baj vjet van
Đây là câu nói của nhà văn Pháp Buy-Phông........
Theo mình dàn ý thế này........
* Mở bài: Dẫn câu nói của Buy-Phông
* Thân bài:
+ Định nghĩa Phong cách là gì???
........Phong cách là cái tôi bản ngã, thể hiện tính cách của mỗi người.....
+ Giải thích câu nói của Buy- Phông: có nghĩa là cá tính của mỗi người (theo Buy - Phông là của mỗi nhà văn) đều bắt nguồn từ chính con người của họ, không phải được trau chuốt hay tập luyện mà có.....mà nó xuất phát từ bên trong cái tự nhiên vốn có........
+ chứng minh:
Nếu xét trong cuộc sống thì phong cách được hiểu theo hai nghĩa:
- Phong cách nhà văn, nhà thơ trong nội dung hay nghệ thuật.......ví dụ như Nguyễn Tuân thì luôn đề cao cái tốt đẹp đến tột đỉnh....Xuân Quỳnh mang phong cách thơ tình lãng mạn......Nam Cao chuyên viết về Người nông dân với ngôn từ dân dị gần với khẩu ngữ, ngòi bút hiện thực tỉnh táo, sắc lạnh....Nguyên Hồng là nhà văn có "cái tật" dồn hết lên đầu nhân vật mình mọi thứ tai hoạ trên đời, luôn hướng đến cái cao đẹp.........Quang Dũng với hồn thơ tràn trề cảm hứng lãng mạn, một cái "tôi" trữ tình hào hoa, thanh lịch, đôn hậu.............vv.....
.......Khẳng định thêm: phong cách nhà văn, nhà thơ trong tác phẩm có sự trùng hợp với con người thực.....như Nguyên Hồng từ nhỏ đã gặp rất nhiều bất hạnh nên ông rất giàu lòng yêu thương và luôn trút lên đầu nhân vật những bất hạnh.........
.......Nên phân tích kĩ một nhà văn tiêu biểu nào đó ........gần như Nguyễn Tuân trong người lái đò sông đà........(phong cách của ông thể hiện rất rõ như việc ca ngợi tài năng tuyệt đỉnh của người lái đò sông đà....hay miêu tả cái dữ dội của con sông đà.......hay giọng văn đậm chất sử thi.......)
- Phong cách, tác phong của một người nào đó trong xã hội: Trong cuộc sống, mỗi người luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường sống...dù ít hay nhiều.....Nhưng mỗi người tuỳ theo năng lực, kinh nghiệm ...khí chất của bản thân có thể tiếp nhận ảnh hưởng của môi trường sống theo những cách khác nhau như: có người chịu ảnh hưởng những cái xấu ( tệ nạn xã hội...lối sống tiêu cực...); có người lại có thể tiếp thu những cái tốt và biết loại trừ những mặt xấu, cái xấu để hoàn thiện mình........; và cũng vì thế mà trong một hoàn cảnh..mỗi người sẽ có những cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết khác nhau........(nêu dẫn chứng)......
+ Chốt: Do đó, mỗi nhà văn, nhà thơ, mỗi người sống trong xã hội đều dần dần hình thành một phong cách riêng là cái tôi bản ngã không hề trùng lặp.....
* Kết bài: Khẳng định câu nói của Buy-Phông là đúng đắn, thể hiện tầm nhìn của một nhà văn lớn......... rồi tóm ược lại nội dung ý nghĩa câu nói....
Buy-phông , nhà văn Pháp nổi tiếng có viết : “Phong cách chính là người”. Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
Cần lưu ý những ý chính sau: -Phong cách chính là nét độc đáo và phần đóng góp riêng của nhà văn cho đời sống văn học. - Phong cách bao gồm cả phương diện nội dung và nghệ thuật : + Độc đáo về nội dung thể hiện ở quan niệm về cuộc sống và con người từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề , cách lí giải những vấn đề về cuộc sống và con người…. + Độc đáo về nghệ thuật thể hiện ở phương thức biểu hiện, ở việc lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật , tổ chức kết cấu, sử dụng ngôn ngữ…. - Điều thú vị khi đọc tác phẩm văn học là phát hiện được những nét độc đáo trong phong cách của mỗi nhà văn. Trích trong " Discours sur le style" , diễn văn ông đọc ở Viện hàn lâm năm 1753.
Ai cũng muốn truyền đạt ý tưởng của mình cho người khác. Nhưng truyền đạt như thế nào? Khó hiểu, khô khan, cô đọng. Chính phong cách làm cho nó trở nên dễ hiểu, đó là cái tài của con người, tác giả.
Chỉ có những tác phẩm hay mới lưu truyền lại cho hậu thế. Số lượng kiến thức, tính độc đáo của sự kiện, tính mới mẻ của kiến thức không thuộc về phong cách. Những thứ đó có thể được kể lại một cách nhàm chán hay thú vị: đó là phong cách. Sénèque cũng đã nói: Oratio vultus animi est (Phong cách là tấm gương phản chiếu tâm hồn) .
Khi ta gặp một văn phong tự nhiên, ta ao ước được gặp tác giả , tức là người.
Khi phong cách u tối, ta phải dè chừng. Có lẽ đó là ý đồ của tác giả.
Buffon cũng nói : Văn phong là trật tự và là sự chuyển động của ý tưởng.
Dàn ý :
1/ Người là một nhân thể có suy nghĩ
2/ Con người cần có văn phong (phong cách) để truyền đạt tư tưởng
3/ Nhưng tự phong cách không làm nên con người
Văn nghị luận thì hơi ba phải như vậy: nhập đề, luận đề, phản đề.
III. Gợi ý một số đề tham khảo:
Đề 1: Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
Gợi ý
Bài làm cần có những luận điểm sau đây:
- Giải thích khái niệm phong cách: phong cách chính là cái độc đáo và phần đóng góp riêng của nhà văn.
- Các phương diện của phong cách:
+ Những nét độc đáo về nội dung: cách nhìn con người và cuộc sống, cách lí giải những vấn đề về cuộc sống, con người,…
+ Những nét độc đáo về nghệ thuật: cách lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, sử dụng ngôn ngữ,…
- Yêu cầu trong việc đọc văn: phát hiện được sự độc đáo trong phong cách của mỗi nhà văn.
- Bài học về quá trình phấn đấu của người cầm bút.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top