênin chỉ rõ : "Nhà nước là của giai cấp mạnh nhất, giữ địa vị thốngtrị về mặt kinh tế, và nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị vềmặt chính trị"(1).Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng, để xác địnhđúng đắn bản chất giai cấp của nhà nước phải trả lời cho được câu hỏi : "Trong nhà nướcấy, giai cấp nào thống trị, giai cấp nào bị thống trị. Nhà nước ấy bảo vệ lợi ích của giai cấpnào, đàn áp giai cấp nào"(2). Dựa trên quan điểm đó và vận dụng sáng tạo vào trong xemxét các hình thái nhà nước trong lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh chỉ rõ : "Nhà nước phongkiến là công cụ của địa chủ để thống trị nông dân, nhà nước tư bản là công cụ của giai cấptư sản để thống trị giai cấp công nhân"; "Từ khi cách mạng Nga thành công, một xã hộimới ra đời, nhà nước trở nên công cụ thống trị của nhân dân lao động"(3).Căn cứ vào thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng ở nước ta trước đây vẫn có nhànước, nhưng đó là nhà nước làm công cụ của đế quốc và phong kiến để áp bức nhân dân,nhà nước đó không có tính nhân dân và tính dân tộc thực sự. Chỉ đến khi Các mạng ThángTám thành công thì Nhà nước của ta mới là "Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền* Tiến sĩ, Ðại tá - Học viện Chính trị quân sự1

--------------------------------------------------------------------------------

Page 2

tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo", là nhà nước kiểu mới mangbản chất giai cấp công nhân và cũng chính nhờ có bản chất này mà thật sự có được tínhnhân dân và tính dân tộc.Quảng trường Ba Ðình ngàyBản chất giai cấp công nhân củaNhà nước ta được thể hiện ở nguyên tắc tổchức cơ bản : "Tập trung dân chủ" nhằmphát huy dân chủ đến mức cao độ, độngviên tất cả mọi lực lượng của nhân dân đưacách mạng tiến lên, đồng thời để tập trung,thống nhất lãnh đạo nhân dân đấu tranhcho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Ðó là một nhà nước dân chủ với nhân dân,chuyên chính với mọi kẻ thù chống phá sựnghiệp cách mạng của nhân dân và mọibiểu hiện vi phạm quyền dân chủ của nhândân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhànước ta còn được thể hiện rõ ở việc Nhànước quản lý, điều hành xã hội trên tất cảcác lĩnh vực theo pháp luật - một nền pháp luật mang tính dân chủ thực sự, bảo đảm đầyđủ quyền làm chủ của nhân dân lao động.Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta có sự thống nhất nội tại với tính nhândân và tính dân tộc, phản ánh sự thống nhất giữa tính chính trị và tính nhân văn của Nhànước ta. Ðây là điểm khác nhau về chất giữa Nhà nước ta với các hình thức nhà nước kiểucũ. Các nhà nước kiểu cũ (nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tưsản) do bản chất giai cấp thống trị bóc lột quy định nên trên thực tế không có tính nhândân, tính dân tộc triệt để và bền vững. Bởi vì theo Hồ Chí Minh, các nhà nước này ra đờiđều là thành quả của những cuộc cách mạng "chưa đến nơi", chưa thể hiện đầy đủ tínhnhân dân và tính dân tộc. Vì thế, sau khi cách mạng thành công rồi, quần chúng nhân dâncòn muốn tiếp tục làm cách mạng lần nữa, một cuộc "cách mạng đến nơi", một cuộc cáchmạng mà chính quyền là vấn đề cơ bản của nó được tổ chức xây dựng và hoạt động thấmnhuần sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc.Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộcchỉ có thể có được ở nhà nước xã hội chủ nghĩa - một nhà nước thực sự là công cụ bảođảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân lao động, do có sự thống nhất về cơ bản giữa lợiích của giai cấp công nhân với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chủ tịch HồChí Minh chỉ rõ : Giai cấp công nhân đấu tranh chẳng những để giải phóng mình mà còn đểgiải phóng cả loài người bị áp bức bóc lột. Cho nên lợi ích của giai cấp công nhân và lợi íchcủa nhân dân lao động là nhất trí.Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộccủa Nhà nước ta được thể hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Nhà nướcdưới sự lãnh đạo của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ươnglần thứ VIII do Hồ Chí Minh chủ trì đã thay khẩu hiệu "Chính phủ Công, Nông, Binh" bằng"Chính phủ cộng hòa dân chủ" là hình thức chính phủ chung cho tất cả các tầng lớp nhândân, không thuộc riêng về một giai cấp nào. Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủcộng hòa là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân lao động, của cảdân tộc. Ðó cũng chính là Nhà nước luôn luôn bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của2

--------------------------------------------------------------------------------

Page 3

dân tộc làm nền tảng và thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước ta thực hiện từ khi ra đời, trải qua các giai đoạn cách mạng khácnhau, lúc cách mạng thuận lợi cũng như gặp khó khăn đều thể hiện sự thống nhất giữabản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc.Ngay sau khi Chính phủ lâm thời được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghịrút bớt các thành viên là người của Ðảng Cộng sản ra khỏi Chính phủ, thi hành chính sáchđoàn kết rộng rãi, lập ra Chính phủ thống nhất gồm nhiều thành phần, đảng phái, mở rộngChính phủ lâm thời thành Chính phủ liên hiệp lâm thời. Tiếp đó đến việc bầu cử Quốc hội,Chủ tịch Hồ Chí Minh chấp nhận nhường 70 ghế cho người của Việt Nam cách mệnh đồngminh và Việt Nam quốc dân đảng vào Quốc hội không qua bầu cử và dung nạp nhiều nhânsĩ trí thức, quan lại cao cấp của chế độ cũ tham gia Chính phủ. Tại kỳ họp thứ hai Quốc hộikhóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc hội đã ủy nhiệm cho Chủ tịch Hồ Chí Minhthành lập một chính phủ mới - Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài, khôngphân đảng phái, nhưng là Chính phủ trong đó không có các phần tử phản cách mạng thamgia. Tất cả những việc làm thiết thực, đầy ý nghĩa ấy thể hiện rõ ngay từ đầu sự thốngnhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước ta.Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc củaNhà nước ta không chỉ thể hiện ở bản chất nội tại của nó mà còn là định hướng cơ bảntrong xây dựng, không ngừng củng cố và hoàn thiện Nhà nước ta. Trải qua các giai đoạncách mạng, cả trong tổ chức bộ máy lẫn mọi hoạt động của Nhà nước, Ðảng ta và Chủ tịchHồ Chí Minh luôn luôn gắn kết chặt chẽ các thành tố, đồng thời dự báo kịp thời, kiên quyếtngăn chặn những biểu hiện làm xói mòn, suy giảm bản chất giai cấp công nhân, tính nhândân và tính dân tộc của Nhà nước ta, nhất là những nguy cơ tham ô, lãng phí, quan liêu, xarời quần chúng. trong đội ngũ cán bộ công chức của Nhà nước ta.Bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước ta là mộtthể thống nhất, nhưng không phải là sự ngang bằng giữa các thành tố. Trong sự thốngnhất ấy, bản chất giai cấp công nhân giữ vai trò chi phối, quyết định toàn bộ quá trình xâydựng, tổ chức và mọi hoạt động của Nhà nước, là điều kiện bảo đảm cho Nhà nước thực sựlà của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân các dân tộc Việt Nam. Tính nhân dân và tínhdân tộc không làm giảm đi bản chất giai cấp công nhân mà trái lại nhờ có nó nên bản chấtgiai cấp công nhân của Nhà nước ta được củng cố, tăng cường dưới sự lãnh đạo của Ðảng.Hơn nữa, tính nhân dân và tính dân tộc còn là một trong những tiêu chí để xem xét bảnchất giai cấp công nhân của Nhà nước ta. Xuyên suốt và bao trùm sự thống nhất giữa bảnchất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc được thể hiện ở tư tưởng về một"Nhà nước của dân, do dân, vì dân" của Hồ Chí Minh.Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc củaNhà nước ta được thể hiện cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Ở mọi giai đoạn cáchmạng khác nhau, do yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng thay đổi thì chức năng nhiệm vụ, tổchức, hoạt động và tên gọi của Nhà nước cũng có sự thay đổi, song bản chất của Nhà nướcta vẫn chỉ là một : "Nhà nước của dân, do dân, vì dân" dựa trên sự thống nhất giữa bảnchất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc. Vì vậy, trong xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay, trước hếtcần làm tốt công tác giáo dục để cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức sâu sắc về sựthống nhất bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước ta,trên cơ sở đó bằng những hành động cách mạng thiết thực góp phần củng cố tăng cườngsự thống nhất trên.3

--------------------------------------------------------------------------------

Page 4

Thứ hai, thường xuyên tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước tamà cốt lõi là giữ vững sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước. Ðiềunày đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam 60 năm qua khẳng định : Sự lãnh đạo củaÐảng đối với Nhà nước ta là điều kiện bảo đảm cho Nhà nước thực sự là của dân, do dân,vì dân, có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dântộc, đồng thời bảo đảm cho Hệ thống chính trị nước ta đủ mạnh để đưa đất nước vượt quamọi nguy cơ, thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa.Thứ ba, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nayphải nắm vững mục tiêu là tôn trọng, bảo vệ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tất cảvì độc lập dân tộc, dân chủ, tự do, hạnh phúc của nhân dân như trong Ðiều 2, Hiến pháp1992 của Nhà nước ta đã chỉ rõ : Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhànước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân mà nềntảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.Thứ tư, để nhân dân phát huy quyền dân chủ của mình trên mọi lĩnh vực của đờisống xã hội hiện nay, vấn đề cơ bản và cấp thiết là phải thực hiện nghiêm quy chế dân chủở cơ sở, đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế, hình thức thực hiện dân chủ để nhân dân thậtsự là chủ và làm chủ, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, của địa phương vàtham gia quản lý Nhà nước.Thứ năm, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức về phẩmchất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn. đi đôivới đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ thựcsự là "người đầy tớ trung thành của nhân dân", toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích của nhândân.Thứ sáu, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của chủnghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôngiáo chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta, can thiệp tô bạo vào chủ quyền quốc gia;gây chia rẽ trong nội bộ nhân dân, mất đoàn kết giữa các dân tộc, phá vỡ sự thống nhấttoàn vẹn lãnh thổ đất nước dưới sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.Thực hiện tốt các vấn đề cơ bản nêu trên là yếu tố bảo đảm xây dựng Nhà nước talà công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là "Nhà nước pháp quyềncủa dân, do dân, vì dân", có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhândân và tính dân tộc trong toàn bộ tổ chức và hoạt động vì "Dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh" vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chú thích:(1) V.I. Lê nin, Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1976, tr. 16(2) (3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1996, tr. 217, 216TÓM TẮTSự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc chỉcó thể có được ở nhà nước xã hội chủ nghĩa - một nhà nước thực sự là công cụ bảo đảm

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: