Bài4- Câu 5 điểm
4. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ THỰC HIỆN CNH – HĐH TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC.
- Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức:
Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển. Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải nóng vội, duy ý chí. Vì vậy, Đại hội X chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Đó là những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao.
- Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế:
Khác với công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm công nghiệp hóa chỉ có nhà nước, theo kế hoạch của nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lện. Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần. Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Ở thời kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lược để công nghiệp hóa được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nhà nước, còn thời kỳ đổi mới được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì, khi đầu tư vào lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô thế nào, công nghệ gì đều đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc kỹ càng, hạn chế đầu tư tràn lan, sai mục đích, kém hiệu quả và lãng phí thất thoát.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế còn nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, có sức cạnh tranh cao. Nói cách khác, đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng được nhanh hơn, hiệu quả hơn.
- Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền vững.
- Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đan dạng sinh học:
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ có như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng… Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của sự phát triển. Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững.
- Đa dạng hóa các quy mô của CNH – HĐH
- Kết hợp phát triển Kinh tế, CNH- HĐH với củng cố tăng cường quốc phòng- an ninh- đối ngoại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top