khai mac he
Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
Đây là một trong các nội dung của điều lệ hoạt động của Đội
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Dùng làm mục tiêu: "phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc."[1]
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Đội.
Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tại Việt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản và phong trào này có nguồn gốc từ phong trào Hướng đạo thế giới do huân tước Baden Powell sáng lập vào năm 1907 tại Anh quốc (xem thêm: Những tổ chức thế thân Hướng đạo thuộc quân đội và chính trị).
Việc kết nạp Đội thường diễn ra ở cấp tiểu học. Bổn phận làm thành viên của Đội là một điều kiện cần, không thành văn để học sinh có thể được xếp hạng khá, giỏi trong học tập. Hàng năm, có khoảng 10.000 đội viên mới được kết nạp vào Đội[cần dẫn nguồn].
[sửa] Tuyên ngôn hoạt động
"Đội là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh" (thường gọi ngắn gọn: Đoàn).
[sửa] Các đặc trưng
Huy hiệu Đội hình tròn, có hình búp măng trên nền cờ Việt Nam và khẩu hiệu "Sẵn sàng".
Cờ Đội có nền đỏ và ảnh huy hiệu Đội ở giữa cờ.
Khăn quàng đỏ là một đặc trưng của đồng phục đội viên, là một mảnh vải hình tam giác cân, màu đỏ.
Đội ca là bài hát Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mang nội dung kêu gọi đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học...
Khẩu hiệu: "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!"
Ngày truyền thống là ngày thành lập Đội: 15 tháng 5 hàng năm.
Khai mạc hè năm 2009
Sáng 27-5, tại Khu liên hiệp Văn hóa thể dục thể thao tỉnh, Ban chỉ đạo hè tỉnh đã tổ chức lễ khai mạc hè năm 2009. Tới dự có Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thị Nga, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Nguyễn Thị Kim Liên.
Quang cảnh lễ khai mạc
Phát biểu tại lễ khai mạc hè, Bí thư Tỉnh đoàn Bùi Xuân Thống cho biết: Phát huy thắng lợi của mùa hè năm 2008, hoạt động hè trong năm 2009 trên địa bàn Đồng Nai sẽ gắn liền với các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và những sự kiện trọng đại của đất nước. Với chủ đề "Hè vui khỏe - an toàn - thân thiện" hoạt động hè năm nay tập trung vào việc đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền truyền thống hào hùng của dân tộc, qua đó giúp các em định hướng học tập, phấn đấu và rèn luyện trở thành những người con có ích; tạo điều kiện cho Thanh thiếu nhi tỉnh Đồng Nai có được sân chơi lành mạnh và bổ ích trong dịp hè, để những ngày hè thực sự trở thành những ngày hội của thiếu nhi; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện tại chỗ, nhất là học sinh THPT, lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên tình nguyện của tỉnh; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của đội, nhóm, CLB tình nguyện, CLB xung kích; thông qua các hoạt động để phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu trên các lĩnh vực và đưa các em vào các đội, nhóm chuyên, xây dựng lực lượng kế thừa; tổ chức các hoạt động gắn với môi trường thiên nhiên, xây dựng các CLB kỹ năng sống, định hướng phong cách tự lập cho các em.
Các em tham gia thi chỉ huy đội giỏi, một trong những hoạt động hè
Theo đó, hoạt động hè của tỉnh trong năm 2009 sẽ tập trung vào các nội dung: giáo dục chính trị; ôn tập văn hóa và phát triển năng khiếu; hoạt động văn hóa thể thao; hoạt động xã hội và lao động công ích. Cụ thể, trong công tác giáo dục chính trị, hoạt động hè sẽ tập trung giáo dục truyền thống dân tộc, tìm hiểu lịch sử các ngày lễ lớn, tiểu sử và cuộc đời hoạt động của các danh nhân, các anh hùng liệt sĩ, các khu di tích lịch sử tại địa phương; tổ chức hội thi "Hành trình về với Điện Biên"; tổ chức tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đoàn, Đội, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Tuổi trẻ Đồng Nai học tập và làm theo lời Bác",...thông qua các cuộc thi hùng biện, thuyết trình, đố vui, xây dựng tủ sách Bác Hồ...; đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để nâng cao trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các em; đẩy mạnh cuộc vận động "Sống đẹp - sống có ích" trong đoàn viên, thanh thiếu nhi và tham gia xây dựng khu phố văn hóa; tổ chức tập huấn tuyên truyền biển đảo Việt Nam cho lực lượng Tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn nòng cốt để định hướng giáo dục cho các em tinh thần yêu nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. Trong hoạt động ôn tập văn hóa và phát triển năng khiếu, các trường học chủ động phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội mở các lớp bồi dưỡng, phụ đạo cho những học sinh yếu tạo điều kiện cho các em nắm vững kiến thức, bước vào năm học mới; tổ chức các lớp xóa mù chữ và các lớp phổ cập giáo dục, các lớp học tình thương, trong đó chú trọng đến đối tượng thiếu nhi đồng bào dân tộc, trẻ em lang thang cơ nhỡ; phổ cập tin học, ngoại ngữ cho các em vùng sâu vùng xa; vận động các em tham gia vào các lớp học tin học, ngoại ngữ, năng khiếu; xây dựng các CLB tổ, đội, nhóm sở thích về các môn học; tổ chức các em tham quan các công ty, xí nghiệp, trường nghề, làng nghề để định hướng nghề nghiệp cho các em...Trong hoạt động Văn hóa văn nghệ, Thể dục thể thao, vận động xã hội hỗ trợ, tổ chức các loại hình sinh hoạt vui chơi, giải trí, tạo sân chơi lành mạnh trong hè như tham quan, du lịch, du khảo, dã ngoại, hội trại về nguồn, các hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo... Tỉnh và các địa phương cũng sẽ tổ chức các đội văn nghệ xung kích, các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng, các đoàn nghệ thuật về phục vụ đồng bào, thanh thiếu nhi tại các xã vùng sâu, vùng xa. Trong hoạt động xã hội và lao động công ích: Thành lập các đội thanh niên tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, góp phần mang lại lợi ích cho địa phương; tổ chức cho thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công cách mạng; thực hiện các công trình thanh niên của tỉnh nhằm giúp đỡ học sinh ở vùng sâu, vùng xa.
Các em nhận giải thưởng Kim Đồng
Tại lễ khai mạc hè, Hội Đồng đội tỉnh đã trao 1 giải thưởng Trần Văn Ơn cho em Phún Kai Chống (lớp TH72II trường Trung cấp nghề 26/3) và 8 giải thưởng Kim Đồng cho các em thiếu nhi đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2008.
Liên Hương
Thuận An: Khai mạc hè và phát động tháng hành động vì trẻ em
Ngày cập nhật: 31/05/2009 15:45
Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận An Lê Quang Vinh trao quà cho trẻ em nghèo
BDO)- Sáng nay (31-5), huyện Thuận An đã tổ chức khai mạc hè và phát động tháng hành động vì trẻ em, đặc biệt là trẻ em nghèo trên địa bàn huyện nhằm tuyên truyền,
(nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc tổ chức các hoạt động hè cho thanh thiếu niên, nhi đồng, tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho các em vui chơi giải trí trong dịp hè. Qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh trong dịp hè sẽ giáo dục cho các em phát triển toàn diện, thực hiện tốt cuộc vận động "Thiếu nhi Thuận An học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy". Với chủ đề "Lắng nghe và chia sẻ với trẻ em nghèo", lễ khai mạc hè đã nhấn mạnh đến vai trò, nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em đối với cộng đồng, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em đang theo học tại các lớp học tình thương trên địa bàn huyện.
Tại lễ khai mạc, Phòng Lao động- Thương binh & Xã hội, Huyện đoàn Thuận An đã tổ chức diễn đàn "Lắng nghe và chung tay góp sức vì trẻ em nghèo" huyện Thuận An năm 2009. Diễn đàn đã diễn ra với các phần giao lưu, chia sẻ giữa các em học sinh nghèo đang theo học tại các lớp học tình thương với lãnh đạo huyện. Dịp này, huyện Thuận An cũng đã trao 245 phần quà với tổng giá trị gần 13 triệu đồng cho các em có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các lớp học tình thương trên địa bàn huyện.
HỒ VĂN
TPHCM khai mạc các hoạt động hè 2009
Các hoạt động hè hướng các em tham gia hoạt động bảo vệ môi trường (Ảnh minh họa:binhtan)
(VOV) - Ngày 29/5, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc các hoạt động hè năm 2009 với sự tham gia của trên 1.000 thiếu nhi, đại diện cho hàng trăm nghìn đội viên, thiếu nhi của thành phố.
Chủ đề chính của các hoạt động hè năm nay là "Vui hè với môi trường xanh", hướng thiếu nhi thành phố tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
Nhiều phong trào cụ thể sẽ được triển khai như: "Thiếu nhi với cội nguồn dân tộc", "vì thành phố văn minh sạch đẹp"... Các quận, huyện vận động quyên góp sách giáo khoa cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn nơi biên giới và vùng sâu vùng xa; vận động nhân dân cùng tham gia các hoạt động tình nguyện, chăm lo cho thiếu nhi và phát triển cộng đồng.
Tại Lễ khai mạc, Ban chỉ đạo sinh hoạt hè thành phố trao 63 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi.
Nguyễn Ngọc Tiến, học sinh lớp 8A6, Trường THCS Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 cho biết, "em rất vui khi được nhận học bổng. Phần thưởng này có thể giúp em trang trải việc học và đỡ đần ba mẹ. Trong các tiết mục hoạt động hè em thích nhất là xây dựng nếp sống văn minh, vì nó giúp chúng ta thực hiện tốt việc không xả rác bừa bãi"./.
VOV TPHCM
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TP. HỒ CHÍ MINH
_________ TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 5 năm 2009
Số 30 -KH/TV
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC LỄ KHAI MẠC HÈ NĂM 2009
CHỦ ĐỀ "VUI HÈ VỚI MÔI TRƯỜNG XANH"
__________
Căn cứ Kế hoạch số 1980/KH - UBND ngày 07/5/2009 về việc tổ chức hoạt động Hè năm 2009 của Ủy ban Nhân dân Thành phố với chủ đề "Vui hè với môi trường xanh"; được sự ủy quyền của đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo hè thành phố, với vai trò là Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo hè, Ban Thường vụ Thành Đoàn xây dựng kế hoạch tổ chức lễ khai mạc hè năm 2009 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Chào mừng Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, tích cực hưởng ứng chủ đề hoạt động hè năm 2009 "Vui hè với môi trường xanh" của Ủy ban Nhân dân Thành phố, phát động trong toàn thành phố tập trung chăm lo, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho thiếu niên - nhi đồng.
- Tạo sân chơi phong phú, sinh động, chăm lo thiết thực cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
- Đảm bảo phương châm: Vui tươi - Hiệu quả - Tiết kiệm - An toàn.
II. THÀNH PHẦN THAM DỰ - THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM:
1. Số lượng - Thành phần:
- Số lượng: 1.050 người
- Thành phần:
+ Khách mời lãnh đạo thành phố, các sở ngành, đoàn thể.
+ Thành viên Ban chỉ đạo hè thành phố.
+ Ban chỉ đạo hè 24 quận, huyện.
+ Đại diện Ban Thường vụ quận, huyện Đoàn.
+ Thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi mái ấm, nhà mở, thiếu nhi tại các lớp học tình thương trên địa bàn thành phố từ 09 - 15 tuổi và lực lượng phụ trách thiếu nhi của từng đơn vị đảm bảo cho việc quản lý, phụ trách các em tham dự Lễ khai mạc (mỗi quận, huyện mời 30 em thiếu nhi và 2 phụ trách, Đoàn Sở lao động, Thương binh và xã hội mời 100 em).
2. Thời gian:
- Lễ khai mạc Hè: Từ 08g00 đến 09g00 ngày 29/5/2009 (Thứ sáu).
- Các hoạt động vui chơi: Từ 09g00 đến 16g00 ngày 29/5/2009 (Thứ sáu).
3. Địa điểm : Công viên nước Đầm Sen
(Số 3 Hòa Bình, Phường 3, Quận 11).
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. Lễ Khai mạc hè năm 2009:
- 07g30 - 08g00: Tập trung lực lượng - Ổn định .
- 08g00 - 09g00: Chương trình lễ khai mạc hè thành phố 2009
+ Văn nghệ.
+ Nghi thức khai mạc - Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu.
+ Phát biểu khai mạc hè của Trưởng ban chỉ đạo hè TP.
+ Ra mắt Ban chỉ đạo hè Thành phố.
+ Giới thiệu 04 tuần lễ hành động nhằm mục tiêu giáo dục, chăm sóc thiếu nhi hè 2009.
+ Đại diện các Sở ngành, đoàn thể thành phố trao tặng những phần quà và học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Kết thúc chương trình lễ
2. Các hoạt động vui chơi:
- 09g00 - 11g00: Chương trình biểu diễn nghệ thuật, sân chơi thiếu nhi tại sân khấu trung tâm và các khu vực trò chơi.
+ Các sân chơi thiếu nhi gồm các trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ, trò chơi dân gian... chủ đề tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị, tuyên truyền luật giao thông đường bộ, phòng chống ma túy và các tiết mục văn nghệ thiếu nhi, biểu diễn xiếc, múa rối.
- 11g00 - 16g00: Phụ trách hè 24 quận, huyện cho các em dùng cơm trưa và hướng dẫn các em tham gia các trò chơi trong công viên nước Đầm Sen.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thành lập Ban tổ chức:
- Trưởng Ban: Đ/c Trần Thị Diệu Thúy - Phó Bí thư Thành Đoàn.
Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo Hè thành phố
- Phó Ban TT : Đ/c Nguyễn Thị Thùy Hạnh -UVBCH, Phó Ban Thiếu nhi TĐ
- Thành viên :
+ Đ/c Lương Thị Yến, Phó Văn phòng Thành Đoàn.
+ Đ/c Đinh Tung Hoành, Phó Giám đốc TT Công tác Xã hội thanh niên TP.
+ Đ/c Nguyễn Thị Mỹ Trang, Cán bộ Ban Tuyên giáo Thành Đoàn
+ Đ/c Nguyễn Ngọc Nhung, Cán bộ Ban MT-ANQP-ĐBDC Thành Đoàn
+ Đ/c Đặng Thanh Phong, Cán bộ ban Thiếu nhi Thành Đoàn.
+ 10 thành viên đội Công tác Xã hội Thanh niên Thành phố.
2. Phân công nhiệm vụ:
- Ban Thiếu nhi Thành Đoàn: Là bộ phận thường trực Ban tổ chức, chịu trách nhiệm tham mưu tổng thể nội dung chương trình, kịch bản, dự trù kinh phí và tổ chức thực hiện. Xét chọn các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trao tặng học bổng.
- Ban Tuyên giáo Thành Đoàn: Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trên báo, đài truyền hình về lễ khai mạc hè, chỉ đạo truyền hình thanh niên ghi hình và đưa tin về Lễ khai mạc hè 2009.
- Văn phòng Thành Đoàn: Thực hiện các công tác hậu cần, đảm bảo gồm:
+ Liên hệ địa điểm công viên; điện, nước, bảo vệ, phục vụ.
+ Treo cờ, băng - rôn tại khu vực công viên.
+ Lễ tân, hậu cần.
- Trung tâm CTXH và Đội CTXH TNTP: phụ trách hướng dẫn thiếu nhi di chuyển vào vị trí tập kết, đảm bảo công tác quản lý an toàn cho thiếu nhi, hỗ trợ công tác hậu cần.
- Ban Mặt trận - An ninh Quốc phòng - Địa bàn Dân cư Thành Đoàn chịu trách nhiệm nhắc nhở 24 quận, huyện đăng ký lực lượng thiếu nhi tham dự đầy đủ và đúng thành phần.
- Nhà Thiếu nhi thành phố: Thực hiện chương trình văn nghệ Lễ khai mạc hè và các câu lạc bộ đội nhóm trực thuộc biểu diễn chương trình phục vụ thiếu nhi tham gia lễ khai mạc hè thành phố 2009. Đội hình nghi lễ phục vụ Lễ khai mạc.
- Trường Đoàn Lý Tự Trọng: Phụ trách hoạt náo, ổn định lực lượng và sinh hoạt thiếu nhi đầu giờ.
3. Quận, huyện Đoàn:
- Tham mưu Ban chỉ đạo hè quận, huyện về việc tổ chức lực lượng tham dự, tạo điều kiện hỗ trợ cho các em thiếu nhi về dự lễ khai mạc hè cấp thành và tham gia các hoạt động vui chơi. Lập danh sách thiếu nhi và phụ trách tham dự Lễ khai mạc gửi cho Ban Thiếu nhi Thành Đoàn, chậm nhất là ngày 26/5/2009. (theo mẫu đính kèm)
IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
- Ngày 20/5/2009: Dự thảo và trình duyệt kế hoạch.
- Từ 20/5 - 26/5/2009: Triển khai kế hoạch và đăng ký danh sách tham dự
- Từ 20/5 - 27/5/2009: Họp Ban tổ chức, rà soát các nội dung
- Ngày 29/5/2009: Lễ khai mạc hè năm 2009.
- Ngày 03/6/2009: Họp rút kinh nghiệm tổ chức.
TM. BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ĐOÀN
PHÓ BÍ THƯ
(Đã ký)
Trần Thị Diệu Thúy
Ngày 26/5, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi thư cho các cháu tham dự Giải bóng đá Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lần thứ 7 - Cúp nhựa Hoa Sen 2007. Bức thư viết:
Các cháu yêu quý,
Nhân Ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6, bác thân ái gửi tới các cháu thiếu niên nhi đồng toàn quốc nói chung, các cháu có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng những tình cảm thân yêu nhất. Bác chia sẻ niềm vui với các cháu có mặt trong Giải bóng đá Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lần thứ 7, được tổ chức tại Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Bác mong các cháu có những ngày hè vui, khỏe, đoàn kết, thi đấu sôi nổi, trưởng thành trong học tập và tu dưỡng.
Bác rất vui được biết trong năm học vừa qua các cháu đã có nhiều cố gắng trong học tập, rèn luyện thân thể, đạo đức và được các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế chăm lo bằng nhiều hoạt động thiết thực,nhất làvớicáccháu thiếu nhikhuyết tật,trẻ mồ côi và các cháu có hoàn cảnh không may mắn. Giải bóng đá Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt do Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Thể thao Việt Nam, Nhà tài trợ Hoa Sen Corporation và các tổ chức, các nhà hảo tâm nỗ lực duy trì suốt 7 năm qua là một trong những hoạt động tích cực ấy. Thực hiện chính sách xã hội, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đồng thời là chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta. Bác mong những hoạt động vì các cháu sẽ ngày càng thu hút được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội. Sự trưởng thành của các cháu là niềm vui to lớn với ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Chúc Giải bóng đá Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt- Cúp nhựa Hoa Sen 2007 thành công tốt đẹp.
Bác gửi đến các cháu nhiều cái hôn và thật nhiều tình thương mến.
Chúc các cháu chăm ngoan, học giỏi, tiến bộ!
(Theo Nhân dân)
Ngân hàng trò chơi Thú hai, 01-06-2009
Cao - Thấp - Dài - Ngắn
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao - Thấp - Dài - Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
Ngân hàng trò chơi Thú hai, 01-06-2009
Tìm tác giả tác phẩm (thơ)
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ
Ví dụ: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai - nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc
Đố nghề
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
Gủi email In thông tin
Ngân hàng trò chơi Thú hai, 01-06-2009
Nói và làm ngược
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: "Các bạn hãy cười thật to"
- Người chơi phải làm ngược lại là: "Khóc thật nhỏ"
- Quản trò hô: "Các bạn hãy nhảy lên"
- Người chơi phải làm ngược lại: "Ngồi xuống đất"
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
Gủi email In thông tin
Con thỏ ăn cỏ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô "Con thỏ"
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói "Con thỏ"
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô "Aên cỏ"
- Người chơi: làm theo và nói "ăn cỏ"
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô "Uống nước"
- Người chơi: làm theo và nói "Uống nước"
- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô "chui vô hang", chấp tay lại hô "thỏ ngủ"
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)
Ngân hàng trò chơi Thú hai, 01-06-2009
Đếm sao
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò hát bài hát: "Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao". Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, ..., 10 ông sáng sao - nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt
Ngân hàng trò chơi Thú hai, 01-06-2009
Hát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: "Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi"
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: "2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi ..."
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt
Gủi email In thông tin
Ngân hàng trò chơi Thú hai, 01-06-2009
Hát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: "Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi"
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: "2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi ..."
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt
Thụt - Thò
* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: "Thụt" (đồng thời khuỷ tay thụt ra sau) - "Thò" (đồng thời đẩy tay lên trước). Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt
Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác
Gủi email In thông tin
Ngân hàng trò chơi Thú hai, 01-06-2009
Cùng nhau giải toán
* Mục đích: phán đoán nhanh
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia thành 3 -> 4 đội
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: quản trò chia người chơi ra thành từng đội (tuỳ ý), cử 1 đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với 1 người đại diện đứng cuối ở mỗi đội 1 con số nào đó và bạn chạy về đội mình lấy số đó (VD: 18) cộng thêm 3 (là 21) dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết lên 1 người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản trò
Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nói
Ba - Má - Tôi
* Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là "Ba" - chỉ tay lên má nói "Má" - chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là "Tôi". Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói "Ba má" thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) ...
Trò chơi nơm cá
* Mục đích: tạo vui tươi, sôi động
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: các bạn tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, tuỳ theo số lượng người chơi mà đặt số lượng nơm cá tương ứng (cứ 10 người thì đặt 1 nơm cá - nếu như 40 người chơi thì đặt 4 nơm cá). Nơm cá do 2 người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo vòng tròn. Khi quản trò bắt giọng 1 bài hát những bạn còn lại làm cá chạy theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ đến các nơm cá sẽ phải chui qua. Tuỳ theo quy định của quản trò thì khi dứt 1 bài hát hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò, nơm cá sẽ chụp xuống, ai bị vướng trong nơm cá tức là cá đã bị bắt, bạn đó sẽ bị phạt
Vòng trò sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát. Khi nơm cá đã chụp xuống, "cá" không được bứt khóa để chạy thoát
Gủi email In
Thi đố về trái cây
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 50 -> 70 người, chia thành 2 đội
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: Quản trò chia ra thành nhiều nhóm, quản trò ra 1 mẫu tự, sau đó quản trò sẽ chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả lời lần lượt qua lại từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho. Sau câu trả lời của nhóm này, nhóm kia phải trả lời ngay, trong thời gian trọng tài đếm từ 1 -> 5 nếu không trả lời được thì xem như thua cuộc
Ví dụ: quản trò ra chữ "M" thì 1 nhóm sẽ tìm tên các loại trái nào có mẫu tự là "M" như: me, mít, mãng cầu, mơ, ... cho đến khi kết thúc cuộc chơi
Người chơi không được lặp lại tên trái cây mà nhóm kia đã trả lời rồi. Quản trò có thể thay đổi các mẫu tự khác
Có - Không ?
* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời
* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn ...
Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? - Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi
Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh? ...
Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ "Có hoặc không". Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được
Ngân hàng trò chơi Thú hai, 01-06-2009
Tai đây - mũi này
* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Số lượng: 50 người, không chia đội
* Thời gian: 20 phút
* Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước
Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô "Tai đây mũi này" thì tất cả đồng loạt đổi tay - tay trái giữ lấy mũi - tay phải giữ lấy tai trái
** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt
Gủi email In thông tin
Địa danh Việt Nam
* Mục đích: sụ hiểu biết về địa danh đất nước
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có tù 2 nhóm trở lên)
Ngân hàng trò chơi Thú hai, 01-06-2009
Đi du lịch bằng taxi
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy
* Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người (có thể nhiều hơn)
* Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài
* Địa điểm: trong phòng, hội trường
Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn, cử ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được nhiều, đội đó thắng
** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và xác định
Gủi email In thông tin
Các thông tin khác
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top