Bạn đã bao giờ bị ai đó chửi bới nhục mạ?
Bạn đã bao giờ bị ai đó chửi bới nhục mạ?
Bạn đã bao giờ bị quấy rối tình dục?
Bạn đã bao giờ bị xúc phạm, cảm thấy nhục nhã và phẫn nộ?
Thật đáng tiếc, sự nhục nhã ấy chỉ là của cá nhân bạn phải chịu, chỉ nằm trong tim bạn, ám ảnh trong đầu bạn mà thôi. Vài người khác không cảm nhận được, không phải nạn nhân, cũng không trải qua, vì thế nên họ nói rằng "Có thế thôi, đã mất gì đâu?"; và kết tội bạn hám fame, cố tình gây chú ý nếu như bạn muốn làm cho ra nhẽ với kẻ đã quấy rối, hạ nhục bạn.
Vâng, tôi viết bài này để nói về hiện tượng công kích đối với nạn nhân: không hẳn là đổ lỗi cho nạn nhân khi xảy ra sự việc không may, nhưng họ nhìn vào cách nạn nhân đấu tranh để kết tội thủ phạm mà thản nhiên mỉa mai, suy diễn rằng nạn nhân đang "gây chú ý để nổi tiếng, chuyện bé xé ra to để kiếm bồi thường". Những suy diễn này của họ cho thấy điều gì? Ồ, chúng ta dễ thấy rằng HỌ SỢ NẠN NHÂN SẼ ĐƯỢC LỢI.
Họ chính là loại người nhìn đâu cũng chỉ thấy lợi ích, kiếm chác, nên dễ dàng suy bụng ta ra bụng người. Cách mà con người đánh giá và nhìn nhận thế giới cho thấy chính con người của họ, bởi họ phóng chiếu suy nghĩ và tính cách cá nhân của mình lên vạn vật.
Những người luôn nói về việc người này người khác hám fame chính là người đang thèm fame. Những người luôn đánh giá người này người khác ham tiền chính là kẻ rất hám tiền. Khi người ta thèm khát điều gì, người ta cũng nghĩ những người xung quanh cũng muốn có nó như mình vậy.
Từng có một cô gái tìm đến Kén vì cô ấy bị kẻ biến thái quấy rối. Khi tôi nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu thì còn phát hiện thêm rằng khi cô ấy lên tiếng, có những kẻ đã vùi dập, kết tội cô ấy rằng "muốn gây chú ý, chuyện bé xé ra to"... Khi tôi phát hiện ra điều đó, cô ấy còn chưa phải khách của tôi. Nhưng biết về cái cách mà cô ấy đang bị chụp mũ, gán nhãn, đổ lên đầu hàng loạt thuyết âm mưu và victim-blaming, công kích giới tính, thì tôi cảm thấy phẫn nộ.
Bạn biết không, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là một trong những quyền quan trọng nhất trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Tội làm nhục người khác đã cụ thể hóa quyền này trong Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, thực tế một điểm phức tạp gây tranh cãi là: "Người bị hại phải là người bị xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nghĩa là hành vi trên phải gây ra ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến nhân phẩm, danh dự của người bị hại nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xúc phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác."
Bạn biết vì sao lại thế không? Vì tâm lý cảm thấy nhục hay không nhục, nó phụ thuộc vào lòng tự trọng của một con người là cao hay thấp. Vì thế nên nếu nạn nhân bị quấy rối tình dục phản ứng vì ai đó làm nhục xúc phạm họ với những ngôn từ tục tĩu, mà bạn lại cảm thấy "có mỗi thế thôi mà cũng kêu, tao chả thấy sao cả, nói thôi chứ nó có làm gì đâu, khi nào xảy ra thật hẵng ăn vạ" - thì đấy không phải do lòng tự trong của nạn nhân quá cao, mà là do lòng tự trọng của bạn quá thấp hoặc không có!
Và vì những sự suy diễn, lên án, chụp mũ cho nạn nhân một cách hung hãn của những kẻ thích đàm tiếu phán xét, các nạn nhân bị hại luôn có tâm lý sợ hãi, không dám đứng ra tố giác hoặc đấu tranh, không dám nói ra sự thật. Vì họ và gia đình sợ miệng lưỡi thiên hạ sẽ nói thế này thế khác, mình là người ngay mà mang tiếng. Nạn nhân bị làm nhục thêm lần nữa bởi một đám đông nhân danh "dư luận" và "ý kiến cá nhân".
Cre: Nhóm tâm lý - pháp lý Tổ Kén.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top