bản chất
B1: Tính số tiền bồi thường thực tế qua các năm
B2:Tính số tiền lũy kế qua các năm
B3:Tính hệ số phát sinh bồi thường
B4:Tính số tiền bồi thường ước tính và dự phòng
số tiền bồi thường ước tính : dọc
số tiền bồi thường thực tế : ngang
số tiền bồi thường dự phòng
Bản chất,
1.1. Biểu hiện
Các hiện tượng, hoạt động thu chi bằng tiền của các chủ thể trong xã hội, ví dụ gửi ngân hàng, mua bảo hiểm, huy động, sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh, còn bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh không phải hoạt động tài chính
1.3.1. Tài chính
- Biểu hiện bên ngoài của tài chính: các hoạt động thu chi, là sự vận động của vốn tiền tệ (gọi là mặt vật chất của tài chính)
- Tài chính thể hiện ra là sự vận động của quỹ tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội, phản ánh tổng lực các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. Nói cách khác, bản chất của tài chính là các mối quan hệ kinh tế.
- Vận dụng phạm trù tài chính: thực chất quản lý tài chính là quản lý các hoạt động thu chi, phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ. Quản lý để các quỹ tiền tệ sử dụng đúng mục đích, hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất. Nói cách khác quản lý tài chính là quản lý tiền
- Vai trò của tiền trong tài chính: thúc đẩy quá trình hoạt động của tài chính, thúc đẩy kinh tế phát triển, giúp hoạt động trao đổi dễ dàng hơn
- Bản chất của tài chính: Mặt trừu tượng của tài chính hay là bản chất của tài chính chính là các mối quan hệ kinh tế, xã hội trong phân phối các nguồn tài chính.
được biểu hiện = các nhóm quan hệ
+ Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.
Xuất phát từ mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như những mối quan hệ về phân phối và phân phối lại dưới hình thức giá trị của cải vật chất sử dụng và sáng tạo ra ở các doanh nghiệp.
Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: đó là những quan hệ về phân phối, điều hoà cơ cấu thành phần vốn kinh doanh, phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp; các quan hệ về thanh toán hợp đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp và công nhân viên chức.
Các mối quan hệ này đều thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp như: vốn cố định, vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ khấu hao, quỹ dự trữ tài chính... nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước.
Thể hiện trong việc các doanh nghiệp nộp thuế cho chính phủ và sự tài trợ của chính phủ trong một số trường hợp cần thiết để thực hiện vai trò can thiệp vào kinh tế của mình.
ở nước ta do còn thành phần kinh tế quốc doanh nên sự tài trợ của nhà nước được thể hiện rõ bằng việc bảo đảm một phần vốn pháp định cho các doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả và nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đất nước sẽ được nhà nước chú trọng đầu tư vốn nhằm giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Cũng trong quá trình hoạt động kinh doanh này, các doanh nghiệp nhà nước phải nộp các khoản thuế, phí, lệ phí như các doanh nghiệp khác và còn phải nộp thuế sử dụng vốn cho ngân sách nhà nước. Khoản thu này chiếm tỉ trọng lớn trong thu ngân sách giúp nhà nước có nguồn để phục vụ cho quốc kế dân sinh nói chung và tạo hành lang pháp lý để bảo vệ nền kinh tế cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc không hoạt động ở những then chốt, nhà nước sẽ cho cổ phần hoá. Nghĩa là toàn bộ số vốn của doanh nghiệp theo dạng này sẽ bao gồm : Cổ phần của nhà nước, cổ phần của doanh nghiệp và cổ phần của ngân hàng. Nếu doanh nghiệp bán cổ phần của mình cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thì lúc đó sẽ có các cổ phần của cán bộ công nhân viên. ở một chừng mực nào đó, khi thị trường chứng khoán Việt Nam vận hành thì cổ phần đó sẽ được mua đi bán lại trên thị trường và nảy sinh ra cổ phần xã hội. Trong điều kiện đó mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước với doanh nghiệp cũng có sự thay đổi đáng kể. Nhà nước còn tham gia vào nền kinh tế với tư cách là một cổ đông.
+ Quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tài chính trung gian.
Hiện nay các tổ chức tài chính trung gian ở nước ta mới chỉ hiện rõ nét bằng hoạt động của các ngân hàng thương mại và của công ty bảo hiểm. Nhưng để có một nền kinh tế thị trường phát triển tất yếu phải có sự thiết lập các hình thức phong phú, đa dạng trong lĩnh vực môi giới về vốn. Nhằm biến những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức khác thành những nguồn vốn dành để đầu tư cho kinh tế.
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhau.
Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình thanh toán các sản phẩm và dịch vụ, trong việc góp vốn liên doanh, vốn cổ phần và chia lợi nhuận do vốn liên doanh cổ phần mang lại.
Cùng với sự phát triển của các yếu tố cấu thành trong nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ về kinh tế giữa các doanh nghiệp có xu thế ngày càng tăng lên. Các hoạt động đó đan xen vào nhau và tự điều chỉnh theo các quan hệ cung cầu về vốn tiền tệ và khả năng thu hút lợi nhuận.
+ Quan hệ giữa các doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế nước ngoài phát sinh trong quá trình vay, cho vay, trả nợ và đầu tư với giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế trên thế giới. Nền kinh tế thị trường gắn liền với chính sách mở cửa, các hoạt động giữa các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức kinh tế nước ngoài ngày càng có xu thế hoà nhập lẫn nhau, hợp tác với nhau để phát huy hết khả năng và thế mạnh của mình trong việc khai thác các nguồn vốn đưa vào sản xuất kinh doanh để có chi phí ít nhất với hiệu quả kinh tế cao nhất.
BIỂU HIỆN BÊN TRONG
Là sự thể hiện và phản ánh các mối qh kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân phối
quá trình phân phối của xh dưới hình thức gián tiếp và biểu hiện bên trong của tài chính là sự thay đổi về lợi ích giua các đối tuong thông qua thu và chi
bhbt của tc là ẩn dụ bh ben ng của tc
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top