BẢN CÁO BẠCH ACB
TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐĂNG KÝ CHỨNG KHOÁN GIAO DỊCH CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC ĐĂNG KÝ CHỨNG KHOÁN ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA CHỨNG KHOÁN, MỌI TUYÊN BỐ TRÁI VỚI ĐIỀU NÀY LÀ BẤT HỢP PHÁP.
BẢN CÁO BẠCH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
(Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/05/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 09 ngày 23/02/2006)
ĐĂNG KÝ CỔ PHIẾU TRÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
BẢN CÁO BẠCH NÀY SẼ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI
Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84.8) 929 0999 Fax: (84.8) 839 9885
Trụ sở Công ty TNHH Chứng khoán ACB.
Địa chỉ: Số 9 Lê Ngô Cát, Q.3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84.8) 930 2428 Fax: (84.8) 930 2423
Công ty TNHH Chứng khoán ACB –chi nhánh Hà Nội.
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Thái Học, Q. Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: (84.4) 747 0961 Fax: (84.4) 747 0960
PHỤ TRÁCH CÔNG BỐ THÔNG TIN
Họ và tên: Ông NGUYỄN THANH TOẠI
Điện thoại: (84.8) 834 3398 / 929 0999 Fax: (84.8) 839 9885.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
(Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/05/1993, đăng ký thay đổi lần thứ chín ngày 23/02/2006).
ĐĂNG KÝ CỔ PHIẾU TRÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
Tên cổ phiếu: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
Mệnh giá: 10.000 VND/cổ phiếu (Mười ngàn đồng/cổ phiếu).
Tổng số lượng đăng ký: 110.004.656 cổ phiếu.
Tổng giá trị đăng ký: 1.100.046.560.000 đồng
TỔ CHỨC TƯ VẤN
CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB
Địa chỉ: 09 Lê Ngô Cát, Q.3, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84.8) 930 2428
Fax: (84.8) 930 2423
Website: www.acbs.com.vn
TỔ CHỨC KIỂM TOÁN
CÔNG TY TNHH PRICEWATERHOUSECOOPERS (VIỆT NAM).
Địa chỉ: 29 Lê Duẩn, Q.1, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84.8) 823 0796
Fax: (84.8) 825 1947
Website: www.pwc.com.vn
MỤC LỤC
I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH. 1
1. TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ................................................................................................ 1
2. TỔ CHỨC TƯ VẤN.................................................................................................... 1
II. CÁC KHÁI NIỆM........................................................................................................ 2
III. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ....................................... 4
1. GIỚI THIỆU VỀ ACB.................................................................................................. 4
2. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ACB................... 5
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ACB......................................................................................... 11
4. BỘ MÁY QUẢN TRỊ VÀ ĐIỀU HÀNH................................................................... 11
5. DANH SÁCH CỔ ĐÔNG NẮM GIỮ TỪ TRÊN 5% VỐN CỔ PHẦN CỦA ACB VÀ DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP.................................................................................................... 12
6. DANH SÁCH NHỮNG CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON CỦA ACB, NHỮNG CÔNG TY MÀ ACB ĐANG NẮM GIỮ QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI, NHỮNG CÔNG TY NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI ĐỐI VỚI ACB.................... 13
7. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.................................................................................. 14
8. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 02 NĂM 2004, 2005 VÀ 09 THÁNG NĂM 2006................................................................................................................. 30
9. VỊ THẾ CỦA ACB SO VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC TRONG NGÀNH. 34
10. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG....................................................... 36
11. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC............................................................................................ 38
12. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH.................................................................. 39
13. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SOÁT, BAN TỔNG GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG. 41
14. TÀI SẢN..................................................................................................................... 65
15. KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC.................................................................. 66
16. ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN VỀ KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC. 72
17. THÔNG TIN VỀ NHỮNG CAM KẾT NHƯNG CHƯA THỰC HIỆN CỦA TỔ CHỨC XIN ĐĂNG KÝ...................................................................................................................................... 73
18. CÁC THÔNG TIN. TRANH CHẤP KIỆN TỤNG LIÊN QUAN TỚI ACB CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN ĐĂNG KÝ.......................................................................... 74
IV. CHỨNG KHOÁN ĐĂNG KÝ.................................................................................. 75
1. LOẠI CHỨNG KHOÁN........................................................................................... 75
2. MỆNH GIÁ................................................................................................................ 75
3. TỔNG SỐ CHỨNG KHOÁN ĐĂNG KÝ................................................................ 75
4. GIÁ DỰ KIẾN............................................................................................................ 75
5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ..................................................................................... 75
6. GIỚI HẠN VỀ TỶ LỆ NẮM GIỮ VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI............................ 77
7. CÁC LOẠI THUẾ CÓ LIÊN QUAN........................................................................ 77
V. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI VIỆC ĐĂNG KÝ............................................... 78
1. TỔ CHỨC TƯ VẤN ĐĂNG KÝ.............................................................................. 78
2. TỔ CHỨC KIỂM TOÁN.......................................................................................... 78
VI. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO........................................................................................... 79
1. RỦI RO VỀ LÃI SUẤT.............................................................................................. 79
2. RỦI RO VỀ TÍN DỤNG............................................................................................ 79
3. RỦI RO VỀ NGOẠI HỐI.......................................................................................... 79
4. RỦI RO VỀ THANH KHOẢN.................................................................................. 80
5. RỦI RO TỪ HOẠT ĐỘNG NGOẠI BẢNG............................................................. 81
6. RỦI RO LUẬT PHÁP................................................................................................ 81
7. RỦI RO KHÁC.......................................................................................................... 82
VII. KẾT LUẬN................................................................................................................. 83
VIII. PHỤ LỤC................................................................................................................... 85
I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH.
1. TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.
Ông TRẦN MỘNG HÙNG Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ông TRIỆU CAO PHONG Chức vụ: Trưởng Ban kiểm soát
Ông LÝ XUÂN HẢI Chức vụ: Tổng Giám đốc.
Ông NGUYỄN VĂN HÒA Chức vụ: Kế toán trưởng.
Chúng tôi đảm bảo rằng thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.
2. TỔ CHỨC TƯ VẤN.
CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB.
Ông LÊ MINH TÂM Chức vụ: Tổng Giám đốc.
Bản cáo bạch này là một phần của Hồ sơ xin đăng ký giao dịch do Công ty TNHH Chứng khoán ACB tham gia lập trên cơ sở Hợp đồng tư vấn với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cung cấp.
II. CÁC KHÁI NIỆM.
Trong Bản cáo bạch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
“Bản cáo bạch” Bản công bố thông tin của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho công chúng đầu tư đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư chứng khoán.
“Ngân hàng” Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, gọi tắt là ACB hoặc Ngân hàng.
“Cổ đông” Tổ chức hoặc cá nhân sở hữu một hoặc một số cổ phần của ACB.
“Cổ phần” Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.
“Cổ phiếu” Chứng chỉ do ACB phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của ACB. Cổ phiếu của ACB có thể ghi tên và không ghi tên theo quy định của Điều lệ và qui định pháp luật liên quan.
“Cổ tức” Số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận sau thuế của ACB để chia cho cổ đông.
“Điều lệ” Điều lệ của ACB đã được Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng thông qua và được đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
“Năm tài chính” Tính từ 00 giờ ngày 01 tháng 01 đến 24 giờ ngày 31 tháng 12 năm dương lịch hàng năm.
“Người liên quan” Cá nhân hoặc Tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau đây:
- Công ty mẹ và công ty con (nếu có);
- Công ty và người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của công ty đó thông qua các cơ quan quản lý công ty;
- Công ty và những người quản lý công ty;
- Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty;
- Bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh, chị em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối.
“Vốn điều lệ” Số vốn do tất cả cổ đông đóng góp và được ghi vào Điều lệ của ACB.
Ngoài ra, những từ, thuật ngữ khác (nếu có) sẽ được hiểu như quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2005, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Các từ hoặc nhóm từ viết tắt trong Bản cáo bạch này có nội dung như sau:
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng Á Châu).
ACBS Công ty TNHH Chứng khoán ACB.
ALCO Hội đồng Quản lý tài sản nợ và tài sản có.
BKS Ban kiểm soát.
CNTT Công nghệ thông tin.
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông.
ĐVT Đơn vị tính.
HĐQT Hội đồng quản trị.
HĐTV Hội đồng thành viên.
HĐTD Hội đồng tín dụng.
LN Lợi nhuận.
LSCK Lãi suất chiết khấu
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
NHTM Ngân hàng thương mại.
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần.
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước.
NOSTRO Tài khoản tiền gởi thanh toán của ACB tại các TCTD khác.
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản.
ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu.
SCB Ngân hàng Standard Chartered.
TCTD Tổ chức tín dụng.
TCBS Giải pháp ngân hàng toàn diện/ Hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng toàn diện (The Complete Banking Solution).
TKTS Tổng kết tài sản.
TNHH Trách nhiệm hữu hạn.
TNDN Thu nhập doanh nghiệp.
TTS Tổng tài sản.
VĐL Vốn điều lệ.
USD Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ, đồng đô-la Mỹ.
VND Đơn vị tiền tệ của Việt Nam, đồng ViệtNam.
III. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ.
1. GIỚI THIỆU VỀ ACB.
Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK
Tên viết tắt: ACB
Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 929 0999.
Website: www.acb.com.vn
Logo:
Vốn điều lệ: 1.100.046.560.000 đồng.
Giấy phép thành lập: Số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993.
Giấy phép hoạt động: Số 0032/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 24/4/1993.
Giấy CNĐKKD: Số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/5/1993, đăng ký thay đổi lần thứ chín ngày 23/2/2006.
Mã số thuế: 0301452948.
Ngành nghề kinh doanh:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép;
- Hoạt động bao thanh toán.
2. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ACB.
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.
2.1.1. Bối cảnh thành lập.
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
2.1.2. Tầm nhìn.
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàngViệt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.
2.1.3. Chiến lược.
Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:
- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng;
- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững;
- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;
- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả;
- Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.
ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa.
2.1.3.1. Chiến lược tăng trưởng ngang: thể hiện qua ba hình thức.
- Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động.
Hiện nay trên phạm vi toàn quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.
- Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược.
Hiện nay, ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, thí dụ như các tổ chức phát hành thẻ (Visa, MasterCard), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ACB đang quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và các doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến lược là SCB, Ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ và ACB đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập.
- Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập.
ACB ý thức là cần phải xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.
2.1.3.2. Đa dạng hóa.
Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện, ACB đã có Công ty ACBS, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), đang chuẩn bị thành lập Công ty Cho thuê tài chính và Công ty Quản lý quỹ. Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện thông qua các hoạt động sau đây:
- Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.
- Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công ty tài trợ mua xe.
- Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.
Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn còn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công. Do vậy từ năm 2005 ACB đã bắt đầu cùng các cổ đông chiến lược xây dựng lại chiến lược mới. Đó là chương trình Chiến lược 5 năm 2006 - 2011 và tầm nhìn 2015.
2.2. PHÁT TRIỂN-CÁC CỘT MỐC ĐÁNG GHI NHỚ.
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt 13 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:
- 04/6/1993: ACB chính thức hoạt động.
- 27/4/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.
- 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.
- Năm 1997 – Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Công tác chuẩn bị nhằm nhanh chóng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã được bắt đầu tại ACB, dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm. Thông qua chương trình đào tạo này ACB nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu điều chỉnh trong điều kiện Việt Nam để áp dụng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng.
- Thành lập Hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Có (ALCO). ALCO đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB.
- Mở siêu thị địa ốc: ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ địa ốc cho khách hàng tại Việt Nam. Hoạt động này đã góp phần giúp thị trường địa ốc ngày càng minh bạch và được khách hàng ủng hộ. ACB trở thành ngân hàng cho vay mua nhà mạnh nhất Việt Nam.
- Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB.
- Năm 2000 - Tái cấu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997, đến năm 2000 ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000 - 2004) như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối công nghệ thông tin, Khối giám sát điều hành, Khối phát triển kinh doanh, Khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở Giao dịch. Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo Ban Chiến lược, Ban kiểm tra - kiểm soát nội bộ, Ban Chính sách và quản lý rủi ro tín dụng, Ban Đảm bảo chất lượng, Phòng Quan hệ quốc tế và Phòng Thẩm định tài sản.
Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.
29/6/2000 - Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS. Với sự ra đời công ty chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách khỏi hoạt động ngân hàng thương mại.
- 02/01/2002 – Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS.
- 06/01/2003 – Chất lượng quản lý: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
- 14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron.
- Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tử phone banking, mobile banking, home banking và Internet banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS.
- 10/12/2004 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa ra sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ. ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.
- 17/06/2005 – Đối tác chiến lược: SCB & ACB ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật. Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Hai bên cam kết dựa trên thế mạnh mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.
2.3. THÀNH TÍCH VÀ SỰ GHI NHẬN.
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, đến 30/9/2006 đã đạt trên 1.100 tỷ đồng, tăng hơn 55 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến nay đã đạt gần 40.000 tỷ đồng, tăng 122 lần, dư nợ cho vay cuối năm 1994 là 164 tỷ đồng, cuối tháng 9/2006 đạt 14.464 tỷ đồng, tăng 88 lần. Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, đến cuối tháng 9 năm 2006 hơn 457 tỷ, tăng hơn 61 lần.
ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.
2.3.1. Nhìn nhận và đánh giá của xã hội.
- Năm 2002 ACB được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia xét cấp.
- Năm 2002 nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
- Năm 2006 ACB là NHTMCP duy nhất nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Cũng trong năm 2006 này, ACB vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng III.
2.3.2. Nhìn nhận và đánh giá của khách hàng.
Tốc độ tăng trưởng cao của ACB trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khách hàng suốt hơn 13 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho ACB. Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của ACB trong tương lai.
2.3.3. Nhìn nhận và đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Kể từ khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá tính vững mạnh của một ngân hàng, thì liên tục tám năm qua ACB luôn luôn xếp hạng A. Hơn nữa, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được quy định trong Thỏa ước Basel I của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS - Bank for International Settlements) mà NHNN áp dụng. Đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ACB.
2.3.4. Nhìn nhận và đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thông tấn về tài chính ngân hàng
- Năm 1997, ACB được Tạp chí Euromoney chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
- Trong bốn năm liền 1997 - 2000, ACB được tổ chức chuyển tiền nhanh Western Union chọn là Đại lý tốt nhất khu vực Châu Á.
- Năm 1998, ACB được chọn triển khai Chương trình Tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) do Liên minh châu Âu tài trợ.
- Năm 1999, ACB được Tạp chí Global Finance (Hoa Kỳ) chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
- Năm 2001 và 2002, chỉ có ACB là NHTMCP hội đủ điều kiện để cơ quan định mức tín nhiệm Fitch Ratings đánh giá xếp hạng.
- Năm 2002, ACB được chọn triển khai Dự án tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEFP) do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ.
- Năm 2003, ACB đoạt được Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc của Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO). Đây là lần đầu tiên một tổ chức tài chính của Việt Nam nhận được giải thưởng này.
- Năm 2005, ACB được Tạp chí The Banker thuộc Tập đoàn Financial Times, Anh Quốc, bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Bank of the Year) năm 2005.
- Năm 2006, ACB được Tổ chức The Asian Banker chọn là Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất (Best Retail Bank) Việt Nam và được Tạp chí Euromoney chọn là Ngân hàng tốt nhất (Best Bank) Việt Nam. Như vậy, trong vòng một năm, ACB đoạt được ba danh hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam của ba cơ quan thông tấn tài chính ngân hàng có tiếng trên thế giới.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ACB.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng.
4. BỘ MÁY QUẢN TRỊ VÀ ĐIỀU HÀNH
4.1. Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng.
4.2. Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.
4.3. Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.
4.4. Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có bốn Hội đồng, bao gồm:
4.4.1. Hội đồng nhân sự: có chức năng tư vấn cho Ngân hàng các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng.
4.4.2. Hội đồng ALCO: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
4.4.3. Hội đồng đầu tư: có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
4.4.4. Hội đồng tín dụng: quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi theo Quy chế xét miễn giảm lãi.
4.5. Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
5. DANH SÁCH CỔ ĐÔNG NẮM GIỮ TỪ TRÊN 5% VỐN CỔ PHẦN CỦA ACB VÀ DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP.
5.1. DANH SÁCH CỔ ĐÔNG NẮM GIỮ TỪ TRÊN 5% VỐN CỔ PHẦN CỦA ACB.
Căn cứ vào danh sách cổ đông của ACB chốt vào ngày 17/10/2006, cổ đông sở hữu từ trên 5% vốn điều lệ của ACB gồm:
Họ và tên
Địa chỉ tại Việt Nam
Số cổ phần
Tỷ lệ sở hữu
Standard Chartered Bank
Tòa nhà Mê Linh Point Tower, Unit 1302, 02 Ngô Đức Kế, Q.1, TP.HCM.
9.418.100
8,56 %
Công ty Tài chính Quốc tế (IFC)
Tầng 3 Tòa nhà Somerset Chancellor-
21-23 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM
8.026.500
7,30 %
Connaught Investors Ltd.
Lầu 8, Jardine House, 58 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM.
8.026.100
7,30 %
Dragon Financial Holdings Ltd. Co
Tầng 19, Phòng 1901 Tòa nhà Mê Linh Point Tower, 2 Ngô Đức Kế, Q.1, TP.HCM
7.529.400
6,84 %
Nguồn: ACB
5.2. DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP.
Tính đến thời điểm 17/10/2006, tổng tỷ lệ cổ phần các cổ đông sáng lập hiện nắm giữ là 4,278% vốn điều lệ ACB. Danh sách cổ đông sáng lập ACB gồm:
Họ và tên
Địa chỉ
Khi sáng lập (*)
Thời điểm 17/10/2006 (**)
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Phạm Trung Cang
16/41/65 Nguyễn Thiện Thuật, Q.3, TP.HCM.
1.000
5,0%
588.400
0,53%
Công ty Cổ phần Việt Thương
ĐD: Trần Mộng Hùng
444 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q.3, TP.HCM.
200
1,0%
0
0,00%
Đặng Thu Hà
38 Nguyễn Thiện Thuật, TP.HCM.
1.200
6,0%
1.709.700
1,55%
Trịnh Kim Quang
16/87/27 Nguyễn Thiện Thuật, Q3, TP.HCM.
1.300
6,5%
200.000
0,18%
Trần Phú Mỹ
23 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
1.700
8,5%
2.218.600
2,02%
6. DANH SÁCH NHỮNG CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON CỦA ACB, NHỮNG CÔNG TY MÀ ACB ĐANG NẮM GIỮ QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI, NHỮNG CÔNG TY NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI ĐỐI VỚI ACB.
6.1. NHỮNG CÔNG TY ACB NẮM GIỮ TỪ TRÊN 50% SỐ LƯỢNG CỔ PHẦN.
ACB có bốn (4) công ty con, bao gồm:
Tên Công ty
Địa chỉ
Vốn điều lệ
(Triệu đồng)
Tỷ lệ ACB nắm giữ
Công ty TNHH Chứng khoán ACB
09 Lê Ngô Cát, P.7, Q.3, TP.HCM.
250.000
100,00%
Công ty TNHH Quản lý nợ & Khai thác tài sản ACB
442 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, TP.HCM
340.000
100,00%
Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Bình Chánh
226 Kinh Dương Vương, P. An Lạc A, Q. Bình Tân, TP.HCM.
5.000
94,87%
Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn
134 Nguyễn Tri Phương, P.9, Q.5, TP.HCM
54.000
76,00%
Nguồn:ACB
6.2. NHỮNG CÔNG TY GIỮ QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CHI PHỐI ACB.
Không có.
7. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
7.1. TUYÊN BỐ MỤC TIÊU
“Ngân hàng Á Châu luôn phấn đấu là ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.”
7.2. SẢN PHẨM.
Với định hướng đa dạng hoá sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai thực hiện chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thuờng xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.
Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn, của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. Một ví dụ điển hình: ACB là ngân hàng đầu tiên tung ra thị trường sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ có dự thưởng, trị giá của giải cao nhất lên đến 350 triệu đồng. Hình thức này đã thu hút mạnh nguồn vốn từ dân cư và tạo nên sự khác biệt rất lớn của ACB vào những năm 1990 và đầu 2000.
Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP và đang ngày càng tiến gần đến quy mô các NHTMNN.
Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Viêt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sữa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học, v.v...
Các dịch vụ ngân hàng do ACB cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ.
Một sản phẩm gắn liền với hình ảnh và thương hiệu ACB trên thị trường nhà đất chính là các siêu thị địa ốc ACB. Thông qua các siêu thị này, ngoài việc làm cầu nối giữa người mua nhà và người bán, ACB cung cấp các dịch vụ về tư vấn, trung gian thanh toán và cho vay, giúp cho người mua lẫn người bán được an toàn, nhiều người dân có cơ hội sở hữu nhà. Đây là một sản phẩm rất thành công của ACB.
Là một ngân hàng bán lẻ, ACB cũng cung cấp danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quỹ và thanh toán. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn với nhiều tiện ích cộng thêm cho khách hàng. Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng cũng là những mảng kinh doanh truyền thống của ACB từ nhiều năm nay.
ACB đang từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị trường. Danh mục các sản phẩm phái sinh ACB cung cấp bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng.
ACB tiên phong trong hợp tác với công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA để đưa ra sản phẩm liên kết là dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua ngân hàng.
Với nguồn vốn huy động khá lớn, ACB hoạt động mạnh trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. ACB tham gia đấu thầu và mua các lọai trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu đô thị với doanh số hàng nghìn tỷ đồng hàng năm. Các hoạt động này góp phần làm tăng thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. ACB cũng thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ACBS.
Chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ACB được các khách hàng đón nhận và được nhiều tổ chức trong và ngoài nước bình bầu đánh giá cao qua các năm. Việc khách hàng và các tổ chức quản lý nhà nước, các đối tác nước ngoài dành cho ACB nhiều giải thưởng lớn là một minh chứng quan trọng cho điều này.
7.3. THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VÀ KÊNH PHÂN PHỐI.
7.3.1. Thị trường.
7.3.1.1. Khách hàng mục tiêu.
- Cá nhân: Là những người có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và vùng kinh tế trọng điểm;
- Doanh nghiệp: Là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lịch sử hoạt động hiệu quả thuộc những ngành kinh tế không quá nhạy cảm với các biến động kinh tế - xã hội.
7.3.1.2.Địa bàn mục tiêu.
Là nơi khách hàng mục tiêu đang sống và làm việc.
Việc xác định khách hàng và địa bàn mục tiêu định hướng cho chiến lược mở rộng mạng lưới của ACB từ năm 2004 đến 2010. Việc mở các chi nhánh và phòng giao dịch mới của ACB nhằm đưa ngân hàng đến gần khách hàng mục tiêu để có thể phục vụ được tốt nhất.
7.3.2. Kênh phân phối.
Với định hướng “Hướng tới khách hàng”- năng động trong tiếp cận khách hàng và đa dạng hóa kênh phân phối - kể từ khi thành lập ACB không ngừng mở rộng mạng lưới kênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chuyên biệt. Đến tháng 10/2006, ngoài Hội sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, ACB đã có một Sở giao dịch, 69 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Sở giao dịch, 25 chi nhánh và 16 phòng giao dịch.
- Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh): sáu (6) chi nhánh và tám (8) phòng giao dịch.
- Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế): năm (5) chi nhánh và một (1) phòng giao dịch.
- Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau): bốn (4) chi nhánh.
- Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu): ba (3) chi nhánh và một (1) phòng giao dịch.
7.4. CÔNG NGHỆ.
ACB đã xây dựng Dự án đổi mới công nghệ ngân hàng từ năm 1999 bởi vì ý thức rõ việc đầu tư sớm để nâng cao trình độ công nghệ tin học của mình là rất quan trọng. Giai đoạn I của Dự án này là triển khai áp dụng hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ có tên là TCBS. Đặc điểm của hệ chương trình này là hệ thống mạng diện rộng, trực tuyến, có tính an toàn và năng lực tích hợp cao, xử lý các giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu quan hệ (relational) và tập trung (centralised), cho phép ngân hàng thiết kế được nhiều sản phẩm hơn và tạo ra nhiều tiện ích hơn để phục vụ khách hàng. Tất cả chi nhánh và phòng giao dịch đều được nối mạng với toàn hệ thống và khách hàng có thể gửi tiền nhiều nơi rút tiền nhiều nơi. Hệ thống này cho phép Hội sở có thể kiểm tra kiểm soát hoạt động của từng nhân viên giao dịch, tra soát số liệu của hệ thống một cách tức thời phục vụ công tác quản lý rủi ro.
Từ giữa năm 2004, ACB khởi động giai đoạn II của Dự án, gồm có các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ tin học hiện nay của ACB, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
Có thể nói ACB đã có bước đột phá đầu tiên ở giai đoạn I là chuyển mình từ một hệ thống gồm các mạng cục bộ sang một hệ thống mạng diện rộng, và ở giai đoạn II tiến thêm một bước nâng cao tính an toàn, bảo mật và năng lực tích hợp.
Một điều rất quan trọng là ACB làm chủ hoàn toàn được các ứng dụng TCBS. Đây là một loại năng lực cốt lõi mà không phải ngân hàng nào ở Việt Nam cũng có được.
ACB là thành viên của Hiệp hội SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), sử dụng công cụ viễn thông bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
Ngoài ra, ACB cũng sử dụng các thiết bị chuyên dùng của Reuteurs, gồm có Reuteurs Monitor, dùng để xem thông tin tài chính, và Reuteurs Dealing System, dùng để thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với các tổ chức tài chính.
7.5. AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ.
Quản lý rủi ro và từ đó tận dụng cơ hội kinh doanh, bảo toàn vốn cho cổ đông là một trong các vấn đề được ACB đặc biệt quan tâm. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng được chia thành các loại chính: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối), rủi ro vận hành.
Để quản lý các loại rủi ro nói trên, tổ chức quản lý rủi ro của ACB được bố trí từ Hội sở đến các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống. HĐTD là cơ quan quản lý rủi ro tín dụng. Hội đồng ALCO quản lý rủi ro thị trường. Phòng Quản lý rủi ro ở Hội sở có chức năng tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động hàng ngày của ACB để hỗ trợ Ban điều hành và Hội đồng ALCO trong việc quản lý rủi ro rủi ro thị trường. Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ có chức năng giám sát sự tuân thủ các quy định pháp luật cũng góp phần nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tại ACB.
Với hệ thống tổ chức quản lý rủi ro đã được xây dựng hoàn chỉnh, với các chính sách quản lý rủi ro ngày càng hoàn thiện, việc bảo toàn vốn của cổ đông trong nhiều năm qua đã được đảm bảo, đồng thời tỷ suất lợi nhuận luôn tăng trưởng ổn định và duy trì ở mức cao.
7.6. TĂNG TRƯỞNG.
Với chính sách sản phẩm, phát triển kênh phân phối và hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả trên nền công nghệ hiện đại ACB đã đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của khách hàng và đạt được sự tăng trưởng nhanh về cả bề rộng lẫn chiều sâu một cách bền vững và an toàn tạo tiền đề cho các bước tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai và chiếm giữ thị phần ngày càng lớn.
7.6.1. Tăng trưởng vốn điều lệ.
Năm 1994, vốn điều lệ của ACB tăng từ 20 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Năm 1998, vốn điều lệ được nâng lên 341 tỷ đồng từ nguồn vốn cổ đông trong nước và các tổ chức nước ngoài. Năm 2005 Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
Phần vốn thặng dư từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông nước ngoài và lợi nhuận giữ lại hàng năm được dùng để tăng vốn điều lệ. Đầu năm 2006, vốn điều lệ ACB tăng đến 1.100,05 tỷ đồng.
Chi tiết quá trình tăng vốn thể hiện qua bảng sau:
Tháng/Năm
Vốn điều lệ (triệu đồng)
Hình thức tăng
06/1993
20.000
Thành lập mới
08/1994
70.000
Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn từ cổ đông hiện hữu.
11/1998
341.428
Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn bên ngoài cho cổ đông trong và ngoài nước và tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
03/2003
423.911
Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
03/2004
481.138
Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
03/2005
600.000
Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
07/2005
656.180
Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn từ cổ đông nước ngoài
08/2005
948.316
Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
02/2006
1.100.046
Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
Nguồn: ACB
Hiện tại, theo danh sách cổ đông chốt ngày 17/10/2006, Ngân hàng có 991 cổ đông, trong đó có 144 cổ đông bên trong và 847 cổ đông bên ngoài. Số lượng cổ phần và tỷ lệ nắm giữ tương ứng trong tổng số lượng là 25.325.156 chiếm tỷ lệ 23,02% và 84.679.500 chiếm tỷ lệ 76,98%.
7.6.2. Huy động vốn.
Nguồn vốn huy động của ACB các năm qua tăng cao, tính đến cuối năm 2004 là 14.353.766 triệu đồng, đến 31/12/2005 là 22.341.236 triệu đồng. Tính đến thời điểm 30/9/2006, tổng vốn huy động đạt 31.670.517 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, đạt 46,52% trong năm 2004; 55,65% trong năm 2005 và đạt 41,76 % trong 9 tháng đầu năm 2006.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Giá trị
Tỷ trọng
Tiền vay từ NHNN
68.670
967.312
49.000
0,15%
Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước
1.000.806
1.123.576
2.131.696
6,73%
Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác
243.950
265.428
260.712
0,82%
Tiền gửi của khách hàng
13.040.340
19.984.920
29.229.109
92,30%
Tổng vốn huy động
14.353.766
22.341.236
31.670.517
100,00%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006.
Trong đó:
- Tiền vay từ NHNN:
Đến 30/9/2006, vay từ NHNN là 49.000 triệu đồng thông qua kênh thị trường mở, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn huy động (0,15%). Tiền vay từ NHNN trong 9 tháng đầu năm giảm nhiều (gần 20 lần) so với năm 2005 và thấp hơn so với năm 2004.
- Tiền gửi các tổ chức tín dụng trong nước:
Đến 30/9/2006, nguồn vốn huy động từ các TCTD trong nước đạt 2.131.696 triệu đồng, chiếm 6,73% tổng nguồn vốn huy động của ACB. Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước tăng lên qua các năm, năm 2005 có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2004 nhưng chỉ trong 9 tháng đầu năm 2006 đã tăng lên gần gấp đôi so với năm 2005.
- Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác:
Các khoản vốn ACB nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác đến 30/9/2006 đạt 260.712 triệu đồng, chủ yếu là từ các tổ chức quốc tế tài trợ cho các dự án của Chính phủ. Chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ 0,82% trong tổng vốn huy động của ACB và phần chênh lệch tăng/giảm không đáng kể qua các năm.
- Tiền gửi của khách hàng:
Tiền gửi của khách hàng trong nước đến 30/9/2006 là 29.229.109 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,3% trong nguồn vốn huy động của ACB, trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 76,8% trong tổng nguồn, còn lại là tiền gửi thanh toán và tiền gửi ký quỹ.
Nguồn vốn huy động 2004 đến 30/9/2006.
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Phân theo kỳ hạn
14.353.766
100,0%
22.341.236
100,0%
31.670.517
100,0%
- Ngắn hạn.
11.172.603
77,8%
17.770.904
79,5%
24.888.623
78,6%
- Trung, dài hạn.
3.181.163
22,2%
4.570.332
20,5%
6.781.894
21.4%
Phân theo cơ cấu
14.353.766
100,0%
22.341.236
100,0%
31.670.517
100,0%
- Ngoài nước
-
-
-
-
-
-
- Trong nước
14.353.766
100%
22.341.236
100%
31.670.517
100%
+ Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác.
243.950
1,7%
265.428
1,2%
260.712
0,8%
+ Tổ chức tín dụng.
1.069.476
7,5%
2.090.888
9,4%
2.180.696
6,9%
+ Khách hàng.
13.040.340
90,8%
19.984.920
89,4%
29.229.109
92,3%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006.
Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chủ yếu là do huy động ngắn hạn, Năm 2004 chiếm 77,8%, năm 2005 chiếm 79,5% và tính đến 30/9/2006 chiếm 78,6% trong tổng nguồn huy động.
Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu chủ yếu là do huy động từ tiền gửi của khách hàng, năm 2004 chiếm tỷ trọng 90,8%, năm 2005 chiếm 89,4% và 9 tháng đầu năm 2006 chiếm tỷ trọng 92,3% và tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng ở mức cao, năm 2005 đạt 53,25%, đến 30/9/2006 đạt 46,26%. Vốn huy động từ các TCTD và vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác không đáng kể, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.
7.6.3. Sử dụng vốn.
ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Tổng dư nợ cho vay đến 30/9/2006 chỉ chiếm tỷ lệ 45,67% tổng nguồn vốn huy động. Phần nguồn vốn còn lại được gửi tại các TCTD dụng trong và ngoài nước hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán của các ngân hàng thương mại quốc doanh hoặc các loại chứng khoán của Chính phủ.
7.6.3.1.Tiền gửi TCTD trong và ngoài nước.
Nằm trong cơ cấu của phần nguồn vốn huy động được gửi tại các TCTD, tiền gửi tại các TCTD trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2004 là 3.846.155 triệu đồng, tương đương 95,96% tổng tiền gửi tại các TCTD; năm 2005 là 5.926.745 triệu đồng, tương đương 93.28% (tốc độ tăng đạt 54,09%). Sau 9 tháng đầu năm 2006, tiền gửi tại các TCTD trong nước đã đạt 10.260.176 triệu đồng, tương đương 66.13%, tốc độ tăng đạt 73,12%, chủ yếu là do tiền gửi có kỳ hạn bằng VND.
Tiền gửi tại các TCTD nước ngoài cũng tăng rất cao, năm 2004 là 161.821 triệu đồng, năm 2005 là 427.153 triệu đồng, tăng 163,97%. Trong 09 tháng đầu năm 2006, tổng tiền gửi tại các TCTD nước ngoài đạt 5.255.341 triệu đồng, tăng 1.130,32% so với năm 2005.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
VND
Ngoại tệ
Vàng
Tổng
Tiền gửi tại các TCTD trong nước
3.846.155
5.926.745
8.326.243
1.933.933
-
10.260.176
Không kỳ hạn
122.777
209.387
66.243
59.023
-
125.266
Có kỳ hạn
3.723.378
5.717.358
8.260.000
1.874.910
-
10.134.910
Tiền gửi tại các TCTD nước ngoài
161.821
427.153
-
1.813.456
3.441.885
5.255.341
Không kỳ hạn
105.161
109.918
-
1.797.445
3.441.885
5.239.330
Có kỳ hạn
56.660
317.235
-
16.011
-
16.011
Tổng tiền gửi
4.007.976
6.353.898
8.326.243
3.747.389
3.441.885
15.515.517
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006
7.6.3.2.Đầu tư chứng khoán:
Năm 2004, tổng giá trị đầu tư chứng khoán có nguồn thu nhập cố định (trái phiếu) là 2.891.750 triệu đồng, chủ yếu là trái phiếu của TCTD, còn lại đơn thuần là đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.
Năm 2005, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu là 4.823.767 triệu đồng, trong đó trái phiếu của TCTD chiếm 61,82%, trái phiếu Chính phủ chiếm 38,18%.
Tính đến 30/09/2006, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu là 3.705.280 triệu đồng, trong đó trái phiếu Chính phủ chiếm 43,55%; trái phiếu của TCTD 40,66%. Hoạt động đầu tư vào trái phiếu của tổ chức kinh tế trong nước đã bắt đầu được thực hiện, chiếm 15,79%.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Giá trị
Tỷ trọng
Trái phiếu chính phủ
403.019
1.841.953
1.613.822
43,55%
TCTD khác
2.488.731
2.981.814
1.506.458
40,66%
Tổ chức kinh tế trong nước
-
-
585.000
15,79%
Tổng đầu tư chứng khoán
2.891.750
4.823.767
3.705.280
100,00%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006
7.6.3.3.Hoạt động tín dụng.
Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Tính đến 30/9/2006, dư nợ cho vay đạt 14.464 tỷ đồng, tăng 51,25% so với cuối năm 2005. Các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán v.v.…
Bảng thống kê tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Số dư
% tăng
Số dư
% tăng
Số dư
% tăng
Tổ chức tín dụng (*)
61.238
-
181.681
196,68%
43.654
-75,97%
Khách hàng
6.698.437
-
9.381.517
40,06%
14.420.673
53,71%
Tổng dư nợ tín dụng
6.759.675
25,27%
9.563.198
41,47%
14.464.327
51,25%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006.
7.6.3.4.Chi tiết dư nợ cho vay và tạm ứng cho khách hàng.
7.6.3.4.1. Theo loại hình cho vay.
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Cho vay ngắn hạn
3.387.962
4.851.873
8.170.474
Cho vay trung và dài hạn
2.909.626
4.010.283
5.807.165
Cho vay hợp vốn
292.367
458.705
407.011
Cho vay từ nguồn tài trợ chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác
98.466
60.656
36.023
Cho vay từ nguồn tài trợ chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác
10.016
0
0
Tổng
6.698.437
9.381.517
14.420.673
Dự phòng rủi ro tín dụng
-26.027
-20.825
-48.331
Danh mục cho vay (thuần)
6.672.410
9.360.692
14.372.342
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006
Tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là loại hình cho vay ngắn hạn, tiếp đến là cho vay trung và dài hạn. Nợ chờ xử lý được giải quyết triệt để từ năm 2005, kết quả đạt được là khoản mục này đã không còn số dư so với 10.016 triệu trong năm 2004.
7.6.3.4.2. Theo loại tiền tệ.
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Cho vay bằng đồng Việt Nam
4.513.642
7.097.841
10.833.452
Cho vay bằng ngoại tệ
2.184.795
2.283.676
3.587.221
Tổng cộng
6.698.437
9.381.517
14.420.673
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006.
7.6.3.4.3. Theo ngành nghề.
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Thương mại
1.162.612
1.990.939
3.898.909
Nông lâm nghiệp
145.220
129.252
78.639
Sản xuất và gia công chế biến
1.989.665
2.119.473
3.327.893
Xây dựng
200.805
318.852
389.537
Dịch vụ cá nhân và cộng đồng
2.789.251
3.621.374
5.233.829
Kho bãi, giao thông vận tải, và thông tin liên lạc
118.461
269.963
352.717
Giáo dục, đào tạo
2.088
30.968
47.633
Tư vấn, kinh doanh bất động sản
199.823
190.719
196.991
Khách sạn, nhà hàng
44.433
68.568
147.977
Dịch vụ tài chính
503
5.135
0
Khác
45.576
636.274
746.548
Tổng cộng
6.698.437
9.381.517
14.420.673
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006
Vị trí then chốt trong danh mục cho vay phân theo ngành nghề là cho vay sản xuất gia công chế biến, cá nhân và thương mại. Lý giải về sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ của ba ngành này có thể kể đến các đóng góp từ chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh của ACB, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ khách hàng, chính sách tín dụng linh hoạt.
7.6.3.4.4. Theo khu vực.
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Thành phố Hồ Chí Minh
5.250.452
6.960.194
10.509.369
Đồng bằng Sông Cửu Long
442.866
674.852
499.473
Miền Trung
160.428
371.225
631.687
Miền Bắc
844.691
1.375.246
1.990.262
Miền Đông
0
0
789.882
Tổng
6.698.437
9.381.517
14.420.673
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006
Tình hình biến động trong dư nợ cho vay tại năm khu vực địa lý vẫn đi đúng định hướng chiến lược kinh doanh và phản ánh đúng tiềm năng kinh tế, hoàn cảnh cạnh tranh ở từng địa bàn.
Với vai trò là hạt nhân kinh tế của cả nước, khu vực TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương hấp thu nguồn vốn tín dụng cao.
Mới xuất hiện trong danh mục cho vay của năm 2006, thị trường miền Đông Nam bộ đã chứng tỏ được tiềm năng của mình thông qua số dư nợ chiếm 5,48% trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng.
7.6.3.4.5. Theo thành phần kinh tế.
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Doanh Nghiệp nhà nước.
623.449
1.052.334
1.424.898
Công ty cổ phần và TNHH.
2.058.633
3.356.089
5.218.124
Hợp tác xã.
785
3.410
2.314
Công ty liên doanh.
100.324
118.113
235.348
Công ty 100% vốn nước ngoài.
165.838
104.032
253.230
Cá nhân, nông dân và thành phần khác.
3.749.408
4.747.539
7.286.759
Tổng cộng
6.698.437
9.381.517
14.420.673
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006
Nhìn chung, cơ cấu cho vay theo các loại hình kinh tế không có nhiều thay đổi. Trong đó nhóm khách hàng là công ty cổ phần và công ty TNHH chiếm tỷ trọng dư nợ ở mức cao (lớn hơn 30%) qua các thời điểm cuối năm 2004, 2005 và 30/9/2006.
7.6.3.4.6. Nợ quá hạn.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được đảm bảo, cụ thể trong nhiều năm qua, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 1%.
7.6.4. Dịch vụ và kinh doanh ngoại hối.
ĐVT: triệu USD
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Doanh số kinh doanh ngoại tệ
2.939
3.756
5.220
Hoạt động thanh toán
- Doanh số thanh toán Quốc tế
539
985
1.232
- Doanh số chuyển tiền nhanh Western Union
58,3
83,5
77,3
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006
7.6.4.1. Kinh doanh ngoại tệ.
Trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu, ngoài khối lượng giao dịch chủ yếu bằng USD và các loại ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, GBP, AUD, v.v., Phòng Kinh doanh ngoại hối của ACB còn cung cấp cho khách hàng một số ngoại tệ khác ít giao dịch trên thị trường thế giới như đồng Baht Thái Lan (THB), Krone Đan Mạch (DKK), Krone Thụy Điển (SEK), v.v. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 5.220 triệu USD (quy tương đương) trong 9 tháng đầu năm 2006.
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Doanh số kinh doanh (triệu USD)
2.939
3.756
5.220
Lãi kinh doanh (triệu đồng)
5.028
4.891
1.468
Nguồn: ACB
7.6.4.2. Kinh doanh vàng.
Từ năm 1998 ACB là ngân hàng đầu tiên thực hiện huy động và cho vay bằng vàng, ACB hiện đang là ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực này và trở thành nhà kinh doanh vàng có quy mô lớn nhất Việt Nam. Là ngân hàng đầu tiên được NHNN cho phép kinh doanh vàng ở nước ngoài và kinh doanh vàng trên tài khoản, ACB đã góp phần trong việc bình ổn giá vàng tại Việt Nam. Đây là một mảng kinh doanh phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn cao. Để có thể đem lại hiệu quả cao với rủi ro tối thiểu, ACB đã có đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, có tính kỷ luật trong hoạt động nghiệp vụ, và tuân thủ đầy đủ các quy định của hệ thống kiểm soát rủi ro thị trường. Lợi nhuận từ kinh doanh vàng năm 2004 là 3.754 triệu đồng, năm 2005 là 9.749 triệu đồng, 9 tháng năm 2006 là 16.005 triệu đồng.
7.6.4.3. Hoạt động thanh toán trong nước.
Với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch được bố trí hợp lý, cùng 191 tài khoản nostro, hoạt động thanh toán trong nước của ACB đã không ngừng tăng trưởng. Các thống kê về tình hình phân bổ chi nhánh, phòng giao dịch và tài khoản nostro của ACB theo từng khu vực địa lý cho đến cuối tháng 9/2006 như sau:
Tỉnh/ thành
Số lượng chi nhánh,
phòng giao dịch
Số lượng
TK nostro
TP. HCM (*)
43
65
Hà Nội
9
20
Hải Phòng
3
16
Đà Nẵng
2
16
Huế
1
10
Hội An
1
9
An Giang
1
7
Đắc Lak
1
7
Cần Thơ
1
9
Khác
9
32
Tổng cộng
71
191
Nguồn: ACB.
(*) Bao gồm cả Hội sở.
Ngoài 48 tài khoản nostro duy trì ở hai khu vực kinh tế trọng điểm là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng từ 5 đến 10 tài khoản nostro mở tại mỗi tỉnh, thành còn lại đã giúp ACB đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng trong thời gian qua. Tính đến 30/9/2006, tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán trong nước đã đạt được 7,900 triệu đồng, bằng cả năm 2005.
7.6.4.4. Thanh toán quốc tế.
Là một dịch vụ truyền thống của Ngân hàng, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng thu dịch vụ của ACB. Trong những năm gần đây, ACB đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, mức ký quỹ thư tín dụng (L/C) nhập khẩu, chính sách bán ngoại tệ, v.v. Lượng ngoại tệ bán phục vụ nhu cầu nhập khẩu khá ổn định. Kết quả của hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm như sau:
Năm
2004
2005
30/9/2006
Doanh số
Tốc độ tăng
Doanh số
Tốc độ tăng (*)
Doanh số Thanh toán quốc tế (triệu USD)
539
985
82,75%
1.232
25,08%
Phí dịch vụ Thanh toán quốc tế (tỷ VND)
21,7
30,9
42,40%
33,3
7,77%
Nguồn: ACB.
7.6.4.5. Các dịch vụ thanh toán khác.
7.6.4.5.1. Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
Từ năm 1994, ACB đã là đại lý của tổ chức chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union (WU). Đến nay, ACB có hơn 360 điểm chi trả tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Doanh số chuyển tiền hàng năm đạt trên 55 triệu USD. Hoạt động WU của ACB đạt hiệu quả cao.
7.6.4.5.2. Dịch vụ thẻ.
ACB là một trong các ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm thẻ quốc tế tại Việt Nam. ACB chiếm thị phần cao về các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa và MasterCard. Trong năm 2003, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đưa ra thị trường thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu Visa Electron. Năm 2004, ACB tiếp tục phát hành thẻ MasterCard Electronic. Trong năm 2005, ACB đã đưa ra sản phẩm thẻ MasterCard Dynamic là loại thẻ thanh toán quốc tế kết hợp những tính năng của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với các tổ chức như Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximark, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa. Thẻ ACB đã góp phần tạo nên thương hiệu ACB trên thị trường và tạo nguồn thu dịch vụ đáng kể.
CÁC SỐ LIỆU VỀ THẺ NĂM 2004, 2005 VÀ ĐẾN 30/9/2006
Nội dung
Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Số lượng thẻ phát hành
Thẻ
80.601
145.267
193.207
Thẻ quốc tế
Thẻ
62.767
123.063
170.270
Thẻ nội địa
Thẻ
17.834
22.204
22.937
Số lượng đại lý
Đại lý
4.790
5.584
5.972
Doanh số giao dịch chủ thẻ
Triệu đồng
841.516
1.265.800
1.261.164
Nguồn: ACB.
7.6.4.5.3. Dịch vụ ngân hàng điện tử.
Nhằm mục đích giới thiệu cho khách hàng Việt Nam các sản phẩm của một ngân hàng hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, trong năm 2003, ACB đã chính thức cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm: Internet banking, home banking, phone banking và mobile banking, mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích. ACB là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện tử nhằm mã hóa bảo mật chữ ký điện tử của khách hàng, tăng độ an toàn khi sử dụng dịch vụ home banking. Từ năm 2004, ACB cũng đã đưa vào hoạt động Tổng đài 247, cung cấp thêm các tiện ích cho khách hàng thông qua kênh điện thoại. Tổng đài này được phát triển thành Call Center vào tháng 4/2005.
Trong cơ cấu thu dịch vụ của ngân hàng, thu về dịch vụ bảo lãnh và thanh toán (chuyển tiền, thanh toán quốc tế, WU, thẻ tín dụng) chiếm gần 90%. Phần còn lại là các dịch vụ khác bao gồm trung gian thanh toán nhà đất, các dịch vụ về ngân quỹ.
7.6.4.6. Hoạt động ngân hàng đại lý.
Quan hệ ngân hàng đại lý nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, chuyển tiền, mua bán và kinh doanh ngoại tệ, vàng, v.v. Số ngân hàng đại lý không ngừng tăng lên qua các năm. Đến 30/9/2006, số lượng ngân hàng đại lý của ACB trên thế giới là 312 ngân hàng và tập đoàn tài chính với 6.188 chi nhánh trải rộng trên toàn cầu.
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
30/9/2006
Đại lý
5.615
5.685
6.188
Ngân hàng
204
243
312
Quốc gia
106
118
125
Nguồn: ACB.
Bên cạnh đó, ACB còn tham gia vào nhiều chương trình tín dụng của các định chế tài chính quốc tế như: Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Liên minh Châu Âu; Quỹ phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Chương trình Bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Tổ chức Viện trợ và Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), v.v. Ngoài ra, ACB cũng đang tiếp nhận chương trình hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài nhằm nâng cao năng lực quản trị và điều hành.
7.7. NHÂN SỰ
ACB rất quan tâm đến nhân tố con người. Nhận thức được rằng một hệ thống hoạt động hoàn hảo là bởi có những con người vận hành giỏi và nguồn nhân lực là yếu tố sống còn cho sự thành công của ACB, công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống.
Khi mới thành lập, ACB chỉ có 27 nhân viên. Đến nay, nhân sự của ACB đã lên đến 2.722 người, tăng hơn 100 lần. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, Đội ngũ nhân sự của ACB hàng năm tiếp tục được bổ sung chủ yếu từ các trường Đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh trong và ngoài nước.. Nguồn nhân lực ACB được đánh giá là được đào tạo căn bản, có tính chuyên nghiệp cao và nhiều kinh nghiệm.
Việc xây dựng môi trường làm việc năng động với cơ chế về lương thưởng phúc lợi và thăng tiến nghề nghiệp minh bạch, tạo dựng văn hóa ACB được chú trong đặc biệt và là chiến lược khá dài hạn. Đạo đức nghề nghiệp và sự sáng tạo cá nhân luôn được khuyến khích phát triển.
7.8. CÁC DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐANG THỰC HIỆN.
7.8.1. Trung tâm ATM.
Theo kế hoạch đến năm 2010 ACB sẽ có ít nhất 600 máy ATM được lắp đặt trên toàn quốc. Việc triển khai phát hành và thanh toán bằng thẻ ATM sẽ góp phần phổ cập phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Với những tính năng ưu việt, thẻ thanh toán sẽ dần điều chỉnh thói quen sử dụng tiền mặt trong cộng đồng dân cư.
7.8.2. Mở thêm công ty trực thuộc.
Tháng 4/2006, HĐQT đã đồng ý về nguyên tắc thành lập hai công ty trực thuộc là Công ty quản lý quỹ và Công ty cho thuê tài chính. Hiện nay ACB đang hoàn tất thủ tục để trình NHNN cấp giấy phép hoạt động cho 2 công ty này.
7.8.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động.
Theo kế hoạch từ nay đến cuối năm 2006, ACB sẽ mở thêm chín chi nhánh/phòng giao dịch, nâng tổng số chi nhánh/phòng giao dịch của ACB lên 80. Kế hoạch năm 2007,dư kiến tổng số chi nhánh/phòng giao dịch của ACB sẽ đạt đến 100. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009, mỗi năm phát triển thêm tối thiểu tám chi nhánh/ phòng giao dịch.
7.8.4. Phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Phương án phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi đã được ĐHĐCĐ thông qua ngày 31/8/2006 và được NHNN chấp thuận ngày 25/9/2006. Trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá là 1 triệu đồng, kỳ hạn năm (5) năm, lãi suất 8%/năm, cố định trong suốt thời hạn của trái phiếu, lãi trả hàng năm, được phát hành cho cổ đông hiện hữu nhằm mục đích đảm bảo an toàn vốn, đầu tư hiện đại hoá Ngân hàng và mở rộng mạng lưới hoạt động, giúp Ngân hàng triển khai từng bước các hoạt động đầu tư đồng thời duy trì các chỉ số tài chính cân đối và an toàn.
Số lần dự kiến phát hành: gồm 02 đợt
- Đợt 1: Phát hành 1.650 tỷ đồng trái phiếu. Thời điểm chốt danh sách cổ đông có quyền mua trái phiếu là 17 giờ ngày 09/10/2006. Cổ đông được mua số lượng trái phiếu theo tỷ lệ cổ phần đang sở hữu. Thời hạn đăng ký và hòan tất việc thanh toán từ 10/10/2006 đến 17 giờ ngày 15/10/2006. Các chi tiết khác được quy định trong Quy chế phát hành trái phiếu chuyển đổi ban hành ngày 02/10/2006. Đợt 1 đã thực hiện thành công vào ngày 15/10/2006.
- Đợt 2: phát hành 1.350 tỷ đồng trái phiếu từ năm 2007. Thời điểm phát hành do HĐQT quyết định.
Thời hạn chuyển đổi:
- 1.100 tỷ đồng trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong quý I năm 2007. HĐQT sẽ thông báo cho cổ đông 15 (mười lăm) ngày trước khi chuyển đổi.
- 1.900 tỷ đồng trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông từ năm 2008 đến năm 2011. Thời điểm chuyển đổi do HĐQT quyết định.
Tỷ lệ chuyển đổi: trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu theo mệnh giá của cổ phiếu vào thời điểm chuyển đổi. Số trái phiếu của mỗi trái chủ được chuyển đổi thành cổ phiếu trong từng đợt được xác định theo tỷ lệ thống nhất do HĐQT quy định, áp dụng chung cho tất cả trái chủ.
Việc chuyển đổi sẽ được thực hiện theo “Quy chế phát hành TPCĐ của Ngân hàng Á Châu” ban hành kèm theo Quyết định số 508/NVQĐ-PC.06 ngày 02/10/2006 của chủ tịch HĐQT ACB. Sau khi đăng ký giao dịch, việc công bố thông tin và đăng ký giao dịch bổ sung lượng cổ phiếu mới phát sinh sau chuyển đổi sẽ được thực hiện theo quy định của TTGDCK Hà Nội.
8. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 02 NĂM 2004, 2005 VÀ 09 THÁNG NĂM 2006.
Các số liệu tài chính sử dụng trong bản cáo bạch này được lấy từ Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2005 của ACB và các công ty con được hợp nhất và kiểm toán bởi công ty TNHH PriceWaterhouseCoopers (Việt Nam). Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2004 của ACB được kiểm toán. Tuy nhiên Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12/2004, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của ACB và các công ty con cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2004 được trình bày dưới dạng so sánh và các số liệu này không được kiểm toán. Ngoài ra, báo cáo tài chính hợp nhất tính đến ngày 30/9/2006 do ACB lập và chưa được kiểm toán do chưa kết thúc năm tài chính.
8.1. TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB.
8.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
30/9/2006
TTS
15.419.534
24.272.864
38.177.588
Tổng vốn huy động
14.353.766
22.341.236
31.670.517
Tổng dư nợ
6.759.675
9.563.198
14.464.327
Tổng thu nhập kinh doanh
475.638
687.654
787.943
Thuế và các khoản phải nộp (**)
74.367
102.179
101.298
Lợi nhuận trước thuế
282.148
391.550
457.684
Lợi nhuận sau thuế
214.091
299.201
369.293
Tỷ lệ chia cổ tức (%)
36,7
28
38 (*)
Bằng tiền mặt (% trên mệnh giá )
12
12
08 (*)
Bằng cổ phiếu (% trên số lượng)
24,7
16
30 (*)
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2004, 2005 và 30/9/2006.
8.1.2. Các chỉ tiêu khác.
8.1.2.1. Thu nhập.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
30/9/2006
Thu nhập tín dụng
350.295
73,65%
514.265
74,79%
576.092
73,11%
Thu nhập phi tín dụng
125.343
26,35%
173.389
25,21%
211.851
26,89%
Tổng thu nhập
475.638
100,00%
687.654
100,00%
787.943
100,00%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2004, 2005 và 30/9/2006.
8.1.2.2. Chi phí.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
30/9/2006
Lương và chi phí liên quan
71.035
108.538
132.044
Chi phí khấu hao
17.874
25.520
30.588
Chi phí hoạt động khác
93.064
157.255
147.431
Tổng chi phí kinh doanh
181.973
291.313
310.063
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2004, 2005 và 30/9/2006.
8.1.2.3. Về tỷ lệ khấu hao TSCĐ.
Chỉ tiêu
2004
2005
30/9/2006
Tòa nhà
4,0%
4,0%
4,0%
Thiết bị văn phòng
20,0%
33,0%
33,0%
Xe cộ
10,0%
14,0%
14,0%
Tài sản cố định khác
20,0%
20,0%
20,0%
Phần mềm vi tính
12,5%
12,5%
12,5%
Nguồn: ACB.
8.1.2.4. Hoạt động đầu tư.
ĐVT: triệu đồng
STT
Loại hình
Số dư đầu tư 2004
Tỷ trọng
Số dư đầu tư 2005
Tỷ trọng
Số dư đầu tư 30/9/2006
Tỷ trọng
1
Đầu tư trái phiếu
2.891.750
98,3%
4.823.767
97,2%
3.705.280
91,6%
2
Góp vốn đầu tư
51.273
1,7%
136.716
2,8%
338.231
8,4%
Tổng cộng
2.943.023
100%
4.960.483
100%
4.043.511
100%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2004, 2005 và 30/9/2006.
Ghi chú:
Đầu tư trái phiếu bao gồm:
- Sẵn sàng để bán và
- Giữ đến ngày đáo hạn.
CHI TIẾT CÁC KHOẢN GÓP VỐN ĐẦU TƯ TÍNH ĐẾN THÁNG 09/2006
ĐVT: triệu đồng
STT
Tên doanh nghiệp
Vốn góp thực tế
ACB
1
Công ty CP Bảo hiểm Nhà Rồng(BẢO LONG)
15.400
2
Công ty CP Sài Gòn- Phú Quốc
1.958
3
Công ty CP Thương mại và Du lịch Sài Gòn (SP Co)
638
4
Công ty CP Mắt kính Sài Gòn
1.076
5
Công ty CP Thể Thao ACB
300
6
Công ty CP TM DV Đông Anh
1.000
7
Công ty CP phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối
1.067
8
Công ty CP địa ốc ACB
2.500
9
Công ty CP dịch vụ bảo vệ Ngân hàng Á Châu
100
10
Công ty CP Sài Gòn Kim Hoàn ACB - SJC
1.000
11
Công ty CP Thủy Tạ
4.100
12
Công ty CP Song Tân
16.000
13
Công ty CP lương thực Bình Trị Thiên
2.654
14
Công ty CP khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang
10.000
15
Lợi nhuận đóng góp từ các công ty liên kết (ACBR, ACB-SJC, ACBD)
431
Tổng cộng
58.224
ACBS
1
Nagarjuna Int'l Vietnam Ltd.
31.047
2
Công ty CP Thủy Tạ
8.682
3
Công ty may Phương đông
7.462
4
Công ty CP Tơ tằm Á châu
1.000
5
Eximbank
16.684
6
Giadinh bank
1.000
7
Công ty dược phẩm 3 tháng 2
3.710
8
Viconship
2.527
9
Saigon tourist
15.158
10
Công ty Thủy sản Việt Long
9.188
11
Công ty CP địa ốc Gò Môn
1.583
12
Ngân hàng Đại Á
37.400
13
Công trái giáo dục
20.000
14
Công ty TNHH đào tạo ngân hàng
310
15
Công ty TNHH Tân Tạo
35.000
16
Ngân hàng Việt Á
866
17
Công ty CP Chuyển mạch tài chánh quốc gia
10.000
18
Công ty CP ĐT PT Bình Thắng
3.643
19
Golf Hoa Việt
436
20
Golf sông Bé
492
21
Công ty CP khu công nghiệp Đức Hoà 3
15.938
22
Công ty CP Đại Cát Hoàng Long
476
23
Công ty CP phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối
4.162
24
Công ty CP khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang
10.000
25
Công ty CP địa ốc ACB
3.750
26
Tổng cộng
240.513
ACBA
1
Công ty CP địa ốc ACB
6.000
2
Công ty LT Bình Trị Thiên
6.758
3
Công ty Khoan và dịch vụ Khoan dầu khí
17.680
Tổng cộng
30.438
Công ty CP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn
1
Các khoản đầu tư của công ty CP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn
9.055
Tổng cộng
338.231
Nguồn: ACB.
8.1.2.5. Các chỉ tiêu khác.
Chỉ tiêu
2004
2005
30/9/2006
Thu nhập ròng từ lãi/TTS bình quân
2,70%
2,60%
1,84%
Thu nhập ngoài lãi/TTS bình quân
0,90%
0,80%
0,68%
Chi phí hoạt động/TTS bình quân
1,30%
1,40%
0,99%
Lợi nhuận trước thuế/TTS bình quân
2,10%
1,90%
1,47%
Lợi nhuận ròng/TTS bình quân
1,60%
1,50%
1,18%
Suất lợi nhuận/ Vốn tự có (ROE)
33,65%
30,02%
23,87%
Nguồn: ACB
Ghi chú: Số liệu tính toán dựa theo Báo cáo tài hợp nhất chính năm 2004, 2005 và 30/9/2006.
8.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU NĂM 2006
Tăng trưởng kinh tế cao (GDP 9 tháng đầu năm tăng 7,8% và dự kiến cả năm đạt mức trên 8%) đang tạo động lực thúc đẩy hoạt động của các thành phần kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Lạm phát được kiểm soát tốt (CPI chỉ tăng 5,1% trong 9 tháng đầu năm) và chính sách bình ổn tỉ giá USD/VND của Ngân hàng Nhà nước tạo môi trường kinh tế ổn định và niềm tin đối với các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Họat đông XNK tăng trưởng mạnh. Nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt 32,8 tỉ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2005, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm hàng máy móc. Xuất khẩu tăng trưởng tốt, tính chung 9 tháng đầu năm đạt 29,4 tỉ USD, bằng 77,9% kế hoạch cả năm và tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, đợt nâng lương tối thiểu cho cho công chức và nhân viên các doanh nghiệp nhà nước trong tháng 10/2006 sẽ khuyến khích tiêu dùng trong nước, trong khi đó việc giảm giá nhiên liệu mới đây sẽ giảm nhẹ áp lực lạm phát lên nền kinh tế. Kết quả là sản xuất và chi tiêu trong nước tăng và đi kèm theo đó là nhu cầu về tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác.
Điều này đã và đang tạo điều kiện để các ngân hàng tăng dư nợ tín dụng phục vụ hoạt động đầu tư và tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, dư nợ của ACB trong 9 tháng đầu năm đã tăng 51,2%.
Bên cạnh đó, lãi suất VNĐ và USD sau thời gian dài tăng đã có dấu hiệu chững lại. Những yếu tố trên sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và cải thiện biên độ lợi nhuận của ngành ngân hàng.
Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh đang tạo cơ hội để Công ty chứng khoán ACB gia tăng hoạt động môi giới, repo, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thu phí như tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa và tài chính doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế của Công ty Chứng khoán ACB 9 tháng đầu năm 2006 đạt 31,8 tỉ đồng, bằng 138% kế hoạch của cả năm 2006.
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của tập đoàn ACB là 457,7 tỉ, bằng 82,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2006.
Tóm lại, trong điều kiện kinh tế và môi trường kinh doanh như hiện nay, trong năm 2006 tập đoàn ACB có thể tăng trưởng trên 70% so với năm 2005 cả về lợi nhuận lẫn quy mô hoạt động.
9. VỊ THẾ CỦA ACB SO VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC TRONG NGÀNH.
9.1. VỊ THẾ CỦA ACB TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG.
ACB là ngân hàng có quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận lớn nhất trong các NHTMCP Việt Nam (xin xem bảng dưới đây).
BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CÁC NHTMCP NĂM 2005
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
ACB
Sacombank
Eximbank
NH Đông Á
Tổng tài sản
24.272.864
14.456.182
11.369.233
8.515.912
Vốn huy động
22.341.236
12.271.905
10.309.077
7.320.507
Dư nợ cho vay
9.563.198
8.379.335
6.427.689
5.947.768
Lợi nhuận trước thuế TNDN
391.550
306.054
28.557
138.446
Nguồn: Công khai báo cáo tài chính của các ngân hàng trên báo Tài chính ngân hàng
Tại Việt Nam, đến tháng 8/2006 có năm NHTMNN, hai ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), 37 NHTMCP, năm ngân hàng liên doanh, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 45 văn phòng đại diện của các định chế tín dụng nước ngoài và hệ thống hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân, bảy công ty tài chính. Số lượng như vậy có thể xem là khá nhiều so với qui mô nền kinh tế Việt Nam. Do vậy sự cạnh tranh của các ngân hàng sẽ rất mạnh, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Đến cuối năm 2005, bốn NHTM lớn của Nhà nước ước tính chiếm khoảng 80% vốn huy động và 70% dư nợ cho vay toàn thị trường. Các NHTM còn lại và các ngân hàng nước ngoài chia sẻ 20% thị phần huy động vốn và 30% thị phần cho vay còn lại. Điều này thể hiện thị trường ngân hàng có độ tập trung cao vào các NHTMNN. Tuy nhiên so trong nội bộ hệ thống NHTMCP, ACB là ngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản, vốn huy động và cho vay. Huy động vốn của ACB đến cuối năm 2005 chiếm khoảng 3,5% thị phần toàn ngành ngân hàng, cho vay chiếm thị phần 1,72%. Trong hệ thống NHTMCP, ACB chiếm thị phần huy động vốn là 19,28% và thị phần cho vay là 12,11% đến cuối năm 2005. Với tốc độ tăng trưởng cao về huy động vốn và dư nợ cho vay liên tục trong hai năm 2004, 2005 và 9 tháng đầu năm 2006, ACB đang tạo khoảng cách xa dần với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP về qui mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận.
9.2. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH.
Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của NHNN gồm các nội dung cơ bản:
- Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng.
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống.
- Cải cách căn bản, triệt để nhằm phát triển hệ thống các TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có qui mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh, tạo nền tảng xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực Châu Á, áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới.
- Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự có và nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời. Từng bước cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định KT-XH và an toàn hệ thống, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ngân hàng hàng đầu thế giới mua cổ phần và tham gia quản trị, điều hành các NHTM Việt Nam.
Một số chỉ tiêu phát triển chính của ngành ngân hàng đến năm 2010 như sau:
- Tốc độ tăng huy động vốn: 18-20%/năm
- Tốc độ tăng tín dụng: 18-20%/năm
- Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn: 33-35% (trong tổng nguồn vốn huy động)
- Tỷ lệ nợ xấu: 5-7% (so tổng dư nợ)
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 8%
9.3. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÙ HỢP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỀN CỦA ACB.
Với định hướng tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về quy mô với các NHTMNN, ACB đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng... gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng rất nhanh trong những năm tới bằng hình thức trái phiếu chuyển đổi và lợi nhuận để lại. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, ACB cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế. Các yếu tố đó thể hiện các định hướng và chiến lược kinh doanh của ngân hàng hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
10. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG.
10.1. TỔNG SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, NHÂN VIÊN.
Tính đến 30/9/2006 tổng số lượng cán bộ nhân viên của ACB là 2.722 người, trong đó phân loại:
10.1.1. Theo cấp quản lý.
Cán bộ quản lý: 213 người.
Nhân viên: 2.509 người.
10.1.2. Theo trình độ học vấn.
Trên Đại học: 104 người.
Đại học: 2.329 người.
Cao đẳng, Trung cấp: 223 người.
Lao động phổ thông: 66 người.
10.2. MỨC LƯƠNG BÌNH QUÂN.
Năm 2004: 3.875.000 đồng/tháng.
Năm 2005: 4.628.000 đồng/tháng.
9 tháng năm 2006: 5.267.550 đồng/tháng.
10.3. CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO.
Đào tạo và phát triển nhân viên là công tác được ưu tiên hàng đầu của ACB. Mục tiêu là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Các nhân viên trong hệ thống ACB được khuyến khích đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chức năng công việc nhằm thực hiện tốt các dịch vụ đa dạng của ngân hàng và chuẩn bị cho những công việc có trách nhiệm cao hơn. ACB đã xây dựng được Trung tâm đào tạo của mình với hệ thống giáo trình hoàn chỉnh bao gồm tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, các kiến thức pháp luật, tổ chức quản lý và hoạt động theo ISO 9001:2000.
Nhân viên quản lý, điều hành của ACB cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, v.v. Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các thành viên trong Ngân hàng trên tinh thần một tổ chức không ngừng học tập để chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững.
Về chủ trương, tất cả các nhân viên trong hệ thống ACB đều có cơ hội tham dự các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo nhu cầu công việc bên trong và bên ngoài ngân hàng, được ngân hàng tài trợ mọi chi phí.
Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB tổ chức các khóa đào tạo liên quan như:
- Khóa học về Hội nhập môi trường làm việc
- Khóa học về các sản phẩm của ACB.
- Các khóa nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm TCBS liên quan đến chức danh nhân viên (tín dụng, giao dịch, thanh toán quốc tế, v.v.).
Đối với cán bộ quản lý, ACB thường xuyên tổ chức các khóa học như sau:
- Các sản phẩm mới của ACB.
- Khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý chi nhánh.
- Các khóa học về kỹ năng liên quan (kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, v.v.)
- Các khóa học nâng cao và cập nhật, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ: tín dụng nâng cao, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, v.v.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các cổ đông nước ngoài, ACB cũng đã tổ chức các khóa học trong nước đồng thời cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài để nâng cao kiến thức.
Năm 2005, ACB đã tổ chức được 137 khóa đào tạo cho 4.171 lượt cán bộ và nhân viên. Theo kế hoạch, năm 2006, ACB sẽ tổ chức 150 khóa đào tạo (tăng 67% so với năm 2005) dành cho 5.000 lượt cán bộ và nhân viên ngân hàng.
10.4. CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG.
Chế độ khen thưởng cho nhân viên của ACB gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của mỗi nhân viên thực hiện cho khách hàng. Về quy định chung, ACB có các chế độ cơ bản như sau:
- Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương;
- Ngoài ra nhân viên còn được hưởng thêm lương theo năng suất và hoàn thành công việc.
- Thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng sáng kiến.
- Thưởng trong các dịp lễ tết của quốc gia và kỷ niệm thành lập Ngân hàng.
10.5. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP, BẢO HIỂM XÃ HỘI.
Tất cả nhân viên chính thức của ACB đều được hưởng các trợ cấp xã hội phù hợp với Luật Lao động. Bên cạnh đó, nhân viên của Ngân hàng còn nhận được các phụ cấp theo chế độ như phụ cấp độc hại, phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụ cấp chuyên môn, v.v...
10.6. SINH HOẠT ĐOÀN THỂ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KHÁC.
Tại ACB, các tổ chức như công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật. ACB thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt đoàn thể nhằm tạo không khí vui tươi, thân thiện cho nhân viên.
Hàng năm, ACB thực hiện chế độ nghỉ mát, đồng phục cho nhân viên. Ngoài ra, ACB có những chính sách đãi ngộ nhân viên như xây căn hộ chung cư bán trả góp, tổ chức khám bệnh định kỳ và thành lập câu lạc bộ sức khỏe.
ACB đặc biệt chú trọng tổ chức các hoạt động cứu trợ xã hội, từ thiện, .v.v..., thông qua đó xây dựng tinh thần hỗ trợ, đùm bọc trong tập thể nhân viên ACB với nhau và với xã hội.
11. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC.
HĐQT có trách nhiệm xây dựng phương án phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ để trình ĐHĐCĐ. Phương án này được xây dựng trên cơ sở lợi nhuận sau thuế mà Ngân hàng thu được từ hoạt động kinh doanh trong năm tài chính sau khi đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và tài chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng xét tới kế hoạch và định hướng kinh doanh, chiến lược đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm tới để đưa ra mức cổ tức hợp lý.
Trong năm, cổ đông được tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt, căn cứ vào nghị quyết ĐHĐCĐ và kết quả lợi nhuận. Kết thúc năm tài chính, ACB sẽ thực hiện chia cổ tức bằng tiền và/hoặc cổ phiếu. ACB tạm ứng cổ tức 6% bằng tiền mặt cho chín tháng đầu năm 2006. Cả năm 2006, cổ tức bằng tiền mặt là 8%, phần lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ sẽ được chia cổ tức bằng cổ phiếu và dự kiến là 30%.
Mức cổ tức trong các năm vừa qua.
Năm
CỔ TỨC
Bằng tiền mặt (% trên mệnh giá)
Bằng cổ phiếu (% trên số lượng)
2004
12%
24,7%
2005
12% cho cổ phiếu phát hành trước 06/2005.
06% cho cổ phiếu phát hành sau 06/2005.
16%
2006
8% (dự kiến)
30%(dự kiến)
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004,2005 và kế hoạch 2006 của ACB.
Căn cứ trên cở sở kế hoạch kinh doanh giai đoạn năm 2006 - 2011, ACB dự kiến trong giai đoạn tới, mức cổ tức sẽ không thấp hơn 25%/năm.
12. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH.
12.1. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA ACB.
ĐVT: triệu đồng (tính tròn).
Chỉ tiêu
2004
2005
30/9/2006
Quy mô vốn
VĐL
481.138
948.316
1.100.046
TTS có
15.419.534
24.272.864
38.177.588
Tỷ lệ an toàn vốn
8,09%
11,98%
8,92%
Kết quả hoạt động kinh doanh
Nguồn vốn huy động
14.353.766
22.341.236
31.670.517
Dư nợ cho vay
6.759.675
9.563.198
14.464.327
Nợ quá hạn (1)
48.660
37.494
74.027
Nợ khó đòi (1) (2004)/ Nợ xấu (2005,2006)
10.140
27.939
26.340
Hệ số sử dụng vốn
- Tỷ lệ LN sau thuế/VĐL bình quân
47,31%
41,86%
36,06%
- Tỷ lệ LN sau thuế/TTS bình quân
1,60%
1,50%
1,18%
- Tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn/tổng số dư bảo lãnh
-
-
-
- Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%)
0,72%
0,39%
0,51%
- Tỷ lệ nợ khó đòi/ Tổng dư nợ (%)
0,15%
0,29%
0,18%
Khả năng thanh khoản
- Khả năng thanh toán ngay (2)
441%
601%
399,25%
- Khả năng thanh toán chung (2)
75%
91,20%
93,85%
Nguồn: ACB.
(1) Ghi chú:
Nợ quá hạn và nợ xấu (năm 2004): theo Quyết định số 292/QĐ-NHNN.
Nợ quá hạn (năm 2005 và 2006): theo Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 về việc sửa đổi bổ sung Khoản 6 Điều 1 của quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/ QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Nợ khó đòi (nợ xấu) (năm 2005 và 2006): là tổng dư nợ thuộc các nhóm từ nhóm 3 đến 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.
Nợ quá hạn = nợ cần chú ý + nợ dưới tiêu chuẩn + nợ nghi ngờ + nợ có khả năng mất vốn.
Nợ khó đòi = nợ dưới tiêu chuẩn + nợ nghi ngờ + nợ có khả năng mất vốn.
Số liệu dư nợ năm 2005-2006 cụ thể như sau: (ĐVT: triệu đồng).
Khoản mục
Năm 2005
30/9/2006
Nợ đủ tiêu chuẩn
9.407.406
14.239.498
Nợ cần chú ý
127.853
198.489
Nợ dưới tiêu chuẩn
3.458
8.730
Nợ nghi ngờ
4.020
6.948
Nợ có khả năng mất vốn
20.461
10.662
Tổng
9.563.198
14.464.327
(Từ tháng 6/2005, ACB đã tiến hành phân loại danh mục cho vay của mình theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN).
(2) Khả năng thanh toán ngay =
Tài sản có có thể thanh toán ngay (01 ngày)
tài sản nợ đến hạn thanh toán ngay (01 ngày)
(2) Khả năng thanh toán chung =
Tổng tài sản có có thể thanh toán
Tổng nợ phải thanh toán
12.2. Kết quả xếp loại hoạt động của Ngân hàng qua các năm.
Căn cứ Quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng của NHNN(**), ACB đã khẳng định được là một ngân hàng lành mạnh trong suốt nhiều năm qua. Số liệu hoạt động qua các năm cho thấy ACB luôn luôn đạt điểm cao và xếp loại A.
Năm 2004 và 2005, Thanh tra Ngân hàng Nhà Nước đã xác nhận xếp loại A cho ACB (Công văn số 1043/TTR ngày 21/9/2006 và Công văn số 1030/TTR ngày 30/9/2006). Chi tiết việc đánh giá xếp loại như chi tiết sau đây:
Chỉ tiêu
Điểm tối đa
Điểm tự đánh giá
2004
2005
1. Vốn tự có
15
15
15
2. Chất lượng hoạt động
35
35
30
a. Chất lượng tín dụng
25
25
20
b. Chất lượng bảo lãnh
5
5
5
c. Cơ cấu tài sản có nội bảng
5
5
5
3. Quản trị, kiểm soát, điều hành
15
15
15
4. Kết quả kinh doanh
20
15
15
5. Khả năng thanh toán
15
15
15
a. Khả năng thanh toán ngay
9
9
9
b. Khả năng thanh toán chung
6
6
6
Tổng cộng
100
95
90
Xếp loại
A
A
13. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SOÁT, BAN TỔNG GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG.
13.1. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ.
13.1.1. Ông TRẦN MỘNG HÙNG
Chủ tịch Hội đồng quản trị
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1953.
§ Nơi sinh : Tiền Giang.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Tiền Giang.
§ Địa chỉ thường trú : 444 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, TP.HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 929 0999
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Đại học Kinh tế TP. HCM - Ngành Ngân hàng.
§ Quá trình công tác:
o 1978 - 1980 : Giảng viên Trường Cao cấp Nghiệp vụ NH.
o 1980 - 1989 : Công tác tại Công ty Bao bì nhựa Q.3, TP. HCM.
o 1989 - 1993 : Công tác tại Công ty Vàng bạc đá quý TP.HCM.
o 1993 - nay : Công tác tại Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số cổ phiếu nắm giữ (đến 17/10/2006): 3.000.000 cổ phiếu
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
o Vợ: Đặng Thu Thủy nắm giữ 1.300.000 cổ phiếu
o Con: Trần Đặng Thu Thảo nắm giữ 2.035.300 cổ phiếu
o Con: Trần Hùng Huy nắm giữ 3.625.800 cổ phiếu
o Em: Trần Tuyết Nga nắm giữ 220.400 cổ phiếu
o Em: Trần Phú Mỹ nắm giữ 2.218.600 cổ phiếu
13.1.2. Ông PHẠM TRUNG CANG
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1954.
§ Nơi sinh : Long An.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Long An
§ Địa chỉ thường trú : 16/41/65 Nguyễn Thiện Thuật, P.2, Q.3, TP.HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8)929 0999
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Đại học Kinh tế TP.HCM- Ngành Thương nghiệp.
§ Quá trình công tác:
o 1978 - 1992 : Giám đốc Công ty TNHH Nhựa Đại Hưng.
o 1993 - 1994 : Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.
o 1994 - 1998 : Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.
o 1999 - 2001 : Phó Chủ tịch HĐQT-Tổng Giám Đốc Ngân hàng Á Châu.
o 2002 - nay : Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tân Đại Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Chợ Lớn.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số cổ phiếu nắm giữ (đến 17/10/2006): 558.400 cổ phiếu.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
o Vợ: Đỗ Thị Quế Thanh nắm giữ 536.600 cổ phiếu
o Con: Phạm Đỗ Quế Hương nắm giữ 627.000 cổ phiếu
o Con: Phạm Đỗ Can Trường nắm giữ 627.000 cổ phiếu
o Con: Phạm Đỗ Diễm Hương nắm giữ 18.000 cổ phiếu
o Em: Phạm Văn Mẹo nắm giữ 431.600 cổ phiếu
13.1.3. Ông NGUYỄN ĐỨC KIÊN
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1964.
§ Nơi sinh : Hà Nội.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Hà Bắc.
§ Địa chỉ thường trú : V2 P18-P20 Khu tập thể Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 929 0999
§ Trình độ văn hóa : Đại học
§ Trình độ chuyên môn : Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hungary-Ngành thông tin .
§ Quá trình công tác:
o 1980-1981 : Đại học kỹ thuật quân sự-Bộ Quốc phòng
o 1981-1985 : Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary
o 1986 - 1994 : Cán bộ Tổng công ty Dệt-May
o 1994 – 8/2006 : Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu; Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó Chủ tịch/Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam.
o 8/2006 – đến nay : Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.
Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Chợ Lớn.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số cổ phiếu nắm giữ (đến 17/10/2006): 4.125.600 cổ phiếu.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan(đến 17/10/2006):
o Vợ: Đặng Ngọc Lan nắm giữ 4.518.100 cổ phiếu
o Em: Nguyễn Đức Cương nắm giữ 20.000 cổ phiếu
o Em: Nguyễn Thùy Hương nắm giữ 1.020.600 cổ phiếu
o Em Nguyễn Thúy Lan nắm giữ 1.020.600 cổ phiếu
13.1.4. Ông TRỊNH KIM QUANG
Thành viên Hội đồng quản trị
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1954.
§ Nơi sinh : Sóc Trăng.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Sóc Trăng.
§ Địa chỉ thường trú : 16/87/27 Nguyễn Thiện Thuật, P.2, Q.3, TP. HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 930 2428
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Đại học Kinh tế TP.HCM (K.A) - Ngành Thương nghiệp.
§ Quá trình công tác:
o 1978 - 1988 : Giảng viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
o 1989 - 1991 : Cán bộ Công ty Vàng bạc đá quý TP.HCM (SJC)
o 1991 - 1993 : Giám đốc Công ty CP Việt Thương
o 1993 - 1998 : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
o 1998 - nay :Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu kiêm Chủ Tịch HĐQT Công ty TNHH Chứng Khoán ACB.
§ Chức vụ hiện nay: Thành viên HĐQT Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số cổ phiếu nắm giữ (đến 17/10/2006): 200.000 cổ phiếu.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
o Vợ: Nguyễn Thị Thanh Ngọc nắm giữ 423.000 cổ phiếu
13.1.5. Ông NGUYỄN CHÍ THÀNH
Thành viên Hội đồng quản trị
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1931.
§ Nơi sinh : Đồng Tháp.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Đồng Tháp.
§ Địa chỉ thường trú : 287 Võ Văn Tần, P.5, Q. 3, Tp.HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8)929 0999
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Đại học Kinh tế Kế hoạch (hệ chính quy).
§ Quá trình công tác:
o 1945 : Tham gia Cách mạng - Bộ Tư Lệnh khu 8 - thành lập tiểu đoàn 307.
o 1954 : Tập kết ra Bắc - Sư đoàn 338.
o 1975 : Tiếp quản Ủy ban Kế hoạch TP. Hồ Chí Minh.
o 1979 : Chủ tịch Ủy ban nhân dân Q.3.
o 1982 : Phó Giám đốc Sở Thương mại TP. Hồ Chí Minh.
o 1993 : Bí thư chi bộ Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số cổ phiếu nắm giữ (đến 17/10/2006): 34.300 cổ phiếu.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006): Không
13.1.6. Bà HUỲNH THANH THỦY
Thành viên Hội đồng quản trị
§ Giới tính : Nữ.
§ Năm sinh : 1957.
§ Nơi sinh : Vĩnh Long.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Trà Vinh.
§ Địa chỉ thường trú : 652 Điện Biên Phủ - P.11 - Q. 10 - TP.HCM
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 929 0999
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Kiến trúc sư (Đại học Kiến trúc TP.HCM).
§ Quá trình công tác:
o 1990 - 1995 : Giám đốc Công ty TNHH AC.
o 1995 - nay : Chủ tịch HĐTV TNHH ACD.
o 2001 - nay : Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH Toàn Thịnh.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số cổ phiếu nắm giữ (đến 17/10/2006 ): 954.800 cổ phiếu
§ Sốlượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
o Cha:Huỳnh Tấn Thanh nắm giữ 535.700 cổ phiếu
o Con: Nguyễn Huỳnh Thanh Thanh nắm giữ 479.600 cổ phiếu
o Con: Nguyễn Huỳnh Thanh Trang nắm giữ 396.400 cổ phiếu
13.1.7. Ông TRẦN HÙNG HUY
Thành viên Hội đồng quản trị
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1978.
§ Nơi sinh : TP. HCM.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Tiền Giang.
§ Địa chỉ thường trú : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 5, Q. 3, TP. HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8)929 0999
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Tài chính (Đại học Chapman, Hoa kỳ).
§ Quá trình công tác:
o 2002 - nay : Chuyên viên nghiên cứu thị trường, Giám đốc Marketing Ngân hàng Á Châu.
o 2006 - nay : Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số cổ phiếu nắm giữ (đến 17/10/2006): 3.625.800 cổ phiếu.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
o Cha: Trần Mộng Hùng nắm giữ 3.000.000 cổ phiếu.
o Mẹ: Đặng Thu Thủy nắm giữ 1.300.000 cổ phiếu.
o Chị: Trần Đặng Thu Thảo nắm giữ 2.035.300 cổ phiếu.
13.1.8. Ông JULIAN FONG LOONG CHOON
Thành viên Hội đồng quản trị
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1951.
§ Nơi sinh : Kuala Lumpur, Malaysia.
§ Quốc tịch : Canada.
§ Dân tộc : Malaysia.
§ Quê quán : Malaysia.
§ Địa chỉ thường trú : 201 Seagull Walk, Singapore 486 658.
§ Số điện thoại liên lạc ở cơ quan: (852) 2820 3086
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn:
o 1974 : Cử nhân hóa học (hạng danh dự), Trường Đại học Loughborough, Anh Quốc.
o 1975 : Thạc sĩ QTKD (Tài chính - Kế toán) - MBA (Finance & Accounting) Đại học McGill, Quebec, Canada.
§ Quá trình công tác:
o 1991 - 1992 : Giám đốc, Standard Chartered Bank, Hong Kong.
o 1992 - 1993 : Giám đốc Tài chính, Standard Chartered Bank, Hong Kong.
o 1993 - 1995 : Giám đốc Tài chính Khu vực, Standard Chartered Bank, Singapore.
o 1995 - 1998 : Giám đốc Tài chính Doanh nghiệp Standard Chartered Bank, Singapore.
o 1998 - 2000 : Giám đốc Tài chính Doanh nghiệp Standard Chartered Bank, Singapore.
o 2000 - 2004 : Giám đốc Tài chính, Standard Chartered Bank, Hong Kong.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Giám đốc Tài chính, Standard Chartered Bank Hong Kong) Limited.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số lượng cổ phần nắm giữ đến 17/10/2006: 9.418.100 cổ phiếu, đại diện cho Standard Chartered APR Ltd.
13.1.9. Ông TIMOTHY M. KRAUSE
Thành viên Hội đồng quản trị
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1957.
§ Nơi sinh : Wisconsin, USA.
§ Quốc tịch : Mỹ.
§ Dân tộc : Mỹ.
§ Quê quán : Mỹ.
§ Địa chỉ thường trú : Suite 7903, Two IFC, 8 Finance Street, Central, Hong Kong.
§ Số điện thoại liên lạc ở cơ quan: (852) 2509 - 8108
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn:
o 1979 : Cử nhân QTKD, Đại học Notre Dame.
o 1981 : Kế toán viên, Washington State.
o 1986 : Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế và Chính sách Ngoại giao Mỹ.
o 2001 : Chương trình Quản trị Nâng cao, Trường Đại học Kinh doanh Havard.
§ Quá trình công tác:
o 1979 - 1983 : Kế toán viên cấp cao (Senior Accountant), Deloitte Haskins and Sells.
o 1986 - 1988 : Chuyên gia Kinh tế Quốc tế (International Economist) cho Bộ Ngân khố Mỹ (U.S. Treasury Department).
o 1989 - 1992 : Cán bộ tài chính (Financial Officer) tại Bộ Ngân khố Mỹ (U.S. Treasury Department).
o 1992 - 1995 : Cán bộ đầu tư (Senior Investment Officer), IFC.
o 1995 - 1999 : Cán bộ đầu tư (Principal Investment Officer), IFC.
o 2000 - 2003 : Giám đốc Tín dụng và Danh mục đầu tư (Manager, Portfolio and Credit), IFC.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Giám đốc vùng, IFC.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số lượng cổ phần nắm giữ đến 17/10/2006: 8.026.500 cổ phiếu đại diện cho IFC.
13.1.10. Ông PISIT LEEAHTAM
Thành viên Hội đồng quản trị
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1951.
§ Nơi sinh : Bangkok/Thailand.
§ Quốc tịch : Thái Lan.
§ Dân tộc : Thái Lan.
§ Quê quán : Thái Lan.
§ Địa chỉ thường trú : 111/150 Nakornsawan road, Bangkok, Thailand.
§ Số điện thoại liên lạc ở cơ quan: 66 (0) 2629 9898
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Erasmus, Rotterdam, Hà Lan.
§ Quá trình công tác:
o Công tác tại Ngân hàng Thái Lan.
o Chuyên gia kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
o Phó Chủ tịch điều hành của Ngân hàng Bangkok.
o Thứ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan.
o Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TT&T.
§ Chức vụ công tác hiện nay:
o Thành viên Hội đồng quản trị KGI, AGI Finance.
o Chủ tịch Hiệp hội Quỹ Provident.
o Trưởng Nhóm công tác Tài chính và Kinh tế vĩ mô, Hội đồng tư vấn Kinh tế và xã hội Quốc gia.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số lượng cổ phần nắm giữ đến 17/10/2006: 8.026.100 cổ phiếu đại diện cho Connaught Investors Limited.
13.2. BAN KIỂM SOÁT.
13.2.1. Ông TRIỆU CAO PHONG
Trưởng Ban kiểm soát
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1953.
§ Nơi sinh : Sài Gòn.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Sài Gòn.
§ Địa chỉ thường trú : 491/5/2 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 929 0999.
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Đại học Kinh tế TP.HCM,- Ngành Quản trị Kinh Doanh.
§ Quá trình công tác :
o 1980 - 1992 : Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất Tháng 5, TP. HCM.
o 1993 đến nay : Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số lượng cổ phiếu nắm giữ (đến 17/10/2006): 33.500 cổ phiếu.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006): Không.
13.2.2. Bà ĐINH THỊ HOA
Thành viên Ban kiểm soát
§ Giới tính : Nữ.
§ Năm sinh : 1961.
§ Nơi sinh : Hà Nội.
§ Quốc tịch :Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Hà Tĩnh.
§ Địa chỉ thường trú : 03 Cao Bá Quát, Hà Nội.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8)929 0999
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Havard Business School, Hoa Kỳ).
§ Quá trình công tác :
o 1985-1990 : Chuyên viên Bộ ngoại giao.
o 1990-1992 : Học tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ).
o 1992-1994 : Thực tập tại Bangkok Thailand.
o 1994 - nay : Phó Giám đốc công ty Thiên Ngân.
Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số lượng cổ phiếu nắm giữ (đến 17/10/2006): 10.000 cổ phiếu.
Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006): Không
13.2.3. Bà HOÀNG NGÂN
Thành viên Ban kiểm soát
§ Giới tính : Nữ.
§ Năm sinh : 1954.
§ Nơi sinh : Sài Gòn.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Rạch Giá.
§ Địa chỉ thường trú :134 Hùng Vương, P. 2, Q. 10, TP.HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 914 4064.
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Đại học Kinh tế TP.HCM - Khoa Kế Tài Ngân.
§ Quá trình công tác :
o 10/1978 - 10/1988 : Giáo viên trường Trung học Ngân hàng III - TW.
o 10/1988 - nay : Công tác tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số lượng cổ phiếu nắm giữ (đến ngày 17/10/2006): 11.600 cổ phiếu.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006): Không.
13.2.4. Bà PHÙNG THỊ TỐT
Thành viên Ban kiểm soát
§ Giới tính : Nữ.
§ Năm sinh : 1950.
§ Nơi sinh : Thủ Đức.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Sài gòn.
§ Địa chỉ thường trú : 10/8 Khu phố 5, P. Linh Tây, Huyện Thủ Đức, TP HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8)929 0999.
§ Trình độ văn hóa. : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Đại học Kinh tế TP.HCM, Ngành Ngân hàng.
§ Quá trình công tác :
o 1978 - 1993 : Giáo viên trường Trung học Ngân hàng III TP.HCM.
o 1993 - 1994 : Nhân viên kế toán tại Ngân hàng Á Châu.
o 1994 - 2002 : Kế toán trưởng Ngân hàng Á Châu.
o 2002 - 2003 : Kiểm toán trưởng Ngân hàng Á Châu.
o 2003 - nay :Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Á Châu
§ Chức vụ công tác hiện nay: Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số lượng cổ phiếu nắm giữ (đến 17/10/2006): 11.600 cổ phiếu
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006): Không
13.3. DANH SÁCH BAN TỔNG GIÁM ĐỐC.
13.3.1. Ông LÝ XUÂN HẢI
Tổng Giám đốc
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1965.
§ Nơi sinh : Hà Nội.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Bình Định.
§ Địa chỉ thường trú : 7A/43/15 Thành Thái, P.14, Q.10, TP Hồ Chí Minh.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 929 0999.
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Tiến sỹ Vật lý và Toán học (Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarussia).
§ Quá trình công tác:
o 1996 - 1997 : Phó Giám đốc Ngân hàng Á Châu, Chi nhánh Hải Phòng.
o 1997 - 2002 : Giám đốc Ngân hàng Á Châu, Chi nhánh Hải Phòng.
o 2002 - 2005 : Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán ACB.
o 2004 - 2005 : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu, Giám đốc Tài chính Ngân hàng Á Châu.
o 2005 - nay : Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số lượng cổ phiếu nắm giữ (đến ngày 17/10/2006): 167.500 cổ phiếu.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006): Không.
13.3.2. Ông HUỲNH NGHĨA HIỆP
Phó Tổng giám đốc
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1953.
§ Nơi sinh : Sài Gòn.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Sài Gòn.
§ Địa chỉ thường trú : 177/43 Cách mạng tháng 8, P. 5, Q. 3, TP. HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 929 0999.
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Đại học Kinh Tế TP.HCM, Ngành Ngân hàng.
§ Quá trình công tác :
o 1978 - 1993 : Giảng viên Đại học Kinh tế.
o 1993 - nay : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số lượng cổ phiếu sở hữu (đến ngày 17/10/2006): 99.600cổ phiếu.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
Vợ: Nguyễn Thị Nga nắm giữ 86.900 cổ phiếu.
13.3.3. Ông LÊ VŨ KỲ
Phó Tổng giám đốc
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1956.
§ Nơi sinh : Hà Nội.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Hà Nội.
§ Địa chỉ thường trú : 37 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 839 5179.
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Tiến sỹ Toán Lý (Đại học Tổng hợp Matxcova, Liên xô).
§ Quá trình công tác:
o 1984 - 1986 : Cán bộ nhà máy Z181 ( Bộ Quốc Phòng ).
o 1987 - 1988 : Cán bộ Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia.
o 1989 - 1992 : Quyền Tổng Giám đốc Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT.
o 1992 - 1996 : Cán bộ Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam.
o 1996 - 1997 : Cán bộ Công ty Thiên Nam.
o 1997 - nay : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số lượng cổ phiếu sở hữu (đến ngày 17/10/2006): 213.600 cổ phiếu.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
o Con: Lê Duy Khương nắm giữ 150.000 cổ phiếu
o Con: Lê Nguyệt Ánh nắm giữ 427.100 cổ phiếu
13.3.4. Ông LÊ MINH TÂM
Phó Tổng giám đốc
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1971.
§ Nơi sinh : Sài Gòn.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc :Kinh.
§ Quê quán : Long An.
§ Địa chỉ thường trú : 418/58 Hồng Bàng, P.16, Q.11,TP. Hồ Chí Minh.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 929 0999
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Cử nhân Kinh tế - Đại học Ngân hàng.
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Chương trình liên kết giữa Học viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ và Đại học Công Nghệ Nanyang, Singapore).
§ Quá trình công tác :
o 1993 - 1999 :.............................................................................................................. Trưởng Phòng Quan hệ & Thanh toán Quốc tế Ngân hàng Á Châu.
o 2000 - 2003 : Giám đốc Quan hệ Khách hàng Ngân hàng ABN AMRO, TP.HCM.
o 2003 - 2004 : Giám đốc Thanh toán Quốc tế & Dịch vụ rủi ro Ngân hàng Deutsche Bank, TP.HCM.
o 2005 - nay : Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu kiêm Tổng giám đốc Công Ty TNHH Chứng khoán ACB.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số lượng cổ phiếu sở hữu (tính đến 17/10/2006): Không
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
o Vợ: Nguyễn Thị Minh Anh nắm giữ 11.600 cổ phiếu
13.3.5. Ông PHẠM VĂN THIỆT
Phó Tổng giám đốc
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh :1953.
§ Nơi sinh : Sóc Trăng.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Sóc Trăng.
§ Địa chỉ thường trú : 132 Ông Ích Khiêm, Q. 11.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 839 5179.
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Đại học Kinh tế TP. HCM - Ngành Thương nghiệp.
§ Quá trình công tác :
o 1977 - 1979 : Nhân viên Công ty Thương Nghiệp Hậu Giang.
o 1980 - 1989 : Nhân viên Văn phòng UBND Q. 3.
o 1989 - 1991 : Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ Q. 3.
o 1991 - 1993 : Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đại Nam.
o 1994 - 2000 : Giám đốc Ngân hàng Á Châu, chi nhánh Sài Gòn.
o 2000 - 8/2001 : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
o 9/2001 - 5/2005 : Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
o 6/2005 - nay : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số lượng cổ phiếu nắm giữ (đến ngày 17/10/2006): 14.000 cổ phiếu
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
o Vợ: Trần Thị Tuyết Vân nắm giữ 65.100 cổ phiếu.
o Con: Phạm Vân Anh nắm giữ 49.200 cổ phiếu.
o Con:Phạm Đăng Khoa nắm giữ 141.200 cổ phiếu.
13.3.6. Ông VÕ TRỌNG THỦY
Phó Tổng giám đốc
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1970.
§ Nơi sinh : Quảng Ninh.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Quảng Ninh.
§ Địa chỉ thường trú : 9/B3.5 Lý Văn Phức, P. Tân Định, Q. 1, TP. HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 929 0999
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ Kinh tế, Thạc sĩ Thương mại và Phát triển (University of Newcastle, NSW Australia).
§ Quá trình công tác :
o 1993 - 1995 :.............................................................................................................. Phó phòng Xuất - Nhập khẩu Công ty Xuất khẩu Hàng May mặc BIGAMEX - Bộ Công nghiệp nhẹ.
o 1995 - 1997 :.............................................................................................................. Trưởng Văn phòng Dự án Quy hoạch vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Dự án của Chính phủ Australia).
o 1997 - 1999 : Học tại Đại học Newcastle, NSW, Australia.
o 2000 - 2003 :.............................................................................................................. Giám đốc Giải pháp Kinh doanh, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Tài chính Thương Mại Ngân hàng HSBC.
o 2003 - 2005 :.............................................................................................................. Chuyên gia tư vấn cao cấp Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ Ngân hàng (BTC) IFC - MPDF.
o 2005 - nay : Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số lượng cổ phiếu nắm giữ (đến ngày 17/10/2006): 17.400 cổ phiếu
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
Cha: Võ Văn Khứu nắm giữ 15.000 cổ phiếu.
13.3.7. Ông ĐỖ MINH TOÀN
Phó Tổng giám đốc
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1971.
§ Nơi sinh : Phú Yên.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Phú Yên.
§ Địa chỉ thường trú : 601/48 L404 Cách Mạng Tháng Tám, P.5, Q.10, TP.HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 929 0999
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Cử nhân Kinh tế - Đại học Ngân hàng.
Cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế TP.HCM.
Cử nhân Luật - Đại học Luật TP.HCM.
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Colombia Southern University, Hoa Kỳ).
§ Quá trình công tác :
o 1993 - 1995 : Nhân viên Văn phòng Đại diện Ngân hàng ING Barings Trợ lý Marketing.
o 1995 - 1997 : Nhân viên tín dụng Ngân hàng Á Châu.
o 1997 - 1999 : Phó phòng Tín dụng Ngân hàng Á Châu.
o 1999 - 2002 : Trưởng phòng Tín dụng Ngân hàng Á Châu.
o 2002 - nay : Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số lượng cổ phiếu nắm giữ (đến ngày 17/10/2006): 21.000 cổ phiếu
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
o Vợ: Bùi Thị Tuyết Loan nắm giữ 108.100 cổ phiếu
13.3.8. Ông NGUYỄN THANH TOẠI
Phó Tổng giám đốc
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1953.
§ Nơi sinh : Huế.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Kinh.
§ Quê quán : Huế.
§ Địa chỉ thường trú : 441/13 Nguyễn Đình Chiểu, P. 5, Q. 3.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 839 5179.
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Tiến sĩ Kinh tế (Đại học Kinh tế Quốc dân Matxcơva mang tên Plekhanov, Liên Xô).
§ Quá trình công tác :
o 1978 - 1984 : Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM.
o 1984 - 1990 : Nghiên cứu sinh tại Liên Xô.
o 1990 - 1991 : Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM.
o 1991 - 1993 : Giám đốc Công ty 3C TP.HCM.
o 1994 - nay : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số lượng cổ phiếu nắm giữ (đến ngày 17/10/2006): Không.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
o Vợ: Lê Thị Cúc nắm giữ 300.000 cổ phiếu.
13.3.9. Ông HUỲNH QUANG TUẤN
Phó Tổng giám đốc
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh :1958.
§ Nơi sinh :Hà Nội.
§ Quốc tịch :Việt Nam.
§ Dân tộc :Kinh.
§ Quê quán :Hà Nội.
§ Địa chỉ thường trú : Nhà B10, Nam Thành Công, Q. Đống Đa, Hà Nội.
§ Số điện thoại cơ quan : (04) 9.433508.
§ Trình độ văn hóa : Đại học.
§ Trình độ chuyên môn : Đại học Kinh tế Quốc dân Kiev, Ukraina.
Đại học Tài chính Leningrad.
§ Quá trình công tác:
o 1983 - 1985 : Nhân viên Ủy ban Vật giá Nhà nước.
o 1985 - 1988 : Phó phòng Giá Ngoại thương Ủy ban Vật giá Nhà nước.
o 1988 - 1989 : Trưởng ban lý luận Viện Khoa học Giá cả - Ủy ban Vật giá Nhà nước.
o 1989 - 1994 :Giám đốc chi nhánh kiêm Trưởng đại diện Công ty liên doanh Genpacific tại Matxcơva ( Liên Xô).
o 1994 :Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
o 1997 :Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu kiêm Giám đốc Chi nhánh Hà Nội.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không
§ Số lượng cổ phiếu sở hữu (đến ngày 17/10/2006): 82.800 cổ phiếu.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006):
o Vợ: Vũ Thị Bích Ngọc: nắm giữ 40.000 cổ phiếu
o Em: Huỳnh Thị Quỳnh Nga nắm giữ 57.000 cổ phiếu
13.3.10. Ông ĐÀM VĂN TUẤN
Phó Tổng giám đốc
§ Giới tính : Nam.
§ Năm sinh : 1951.
§ Nơi sinh : Quảng Yên.
§ Quốc tịch : Việt Nam.
§ Dân tộc : Tày.
§ Quê quán : Quảng Yên.
§ Địa chỉ thường trú : 94 Đường 1B, Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM.
§ Số điện thoại cơ quan : (84.8) 929 0999
§ Trình độ văn hóa : Đại học .
§ Trình độ chuyên môn : Cử nhân Kinh tế (Đại học Kinh tế TP.HCM)
Thạc sĩ Ngữ văn (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM).
§ Quá trình công tác :
o 1992 - 1994 : Giảng viên Trường Ngoại ngữ Doanh Thương Sài Gòn.
o 1993 - 1994 : Giảng viên Đại học Tổng hợp TP.HCM.
o 1994 - 1995 : Phó Giám đốc Ngân hàng Á Châu chi nhánh Sài Gòn.
o 1996 - 2001 : Giám đốc Ngân hàng Á Châu chi nhánh Chợ Lớn.
o 2001 - nay : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Chức vụ công tác hiện nay: Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
§ Hành vi vi phạm pháp luật: Không.
§ Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty: Không.
§ Số lượng cổ phiếu sở hữu (đến ngày 17/10/2006): Không.
§ Số lượng cổ phiếu của những người liên quan (đến 17/10/2006): Không.
14. TÀI SẢN
Những nhà xưởng, tài sản thuộc sở hữu của Ngân hàng Á Châu:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
30/9/2006
Nguyên giá
GT còn lại
% GTCL/NG
Nguyên giá
GT còn lại
% GTCL/NG
Trụ sở làm việc
173.804
159.293
91,7%
254.629
234.982
92,28%
Máy móc thiết bị
84.411
56.756
67,2%
120.891
76.053
62,91%
Phương tiện vận tải
46.881
37.836
80,1%
49.122
34.881
71,01%
Tài sản cố định khác
7.011
3.995
57,0%
10.531
6.645
63,10%
Tổng cộng
312.107
257.880
82,6%
435.173
352.561
81,02%
Nguồn: ACB
Tài sản nhà xưởng thuộc sở hữu Ngân hàng tính đến 30/9/2006.
STT
ĐỊA CHỈ
DIỆN TÍCH
NGUYÊN GIÁ
GTCL
1
127 Trần Phú, P4, Q5, TPHCM
87,5 m2
647.407.300
388.362.948
2
2/17 và 2/18 Cao Thắng, P5, Q3, TPHCM
238,92 m2 + 230,66 m2
23.220.982.000
22.601.755.816
3
2/20 + 2/21+ 2/21A Cao Thắng, P5, Q3, TPHCM
232,04 m2 + 243,01 m2 + 65,80m2
27.808.635.605
27.067.071.989
4
10P Tô Hiến Thành, P14, Q10, TPHCM
383,40m2
4.437.306.847
2.741.504.431
5
30/6A Cộng Hòa, P15, Q Tân Bình, TPHCM
186,75m2
2.910.893.190
1.826.695.289
6
281 CMT8, P7, Q Tân Bình, TPHCM
162,60m2
4.638.903.006
4.361.722.196
7
391A Kinh Dương Vương, P12, Q6, TPHCM
1.653 m2
13.038.492.273
10.691.563.659
8
29ter Nguyễn Đình Chiểu, P Đa Kao, Q1, TPHCM
4.153 m2
39.194.218.837
34.360.265.185
9
71-73 Điện Biên Phủ, P15, Q Bình Thạnh, TPHCM
1.365 m2
14.228.504.299
14.228.504.299
10
D2/03, Lô H4, KP Mỹ Toàn 2, P. Tân Phong, Q7, TPHCM
111 m2
3.380.672.500
3.346.865.776
11
497 CMT8, P13, Q10, TPHCM
127,96 m2
5.430.782.000
5.267.858.537
12
747 Hồng Bàng, P6, Q6, TPHCM
283,20 m2
18.005.515.249
17.525.368.177
13
305 Đại lộ Bình Dương, TX Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
327,47 m2
9.362.643.454
8.802.000.001
14
17-19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Tân An, TP Cần Thơ
386 m2
5.445.755.476
3.302.402.806
15
Trung tâm Bần Yên Nhân, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên
18.026 m2
9.047.912.958
8.866.954.698
16
60-62 Lê Hồng Phong, TP Buôn Mê Thuột, Tỉnh Daklak
269,4 m2
1.874.560.000
1.555.884.817
17
184-186 Bà Triệu, P.Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
347,2 m2
14.008.940.226
10.460.008.734
18
3A Hùng Vương, P.7, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
96,0 m2
1.678.685.095
1.319.400.117
19
15A Hoàng Diệu, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng
880,86 m2
15.000.000.000
15.000.000.000
20
80 Quang Trung, P. Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa
321,21 m2
13.690.612.600
13.690.612.600
21
218 Bạch Đằng, P. Phước Ninh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
845,0 m2
6.060.000.000
6.060.000.000
22
130-132 Châu Văn Liêm, Q5, TPHCM
325,4 m2
21.517.224.900
21.517.224.900
Nguồn: ACB
15. KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC.
15.1. MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA ACB.
Sau khi đăng ký giao dịch, tận dụng những thế mạnh sẵn có và ưu thế của mình, ACB sẽ tiếp tục đẩy nhanh kế hoạch phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc tăng vốn điều lệ sẽ được thực hiện chủ yếu bằng hình thức sử dụng lợi nhuận giữ lại trong kinh doanh với chính sách cổ tức hợp lý và chuyển đổi trái phiếu. Sau khi đăng ký giao dịch, việc gọi thêm vốn bằng tiền sẽ thực hiện thông qua thị trường chứng khoán bằng nhiều hình thức khác nhau.
15.2. KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN.
15.2.1. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức từ năm 2007 đến năm 2011.
ĐVT: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Giá trị
% tăng
Giá trị
% tăng
Giá trị
% tăng
Giá trị
% tăng
Giá trị
% tăng
Giá trị
% tăng
Tổng tài sản (TTS)
42.500
75,1
60.000
50,0
87.000
45,0
123.600
42,0
170.500
38,0
221.650
30,0
Dư nợ cho vay
16.000
67,3
24.000
50,0
34.800
45,0
49.400
42,0
68.100
38,0
88.500
30,0
Vốn điều lệ (VĐL)
1.100
16,0
2.536
130,5
3.421
34,9
4.552
33,0
5.739
26,1
7.546
31,5
Lợi nhuận trước thuế
661
68,8
1.205
73,6
1.513
25,5
1.891
25,0
2.454
29,8
3.344
36,2
Lợi nhuận sau thuế
491
64,1
1.037
107,0
1.301
26,0
1.361
4,6
1.767
29,8
2.407
36,2
CÁC CHỈ SỐ
Lợi nhuận sau thuế/ TTS bình quân
1,5%
2,1%
1,8%
1,3%
1,2%
1,2%
Lợi nhuận sau thuế/ VĐL bình quân
47,9%
57,0%
43,7%
34,2%
34,3%
36,2%
Tỉ lệ cổ tức
38,0%
40,9%
38,0%
29,9%
30,8%
31,9%
Nguồn: ACB
Ghi chú:
Tỷ lệ trích lập dự phòng chung theo quy định của NHNNVN là 0,30% trong năm 2006, 0,45% trong năm 2007, 0,60% trong năm 2008 và 0,75% trong năm 2009.
Dự kiến ACB sẽ đăng ký giao dịch trong năm 2006 nên ACB sẽ được hưởng ưu đãi thuế (giảm thuế TNDN 50%) trong hai năm 2007 và 2008.
Kế hoạch tăng vốn điều lệ của ACB từ năm 2006-2011 dự kiến từ các nguồn: chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và từ lợi nhuận giữ lại qua các năm.
Các chỉ tiêu kế hoạch nêu trên đã được HĐQT ACB thông qua từ Đề án phát hành trái phiếu chuyển đổi.
15.2.2. Kế hoạch phân phối lợi nhuận.
Theo kế hoạch, trong vòng ba năm tới, sau khi trích lập các quỹ theo quy định, mức cổ tức bằng tiền mặt và/hoặc cổ phiếu không thấp hơn 25%.
15.2.3. Thu nhập người lao động.
ACB đảm bảo thu nhập và phúc lợi xã hội cho người lao động theo đúng các quy định của Nhà nước. ACB đã bước đầu thực hiện cải cách chế độ lương và thưởng và tiếp tục đổi mới hệ thống lương và thưởng theo nguyên tắc đánh giá kết quả hoàn thành công việc.
15.3. CĂN CỨ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC.
15.3.1. Cơ sở xây dựng dự báo kế hoạch tài chính.
Kịch bản dự phóng về hoạt động của ACB từ nay tới 2010/2011 được soạn thảo trong điều kiện ACB còn đang xây dựng (với tư vấn của chuyên gia nước ngoài) chiến lược đến 2010 và tầm nhìn 2015 nên có thể chưa toàn diện, và có sai số nhất định. Tuy nhiên Ban đề án nâng vốn (BĐA) đã cố gắng tính tới một số những yếu tố then chốt nhất. Cụ thể là:
15.3.1.1. Dự báo phát triển kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam đến 2010-2011:
Các báo cáo của Chính phủ Việt nam, của IMF đều cho thấy 5 năm tới, từ nay cho tới 2011, kinh tế Việt nam sẽ phát triển nhanh với mức tăng trưởng GDP khoảng 8,5% - 9,0%/năm. Nhiều ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để phát triển nhanh và toàn diện hơn và khi đó Việt Nam có nhiều khả năng để GDP tăng trưởng hơn mức 10%/năm. Như vậy vào năm 2010/2011 GDP của Việt Nam sẽ đạt xấp xỉ 100 tỷ USD. Đây cũng chính là mục tiêu mà chính phủ đặt ra cho nhiệm kỳ 5 năm tới. Trong đó thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ chiếm tỷ trọng khá cao (xấp xỉ 50% GDP hiện nay) và theo dự báo sẽ cần phải ngày càng cao hơn phục vụ cho việc tăng trưởng bền vững. (Xin xem Bảng Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế và Biểu đồ Dự báo GDP).
Tuy nhiên sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam chưa hoàn toàn vững về chất lượng và không loại trừ khả năng diễn biến xấu không dự báo trước được do tác động từ bên ngoài hoặc thiên tai.
CƠ CẤU GDP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: %
Thành phần kinh tế
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Kinh tế nhà nước
38,53
38,40
38,38
39,08
39,23
38,42
Kinh tế ngoài QD
48,20
47,84
47,86
46,45
45,61
45,68
Đầu tư NN
13,27
13,76
13,76
14,47
15,17
15,89
Nguồn: Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Với xu thế hiện nay, khi Việt Nam đang là một địa chỉ đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài và dự báo dòng vốn sẽ tiếp tục chảy mạnh hơn nữa sau khi gia nhập WTO, có thể dự báo một cái nhìn rất lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm tới.
Nguồn: Asian Development Bank, 2005 estimate from IMF
Sự tăng trưởng đầu tư quốc gia ổn định (từ mức 30% GDP năm 1990 lên 37% hiện nay) được dự báo tiếp tục duy trì và tăng thêm. Một làn sóng đầu tư mới, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã bắt đầu với tốc độ tăng trưởng và chất lượng cao hơn giai đoạn trước (Xin xem Bảng Tổng đầu tư xã hội).
TỔNG ĐẦU TƯ XÃ HỘI TỪ 2000 – 2004
ĐVT: ngàn tỷ VND
Năm
Nhà nước
Ngoài Quốc doanh
Đầu tư nước ngoài
Tổng
2000
68
26
21
115
2001
77
29
23
129
2002
83
39
26
148
2003
90
50
27
167
2004
100
58
29
187
(Nguồn: Tiến sỹ Lê Đăng Doanh)
Trong giai đoạn này, khi GDP trên đầu người đạt mức từ 600 USD (hiện nay) lên tới 900 USD (dự đoán của IMF) hoặc 1050 USD (dự báo của chính phủ Việt Nam) vào năm 2010, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn “cất cánh”, giai đoạn công nghiệp hóa, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ, trong đó đặc biệt là ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng có tốc độ phát triển cao. Nếu đạt mục tiêu này thì triển vọng phát triển của 5 năm tiếp theo (giai đoạn đầu nền kinh tế công nghiệp hóa) sẽ là sáng sủa, với tốc độ tăng trưởng GDP được duy trì và có thể tăng thêm chút ít.
Quá trình tiền tệ hóa nền kinh tế sẽ diễn ra sâu sắc hơn, với tổng mức tiền huy động vào ngân hàng từ 68% GDP hiện nay sẽ tăng lên 90-100% vào năm 2010/2011 và sau đó, đưa tổng lượng tiền huy động của ngành ngân hàng Việt nam từ mức 36 tỷ USD hiện nay lên gần 90 tỷ USD vào năm 2011. (Xin xem bảng bên dưới).
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2010 (ước)
Tiền gửi/GDP
37%
43%
48%
52%
60%
68%
100%
Tiền mặt/Tiền gửi
31%
31%
29%
28%
26%
23%
GDP (tỷ USD)
39
42
45
48
52
56
90
Nguồn: NHNN và ACNielsen Vietnam
Như vậy vẫn có thể kỳ vọng ngành ngân hàng Việt Nam vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 22%/năm như hiện nay trong vòng 5 năm tới. Lượng cho vay mới hàng năm cũng được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, tăng trưởng ròng tín dụng hàng năm từ mức 10% GDP năm 2000 đã lên tới 16% năm 2005 và tiếp tục đạt 16 - 17% GDP trong 5 năm tiếp theo, đưa tổng mức tín dụng từ 66% GDP năm 2005 lên 80-90% GDP sau 2010. Nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của doanh nghiệp, và đặc biệt là của dân cư sẽ tăng mạnh. (Xem biểu đồ dưới đây).
Nguồn: Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Trong bối cảnh tăng trưởng chung toàn ngành cao, đã có sự dịch chuyển về thị phần tương đối rõ rệt giữa các nhóm ngân hàng. Đặc biệt rõ nét nhất là thị phần của các ngân hàng quốc doanh đã giảm từ 75,8% năm 2002 xuống 69,3% năm 2005 (giảm 6,5% trong 3 năm) và thay vào đó, thị phần của các ngân hàng cổ phần tăng từ 11,1% năm 2002 lên 17,4% năm 2005 (tăng 6,3% trong 3 năm). Xu hướng này dự báo có thể còn tiếp tục tới 2010 và sau đó.
15.3.2. Vị thế hiện tại và mục tiêu nhắm đến của ACB đến 2010-2011.
ACB đang có vị trí dẫn đầu trong khối các NHTMCP nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khối các NHTMNN. TTS của ACB hiện bằng 1/3 đến 1/7 TTS các NHTMNN. Hiện nay ACB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành, có tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP và thứ 5 trong ngành (sau 4 NHTMNN). Bình quân ACB tăng trưởng cao gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam.
TĂNG TRƯỞNG QUY MÔ CỦA ACB
2003
2004
2005
2006
(ước tính)
TTS (Tỷ VND)
10.855
15.420
24.273
42.500
Tăng trưởng (%)
42,05
57,41
75,09
Trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam các năm qua dao động từ 20%-22%/năm.
Mục tiêu của ACB là tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam trong suốt 5 năm tiếp theo ở các chỉ tiêu: tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành), chỉ số tài chính (duy trì ở mức an toàn cao, trong đó ROE cần đạt 25% đến 30%), chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt. ACB sẽ tiếp tục là NHTMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP và dần rút ngắn khoảng cách đối với các NHTMNN. Nếu các NHTMNN tiếp tục tăng trưởng bình quân như các năm vừa qua và ACB duy trì tốc độ tăng trưởng cao gấp 2 - 2,5 lần tốc độ tăng trưởng chung như đã có trong 3 năm qua, thì sau khoảng 7 năm ACB có thể đuổi kịp các NHTMNN về quy mô. Tăng trưởng bền vững, mà trước hết là nguồn vốn huy động, là mục tiêu quan trọng nhất trong vòng 5 năm tới.
Tăng trưởng đối với ACB là nắm bắt thị phần mục tiêu bao gồm dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các thành phần kinh tế này có tiềm năng thu nhập và tăng trưởng cao nhất sẽ ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc tăng trưởng kinh tế. Dự kiến trong vòng 5 năm tới tổng nguồn huy động của ACB sẽ đạt 9 - 10 tỷ USD. Tổng tài sản của ACB khi đó đòi hỏi một nguồn vốn tối thiểu (để đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR = 8%) đối ứng là vào khoảng 6.600 tỷ đồng (trên 400 triệu USD) nếu tỷ lệ và cơ cấu cho vay của ACB như hiện nay và nguồn vốn này sẽ phải là xấp xỉ 8.000 tỷ đồng (500 triệu USD) nếu tỷ trọng dư nợ cho vay/TTS đạt mức 50% (là điều cần phải đạt được). Quy mô này tương đương quy mô của ngân hàng khu vực và giúp ACB có đủ năng lực cạnh tranh sau khi ngành tài chính ngân hàng Việt Nam hoàn toàn mở cửa.
15.3.3. Động cơ tăng trưởng.
Để có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ACB cần dựa vào các động cơ chính sau đây:
- Tiếp tục xây dựng và phát triển các sản phẩm ngân hàng truyền thống, kênh phân phối đa dạng trên nền công nghệ cao phù hợp với nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của khách hàng. Như đã nêu ở trên, nhu cầu đối với các sản phẩm ngân hàng truyền thống sẽ vẫn tăng rất cao trong bối cảnh thị trường tài chính ngân hàng đang còn sơ khai của Việt Nam (ACB hiện mới chỉ có khoảng 200 sản phẩm, trong khi các ngân hàng ở các thị trường phát triển có thể cung cấp hàng ngàn sản phẩm khác nhau cho khách hàng).
- Hoạt động hợp nhất sáp nhập (M&A): Bằng việc mua lại hoặc hợp nhất với định chế tài chính khác đã có sẵn thị phần, mạng lưới, cơ sở khách hàng cũng là khách hàng mục tiêu của ACB, ACB có thể đạt được những cú nhảy vọt trong tăng trưởng cả về chất và lượng. Nếu trong 13 năm qua ACB chưa thực hiện chiến lược này thì trong 5 năm tới đây là một nghiệp vụ rất cần được quan tâm. Lịch sử của một số ngân hàng hoặc công ty khác trên thế giới trong những năm cách đây không xa đã chỉ ra rằng nếu thực hiện đúng và thành công các giao dịch M&A, một tổ chức đang ở thứ hạng thấp có thể nhanh chóng đạt được vị thế dẫn đầu.
- Thành lập các liên minh chiến lược trên cơ sở sở hữu vốn thông qua hoạt động ngân hàng đầu tư của ACB và ACBS: Bằng cách phát hành cổ phiếu cho SCB, ACB đã có thêm một cổ đông chiến lược có thể hỗ trợ kỹ thuật cho ACB trong hoạt động ngân hàng. Không những thế ACB cũng sẽ xây dựng liên minh với các đối tác chiến lược khác là các định chế tài chính -phi tài chính có hệ thống mạng lưới rộng, cơ sở hạ tầng tốt (nhất là CNTT), cơ sở khách hàng cũng là khách hàng mục tiêu của ACB. Bằng cách thành lập một liên minh chiến lược với họ, ACB có thể thực hiện bán chéo sản phẩm, rút ngắn thời gian và tiết giảm chi phí tiếp cận khách hàng và chi phí cơ hội. Đây là hoạt động đã được bắt đầu nhưng cần được đẩy mạnh.
- Từng bước chuyển ACB thành một tập đoàn tài chính – đầu tư cung cấp các dịch vụ tài chính đa năng theo mô hình quản trị tiên tiến với hoạt động ngân hàng thương mại là hoạt động chính.
15.3.4. Kết luận.
Với dự báo tình hình kinh tế và ngành ngân hàng nói chung, vị thế hiện tại và khả năng thực tại của ACB nói riêng, trong 5 năm tiếp theo ACB sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, an toàn và hiệu quả. Từ năm 2011đến năm 2015 là giai đoạn hậu WTO với đầy thách thức và cơ hội mới và với vị thế đã vững chắc trên thị trường, ACB sẽ tạo nên bước đột phá mới để thực sự trở thành một ngân hàng thương mại quy mô ngang tầm khu vực.
Có thể dự báo một cách thận trọng rằng đến năm 2009, TTS của ACB sẽ khoảng 123.600 tỷ VND, VĐL đạt 4.552 tỷ VND và lợi nhuận trước thuế đạt 1.891 tỷ VND. Các con số này lần lượt sẽ đạt 221.650 tỷ, 7.546 tỷ và 3.344 tỷ vào năm 2011.
16. ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN VỀ KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC.
Công ty ACBS đã tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích một cách cẩn trọng và hợp lý cần thiết để đưa ra những đánh giá và dự báo về hoạt động kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức của ACB. Các chỉ số tăng trưởng này đều cao hơn các chỉ số kế hoạch tăng trưởng bình quân của ngành. Các kế hoạch về lợi nhuận và cổ tức của ACB nêu trong Bản cáo bạch thể hiện rõ nỗ lực và kỳ vọng tăng trưởng nhanh của Ngân hàng trong giai đoạn 2007 - 2009 về mọi mặt nhằm tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu trong hệ thống NHTMCP Việt Nam và thu hẹp khoảng cách với các NHTMNN, hướng tới đạt quy mô trung bình của một ngân hàng thương mại khu vực. Công ty ACBS cũng đã thảo luận với các thành viên HĐQT, Ban điều hành ACB và thu thập ý kiến của các đơn vị khách quan bên ngoài về dự báo tăng trưởng bền vững và khả năng sinh lợi của ACB. Như các số liệu đã trình bày ở trên, kể từ khi thành lập, ACB luôn đạt một mức tăng trưởng rất cao và bền vững, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của ngành ngân hàng Việt Nam. Với đà phát triển liên tục nhanh và ổn định, chiến lược hoạt động linh hoạt và năng động, năng lực quản trị điều hành của Ngân hàng được đánh giá cao hơn 10 năm qua, chúng tôi cho rằng các kế hoạch lợi nhuận, cổ tức và các mục tiêu phát triển của Ngân hàng là hoàn toàn khả thi.
Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng, các nhận xét nêu trên được đưa ra dưới góc độ một tổ chức tư vấn dựa trên cơ sở thông tin thu thập được có chọn lọc và cân nhắc một cách khách quan. Tuy nhiên, những nhận xét trên không hàm ý bảo đảm giá chứng khoán cũng như tính chắc chắn của các số liệu dự báo. Những nhận xét này chỉ mang tính tham khảo cho các nhà đầu tư khi ra quyết định đầu tư.
17. THÔNG TIN VỀ NHỮNG CAM KẾT NHƯNG CHƯA THỰC HIỆN CỦA TỔ CHỨC XIN ĐĂNG KÝ.
17.1. CÁC CAM KẾT NGOẠI BẢNG.
ĐVT: triệu đồng.
31/12/2004
31/12/2005
30/9/2006
Tốc độ tăng giảm 2006/2005
Thư tín dụng trả ngay
410.099
440.209
504.366
14,57%
Thư tín dụng trả chậm
34.635
248.082
241.150
-2,79%
Bảo lãnh thanh toán
16.430
51.047
132.854
160,26%
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
24.536
24.934
57.517
130,68%
Bảo lãnh khác
47.387
52.550
116.450
121,60%
Giao dịch ngoại tệ giao ngay
217
19.263
219.106
1,037,47%
Giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn
136.929
119.040
753.000
532,56%
Nguồn: ACB
Mặc dù có sự giảm nhẹ trong số dư thư tín dụng trả chậm cuối tháng 9/2006. số dư các khoản cam kết khác nhìn chung tăng dần qua các năm. Có tốc độ tăng mạnh nhất là giao dịch ngoại tệ giao ngay: 1.037,47% cao hơn so với cuối năm 2005. Giao dịch có kỳ hạn. bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng. với tỷ lệ thực hiện được lần lượt là 532,56%. 160,26% và 130,68% cho mỗi loại tương ứng vào cuối tháng 9/2006.
17.2. TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI.
Xin tham khảo mục Phát hành trái phiếu chuyển đổi.
18. CÁC THÔNG TIN. TRANH CHẤP KIỆN TỤNG LIÊN QUAN TỚI ACB CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN ĐĂNG KÝ.
Không.
IV. CHỨNG KHOÁN ĐĂNG KÝ.
1. LOẠI CHỨNG KHOÁN
Cổ phiếu phổ thông.
2. MỆNH GIÁ
10.000 đồng
3. TỔNG SỐ CHỨNG KHOÁN ĐĂNG KÝ
110.004.656 cổ phiếu.
4. GIÁ DỰ KIẾN
105.000 đồng/cổ phần
5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
Giá cổ phiếu ACB được tính toán căn cứ vào phương pháp chiết khấu dòng thu nhập (DCF). Để tính giá trị cổ phiếu ACB vào năm 2011 cả phương pháp Giá thị trường/Giá sổ sách P/BV (bao gồm cả đánh giá lại tài sản) và phương pháp P/E/G cùng được xem xét. Việc dự báo sẽ thực hiện trên cơ sở thận trọng có tính đến các yếu tố đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi định giá cổ phiếu ACB tổ chức tư vấn dựa trên các giả thiết sau:
- Các nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu ACB sẽ nắm giữ trong 5 năm. Giá trị cuối kỳ của khoản đầu tư sẽ được tính trên cơ sở giá cổ phiếu ACB vào cuối năm 2011.
- Lợi nhuận kỳ vọng hay lãi suất chiết khấu (LSCK) cơ bản được tính bằng = Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm (hiện là 8.4%-8.5%) + Mức rủi ro (Chúng tôi cho rằng mức rủi ro chấp nhận được là 5%). Như vậy lãi suất chiết khấu phù hợp nhất để chiết khấu dòng thu nhập phục vụ định giá là 13.5%. Tuy nhiên để các nhà đầu tư tham khảo. tổ chức tư vấn sử dụng thêm 2 mức chiết khấu nữa là 12% và 15%.
- Trong lúc tính chỉ số EPS (lợi nhuận/cổ phiếu). để đảm bảo tính thận trọng. tổ chức tư vấn loại phần lợi nhuận sau thuế được trích lập vào quỹ Khen thưởng – Phúc lợi vì cho rằng quỹ này không thuộc cổ đông.
- Khi tính toán dòng tiền. căn cứ dự phóng tài chính. tổ chức tư vấn thấy rằng các năm 2007-2009 ngân hàng dùng toàn bộ lợi nhuận sau thuế và sau các quỹ để nâng vốn. Các năm 2010-2011, lợi nhuận sau thuế và sau các quỹ sẽ được ngân hàng dùng để trả cổ tức bằng tiền mặt. Trái phiếu chuyển đổi sẽ được chuyển thành cổ phiếu cuối năm 2011.
5.1. Các chỉ số thị trường và xu thế.
Hiện nay các chỉ số P/E. P/BV của các chứng khoán Việt Nam. trong đó có các cổ phiếu ngân hàng. đang cao hơn các thị trường lân cận. Đó là đánh giá mới nhất của Credit Suisse trong báo cáo chiến lược đầu tư vào Châu Á – Thái Bình Dương ngày 04/10/2006 với tựa đề “Vietnam – Looking to Tomorrow”. Đối với cổ phiếu ACB trước ngày 30/9/2006 với hệ số P/BV là 10.4x và nếu đánh giá lại tài sản là 9.0x; chỉ số P/E/G (với G bình quân bằng tốc độ tăng trưởng bình quân của ACB trong vòng 3 năm qua: 63%) là 33x (tương đương P/E = 20.5x ). P/E bình quân của các công ty niêm yết hàng đầu trên TTCK Việt Nam là 20x, của 5 NHTMCP lớn nhất là 23x trong đó của Sacombank là khoảng 33x. Lý giải cho vấn đề này. tổ chức tư vấn cho rằng lý do nằm ở sự sơ khai của thị trường tài chính. tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngành tài chính ngân hàng hàng năm rất cao và liên tục (22% - 25%). Những công ty có mức tăng trưởng nhanh sẽ đạt giá trị thị trường cao. ACB là một ví dụ điển hình: chỉ trong 3 năm tăng trưởng tổng tài sản đạt 4.3 lần. Do vậy các phương pháp chỉ số nhân (Multiple Method) như P/E và P/BV đòi hỏi phải được cân nhắc và điều chỉnh theo yếu tố tăng trưởng. Đó cũng là lý do tổ chức tư vấn sử dụng phương pháp P/E/G thay vì P/E. Chúng tôi đánh giá rằng từ nay đến hết 2011, trước khi Việt Nam mở cửa toàn bộ thị trường tài chính, cơ hội tăng trưởng cho các ngân hàng nội địa vẫn cao hơn các ngân hàng nước ngoài.
Theo đánh giá của ACBS các chỉ số này của thị trường sẽ giảm dần theo đà hội nhập nhưng vẫn ở mức tương đối cao so với các nước khu vực vào năm 2011 bởi xu thế thị trường vẫn đang ở chiều đi lên. Chúng tôi xem xét hai tình huống:
5.1.1. Kịch bản 1.
Từ sau 2011 kinh tế Việt Nam và ngành ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, bền vững như hiện nay (hoặc hơn) sau khi gia nhập WTO. Ngành ngân hàng tăng trưởng bình quân 20%/năm và tốc độ tăng trưởng của ACB vẫn sẽ duy trì ở mức 40%/năm. Khi đó P/E, P/BV bình quân thị trường có thể kỳ vọng sẽ vẫn ở mức cao như hiện nay hoặc thấp hơn chút ít. Một cách thận trọng có thể dự báo P/E/G sẽ ở mức 28.7x (tương đương P/E = 20.5x của hiện nay), P/BV sẽ ở mức 8x.
Giá cổ phiếu ACB khi đăng ký giao dịch tùy theo dự báo sẽ ở trong các khung sau đây:
Phương pháp
LSCK = 12%
LSCK = 13.5%
LSCK = 15%
P/E/G = 28.7
(P/E = 20.5)
20.5x
19.1x
18.0x
P/BV = 8
25.9x
24.2x
22.7x
5.1.2. Kịch bản 2.
Từ sau 2011, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, ngành ngân hàng chỉ còn tăng trưởng khoảng 10 – 12%/năm. Dự báo trong bối cảnh đó ACB sẽ tăng trưởng khoảng 20%/năm. P/E/G, P/BV bình quân thị trường sẽ xuống mức 16.5x và 4x (còn khoảng 50% giá trị hiện nay) đối với 5 ngân hàng có thị phần lớn nhất.
Giá của cổ phiếu ACB khi đăng ký giao dịch sẽ ở trong các khung sau đây:
Phương pháp
LSCK = 12%
LSCK = 13.5%
LSCK = 15%
P/E/G = 16.5
(P/E = 13.8)
11.9x
11.1x
10.4x
P/BV = 4
13.0x
12.2x
11.4x
5.2. KẾT LUẬN
Như vậy, theo các phương pháp định giá trên, có thể dự báo một cách thận trọng giá giao dịch dự kiến của cổ phiếu ACB khi đăng ký giao dịch sẽ ở mức 105.000 đồng/ cổ phiếu.
Vào thời điểm viết bản cáo bạch này, giá giao dịch của cổ phiếu ACB trên thị trường giao động trong khoảng 105.000-110.000 đồng/cổ phiếu tùy vào khối lượng của lô giao dịch.
6. GIỚI HẠN VỀ TỶ LỆ NẮM GIỮ VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.
Căn cứ quyết định số 787/2004/QĐ-NHNN ngày 24/06/2004 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Quy định tạm thời về việc NHTMCP đăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng, căn cứ ý kiến của NHNN tại công văn số 4175/NHNN-CNH ngày 29/05/2006 thì các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tối đa 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại. Hiện nay tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ACB đã đạt mức 30% vốn điều lệ.
7. CÁC LOẠI THUẾ CÓ LIÊN QUAN.
7.1. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.
Phí và hoa hồng chịu thuế giá trị gia tăng 10% theo phương pháp khấu trừ, giao dịch ngoại tệ và vàng chịu thuế giá trị gia tăng là 10% theo phương pháp trực tiếp. Các nghiệp vụ ngân hàng khác không chịu thuế giá trị gia tăng.
7.2. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.
Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với Ngân hàng là 28%.
Nếu được chấp thuận đăng ký giao dịch chứng khoán trong năm 2006, ACB sẽ được giảm 50% thuế TNDN trong hai năm tiếp theo kể từ khi đăng ký giao dịch (dự kiến trong hai năm 2007 và 2008).
V. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI VIỆC ĐĂNG KÝ.
1. TỔ CHỨC TƯ VẤN ĐĂNG KÝ.
Công ty TNHH Chứng Khoán ACB.
Địa chỉ: 09 Lê Ngô Cát. P.7. Q.3. Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84.8) 930 2428
Fax: (84.8) 930 2423
2. TỔ CHỨC KIỂM TOÁN.
Công ty TNHH PriceWaterHouseCoopers (Việt Nam).
Địa chỉ: 29 Lê Duẩn. Q.1. Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84.8) 823 0796
Fax: (84.8) 825 1947.
VI. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO.
1. RỦI RO VỀ LÃI SUẤT
Rủi ro lãi suất phát sinh khi có chênh lệch về kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng. ACB quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng. Hội đồng ALCO sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất bao gồm: Biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap). Thời lượng của tài sản nợ và tài sản có (duration). Hệ số nhạy cảm (factor sensitivity). Báo cáo về nội dung nói trên do Phòng Quản lý rủi ro của ACB lập định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho từng loại tiền và vàng. Dựa trên báo cáo và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của Hội đồng ALCO. Ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động của Ngân hàng.
2. RỦI RO VỀ TÍN DỤNG.
Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản có. Để duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất. từ nhiều năm nay ACB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng.
Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh. ACB tổ chức thành ba cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh. Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía Bắc và cấp cao nhất là HĐTD. HĐTD ACB bao gồm 11 thành viên trong đó có hai thành viên HĐQT và chín thành viên của Ban điều hành. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh. HĐTD còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các ban tín dụng. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt. Các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, ACB luôn nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD. Việc thành lập Ban Chính sách và Quản lý tín dụng là nhằm chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro tín dụng.
3. RỦI RO VỀ NGOẠI HỐI.
Hoạt động ngoại hối của ACB chủ yếu nhằm phục vụ thanh toán quốc tế cho các khách hàng doanh nghiệp. Các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế chiếm tỷ trọng không lớn. Quản lý rủi ro ngoại hối tập trung vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng và các trạng thái kinh doanh vàng (không được dương hoặc âm quá 30% vốn tự có của Ngân hàng), tuân thủ đúng các quy định hiện hành của NHNN. Hội đồng ALCO quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức về trạng thái mở và hạn mức ngăn lỗ cho các nhân viên giao dịch ngoại hối. HĐTD xem xét, quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức giao dịch với các đối tác. Bên cạnh đó, trạng thái cũng như rủi ro ngoại hối còn được Ban điều hành ngân quỹ xem xét và điều chỉnh hàng ngày nhằm tối ưu hóa thu nhập cho Ngân hàng.
4. RỦI RO VỀ THANH KHOẢN.
Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt. Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động. Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO. Ban điều hành ngân quỹ. Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính. định lượng thanh khoản. xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:
- Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.
- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.
- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền. xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.
ACB cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng.
Ngoài ra. Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xét cập nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần.
- Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.
- Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.
Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chận và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc.
Ngân hàng đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro về thanh khoản.
5. RỦI RO TỪ HOẠT ĐỘNG NGOẠI BẢNG.
Các hoạt động ngoại bảng của ACB chủ yếu bao gồm các khoản cam kết cho vay và các hình thức bảo lãnh. Tỷ trọng các cam kết giao dịch ngoại hối như cam kết mua/bán ngoại tệ có kỳ hạn (forward) và quyền chọn mua/bán ngoại tệ có tỷ lệ rất nhỏ. ACB thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng. phần lớn các khoản bảo lãnh đều có tài sản thế chấp. HĐTD quyết định các hạn mức bảo lãnh cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp trên cơ sở được thẩm định chặt chẽ, được xem xét như khoản vay.
6. RỦI RO LUẬT PHÁP.
Rủi ro luật pháp liên quan những sự cố hoặc sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh làm thiệt hại cho khách hàng và đối tác dẫn đến việc ngân hàng bị khởi kiện. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là do con người hoặc hệ thống công nghệ thông tin.
Để phòng chống rủi ro này, Ngân hàng chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đến tháng 9/2006 các quy trình nghiệp vụ chính đã được chuẩn hóa bao gồm: nghiệp vụ tiền gửi, chuyển tiền, tín dụng, bao thanh toán, nghiệp vụ quyền chọn, kinh doanh vàng và ngoại hối. Bên cạnh đó các quy trình trong quản lý bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nội bộ, thiết kế và phát triển sản phẩm, quản lý tài sản khách hàng. v.v. đã được tiêu chuẩn hóa. Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng thường được cải tiến để nâng cao tính ổn định. an toàn và bảo mật. Ban pháp chế thuộc Khối Giám sát điều hành của Ngân hàng có nhiệm vụ chính trong việc đảm bảo các quyền lợi hợp lý và hợp pháp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
7. RỦI RO KHÁC.
Rủi ro khác liên quan đến các trường hợp bất khả kháng như: thiên tai. lụt lội. cháy. nổ. v.v. Tại ACB, trên toàn hệ thống từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch và công ty trực thuộc, tất cả tài sản bao gồm nhà và thiết bị làm việc (hệ thống máy tính. các thiết bị văn phòng. v.v.) đều được mua bảo hiểm chống rủi ro cháy nổ. Ngoài ra. do đặc trưng của hoạt động ngân hàng, tiền và các tài sản giữ hộ của khách hàng trong kho và tiền vận chuyển trên đường đi đều được mua bảo hiểm.
Một loại rủi ro khác mà ACB rất quan tâm và có nhiều biện pháp phòng ngừa là rủi ro trong vận hành. Rủi ro trong vận hành là những tổn thất phát sinh do cơ chế vận hành của ngân hàng không thích hợp, không tuân thủ đúng các quy trình, quy định nội bộ, nhầm lẫn của con người, các hành động ngoại vi như lừa đảo, tin tặc. v.v.
Để có thể quản lý loại rủi ro này ACB áp dụng các biện pháp:
- Áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001-2000 vào các quy trình huy động vốn. tín dụng. thanh toán quốc tế. và cung ứng nguồn lực.
- Quy định phân công. phân quyền, hạn mức kinh doanh cho từng bộ phận.
- Đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ nhân viên.
- Tăng cường công tác kiểm tra. kiểm toán nội bộ.
- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu. Xây dựng hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu liên tục.
- Trích lập kịp thời quỹ dự phòng rủi ro.
- Mua bảo hiểm cho tài sản và nhân viên của ACB.
- Tổng hợp, phân tích về các loại rủi ro trong vận hành để rút ra các bài học phòng ngừa. Xây dựng hệ thống các dữ liệu rủi ro trong vận hành để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro.
VII. KẾT LUẬN.
ACB hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế đất nước đổi mới. Trải qua một chặng đường mười mấy năm, ACB đã phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả về nhiều mặt, trở thành NHTMCP lớn nhất nước về quy mô tổng tài sản, khả năng sinh lời và được NHNN, các tổ chức tài chính. cơ quan định mức tín nhiệm nước ngoài đánh giá là ngân hàng hàng đầu, có thương quyền bán lẻ (retail franchise) vững mạnh. ACB đã trở thành định chế ngân hàng được khách hàng, cổ đông, nhân viên. đối tác và cộng đồng xã hội tin cậy.
Khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. ACB kỳ vọng sẽ hoàn thiện hơn cơ chế quản trị điều hành ngân hàng, tiên phong trong việc áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực, thông lệ tốt nhất trong hoạt động ngân hàng nhằm thu hút nhiều hơn vốn đầu tư của công chúng phục cho các kế hoạch tăng trưởng và phát triển trong giai đoạn hội nhập kinh tế, phấn đấu trở thành ngân hàng có tầm cỡ khu vực và trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh của Việt Nam.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TRẦN MỘNG HÙNG
TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT
TRIỆU CAO PHONG
TỔNG GIÁM ĐỐC
LÝ XUÂN HẢI
KẾ TOÁN TRƯỞNG
NGUYỄN VĂN HÒA
VIII. PHỤ LỤC.
Phụ lục 1: Giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh.
Phụ lục 2: Các văn bản liên quan đến việc đăng ký giao dịch.
Phụ lục 3: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2005 và báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng năm 2006 của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Phụ lục 4: Các văn bản về đánh giá xếp loại của Ngân hàng TMCP Á Châu
Phụ lục 5: Danh sách chi nhánh. phòng giao dịch trên toàn hệ thống ACB đến 30/9/2006.
(*) Số lượng cổ phần của cổ đông sáng lập căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp lần đầu ngày 19/5/1993, đăng ký lại lần thứ 9 ngày 23/02/2006 (mệnh giá cổ phần tính theo 1.000.000 đồng/cổ phần).
(**)Số lượng cổ phần của cổ đông hiện tại căn cứ vào danh sách cổ đông chốt ngày 17/10/2006 (mệnh giá cổ phần tính theo 10.000 đồng/cổ phần).
(*)Số liệu dư nợ tính trước dự phòng rủi ro tín dụng.
(*) Tốc độ tăng 9 tháng 2006 được tính so với cả năm 2005
(**) Bao gồm tất cả các khoản thuế phải nộp trong kỳ báo cáo.
(*) Dự kiến đến 31/12/2006.
(**)Ban hành kèm theo quyết định số 400/2004/QĐ-NHNN ngày 16/4/2004 của Thống đốc NHNN dùng năm tiêu chí sau để đánh giá ngân hàng: (1)Vốn tự có, (2)Chất lượng hoạt động, (3) Công tác quản trị, kiểm soát, điều hành, (4) Kết quả kinh doanh, (5) Khả năng thanh khoản.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top