BÀI-VIẾT-CHO-CHÂU-THỊ-NGỌC-HÀ
CHÀO BẠN CHÂU THỊ NGỌC HÀ
Bạn làm ở công ty Tong Chang Phải không , chắc bạn ngạc nhiên lắm phải không ,có lẻ bạn thắc mắc vì sao tôi biết bạn,vân tôi biết bạn và biết cả số điện thoại của bạn nửa kia,hehehe,bạn lam QC phải không ,sô di động của bạn là :01695521793 phải không,hehehe!!!!!!!!!!!!bạn có biết thằng nào tên Trần CHí Công Không ?,thằng nào tên Ngô quang Hưởng không,thằng nào tên Lê Trọng Nghĩa không ,thôi đùa tí cho vui thôi . tôi là người vô danh bạn đừng quan tâm làm gì,người lúc nào củng ở cạnh bạn đó heheheehe nhưng bạn không biết heheheehe.
THÔI ĐỌC TRUYỆN CƯỜI NHA
Sự tích cây Dâm Bụt Ngày xửa ngày xưa, trong một ngôi nhà nọ, có một cô gái rất đẹp đang ngồi khóc Bụt hiện ra và hỏi: "Tại sao con khóc?...". Cô gái :Con có chuyện với bạn trai !! Bụt: Anh ta làm thế này à? Rồi ông ta hun cô gái. Cô gái: Vâng, nhưng còn tệ hơn. Bụt: Anh ta làm thế này à? Rồi ông ta vuốt ve cô gái. Cô gái: Vâng, nhưng còn tệ hơn. Bụt: Anh ta làm thế này à? Rồi ông ta "take off" co gai Cô gái: Vâng, nhưng còn tệ hơn. Bụt: Anh ta làm thế này à? Rồi Bụt #&*@ cô gái. Cô gái: Vâng, nhưng còn tệ hơn. Bụt tức quá quát: Còn cái quái gì có thể tệ hơn được. Cô gái rụt rè: Thằng khốn đó, hắn bị AIDS.. Về sau, Bụt chết --> trở thành cây dâm Bụt.
HAY KHÔNG HÀ
BÂY GIỜ XEM THỦ THUẬT DI ĐÔNG SAMSUNG NHA
Mã số bí mật của SamSung
Một số mã bí mật của Samsung
Cũng như những hãng khác Samsung cũng có những mã số bí mật và dưới đây là một vài mã trong số đó:
*#9998*246#
Hiển thị trạng thái chương trình.
*#9998*289#
Thay đổi tần số âm thanh cảnh báo.
*#9998*324#
Hiển thị màn hình sửa lỗi.
*#9998*377#
Hiển thị các lỗi của EEPROM.
*#9998*523#
Thay đổi độ tương phản của màn hình tinh thể lỏng.
*#9998*636#
Hiển thị trạng thái của bộ nhớ.
*#9998*778#
Hiển thị bảng các dịch vụ của SIM.
*#9998*842#
Thử chế độ rung của máy.
*#9998*9266#
Màn hình gỡ lỗi
*#9998*9999#
Phiên bản phần mềm.
*2767*JAVA# Java Reset and (Deletes all Java Midlets)
(Khởi động lại java, xóa tất cả games được cài đặt trên máy của bạn)
*2767*MEDIA# Reset Media (Deletes All Sounds and Pics)
(Xóa tất cả nhạc và hình nền được cài đặt trên máy của bạn)
*2767*WAP# Wap Reset
(Khởi động lại các thiệt lập cài đặt cho trình duyệt wap)
*2767*CUST# Reset Custom EEPR0M
(Khởi động lại EEPROM, thường sử dụng khi cài đặt lại phần mềm cho máy)
*2767*FULL# Reset Full EEPR0M (Bạn nên cẩn trọng khi quyết định sử dụng mã này)
(Có lẽ đúng như ý nghĩa của nó, khởi động lại tất cả)
Ví dụ về cách nhấn số theo chữ trên bàn phím điện thoại:
*2767*JAVA# bạn sẽ nhất với phím số tương ứng trên bàn phím là *2767*5282#
Giải thích: vì chữ J nẵm trên phím số 5, chữ A nằm trên phím số 2, chữ V nằm trên phím số 8 và chữ A ở trên phím số 2
Và dưới đây là một số mã khác bạn có thể kiểm tra 1 số thứ khác trên máy nhưng nghe nhạc chuông, kiểm tra độ rung của máy, chế độ đèn báo sóng...
*#06# IMEI code - kiểm tra số IMEI của máy xem có trùng khớp với số trên main của máy hay không
*#9998*4357# Menu trợ giúp
*#9998*5282# Java menu (GRPS/CSD settings for JAVA server)
*#9999#0# Monitor Mode
*#9999# or *#9998*9999# - kiểm tra phiên bản phần mềm
*#8888# or *#9998*8888# - kiểm tra phiên bản phần cứng
*#9998*746# or *#9998*0746# or *#0746# - kiểm tra thông tin về Sim card của bạn
*#9998*523# or *#9998*0523# or *#0523# - kiểm tra độ phân giải cho màn hình
*#9998*842# or *#9998*0842# or *#0842# - kiểm tra độ dung của máy
*#9998*289# or *#9998*0289# or *#0289# Buzzer On
*#9998*288# or *#9998*0288# or *#0288# - kiểm tra thông tin về pin và 1 số thứ khác
*#9998*377# or *#9998*0377# Error log
*#9998*778# or *#9998*0778# or *#0778#
*#9998*782# - hiển thị ngày tháng và báo thức
*#8999*638# - hiển thị thông tin mạng
*#9998*5646# - đổi logo khi khởi động điện thoại
*#9998*76#
*#9998*968# - nghe nhạc cho báo thức
*#9998*585#
*#3243948# Digital Audio Interference Off
*#32436837# Digital Audio Interference On
#*6420# = MIC Off
#*6421# = MIC On
#*6422# = MIC Data
#*6428# = MIC Measurement
Tuy nhên có một số máy trên thị trường sẽ không tương thích với những mã này.
CĂNG THẲNG QUÁ ,GIẢI TRÍ NHA
BÀI GIỚI HẠN NÀO CHO CHÚNG TA
Mỗi thứ trong đời
Điều chi cũng có cho ta riêng một giới hạn
Ước muốn không trọn
Người thương yêu nhất cũng cho là dối gian
Mới kết giao tình
Rồi ngày hôm sau lại chê trách nhau bội bạc
Niềm tin nơi nhân thế luôn mỏng manh
Tình người cho nhau cứ thay thật nhanh
Mỗi kiếp con người
Nào ai không biết khao khát bao điều ước mộng
Lúc hết hy vọng
Hầu như ai cũng trách than đời phũ phàng
Hãy nghĩ suy rằng
Chẳng một điều chi tự nhiên cho ta dễ dãi
Và cuộc đời ta đâu như cơn mơ mãi mãi
Định mệnh buồn vui đều là do ta giữ lấy
ĐK:
Và khi tôi vui thì tôi hát, khi tôi đau thì tôi khóc
Sẽ trút hết những đắng cay trong lòng
Chẳng khi nào tôi phải lo lắng, đánh mất hy vọng
Cuộc đời còn cho tôi bao ước mơ
Và khi tôi yêu thì tôi biết, tôi không bao giờ hối tiếc
Dù cuộc tình tôi có lúc sẽ vỡ tan
Tôi hiểu rằng tình yêu đã quá giới hạn
Là một điều nhỏ nhoi trong thế gian, chẳng có chi không phai tàn
ĐỌC TRUYỆN MA NHA HÀ
BÓNG MA TRƯỜNG ÁO TÍM
Thái ngóc đầu lên để vói rút khăn lông trên đầu giường đặng che mặt mà ngủ, vì đèn chong nóng quá.
Rút khăn xong, anh thả rơi đầu xuống thì nghe một cái cộp, rồi lại nghe anh ta la: " Ui cha ! " Ở mấy chiếc giường hai bên, ngườI ta rúc rích cười. Anh đã bị bạn kế giường rắn mắc ăn cắp gối lúc anh ngóc đầu lên. Tên ăn cắp là Ngư. Ngư hô:
- Nè chụp nè ! Rồi liệng gối Thái theo đường vòng cầu. Gối bay ngang mình Thái rồi rơi qua giường bên kia. Nguyên đưa tay sẵn để hứng lấy rồi dồi gối qua cho Thoại bên cạnh , y như người ta chơi bóng rỗ.
Gối chuyền tay mà bay từ giường này đến giường khác , Thái rượt theo mãi mà không kịp. Rốt cuộc anh đành trở về giường, cuốn mền lạI kê đầu mà nằm.
Những người chơi cái trò trẻ con trên đây toàn là ngườI lớn cả, trên dưới bốn mươi tuổi đầu.
Đó là những thầy giáo ở tỉnh , nhân dịp bãi trường về Sàigòn theo học các lớp tu nghiệp tại trường Gia Long.
Tất cả, ngày xưa đều là lưu trú học sinh ở một trường trung học nào đó ở miền Nam.
Cuộc sống chung trong mùa tu nghiệp năm nay bỗng dưng gây lại cái không khí mười mấy năm về trước với những dãy giường sắt ngay hàng thẳng lối , với trống điểm giờ ăn, giờ tắm, giờ nằm, vớI bóng đèn chong màu xanh xanh tỏa ánh sáng trăng nhơn tạo xuống những chiếc mùng rung rinh mà trong đó các cậu thiếu niên mơ những mộng đẹp ngoài đời.
Ôi, cái đời lưu trú năm xưa, xa lắm rồi mà nghe sao như là mới hôm qua này thôi !
Ôi, những cái đầu, tóc còn dưỡng rẽ, ôi những chiếc tủ đầu giường thơm mùi thuốc rệp mà trong đó bao thiếu niên mơ mộng đã xếp kỹ những bức thư xanh, những bức thư tím, những bức thư hồng, cũng như họ đã ủ kín trong lòng non dại của họ niềm yêu bâng quơ tác giả các bức thư kia.
Ôi ,những gói bánh tổ bột gạo, đường hạ Biên hòa mà các cậu thiếu niên gặm mòn trong đêm tối như chuột gặm khoai, ôi những kỷ niệm xa xưa , nay đã đâu rồi !
Ngày đầu vào trường Gia Long, ai nấy lòng cũng quặn thắt đau, nghẹn ngào xúc động mà nhìn những dãy nhà giống hệt những dãy nhà của trường Petrus Ký, trường Sở Cọp, trường Cần Thơ, trường Mỹ Tho mà trong đó đã nghỉ yên quá khứ của họ.
Làm sao không ngậm ngùi được vì đó là nơi mà một khi kia trong đời họ, họ đã hoài thai nhiều mộng vĩ đại, đã mơ những giấc mơ tiên Nhưng rồi sự học tập và cuộc sống tập thể lôi cuốn họ vào một nhịp khắc khổ hơn nên họ tạm dẹp tình cảm lại.
Nhưng họ vẫn cảm nghe họ trẻ lại đi mườI mấy năm, ham nô đùa vớI nhau như lũ lưu trú học sinh ngày trước Các thầy giáo hôm nay cũng rắn mắc y hệt như cái bản sao của họ hồi tiền chiến Khi chiếc gối bay đến giường cuốI dãy thì anh Trung chụp rồI dộng vào cửa buồng một cái rầm nghe như vợ chồng ai đang đánh lộn vớI nhau - Mấy thằng dịch già này , không cho tao ngủ hở bây?
Đó là lời mắng rất hiền của một ông cụ bốn lăm. Mới bốn lăm mà ông ta ra vẻ cụ lắm - Thôi ngủ bây ơi, kẻo cụ giận không gả con cho thì chết đến sáu bảy cửa lận: cửa trước không ai đóng, cửa sau không ai gài, cửa túi rách không ai vá, cửa tủ tiền chạy ra không ai ngăn, cửa miệng không ai tiếp tế lương thực nè ...... Cả bọn cười xòa, và anh Hạc hát giọng tuồng:
- Nhạc gia ơi ! Xin đó mựa đừng vội giận, đây nguyền nuốt hận làm im cho nhạc gia ngủ đó a nhạc gia !
- Thùng ! anh Trinh đánh trống miệng một cái nghe ngọt xớt - Thôi phát nầy ngủ thật đa ! Dung nói - Khoan, để mổ ra câu đối, đứa nào đối được, sáng mổ bao ăn kem. Ráng nghe các cha:
- Ngủ giả mà nói ngủ thật, là giả ngủ - Xuất đối đi, đối đối nan, thỉnh tiên sinh đối vậy - Im !
- Đèn chong sáng quá làm sao ngủ - Trong Petrus Ký đó nghen tụi bây, hồi đó nó không chong đèn bóng xanh như ở đây, vì bóng xanh sáng lắm, học trò lén thức học, bỏ ngủ rồi bịnh cả đám. Biết nó làm sao hôn? Nó chong bằng bóng trắng mà ngoài sơn dầu sơn xanh. Như vậy ánh sáng tốI hù, đứa nào ham học thì bơ.
Có một bận đó nghen, tụi nó đòng đòng lên ba đứa như làm trò xiệc ấy, để lấy dao cạo dầu sơn. Quên nói là trường Petrus Ký khôn lắm , nó rút bóng đèn lên sát tận trên trần để mình phá không được.
Đang cạo sột sột bỗng đâu thầy Su-quây-dăng mở cửa kiếng kêu cái bực mà bứơc ra, vì tụi ngoài này làm ồn như giặc, thầy ta chịu không thấu đời quyết ra chụp vài cậu phạt cho hả giận Đám hát xiệc nghe nguy hoảng hốt, anh kép ở dướI quăng anh kép đứng giữa, anh kép giữa quăng anh kép trên. Anh nầy, tao nhớ tên là anh Gừng. Anh ta té cái rầm , năm bất tỉnh nhơn sự , con dao đâm lủng tai trái anh ta, máu ra linh láng.
Thầy Su vừa bước ra, thấy vậy ngỡ anh ta chết, sợ chịu nhơn mạng, vội thốI trở vô. Vừa lúc ấy thì mùng cháy rần rần vì anh Ký thắp đèn cầy mà học , học mê không hay gì cả, đến chừng nghe cái rầm anh ta giật mình hươi tay đụng đèn ngã vào mùng mà gây hỏa hoạn.
- Rồi sao nữa?
- Rồi áp nhau mà la mã tà chớ sao. Có thằng hô to " Hỏa thiêu Hồng Liên Tự rồi bây ơi ! " Đêm ấy, nhà ngủ tụi tao rầm rầm như đám giựt giàn cúng làm chay.
- Rồi anh Gừng có sao không?
- Sau đó , anh ta hóa thành thi sĩ.
- Lạ không?
- Anh ta làm thơ như vầy:
Cạo đèn bây học, lại quăng tao, Nghĩ giận tụI bây , máu muốn trào Hát xiệc không lương , xương lạI gãy, Thầy Su hoảng sợ, thích biết bao !
Chưa chết mà bây châm lửa đốt, Tao chẳng dân Miên, hỏa táng tao !
Từ rày nhắn vớI quân ham học, Vùi đầu vào sách sẽ ho lao - Toàn vần ao không mà thôi - Phải, đó là anh ta cố ý, vì anh ta nói anh ta đã bị nóc ao mà !
- Thôi bỏ mùng xuống ngủ các cha !
- TụI bây ơi, mùng của mình vén coi có vẻ thất trận lắm ! Tụi áo tím hồi đó tao đi ngoài đường thấy chúng nó vén mùng khéo mà bắt thèm. Chúng nó may mùng trùm phủ ngoài trụ, rồi muốn vén, vo tròn lại từ lai trôn vo lên, như con gái thợ cấy xăn ống quần. Thật là tay con gái có khác.
- Các cô con gái áo tím dễ yêu hồi đó bây giờ đã hóa ra bà già rồi bây ơi, trời hỡi nè, đời ngườI sao mà thấm thoát , cô áo tím của tôi đã năm con bảy cháu rồi nè trời !
- Hu.....hu.....!
- Thùng !
- Các anh ơi, sao mà nằm trên giường nầy, tôi nghe như hương thừa của ai còn phảng phất đâu đây.....
- Giường cũ biết còn hay không?
- Sao lại không. Trường Gia Long là cái trường độc nhứt không bị quân đội Nhật và Pháp sung công thì cái gì cũng còn nguyên vẹn cả, trừ người xưa. Kìa cái cây dé ngựa ngoài sân, ngày xưa, cô áo tím của tôi chiều chiều đã dựa vào đó mà làm thơ.
Cây cối bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già, đang chờ người đi mất tự ngàn xưa ... Ngày nào tròn trăng lại nhớ.....
- Có ai xuôi vạn lý , nhắn đôi câu.....
- Thùng !
- Tân cổ nhạc hằm bà lằng, mại dô !
- Quỉ dịch, có để người ta ngủ hay không nè?
Bấy giờ chắc cũng đã khuya rồi, nên phần đông mòn mỏi và lời mắng cuối cùng đã bịt miệng họ được.
Tuy nhiên, những người chưa ngủ vẵn lăn qua trở lại hoài. Nhớ vợ, nhớ con ở tỉnh nhà , hay nhớ một mối chinh phục mớI? Ừ, một dịp đi Sàigòn y như là ngày kép núi hạ san và rất có thể gặp đào giữa truông mây Thầy giáo Lâu ngồi dậy định bước ra cửa sổ dòm sao. Thầy giáo Niệm cận giường còn thao thức , thầy kéo bạn dậy và nói nho nhỏ:
- Chưa ngủ à? Ra đây hứng mát. Trời, tháng bảy mà sao nóng nực quá?
Giáo Niệm là tay làm ồn nhứt trường từ hổm nay, không ai chịu nổi thầy ta cả. Mỗi đêm thầy ta đều rủ các bạn tái diễn cái trò kêu rệp ngày xưa nghe muốn bể con rái.
Thầy gác , tiếng Pháp kêu là Su-quây-dăng , nhưng hồi xưa học sinh lại kêu lầm họ là rê-pê-ti-tơ và kêu tắc là Rệp.
Đêm đêm hễ thầy gác đi rình là họ kêu than có rệp:
- Rệp mắc dịch ! Bò hoài sáng đêm !
Rồi họ đập giường rầm rầm Giáo Niệm nô đùa dữ quá , cười muốn bể cửa kiếng nhưng ai tinh ý thì thấy trong cái quá lố ấy có ẩn hiện một hơi hướng đau thương, như là sầu quá hóa điên, cườI ra nước mắt.
Nhứt là từ lúc các bạn nhắc đến các cô áo tím cho vui thì thấy thầy ta ngậm câm, không tham gia buổi tối vui nữa.
Tiểu tiết ấy không thoát khỏi mắt quan sát của ngườI bạn thân giữa đường của giáo Niệm là giáo Lâu.
Còn một điều lạ lùng nầy nữa là từ Phong Dinh ( Cần Thơ) lên để theo học lớp tu nghiệp Anh văn mà giáo Niệm không thèm học hành gì cả. Theo chỗ dọ biết thì ngày xưa thầy rất khá Ăng lê, mà đã quên hết rồi.
- Thì nay học lại , chớ khó khăn gì đâu.
- Nhưng thầy ta như cóc cần học. Mỗi lần bà giáo người Mỹ gọi đến thầy là thầy cứ trả lời độc một câu mà thầy còn nhớ:
- I can't speak English (1) " Tâm sự gì? " Lâu tự hỏi thầm và ái ngại cho người bạn mới mà thầy rất mến.
Một người từ Bình Dương xuống, một ngườI từ Phong Dinh lên, chơn trời góc biển gặp nhau, lại mến nhau như bạn thâm giao đâu từ thuở ấu thời.
Đôi bạn thót lên ngồi trên đầu tủ com-mốt , rồi Lâu chỉ vòm trời đen lóng lánh sao mà hỏi bạn:
- Giống cái gì?
- Giống sao vàng rải trên hòm sơn đen - Ghê quá ! Sao anh lại nghĩ đến cách so sánh tang tóc như vậy?
- Có lẽ vì liên tưởng.
- Đến cái gì?
Giáo Lâu đặt tay lên vai bạn không nói gì, nhưng cử chỉ ấy hùng biện biết bao ! Đôi bạn thông cảm nhau một niềm thương mến sẵn sàng trao đổi nhau nghe tất cả cái gì ray rứt trong lòng họ.
Giáo Niệm cúi xuống nhìn sân trường tối om, xa xa một vừng ánh đèn vườn làm nổi bật lên cây lá trong một khoảng nhỏ....
- Trong cái im lặng bao phủ cảnh trường nầy, tôi bồi hồi tưởng nhớ năm xưa ....
- Ngỡ gì, ai lại không như thế. À, hồi đó anh học trường nào?
- Petrus Ký - Còn tôi thì học Sở Cọp. Trường của mình nên thơ hơn trường này phảI không anh. Thuở ấy, đêm tôi dòm ra sở thú, lắng nghe tiếng thủ thỉ của dân rừng bị nhốt... - Còn tôi thì đêm đêm dòm ra thành Ngã Bảy lúc đó còn là một cánh đồng ma, để xem đèn ma và nghe mấy chị bột khoai kêu mả tà. Ấy ,quanh trường hoang vắng nên tối nào cũng có cướp cạn.
- Còn ở đây lâu đài, dinh thự nhiều quá, không đẹp gì hết.
- Tôi, tôi lại nghĩ khác. Tôi thấy ở đây rất nên thơ vì có lẽ trường này dính líu đến tôi nhiều.
Giáo Lâu đã thành công nhờ khôn khéo. Thầy ta biết nếu tra hỏi thì chắc bạn không chịu khai. Còn gợi chuyện thì tự nhiên việc nầy đưa đến việc khác, và đầu dây mốI nhợ sẽ được tháo tung ra.
Giáo Niệm đột ngột hỏi:
- Anh có biết là tôi chưa vợ hay không?
- Không , trời ơi, đã bốn mươi hai rồi mà ....
- ...... Mà còn cô độc, ừ. Tôi đi lên đây , mục đích chánh là đi hành hương. Hễ có dịp vào trường Gia Long là tôi vào, không biết để chi, nhưng không thể đừng được.
Trường nầy không phảI cảnh cũ, nhưng có lẽ nó gợi nhớ nên tôi thích. Hễ nhớ là đau, nhưng lạI cứ muốn nhớ, nhớ hoài để nghe như nó còn mới hoài, mới như vừa xảy ra hôm qua đây.
Năm ấy tôi học năm thứ hai. Một hôm Chúa nhựt ra chơi nhà ngườI chịu trách nhiệm về tôi đối với nhà trường, tôi gặp Oanh, trường áo tím, cháu của nhà nầy mà tôi không dè.
Tôi còn nhát gái lắm, nên bẽn lẽn một lúc rồi bỏ đi luôn.
TốI lại về trường tôi mới thấy là tôi ngu quá. Bạn hữu trong trường đứa nào cũng có bạn gái ở ngoài cả chỉ trừ tôi thôi. Nhà quê không biết làm quen với ai, nay gặp dịp tốt lại trốn mất thì có ngốc quá hay không?
Nhưng bây giờ mà có bạo gan tuần sau ra đó để gặp cô ấy chắc cũng sẽ ú ớ , không biết nói gì Cô bé đẹp quá ! Áo tím làm nổi bật nước da trắng nõn của cô và cái e lệ của cô sao làm tôi điếng người đi.
Bí quá, tôi lén bạn hữu kéo anh Lưu ra góc sân và hỏi:
- Anh Chín nè, làm sao anh quen với bạn gái?
Lưu là một học sinh rất đẹp trai. Anh ấy lại biết làm thơ nữa. Anh có một tập thơ nhan đề là " Anh Chín thi tập ", trong đó anh sưu tầm thơ của anh và của nhiều bạn gái của anh. Anh Chín là biệt hiệu cà rỡn mà bạn hữu gán cho anh và anh vui vẻ nhận lấy.
- Cái đó tùy anh, Lưu đáp. VớI mỗI người, phảI mỗi cách. Cô ấy thế nào?
Tôi kể chuyện gặp gỡ cho anh nghe. Anh trề môi mà rằng:
- Anh thật là thằng chúa ngục, anh trốn như vậy nó khinh anh rồI thì còn mong gì.
Tôi khổ sở quá, và luôn hai ba Chúa nhựt không dám ra đó nữa.
Tuần ấy tôi xáng bịnh: sốt rét rừng. Nhà thương cứu cấp ở trường gởi tôi vào nằm điều trị trong Chợ Rẫy.
Thuở ấy công chức và học sinh đi Chợ Rẫy đều nằm chung một trại , gọi là " Nhà giàu I".
Tôi được tiêm thuốc hai hôm là hết sốt. Nhưng lệ nhà thương , sốt rét rừng cho nằm mườI lăm hôm.
Hôm thứ ba tôi ra ngoài sân, lại gốc me ngồi chơi thì lạ quá, trên băng đá dưới gốc me ấy , cô áo tím đang ngồi đan nón.
Tôi hoảng vía toan thối lui để chạy vào trại thì cô ta thấy tôi, mỉm cười chào tôi một cái. Tôi quýnh lên, đỏ cả hai tai rồi ú ớ như thằng câm.
Để cứu tôi, cô hỏi:
- Anh vào nằm đây bao lâu rồi?
- Dạ ơ....hơ .... mười lăm Sợ quá, đến số ngày cũng nói bậy.
- Em thì mớI có ba ngày. Anh bịnh làm sao và nằm phòng số mấy?
Bấy giờ tôi đã hoàn hồn, bước lại gần băng mà đáp:
- Tôi nằm số bảy, trên lầu. Cô bịnh làm sao và nằm ở đâu?
Thì ra cả hai đều sốt rét. Cô ấy nằm số 25 dưới đất. Hỏi phăng tới thì biết cô cũng học năm thứ hai , ban sư phạm, và tên là Oanh.
Oanh nói:
- Mấy tuần nay, em có ra luôn. Cậu em ngạc nhiên lắm mà thấy anh không tới. Cậu em nói anh học giỏI lắm, không lẽ lại bị phạt ở lạI ngày Chúa nhựt.
Không, không bao giờ cậu Oanh và Oanh biết lý do vì sao tôi không ra cả.
Nhà thương Chợ Rẫy lúc ấy là nơi gặp gỡ của lưu trú học sinh các trường trung học ở Sàigòn. Vài mươi hôm hết hạn , rồi lắm khi thân đến suốt đời. Kỷ niệm chung cũng nhiều lắm.
Oanh và tôi, cố nhiên, cũng trở thành đôi bạn. Đêm nào chúng tôi cũng ra hàng rào sắt đón chú giò chó quảy mua vài chiếc để ăn với sữa đặc nhà thương phát cho.
Cái thú ăn giò chó quảy to bằng cườm chân ở cửa Chợ Rẫy, không anh học sinh tiền chiến nào quên được cả.
VớI lại cái thú kéo nhau xuống nhà xác , rồI hù một tiếng, mạnh đứa nào đứa nấy chạy, chạy đến vắt giò lên cổ.
Một bận Oanh chạy như vậy rồi vấp té , nhờ tôi đỡ kịp. Không hiểu sao kể từ phút đó chúng tôi không còn thẳng thắn với nhau được nữa.
Ra nhà thương , tuần nào chúng tôi cũng gặp nhau ở nhà người chịu trách nhiệm.
Ở đó, câu chuyện giữa chúng tôi là câu chuyện học hành, là chương trình đại số, là phản động hóa học, là định lý hình học, chớ không còn là câu chuyện trăng , sao thú vị ở nhà thương.
Vì vậy, tôi cố tìm cách gặp Oanh nơi khác, đổi không khí để tìm lại những ngày thần tiên khác.
Và chúng tôi đã tìm được.
Không nói chắc anh hiểu ngay là chúng tôi yêu nhau. PhảI, nhưng con ngườI của chúng tôi đứng đắn lắm, nên chỉ yêu nhau suông vậy thôi, chớ không có gì tội lỗi hết.
Nhà cũng biết thế, nhưng tin chúng tôi lắm, nên cũng chẳng rầy la gì, mặc dầu nhiều chúa nhựt, chúng tôi rủ nhau đi tuốt, bỏ cơm trưa. Tối lại vào trường mới ăn.
Tôi hẹn với Oanh ra trường sẽ xin làm thầy giáo để cùng nghề với vợ tôi cho tiện lúc đổi đi nơi nầy nơi khác.
Và tôi đã giữ lời hứa. Nhưng vì chưa cướI nhau nên Oanh được bổ đi Sóc Trăng , còn tôi thì Bà Rịa.
Tuy cách trở, mà thơ từ qua lạI luôn. Oanh bị tang bà nội, nên chúng tôi chưa thành hôn với nhau được.
Cứ mỗi ba tháng là tôi xin phép nghỉ, đi xuống thăm Oanh một ngày ! Oanh vẫn yêu tôi như thường, có lẽ yêu hơn trước vì hễ tình yêu chưa toạI thì nó cứ càng ngày càng tăng.
Cả hai chúng tôi đều nóng lòng đợi mãn khó tang bà và cùng dự liệu nhiều việc về tương lai.
Như vậy được một năm. Còn có bốn tháng nữa là hết tang. Tôi nao nức lắm và vừa định xuống thăm bạn lần chót để thỏa thuận nhau về chi tiết đám cưới, thì bỗng được thư Oanh.
Oanh bảo tôi đừng xuống nữa, giọng nhứt quyết lắm và hăm sẽ giận tôi luôn nếu tôi cãi lời Oanh. Oanh lại cho biết rằng đám cưới phảI đình lại không biết đến bao giờ.
Đọc xong thư, tôi đâm nghi. Tại sao nàng lại cấm tôi xuống, và đòi đình hôn lễ? Có phải nàng đã yêu kẻ khác hay không? Tôi ghen tức lên , rồi tôi đau xót không thể tả được.
Vài hôm sau, tôi định cứ đi đạI xuống đó, xem cho biết sự thật. Thà là phảI bật ngửa ra mà thấy mình bị phụ tình, còn hơn là ngồi nhà mà xốn xang, mà nghi hoặc.
Nhưng tôi lại không đi, vì tôi hờn Oanh. Thôi, người ta không thương mình nữa thì thôi, đeo đuổI theo làm gì, Con ngườI bạc nghĩa ấy còn xứng đáng sao được mốI tình chung thủy của mình !
Thế rồi tôi nín đi hai tháng. Tôi ốm xanh xao, và bỏ công việc đến nỗi bị ông Thanh tra hàng tỉnh phê bình cảnh cáo mấy lần.
Không chịu được nữa , tôi gởI thư, gửi liên tiếp mỗI ngày một bức, hăm tự tử, dọa xuống thăm nàng ,đủ thứ việc.
Nàng trả lời cũng liên tiếp và nói nếu tôi xuống là nàng sẽ chết mất.
Rồi đùng một cái, đến tháng tư là tháng xả tang, Oanh gởI cho tôi một bức thư vĩnh biệt. Tôi còn thuộc lòng bức thư ấy.
Anh Niệm ơi !
Em đã chết rồi. Kể từ giờ phút anh được bức thư nầy thì em không còn ở trên đờI nầy nữa. Hay là em còn, mà không bao giờ anh thấy mặt em được cả.
Anh ơi, em ích kỷ lắm, rất muốn làm vợ anh cho dẫu một ngày thôi, để thỏa tình em yêu anh từ bao lâu nay.
Nhưng mà suy cho cùng , nghĩ cho tận, hưởng thụ ấy không ích lợI gì cho em cả, mà hạI cho anh không biết bao nhiêu.
Vậy anh cứ xem là em đã chết rồi. Dầu anh có lục lạo thế nào cũng chẳng tìm được em đâu. Mà tìm làm chi , nếu anh muốn mốI tình đôi ta cứ còn chớm nở mãi mà không tàn rụng bao giờ.
Nghĩ ra thì thái độ của em cũng do ích kỷ xui giục mà có. Tránh ích kỷ kia lạI phạm ích kỷ nầy. Đừng tìm hiểu, không bao giờ anh hiểu được đâu.
Em đã khóc ra không biết bao nhiêu là nước mắt khi quyết định điều trên. Anh có lường được niềm đau xót của em không?
Nhưng em là gái mà em đã can đảm được , thì anh cũng nên theo gương em. Đừng sầu muộn gì hết, cố mà quên đi rồI lập gia thất. Trong đờI chắc không thiếu chi ngườI đáng yêu hơn em, anh đừng có lãng mạn lắm mà thiệt thân.
TrờI ơi ! Tôi đau nhói như ai cắt ruột tôi ! Anh ơi, em chết đây !
Dưới thư không có lời chào nào, cũng không ký tên, dường như Oanh không còn can đảm viết thêm chữ nào nữa hết.
Tôi chết sững nửa tiếng đồng hồ, rồI đánh điện ngay cho ông Hiệu trưởng trường Sóc Trăng , vì đã bỏ bê công việc lại xin phép mãi, e bị quở nếu xin nghỉ nữa.
Điện tín , tôi viết như vầy:
Trân trọng yêu cầu cho biết sức khỏe của Oanh.
Ông ấy đáp:
Oanh thôi việc. Đi không để lại địa chỉ.
Hừ, thế nầy là làm sao? Thoạt tiên, tôi đoán là Oanh đã lỡ dại với ai, có nghén nên sợ xấu và sợ tội ( trong giáo giới ngườI ta nghiêm khắc về hạnh kiểm của giáo viên lắm ) nên trốn đi. Lại ân hận nên viết thư cho tôi thế.
Nhưng xem kỹ lại lờI thư thì không phải vậy.
Hay là? Tôi nhớ có đọc một tiểu thuyết trong đó tác giả kể chuyện một cô kia ho lao, rồi trốn tình nhơn để chết.
Nhưng cũng không phảI. Oanh có học, dư biết bịnh lao không hoàn toàn tuyệt vọng (2) , thì dại gì nàng phảI làm như vậy.
Mà nàng tự tử hay trốn đi đâu? Đó là điều tôi cần biết, nên đánh liều làm mặt lì, tôi xin nghỉ phép nữa.
Oanh ngườI Thủ Thừa. Cha mẹ nàng vẫn ở đó. Tôi vừa vào tớI sân thì bà cụ đã khóc rền nhà.
- Con ơi, vợ con nó đã chết rồi à ! Ơ.....Ơ.. trời ơi là trời , con tôi chết.
Chúng tôi không có làm đám hỏi, nên chưa kêu cha mẹ Oanh là ba má. Thế mà nay bà cụ lạI ăn nói như vậy thì tôi hiểu ngay là Oanh không có tội lỗI gì đối với tôi cả.
Tôi chỉ ngậm câm , khóc không được mà nói cũng chẳng ra lời.
Ông cụ chạy ra xách valy cho tôi và kéo tôi vô nhà. Bà cụ khóc kể một hơi rồi hối trẻ bắt vịt làm thịt đãi tôi. Đàn bà Việt Nam bao giờ cũng vậy. Đau đớn làm sao, họ cũng dẹp lại để lo ăn cho chồng con, cho khách khứa Đàn ông chúng tôi không khóc, nhưng im lặng còn đau thương hơn những kể lể của đàn bà không biết bao nhiêu Ông cụ cứ làm thinh mà săn sóc tôi, coi như con rể cũ mới về và nó đang sầu, cần thương yêu nó để an ủi nó.
Khi bà ra sau chỉ huy bữa nấu ăn, ông cụ mới mở miệng:
- Nó về đây, cất một cái chòi nhỏ trong ruộng, thật xa. Nó căn dặn tôi với mẹ nó hễ .... con đến - ông cụ ngập ngừng trước tiếng "con ", ngại thốt nó ra, nhưng rốt cuộc vẫn dùng tiếng ấy- hễ con đến thì nên giấu biệt chỗ trú ẩn của nó. Ngỡ như vậy là xong , nào dè mấy hôm sau thì nó uống thuốc ngủ để quyên sinh.
Bấy giờ tôi mới khóc được. Đàn ông khóc chắc là trông xấu lắm ! Nhưng tôi bất kể, cứ khóc mùi mẩn như không có ông cụ ở đó.
Khóc cạn lệ tôi mới hỏi xin ông cụ cho biết vì sao em Oanh tôi lại như vậy.
- Con yêu nó quá rồi hoa mắt, hay nhờ nó che giấu khéo thì không rõ. Thật ra nó đã mang bịnh từ một năm rồi, Nó nổi đơn.....
- TrờI ! Tôi kêu thầm - Trong gia đình, bên nội và bên ngoại nó , ba đời liền , không thấy ai có bịnh đó. Xem sách thì thấy nói bịnh cùi có thể lặn trốn hai ba thế hệ lìên rồi mới xuất hiện trở lại.
Tội nghiệp nó quá, căn bịnh bất nhơn lại trồi lên vào thế hệ của nó Hay nó bị truyền nhiễm do người ngoài không biết chừng , vì không nghe nói ông bà hồi trước có ai bị phong đơn.
Nó hoảng sợ hết sức lúc buổi đầu, uống lu bù thứ thuốc mà đơn cứ nổi lên: da sần sần, trái tay dầy ra. Chắc là nó đánh phấn khéo nên con không thấy.
Về sau , nó tuyệt vọng lắm, và có ý muốn quyên sinh. Cái ngày mà nó viết thư dặn con đừng xuống là ngày đơn nổi dữ sau một bữa ăn cua đinh.
Bạn hữu khuyên nó theo thuốc Tây, trị bằng thuốc xanh trộn vời dầu chùm bao. Lối điều trị ấy có hiệu nghiệm thật. Các dề đơn lỳ mặt xuống, nhưng khốn thay, da mặt nó lại xanh lè như đã nhúng chàm ,đánh phấn thế nào cũng chẳng lấp được cả.
Sở giáo huấn cũng chưa nói gì, ông Thanh tra chỉ khuyên sơ sơ nó nên nghĩ dài hạn mà điều trị. Nó còn đang trù tính thì đơn lại nổI trở lên, lần này tao loạn lạ kỳ, bất chấp thuốc men, và nổi cao như phỏng lửa.
Thế là nó xin thôi, viết thư vĩnh biệt con , rồI lùi về đây.
Mấy ngày ở trong chòi cô quạnh, chắc nó khổ sở lắm về viễn ảnh tương lai của nó , nên trong một lúc tuyệt vọng kia , nó hủy mình Trời ơi, bấy giờ tôi mớI hiểu thấu mấy tiếng kêu than của Oanh ở cuối thư, và mới hiểu được tạI sao nàng bảo là nàng ích kỷ.
Oanh muốn cho tôi giữ mãi trong trí hình ảnh tươi đẹp của nàng , y như ngườI quí phi bên Tàu ngày xưa cấm đoán ông vua ấy vào thăm nàng lúc nàng đã tiều tụy sau một trận ốm nặng.
Nhưng không, Oanh có ích kỷ đâu. Nàng chỉ thương tôi thôi, muốn tránh cho tôi nỗi thất vọng vì thể chất của nàng.
Lâu kính nể sự yên lặng của Niệm sau câu chuyện ấy. Trên trời đen sao giống như các điểm vàng trên cỗ săng, cỗ hòm chôn vùi nàng Oanh kiều mị ngày xưa.
- Anh thấy không. Niệm tiếp, làm sao mà tôi quên được mối tình chớm nở ấy. Nó có tàn rụng sau một thờI ăn ở với nhau đâu. Mãi đến giờ phút nầy, tôi nghe vẫn còn yêu Oanh , còn nghe như Oanh còn sống đâu đó. Tuổi tôi cứ chồng chất lên , nhưng tôi có ấn tượng rõ rệt là tôi còn là học sanh mới ra trường với một mớ mộng xuân.
Chúng tôi day lưng dòm vào phòng ngủ thì, qua lướI mùng "tuyn", các cậu học sanh già đang yên giấc, ngáy pho pho.
Ánh đèn chong xanh xanh gợI lên hình ảnh huyền hoặc của một thế giớI ma quái mà trong đó hồn ngườI xưa như đang rung rinh bay qua bay lại, hồn những cô áo tím ngày trước, những cô mà thất tình, bịnh tật, chiến tranh đã cướp đi khỏi thế giới của chúng ta.
Dưới sân đen ngòm , nhiều bóng đen dường như thơ thẩn.
Những bóng ma của dĩ vãng !.
Chú Thích. (1): Tôi không nói được tiếng Anh. (2): Thuở ấy, tuy chưa có thuốc trụ sinh, nhưng bịnh lao nhiều trường hợp cũng trị khỏi được.
Kết Thúc (END)
*****************************
HEHEHE . HÀ SỢ MA KHÔNG
BÂY GIƠ MÌNH NẤU ĂN NHA HÀ
GỎI CUỐN
I. NGUYÊN LIỆU:
- 1 kg tôm
- 40 bánh tráng
- 1/2 kg ba rọi
- Xà lách, rau sống, hẹ, giá, ớt, me, tỏi, rượu đế, đường cát, dấm, đậu phọng, tưong y, chè đậu, bún
II. CÁCH THỰC HIỆN:
* Giai đoạn 1: Sửa soạn
a> Tôm rửa sạch: Cho 1/2 chén dấm + 1/3 chén nước lạnh + 1 muỗng rượu đế + 2 muỗng cafe muối vào soong, bắt lên bếp nấu cho sôi, cho tôm vào luộc (luộc như thế tôm mới đỏ và ngọt.) tôm chín đem lột vỏ.
b> Thịt ba rọi: Luộc chín xắt mỏng.
c> Đậu phộng rang vàng đâm nát.
d> Tương: đổ 1 ít nước vào tương y để lắng cát (độ 1/2 giờ) vớt hột tương ra, lượt nước tương còn lại, đâm nhuyễn các hột tương, chè đậu đâm nhỏ, cho vào hột tương đâm nhuyễn chế nước tương đã lọc sạch vào luôn. Tỏi đâm nhuyễn (5 tép tỏi) cho vào hỗn hợp trên. Cho hỗn hợp trên vào soong, nấu sôi cho sền sệt. Cho đường nước me chín, dấm vào, nêm vừa ăn là được múc ra chén. Bầm ớt nhỏ cho lên mặt tương, sau cùng cho đồ chua và rắc đậu phộng lên mặt.
* Giai đoạn 2: Cách cuốn gỏi.
Bánh tráng cắt bỏ rìa cứng ở ngoài, thấm sơ nước cho bánh tráng dẻo, để xà lách, rau sống, bún lên bánh tráng, thịt và tôm để phía ngoài, hẹ cắt làm 2 để ló ra ngoài mộ ít, cuốn lại thât chặt.
Gỏi này ăn với tương ngọt.
TIẾP NỬA NÈ
BÚN BÒ HUẾ
I. NGUYÊN LIỆU:
- 1 kg xương đuôi bò
- 800 gr giò heo trước
- 400 gr thít bò nạm
- 2 củ hành tây
- 1 bó xả
- Bắp chuối bào, giá sống, hành lá, ngò gai
- 2 trái chanh
- Ớt trái, ớt bột
- 2 muỗng súp mắm ruốc
- 1/3 chén mỡ
- 1 muỗng bột hột điều dầu
- Nước mắm + muối + bột ngọt
- 2.5 kg bún sợi to
II. CÁCH THỰC HIỆN:
* Giai đoạn 1: Sửa soạn
a> Xương bò, giò heo: rửa sạch, chặt khúc
b> Xả: 1/2 cắt khúc bó lại. 1/2 bằm nhỏ
c> Thịt nạm: rửa sạch, để ráo nước.
* Giai đoạn 2: Nấu nước dùng.
+ Đổ vào nồi 3 lít nước + 1/2 muỗng cafe muối + 1/2 bó xả. Nước vừa sôi tim cho thịt bò & xương bò vào nấu. Nước sôi được 10 phút cho giò heo vô. Tiếp tục nấu lưả vừa, hớt bọt thường cho trong nước. Xem chừng loại thịt nào chín mềm trước thì vớt ra đầu, không để rục quá. Khi vớt hết thịt ra, lọc mắm ruốc đổ vào nồi. Nêm thêm bột ngọt và nước mắm cho vừa ăn.
+ Chảo mỡ nóng cho củ hành lá đập dập vào xào cho thơm, kế đến cho xả bằm + ớt bột + bột hột điều dầu + 1 trái ớt chín bằm nhỏ vào xào vàng, cho 1/2 hỗn hợp nầy vào nồi nước dùng. Với 1/2 hành ngò gai băm nhỏ.
+ Thịt nạm: Thái mỏng, to bảng.
+ Thịt giò: Lóc phần có nhiều thịt ra khỏi xương, xắt giống thịt nạm.
+ Củ hành: Xắt khoanh.
+ Ngò gai: bằm nhỏ
* Giai đoạn 3: Trình bày.
Đơm bún vào tô, bên trên để thịt nạm + thịt giò và 1 nhúm ngò gai + củ hành. Nước dùng nấu thật sôi, chế vào tô bún.
Dọn ăn với bắp chuối bào + giá sống + rau ngò gai + hún cây và xả ớt xào. Khi ăn nặn thêm vài giọt chanh.
NỬA NHA HÀ
PHỞ BÒ
I. NGUYÊN LIỆU:
- 1kg xương bò
- 400 gr thịt nạm
- 250 gr thịt filet
- 2 củ hành tây to
- 3 trái chanh
- Ớt, hành lá
- Rau quế, ngò gai
- Muối, tiêu, bột ngọt
- 1 kg 500 bánh phở
- 300 gr giá sống
- 1 củ gừng
- 3 tai cánh hồi
- 1 miếng quế nhỏ
- 50 gr tương xay
- 20 gr tương ớt xay nhuyễn
II. CÁCH THỰC HIỆN:
* Giai đoạn 1: Sửa soạn
a> Xương bò, thịt nạm: rửa sạch, để ráo
b> Thịt filet: rửa sạch, dùng khăn lau khô cho vào tủ lạnh
c> Củ gừng + 1 củ hành tây: nướng cháy vỏ, dùng dao cạo sạch lớp cháy.
d> Giá sống, rau thơm: rửa sạch
e> Ớt, chanh: xắt lát (gần ăn mới xắt)
* Giai đoạn 2: Nấu nước phở
Lường độ 10 tô nước lạnh, đổ vào nồi nấu sôi, cho xương bò + nạm vào nấu lúc đầu lửa to, khi sôi bùn lên, hạ thấp lửa xuống và hớt bọt thường xuyên cho nước được trong. Nêm 1 chút muối vào nồi nước phở, để củ gừng nướng đập dập + củ hành nướng + cánh hồi và quế vào cho thơm mùi phở.
+ Thịt nạm chín vớt ra để ráo nước, xắt lát.
+ Nêm nước phở lại cho vừa ăn và cho thêm bột ngọt vào.
+ Thịt filet: thái mỏng.
* Giai đoạn 3: Trìng bày món ăn
Giá sống, bánh phở để vào vợt, trụn sơ qua nước sôi, cho tất cả vào tô. Bên trên sắp thịt nạm, thịt filet, củ hành thái khoanh mỏng và hành lá + ngò gai xắt nhỏ. Trụn thêm 1 củ hành lá cắt dài độ 6cm lên trên. Rắc tiêu lên trên mặt tô và múc nước phở thật nóng dội lên trên, cho phần thịt bò được tái.
Món phở phải ăn thật nóng với tương + ớt xay + chanh + ớt xắt lát và rau ngò + rau quế.
Ghi chú:
+ Tránh không nên nêm nước mắm vào trong nước phở mà chỉ nêm muối để nước không có vị chua. Lúc ăn mới nêm nước mắm vào.
+ Cánh hồi + quế: Không nên để nhiều vì như thế nước phở sẽ có mùi hăn. Khi nấu nên lấy vải bọc túm cánh hối và quế lại, để khi nếm thấy mùi vị đủ thì vớt ra bỏ.
TIẾP HÀ ƠI ĐÓI BỤNG QUÁ HÀ ƠI
GỎI NGÓ SEN
(Chuẩn bị cho 6 người ăn)
I. NGUYÊN LIỆU:
- 200 gr tôm càng hoặc tô bạc thẻ
- 200 gr thịt đùi
- 1/2 kg ngó sen
- 1 trái ớt Đà Lạt
- 2 củ cà rốt
- 2 củ hành tây to
- 1 cụm cần tàu, vài cọng ngò
- Dấm, tiêu, đường, tỏi, ớt, nước mắm
- 200 gr đậu phộng
II. CÁCH THỰC HIỆN:
* Giai đoạn 1: Sửa soạn
a> Ngó sen: tướt sợi, cắt khúc, bào mỏng, ngâm trong nước lạnh. Dùng đũa quậy trong nước cho các sơị của ngó sen dính vào đũa, lấy tay vuốt bỏ chỉ sợi này. Thay nước và lập lại động tác này nhiều lần.
Dấm + đường + nước trộn lại nếm chua chua ngọt ngọt là được. Bỏ ngó sen ngâm vào dung dịch này. Gần trộn mới vớt ra, vẫy cho ráo nước.
b> Cà rốt: Thái mỏng như ngósen.
c> Ớt Đà Lạt: Thái lát dầy 5 ly.
d> Tôm càng: Dem nướng, bỏ vỏ, xé miếng to. Nếu là tôm bạc thì đem hấp chín, lột vỏ.
e> Thịt đùi: Luộc chín, dem chiên lại cho vàng, xắt mỏng.
f> Cần tây: Rửa sạch, cắt khúc, chẻ hai đầu, ngâm trong nước cho nở hoa. Lá cần để riêng.
g> Đậu phộng: Rang vàng, đâm nát.
h> Ớt đỏ: Thái sợi.
i> Hành củ: Bóc vỏ, rửa sạch, xắt khoanh.
j> Tỏi: bỏ vỏ, xắt lát.
k> 1 trái ớt đỏ: tỉa hoa.
l> Dầu ăn: Khử hành tỏi.
* Giai đoạn 2: Trộn gỏi
Cho tất cả vào thau, chế nước mắm + bột ngọt + đường + tỏi + dấm mỡ trộn đều. Nêm lại cho vừa ăn. Có vị chua chua, ngòn ngọt và cay.
* Giai đoạn 3: Trình bày
Sắp gỏi ra dĩa, bên trên đẻ lá cần và ơt1 tỉa hoa. Rắc đậu phộng lên mặt.
Ăn gỏi với bánh phồng tôm và nước mắm chanh + tỏi + ớt.
*************************************************
Lẩu Gà Thái Lan
Vật Liệu:
-1 con gà mái dầu 1kg7
-4 tép sả
-10 trái ớt hiểm
-1 nhánh gừng
-1 nhánh riềng
-6-8 trái chanh
-2 lá chanh non
-100gr hành tím bào phi vàng
-8 tép tỏi bằm nhuyễn phi vàng
-4 muỗng súp ớt bột khô+chút nước mắm
-Tiêưmuối+đường+bột ngọt+dầu ăn
-Rau om
-Ngò gai thái nhuyễn
-8 cọng ngò
Cách Làm:
-Gà làm sạch,để ráo,chặt vừa ăn.Ướp gà:tiêư muối + đường+ bột ngọt+tỏi bằm+ớt bột khô để thấm 15 phút.
-Sả cắt ngắn 5cm đập dập.
-Ớt hiểm đập dập.
-Gừng+riềng gọt vỏ,thái mỏng.
-Ngò cắt ngắn.
Chế biến :
Nồi nóng,cho 3 muỗng súp dầư1 muỗng súp tỏi phi vàng.Cho gà vào xào thật thấm+nước lạnh hầm gà+sả+ớt hiểm+gừng+riềng+ngò. Gà mềm nêm lại vừa ăn,cho lá chanh non+nước cốt trái chanh.Nêm chua chua ngọt ngọt caỵ
Trình bày :
Múc nước+gà vào lẩụRắc tỏi và hành phi lên mặt Dọn kèm dĩa bún+rau nhút+bó xôi+bắp chuối+rau muống bào + chén nước mắm nguyên chất+ớt thái khoanh.
******************************
Lẩu Lươn
Vật Liệu:
-1kg lươn
-200g bắp chuối bào
-Hành lá, rau om, ớt
-4 trái khế chua
-1 trái me sống
-Nước mắm muối đường bột ngọt
-1 muỗng mỡ nước
Cách Làm:
-Lươn : Làm sạch, cắt ra từng khúc dài để ráo nước. Ướp ½ muỗng muốị
-Bắp chuối : Ngâm trong nước có pha dấm để không bị đen. Gần nấu vớt ra cho ráo nước.
-Khế : Thái sợi bằng chiếc dũạ
-Me : Luộc trong nước sôi, dầm lấy nước chuạ
Thực hiện:
Đdổ vào xoong 2 tô nước, nấu sôi, bỏ củ hành lá và ớt giã nhỏ vào với 1 muỗng 1 nước mắm.
-Cho lươn vào, nước vừa sôi trở lại được vài dạo cho bắp chuối + khế vộ Nêm lại cho vừa ăn, nếu vị kém chua cho thêm nước me vàọ Bắp chuối chín nêm bột ngọt vộ
Cách dùng:
Thức ăn được dọn trong lẩu, than cháy hồng. Khi ăn, nêm rau om + ớt xắt lát. Ăn lẩu với cơm hoặc với bún và nước mắm nguyên chất dầm me với vài lát ớt.
***********************************************
Bánh mì bò kho
1 kí lô bò bắp
6 củ cà rốt
8 bông tai vị
1 gói bột cà ri ấn độ
3 muỗng dầu hột điều
chút đường, hành củ, rau quế
bánh mì tùy ý theo số người ăn
tiêu bột
Tai vị nướng đen, đem cà thành bột. Phi thơm hành tỏi với mỡ rồi đổ dầu hột điều vào phi thơm sau đó cho tiếp bột tai vị cùng với ngũ vị hương vào đảo để có màu đẹp rồi nhắc xuống.
Thịt bò xắt miếng to chừng 3-4cm. Ướp thịt với chút hành, tỏi băm nhỏ cùng với chút muối + đường + 1 chút nước tương + ½ hỗn hợp hột điều dầu chừng 30 phút cho thịt thấm.
Cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc độ 2 lóng tay. Tiếp tục phi hành tỏi rồi cho cà rốt cùng thịt bò vào xào cho săn lại. Vớt cà rốt ra, đổ nước vào ngập thịt rồi hầm thịt trong vòng 45 phút, nêm nếm lại rồi cho tiếp cà rốt vào hầm tiếp. Khi thấy thịt và cà rốt mềm thì đổ tiếp phần hỗn hợp dầu điều còn lại vào nồi rối nhắc xuống. Ăn nóng.
**************************************************
Bánh mì bò kho
Điều chỉnh hình ảnh và đăng lại ngày 25.09.07
Nguyên liệu:
500 g thịt bò (beef stew meet)
300 g cà rốt
1/2 cây xả
3 lá thơm ( bay leaf)
Gia vị nấu bò kho (hiệu 3 chuông)
1 lon tomato paste loại nhỏ
1 củ hành hương
2 tép tỏi
Đường, muối, tiêu, dầu
Chuẩn bị:
1) Chọn loại thịt bò beef stew meet. Cắt thịt thành từng miếng vuông khoảng 3cm, dày 1~2 cm.
Cho vào thịt 2 muỗng cà phê đường và 2 tép tỏi ép nhỏ vào trộn đều. Sau đó cho 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng và phê gia vị nấu bò kho vào trộn đều. Để thịt 30 phút cho gia vị ngấm.
2) Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc dày khoảng 3 cm.
3) Xả cắt khúc nhỏ rồi dùng một lá xả cột bó lại.
4)Hành hương cắt mỏng.
Cách nấu:
1) Bắt chảo lên bếp, chảo nóng cho dầu vào . Dầu nóng cho hành hương và 3 lá thơm vào phi cho thơm.
Hành hương và lá thơm xém vàng thì bỏ thịt bò ướp ở khâu (1) vào xào cho đến khi thịt bò xăn lại.
2) Bỏ 1 muỗng súp tomato paste và 1/4 cúp nước vào chảo thịt ở (1), chảo sôi lên trở lại thì nêm thêm 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng và phê muối. Ninh thịt cho đến khi nước trong chảo cạn.
3) Trút thịt ở (2) vào nồi hầm, bỏ vào 4 cúp nước và bó xã hầm khoảng 20 phút.
Cho cà rốt vào hầm cho đến khi cà rốt mềm. Nêm thêm đường muối vừa ăn.
4) Hoà một muỗng cà phê bột năng với 1/4 cúp nước lạnh.
To lửa rồi đổ bột năng vào nồi theo hình vòng tròn. Khuấy đều, nồi sôi trở lại thì tắt lửa.
******************************
CANH CHUA CÁ LÓC
» Tác giả: Chưa rõ
» Dịch giả:
» Thể lọai: Món cá
» Số lần xem: 13390
1. CANH CHUA CÁ LÓC
VẬT LIỆU @ THỰC HÀNH:
Phân lượng cho khoảng 2 lít canh, nếu muốn làm nhiều cứ nhân lên, phần cá tùy thích gia giảm trong khoảng 500 & 700g, các phụ gia khác ít nhiều tùy ý.
1. Nước canh:
Nấu nước dùng với 500g xương heo + 2 (1/2) lít nước + 20g hành tím + 1 muỗng cà phê muối. Hầm nhỏ lửa và vớt bọt liên tục cho đến khi nước còn khoảng già 2 lít, vớt bỏ xác xương, hành.
2. Làm chua nước canh:
Tạo vị chua cho nước canh cho món canh chua VN tùy vùng, tùy người dùng những loại cây trái khác nhau như miền Bắc, miền Trung hay dùng trái sấu, khế... Trong khi món canh chua miền Nam luôn được làm chua bằng trái me chín, có người thích dùng dấm nuôi (loại dấm làm bằng chuối, thơm hoặc nho) hoặc chanh. Căn bản là vị chua phải được tạo ra bằng trái cây, không sử dụng dấm thuộc dạng hóa chất công nghiệp.
- Nếu là me chín thường đã tách bỏ vỏ, lấy nạc me, dùng khoảng 200g nấu với chừng một chén nước cho tan me, vớt bỏ xác và hột me.
- Nếu dùng trái sấu xanh, đập bể sấu ra, cho vào nồi nước dùng khoảng mươi trái; nếu dùng khế xanh chẻ dọc khế làm bốn cho vào nồi khoảng 3 & 4 trái... nấu sôi nhỏ lửa qua vài phút nếm thử thấy có vị chua vừa ý là tắt bếp, vớt bỏ xác trái đi.
- Nếu dùng dấm gốc trái cây chỉ cần cho vào nước dùng từng vài muỗng súp cho đến khi có vị chua vừa ý.
- Sau khi có nước dùng chua, cho vào 2 lít nước dùng 200g cà chua chín cắt miếng, 150g thơm chín cắt miếng. Tùy khẩu vị nêm lại với chút muối cho đậm đà chứ không mặn vì chúng ta sẽ còn cho thêm cá. Giữ nóng nước dùng trên bếp.
3.LÀM CÁ:
Các bạn có thể sử dụng các loại cá nước ngọt sau đây để làm món canh chua: Cá lóc làm sạch, kéo bộ lòng ra và để nguyên bộ lòng, cắt ngang cá thành lát mỏng; cá bông lau, cá hú... làm tương tự và quen thuộc nhất đối với các bạn ở nước ngoài là cá basa (catfish) VN xuất khẩu với dạng từng lát hoặc miếng dẹp và dĩ nhiên là phải để rã đông trước khi làm. Tẩm ướp mỗi kí-lô cá với: 1 muỗng súp nước mắm ngon + 1 (1/2) muỗng cà phê muối + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng súp hành tím băm, trộn đều và để cho cá thấm gia vị qua 40 phút, để cá vào tủ lạnh trong thời gian ướp.
4. PHỤ GIA VÀ CÁC LOẠI RAU ĂN KÈM:
Chuẩn bị mỗi thứ một ít gồm:
- Giá sống rửa sạch để ráo; rau ngổ hay còn gọi là rau ôm, lặt lấy phần non, ngắt khúc ngắn 5cm rửa sạch; đậu bắp cắt bỏ cuống, cắt chéo lát mỏng; bạc hà tước vỏ, cắt xéo khúc ngắn.
- Ít hành tím lột vỏ, cắt lát mỏng, phi vàng với ít dầu, đừng để hành cháy, vớt ra để ráo dầu. Ít hành tươi và rau ngò gai cắt nhỏ. Ít rau thơm, xà lách lặt rửa sạch.
- Nước chấm cá: Tùy thích chỉ dùng nước mắm nguyên chất với ít giọt chanh và ớt tươi xắt lát hoặc làm nước mắm me: Pha phần nước mắm + 3 hoặc 4 phần nước lọc, tùy độ mặn của nước mắm thêm chút đường cho có vị ngọt sau cùng cho vào từng ít một phần nạc me đã nấu hoặc xay cho hỗn hợp có thêm vị chua nhẹ, tùy thích cho thêm ớt hay không.
5.LÀM CHÍN VÀ TRÌNH BÀY MÓN ĂN:
- Ðể làm một tô canh chua dọn trong mâm cơm các bạn chỉ cần thả cá và lòng cá đã ướp vào nước dùng sôi cho cá chín; cho một ít giá sống vào đáy tô, múc canh và cá vào tô, trải các thứ rau mỗi thứ một ít lên mặt canh sau cùng rắc hành phí và hành lá vào, rắc thêm chút tiêu bột. Tùy thích ăn canh chua với bún, cơm. Chấm nước mắm, kèm rau sống.
- Trình bày trên bàn tiệc theo cách dọn lẩu để tùy thực khách dùng cá, rau... ít nhiều tùy ý. Dọn lên bàn một nồi lẩu đã trình bày như một tô canh đồng thời dọn kèm thêm đĩa trẹt đựng nước mắm mặn hoặc nứơc mắm me để có thể gắp cá bỏ vào đĩa, các thứ phụ gia mỗi thứ một đĩa riêng, rau sống, bún... Chuẩn bị riêng nước dùng chua và cá đã ướp, cần dùng đến đâu châm thêm nước dùng cho sôi và thả cá vào nồi lẩu cho chín. Nếu để phục vụ cho số đông thực khác không nên làm chín cá trong nứơc dùng mà hãy hấp cá đã ướp cho chín rồi để riêng, khi cần dùng thả cá đã hấp vào nước dùng sôi để làm nóng lại vì nếu làm chín cá trước với số lượng nhiều trong nước dùng, cá sẽ dễ bị bể vụn, miếng cá sẽ không còn ngon.
- Cách nấu món canh chua cá với nước dùng heo thường để đáp ứng cho yêu cầu số lượng nhiều dùng kinh doanh hoặc chiêu đãi vài chục thực khách, nếu chỉ cần một tô canh nhỏ trong bữa cơm gia đình thì không cần thiết phải nấu nước xương. Các bạn chỉ cần xào chừng 400g cà chua và thơm chín cắt nhỏ với 2 muỗng súp dầu, châm vào chừng non 2 lít nước sôi và làm chua nuớc canh tùy khẩu vị với me, khế, sấu, dấm... tùy ý sau đó thả vào chừng nửa kí cá đã tẩm ướp cho chín cá rồi nêm lại canh và múc ra tô với các phụ gia giá, bạc hà v.v...
- Ðồng bằng Nam bộ VN vốn có nhiều các loại rau cho nên ngoài những phụ gia quen thuộc trong món canh chua cá lóc, có người thích dọn kèm một đĩa rau đủ thứ như rau đắng, bông điên điển, rau rút... ai muốn ăn loại nào cứ việc nhúng vào nồi lẩu cá sôi.
*********************************
Canh trứng
Nguyên liệu hành củ, hành lá, trứng, cà chua, có thể thêm thịt băm và/hoặc đậu phụ
Cách làm cơ bản là:
Chuẩn bị: hành thái nhỏ, hành lá thái nhỏ, bạn nào ko thích ăn nhiều hành thì dùng phần trắng của hành lá để phi cũng đc, tớ thích ăn nhiều hành nên thái hẳn một củ hành để phi và hành lá riêng. Cà chua thái múi. Trứng đánh bông với ít muối.
Tiến hành: phi hành với dầu cho thơm. Đổ nước, cho muối vào. Đợi sôi thì cho cà chua vào. Đợi sôi lần nữa thì đổ trứng vào chậm chậm vừa đổ vừa nguấy đều. Đợi sôi lần nữa cho hành lá vào, tắt bếp, rắc hạt tiêu, xong. Siêu nhanh, ăn mùa hè cực mát.
Ai thích ăn thịt thì phi hành rồi cho thịt vào xào. Ai thích ăn với đậu phụ thì cho đậu vào trước cà chua cho mềm (ko cần rán, ăn mềm và mát hơn). Hoặc cả thịt cả đậu thì tùy. Nếu có thể thì thêm rau mùi, thái nhỏ cho vào cùng với hành lá ăn rất ngon và thơm.
******************************
Canh chua thịt băm
Nguyên liệu hành, thịt băm, cà chua, hành lá, tai chua khô hoặc các quả có vị chua khác tùy điều kiện mua sắm
Chuẩn bị: hành thái nhỏ, cà chua thái thế nào cũng đc (vì để xào mà), tai chua ngâm nước ấm cho mềm.
Tiến hành: phi hành với dầu, cho thịt vào xào, cho ít muối, vừa chín thì cho cà chua vào xào chung. Đổ nước vào, cho tai chua + nước ngâm tai chua (bỏ cặn đi). Đun độ 10phut, thêm muối vừa ăn, cho hành lá vào. Xong.
Yêu cầu: khác với món canh trứng món canh này xào cà chua nên cần có màu đỏ lóng lánh óng ánh trông sao cho hấp dẫ
********************************
Canh cải chua thịt bò
Vật liệu:
- Thịt bò bằm : 100 - 150 gr
- Cải chua : 250gr
- Cà chua : 2 quả
- Củ hành tím : 1 củ nhỏ
Cách làm :
- Cải chua rửa sạch và bóp muối để bớt chua. Nhớ rửa sạch lại, sau đó để ráo. Xắt cả thành miếng tầm 5 - 7cm.
- Cà chua xắt 6-8 múi, tuỳ quả to hay nhỏ.
- Củ hành bóc vỏ, rửa sạch, xắt khoanh cực mỏng. Bắc nồi lên, cho 1 chút dầu, rất ít thôi, bỏ hành vào xào cho thơm rồi cho thịt bò vào xào vừa chín tới. Vì là thịt bằm nên chín rất nhanh.
- Cho cà chua vào đảo với thịt cho cà hơi chín thì đổ nước vào đun. Lượng nước tuỳ theo lượng cải chua mà canh.
- Nêm chút muối.
- Cho cải chua vào đun lửa nhỏ.
- Sau khoảng 15phút, nêm lại với bột nêm và có thể thêm đường nếu cảm thấy quá chua.
- Tiếp tục đun lửa nhỏ. Nếu thấy nước cạn thì cho thêm nước.
- Cho đến khi ăn thử 1 miếng cải chua ( phần thân ) mà không còn cảm thấy vị chua gắt nữa là được.
Đặc điểm của canh cải chua là càng đun lâu, cải chua càng ra nước đậm đà hơn.
__________________
******************************************************
2. Canh đậu hũ hẹ nấu tôm
Đậu hũ non vốn mát và bổ dưỡng, khi được nấu cùng lá hẹ và tôm tươi sẽ cho bạn món canh thật ngọt ngào và hấp dẫn.
Nguyên liệu
1 miếng đậu hũ trắng, cắt khối vuông nhỏ, 1 chén lá hẹ, cắt dài 2 cm; 5 - 6 tôm nhỏ, bóc vỏ, giã sơ.
Nước mắm, muối, đường và tiêu.
Đậu hũ non được nấu cùng lá hẹ và tôm tươi
Cách làm
Đun sôi nước trong nồi trên lửa vừa. Cho tôm vào, khuấy rời thịt tôm, đun sôi trở lại, vớt bọt.
Cho đậu hũ và nấu sôi, thêm lá hẹ, nêm mắm, đường, muối và tiêu vừa ăn. Dọn ăn nóng mới ngon.
3. Canh chua rau muống
Bạn có thể nấu những món canh thanh nhiệt và ngon miệng cho bữa cơm gia đình. Bạn hãy thử làm những món canh ngon, bổ, mát và rất dễ thực hiện.
Nguyên liệu
1 bó rau muống lặt sạch lá, cắt đôi. 2 muỗng tôm khô. Ngâm nước ấm trong 15 phút.
Canh chua rau muống thanh nhiệt nấu rất đơn giản
1 muỗng me, 1 thìa đường, 2 thìa mắm, 2 quả ớt đỏ, thái vát, muối, tiêu.
Cách làm
Cho 4-5 chén nước và tôm khô vào nồi đun sôi trên lửa lớn. Cho rau muống, nước mắm, đường và nước me dầm vào. Đun sôi trở lại trong 3-5 phút.
Cho thêm ớt. Dọn ăn nóng.
*****************************************************
Canh rau ngót thịt heo
Rau ngót vừa bổ dưỡng lại giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc. Chị em phụ nữ sau sinh và người ốm dậy ăn canh rau ngót rất tốt.
Thịt heo (loại thăn tươi) có thành phần dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, chất béo và chất đường. Ngoài ra còn có nhiều khoáng chất và các vitamin. Thịt heo giúp cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ, nhất là não bộ.
Chế biến: Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, vò qua cho mềm; thịt băm nhỏ, xào chín, cho nước vào đun sôi (tùy lượng người ăn) cho rau vào nêm gia vị vừa đủ.
Trong dân gian còn dùng lá rau ngót để chữa sót nhau cho sản phụ và tưa lưỡi ở trẻ em. Dùng lá non, giã nhỏ, lấy nước cốt thấm vào bông đánh nhẹ trên lưỡi cho trẻ. Cũng lá rau giã uống sống sau 15 phút nhau sẽ bong
************************************************
Sò huyết rang me
Ngày cập nhật: 21-11-2008
Sò là hải sản vừa ngon, vừa là món ăn bổ dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất, nó còn được ưa chuộng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long...
"Sò huyết rang me" sẽ đem đến cho bạn một hương vị chua ngọt, đồng thời tạo cảm giác hấp dẫn, ngon miệng khi thưởng thức.
1. Chuẩn bị:
- 1 kg sò huyết được chà rửa sạch, tươi mới.
- Nửa chén nước cốt me đậm đặc, hòa với nửa muỗng cà phê bột năng.
- 2 muỗng cà phê hạt nêm từ thịt.
- Chút xíu tiêu và bột ngọt.
- 2 muỗng canh mỡ nước được phi tỏi.
- 1 muỗng cà phê gừng đâm nhuyễn.
- Ngò gai, ngò rí xắt mịn.
- Đậu phộng rang vàng đâm nhuyễn.
2. Thực hiện:
- Cho chảo lên bếp làm nóng với một muỗng canh mỡ được phi với tỏi, rồi cho vào chảo nước cốt me, bột năng, muỗng canh đường, hạt nêm từ thịt, bột ngọt, tiêu, với lửa trung bình, cho xốt me thật sánh lại.
- Sau đó cho sò huyết vào, xào thật nhanh tay, sao cho me bám vào sò thật đều, vì rất mau chín, nên đây cũng là một kỹ thuật trong cách chế biến món ăn, chín quá sò huyết mất độ ngọt, sau cùng cho vào ngò gai, ngò rí xắt mịn...Cho sản phẩm ra dĩa, cho thêm đậu phộng rang vàng, mỡ phi tỏi.Món "sò huyết rang me" ăn kèm với muối tiêu, rau các loại, dưa leo và dưa chua...
3. Yêu cầu:
Nếu thực hiện đúng phương pháp như: sò tươi mới, nước cốt me lược kỹ lưỡng, khi xào với sò không bị cháy đen. Khi thành phẩm, món ăn tỏa hương vị thơm ngon, đậm đà chất Nam bộ, ngoài ra nó còn được thể hiện qua sự khéo léo bởi chính đôi bàn tay và sự nhẫn nại của các bạn nữa...
******************************************
Nghêu Hấp Xả Ớt - Recipe.
@ Chuẩn bị:
- Nghêu mua về, ngâm nước lạnh, bẻ vài trái ớt, và lấy nước vo gạo ngâm qua vài tiếng, để nghêu nhả cát ra. Nếu bỏ qua đêm thì ko nên bỏ ớt, vì nghêu sẽ chết nhanh, lúc đó ăn nghêu sẽ giảm bớt hương vị thơm & ngọt.
- Xả cây.
- Ớt trái.
- Chanh.
- Đường, muối, nước mắm...
@ Thực hiện:
- Cho nghêu sắp vào xoong, nhớ đừng cho nước, rồi đập dập xả, sau đó cắt khúc, và ớt trái đâm cho vào cùng với nghêu, rồi chút muối, chút đường, sốc đều nghêu. Để 10-15 phút.
- Cho lên bếp, đậy nắp lại, cỡ 5-10 phút thấy bốc hơi và nghêu hơi mở nắp là ok. Đừng để nghêu mở nắp hết, nghêu sẽ ít ngon.
- Cho ít ớt trái + đường vào chén, đâm cùng, sau đó rót nước mắm vô, rùi cắt chanh, bỏ hột trước, rồi vắt vào nước mắm. Thường nước mắm ăn nghêu ko nên cho nước vào, vì trong nghêu có nước, nên khi chấm nghêu vào nước mắm chấm ít mà ngon. Bởi độ ngọt từ trong nghêu, và độ đậm đà của nước mắm, mùi thơm của xả ớt.
@ Trình bày:
- Nghêu hấp xả ớt thường ăn kèm với nước mắm chanh ớt. Thường dùng ăn chơi, vào những buổi chiều, hay cho những bữa nhậu.
Note: Nếu có lá chanh, thì cho vào nghêu hấp, mùi vị sẽ rất hấp dẫn.
__________________
Lẩu Mắm
Là món ăn đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 300gr mắm cá sặc (mắm linh).
- 200gr thịt ba rọi thái mỏng.
- 300gr cá ba sa, cắt khúc.
- 200gr tôm, lặt bỏ râu, chân.
- 200gr mực, rửa sạch cắt miếng vừa ăn.
- 1,5gr xả băm nhuyễn.
- Gia vị: ớt, tỏi, hành băm nhuyễn, 3 trái cà tím, đường, nước mắm, tiêu.
- Các loại rau: đắng, bông súng, rau muống bào, bắp chuối bào, kèo nèo, giá, hành lá.
Thực hiện:
- Lẩu có vị cay của ớt, hương của cá linh và ngọt của các loại hải sản.
- Món ăn này thích hợp cho những ngày tiết trời lạnh.
- Luộc thịt ba chỉ, xắt lát.
- Cho mắm vào nồi hòa với nước, nấu sôi cho đến khi mắm và nước hòa lẫn với nhau.
- Lọc lấy phần nước, bỏ xác mắm.
- Cho hành tím, tỏi và ớt băm nhuyễn vào chảo phi vàn, thơm, tiếp tục cho xả băm vào, đảo đều cho vàng , rồi cho thịt ba chỉ vào.
- Đảo đều cho đến khi thịt săn lại.
- Đổ phần nước mắm vừa lọc sạch và nước thịt luộc vào nồi tiếp tục nấu, cho đến khi sôi trở lại cho cà tím vào nêm nếm cho vừa ăn.
- Bày biện các tôm, mực và rau ra đĩa, nhúng trực tiếp vào nước lẩu khi ăn.
- Dùng nóng với bún hoặc mì.
**************************************
Nhà bếp MYE Forum Index -> Nhà bếp -> Lẩu cá lóc
Lẩu cá lóc
*
xoxo_emmy [ Biết nói Biết nói ] - Gender:Female - Offline - Posts: 1030
Joined: Apr 13 2005 - Location: palm desert - Age: 19 - Virgo - Cash: $18855 Dollars
Lẩu cá lócPostPosted: May 20th 2005, 2:27 pm
*
Reply with quote
Lẩu cá lóc
1/. Nguyên liệu :
_ Xương heo : 500g
_ Cá lóc : 300g
_ Mỡ hạt lựu : 50g
_ Bạc hà : 2 cây
_ Đậu bắp : 5 trái vừa
_ Cà chua : 2 trái
_ Bún : 500g
_ Sả bằm : 1M canh
_ Tỏi bằm : 1m café
_ Thơm : ½ trái
_ Me : 500 đồng
_ Rau ôm + ngò gai : 500 đồng
_ Gia vị : muối + đường + bột ngọt + nước mắm + hành phi .
2/. Cách làm
_ Giai đoạn 1 : chuẩn bị
+ Cá lóc làm sạch cắt khoang vừa ăn
+ Xương heo nấu nước dùng
+ Bạc hà , đậu bắp , cà chua cằt vừa ăn
+ Rau ôm ngò gai cắt khúc nhỏ
+ Me lược bỏ hạt
_ Gai đoạn 2 : nấu
+ Phi tỏi thơm , bỏ xả bằm vào , xà vàn thơm bỏ cá lóc vào trở qua lại , cá săn lại thêm 1,5 lít nước dùng , đun sôi ===> nước lẩu
+ Nêm : 2M canh me + 1m café muối + 4m đường + 4m bọt ngọt + 1m nước mắm
_ Gai đoạn 3 : trình bày
+ Xếp vào lẩu đậu bắp , bạc hà , thơm , cà chua , cho nước lẩu vào rắc rau ôm ngò gai , hành phi , vài lát ớt lên lên mặt
+ Lẩu cá lóc ăn với bún + nước mắm tởi ớt mặn.
3/. Yêu cầu thành phẩm
_ Nước có vị chua ngọt vừa ăn
_ Cá không nát , dậy mùi thơm của sả + rau ôm ngò gai .
THÔI ĐÓI BỤNG VÀ THÈM CHẢY NƯỚC MIẾNG HÀ ƠI
HỌC ĐIỆN CÔNG NGHIỆP NHA HÀ
Công tắc tơ
Module by: Lê Thành Bắc
Summary: Phần này trình bày khái quát và công dụng của công tắc tơ
Khái quát và công dụng
Công tắc tơ là một loại thiết bị điện dùng để đóng cắt từ xa, tự động hoặc bằng nút ấn các mạch điện lực có phụ tải điện áp đến 500V, dòng điện đến 600A.
Công tắc tơ có hai vị trí là đóng và cắt. Tần số đóng có thể tới 1500 lần một giờ.
Phân loại
Công tắc tơ hạ áp thường là kiểu không khí được phân ra các loại sau:
a) Phân theo nguyên lí truyền động
+ Công tắc tơ điện từ (truyền động bằng lực hút điện từ, loại này thường gặp).
+ Công tắc tơ kiểu hơi ép.
+ Công tắc tơ kiểu thủy lực.
b) Phân theo dạng dòng điện
+ Công tắc tơ một chiều
+ Công tắc tơ xoay chiều
c) Phân theo kiểu kết cấu
+ Công tắc tơ hạn chế chiều cao (dùng ở gầm xe,...)
+ Công tắc tơ hạn chế chiều rộng (như lắp ở buồng tàu điện,...)
Các bộ phận chính của công tắc tơ
Công tắc tơ điện từ có các bộ phận chính như sau:
+ Hệ thống tiếp điểm chính.
+ Hệ thống dập hồ quang.
+ Cơ cấu điện từ.
+ Hệ thống tiếp điểm phụ.
Các yêu cầu cơ bản của tắc công tơ
1. Điện áp định mức Uđm
Là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng/cắt, có các cấp: + 110V, 220V, 440V một chiều và 127V, 220V, 380V, 500V xoay chiều.
Cuộn hút có thể làm việc bình thường ở điện áp trong giới hạn từ 85% đến 105%Uđm.
b) Dòng điện định mức Iđm
Là dòng điện đi qua tiếp điểm chính trong chế độ làm việc gián đoạn - lâu dài, nghĩa là ở chế độ này thời gian công tắc tơ ở trạng thái đóng không lâu quá 8 giờ.
Công tắc tơ hạ áp có các cấp dòng thông dụng: 10, 20, 25, 40, 60, 75, 100, 150, 250, 300, 600A). Nếu đặt công tắc tơ trong tủ điện thì dòng điện định mức phải lấy thấp hơn 10% vì làm mát kém, khi làm việc dài hạn thì chọn dòng điện định mức nhỏ hơn nữa.
1. Khả năng cắt và khả năng đóng
Là dòng điện cho phép đi qua tiếp điểm chính khi cắt và khi đóng mạch.
Ví du:̣ công tắc tơ xoay chiều dùng để điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha lồng sóc cần có khả năng đóng yêu cầu dòng điện bằng ( 3
¸¸ size 12{¸} {} 7)Iđm . Khả năng cắt với công tắc tơ xoay chiều phải đạt bội số khoảng 10 lần dòng điện định mức khi tải cảm.
1. Tuổi thọ công tắc tơ
Tính bằng số lần đóng mở (sau số lần đóng mở ấy công tắc tơ sẽ không dùng được tiếp tục nữa, hư hỏng có thể do mất độ bền cơ khí hoặc bền điện).
+ Độ bền cơ khí: xác định bởi số lần đóng cắt không tải, tuổi thọ cơ khí từ 10 đến 20 triệu lần.
+ Độ bền điện: xác định bởi số lần đóng cắt có tải định mức, công tắc tơ hiện nay đạt khoảng 3 triệu lần.
1. Tần số thao tác
Số lần đóng cắt trong thời gian một giờ bị hạn chế bởi sự phát nóng của tiếp điểm chính do hồ quang. Có các cấp: 30, 100, 120, 150, 300, 600, 1.200 đến 1.500 lần trên một giờ, tùy chế độ công tác của máy sản xuất mà chọn công tắc tơ có tần số thao tác khác nhau.
h) Tính ổn định lực điện động
Cho phép dòng lớn nhất qua tiếp điểm chính mà lực điện động gây ra không làm tách rời tiếp điểm. Quy định dòng thử lực điện động gấp 10 lần dòng định mức.
g) Tính ổn định nhiệt
Công tắc tơ có tính ổn định nhiệt tức là khi có dòng ngắn mạch chạy qua trong khoảng thời gian cho phép thì các tiếp điểm không bị nóng chảy hoặc bị hàn dính.
Hệ thống tiếp điểm
Yêu cầu của hệ thống tiếp điểm là phải chịu được độ mài mòn về điện và cơ trong các chế độ làm việc nặng nề, có tần số thao tác đóng cắt lớn, do vậy điện trở tiếp xúc của tiếp điểm công tắc tơ Rtx thường là tiếp xúc đường (tiếp điểm hình ngón hoặc kiểu bắc cầu).
Nguyên lí làm việc của hệ thống dập hồ quang
Theo lí thuyết có các nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong chương 1.
Ta xét ở đây một vài kết cấu dập hồ quang đang phổ biến:
a) Thiết bị dập hồ quang trong công tắc tơ một chiều
Trong công tắc tơ một chiều thường dùng phương pháp dập hồ quang bằng từ trường ngoài. Hệ thống này được chia ra làm ba loại :
+Hệ thống có cuộn dây dập hồ quang nối nối tiếp (thường được sử dụng do có nhiều ưu điểm như: chiều thổi từ không đổi vì khi dòng điện thay đổi chiều thì chiều từ trường cũng thay đổi theo. Ngoài ra có sụt áp trên cuộn dây dập hồ quang nhỏ).
+Hệ thống có cuộn dây dập hồ quang nối song song (loại này ít được dùng do nhiều nhược điểm như: chiều lực tác dụng vào hồ quang phụ thuộc chiều dòng tải, cách điện cuộn dập lớn do đấu song song với nguồn, khi sự cố ngắn mạch gây sụt áp thì hiệu quả dập giảm nhiều).
+Hệ thống dùng nam châm điện vĩnh cửu (về bản chất gần giống cuộn dây mắc song song nhưng có những ưu điểm sau: không tiêu hao năng lượng để tạo từ trường, giảm được tổn hao cho công tắc tơ, không gây phát nóng cho công tắc tơ, vì vậy khi dòng điện bé loại này được sử dụng rộng rãi).
Hình 8-1 là kết cấu thiết bị dập hồ quang điện một chiều trong công tắc tơ.
b) Thiết bị dập hồ quang trong công tắc tơ xoay chiều
Các công tắc tơ xoay chiều thông dụng dùng trong công nghiệp thường bố trí chế tạo có hai điểm ngắt trên một pha (dùng tiếp điểm kiểu bắc cầu).
Để nâng cao độ tin cậy làm việc của bộ phận dập hồ quang và để bảo vệ tiếp điểm thường bố trí bổ xung các các biện pháp như:
Hình 8-1: Kết cấu thiết bị dập hồ quang một chiều:1.Các tiếp điểm;2.Sừng dập hồ quang;3.cuộn dây dập hồ quang;4.Mạch từ dập;5.Má hộp;6.Khe hở hộp;7.Phiến của lưới dập.+Dập hồ quang bằng cuộn dây thổi từ nối tiếp kèm hộp dập hồ quang có khe hẹp.
+ Chia hồ quang ra làm nhiều hồ quang ngắn, hồ quang bị thổi vào hộp cấu trúc bằng nhiều tấm thép ghép song song.
Nguyên lí làm việc của công tắc tơ kiểu điện từ
Hình 8-2 là kiểu nguyên lí chung của công tắc tơ kiểu điện từ.
Hình 8-2: Các sơ đồ truyền động của công tắc tơ điện xoay chiều Trên hình 8-2 ta thấy cơ cấu điện từ của công tắc tơ gồm các bộ phận cơ bản:
+ Mạch từ: là các lõi thép có dạng chữ E hoặc chữ U được ghép bằng các lá tôn silíc có chiều dày 0,35mm hoặc 0,5mm để giảm tổn hao sắt từ do dòng điện xoáy. Mạch từ thường chia làm hai phần, một phần được kẹp chặt cố định (phần tĩnh), phần còn lại là nắp (gọi là phần ứng hay phần động) được nối với hệ thống tiếp điểm qua hệ thống tay đòn.
+ Cuộn dây hút : cuộn dây có điện trở rất bé so với điện kháng. Dòng điện trong cuộn dây phụ thuộc vào khe hở không khí giữa nắp và lõi thép cố định. Kết quả là không được phép cho điện áp vào cuộn dây khi nếu vì lí do nào đấy mà nắp bị giữ ở vị trí mở (dòng lúc đó sẽ rất lớn do tổng trở vào công tắc tơ nhỏ).
+ Các cuộn dây của phần lớn các công tắc tơ được tính toán sao cho phép đóng ngắt với tần số 600 lần trong một giờ, ứng với hệ số thông điện ĐL = 40%.
+ Cuộn dây của công tắc tơ xoay chiều cũng có thể được cung cấp từ lưới điện một chiều. Cuộn dây có thể làm việc tin cậy (hút phần ứng), khi điện áp cung cấp cho nó nằm trong phạm vi (85
¸¸ size 12{¸} {} 110)% Uđm. Nếu ta gọi tỉ số giữa trị số điện áp nhả và điện áp hút của cuộn dây là hệ số trở về, thì hệ số này có thể đạt tới (0,6
¸¸ size 12{¸} {} 0,7). Điều đó có nghĩa là khi điện áp cuộn dây sụt xuống còn (0,6
¸¸ size 12{¸} {} 0,7) trị số điện áp hút thì nắp sẽ bị nhả và ngắt mạch điện.
+ Cơ cấu truyền động: phải có kết cấu sao cho giảm được thời gian thao tác đóng ngắt tiếp điểm, nâng cao lực ép các tiếp điểm và giảm được tiếng kêu va đập.
+ Nắp chuyển động xoay chiều bản lề: tiếp điểm chuyển động thẳng có tay đòn truyền chuyển động (hình 8-2a).
Hình 8-3: Công tắc tơ một chiều+ Nắp và tiếp điểm: chuyển động thẳng theo hai phương vuông góc với nhau (hình 8-2b).
+ Nắp chuyển động thẳng, tiếp điểm chuyển động xoay quanh bản lề (hình 8-2c).
+ Nắp và tiếp điểm đều chuyển động xoay quanh một bản lề có một hệ thống tay đòn chung (hình 8-2d), trường hợp này lực ép trên tiếp điểm lớn.
Nguyên lí làm việc của công tắc tơ điện một chiều kiểu điện từ cũng tương tự như trên, thường chỉ khác ở hình dáng kết cấu truyền động của mạch từ tới tiếp điểm. Cụ thể là công tắc tơ điện một chiều hầu hết sử dụng mạch từ kiểu supáp có tiếp điểm động bắt chặt ngay vào nắp. Ngoài ra, vì là điện một chiều nên mạch từ thường làm bằng sắt từ mềm, cuộn dây thường có hình trụ tròn, có thể quấn sát vào lõi vì lõi thép ít nóng hơn trường hợp điện xoay chiều. Hình dạng chung của công tắc tơ một chiều như hình 8-4.
Hình 8-4:Công tắc tơ chân không kiểu VRCa)Mặt cắt,b)Mặt trước;1.đầu nối;2.buồng đóng cắt chân không3.cuộn dây công tắc tơ;4.tiếp điểm phụ Trong đó: 1. là tiếp điểm tĩnh được bắt chặt vào quai 2; 3 cuộn dập hồ quang; 4. dây dẫn; 5. đế cách điện; 6. móc thép; 7. tiếp điểm động; 8. giá đỡ;9. cọc dẫn dây ra; 10. dây mềm; 11. sừng bảo vệ tiếp điểm động ; 12. lò xo.
Công tắc tơ chân không
Công tắc tơ chân không đặc biệt thích hợp với công việc đóng mở các động cơ cần đóng/mở thường xuyên.
Ví dụ: động cơ trung áp của các máy bơm, của bộ tụ bù điện hoặc quạt.
Công tắc tơ chân không có tuổi thọ 1 x 106 chu kì đóng/cắt và có thể làm việc với tần số đóng cắt 1200 đóng/cắt một giờ. Các tính năng của công tắc tơ chân không kiểu VRC( hình 8- 4) biểu diễn như sau:
Bảng 8.1: Một số loại công tắc tơ chân không
Điện áp định mức [ kV]
3,6
7,2
12
Dòng điện định mức [A]+ Dùng cho động cơ đến [kW]+Dùng cho tụ điện đến [kVAr]
45015002000
45020004000
25040004000
KHỞI ĐỘNG TỪ
Khái quát và công dụng
Khởi động từ là một loại thiết bị điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng/cắt, đảo chiều và bảo vệ quá tải (nếu có mắc thêm rơle nhiệt) cho các động cơ ba pha rôtor lồng sóc. Khởi động từ khi có một công tắc tơ gọi là khởi động từ đơn, thường dùng để điều khiển đóng cắt động cơ điện. Khởi động từ có hai công tắc tơ gọi là khởi động từ kép, dùng để khởi động và điều khiển đảo chiều động cơ điện. Muốn khởi động từ bảo vệ được ngắn mạch phải mắc thêm cầu chảy.
Các yêu cầu kĩ thuật chủ yếu
Động cơ không đồng bộ ba pha làm việc liên tục hay không nhờ chủ yếu vào độ làm việc tin cậy của khởi động từ. Khởi động từ muốn làm việc tin cậy cần thỏa mãn các yêu cầu kĩ thuật sau:
+Tiếp điểm phải có độ bền chịu được độ mài mòn cao.
+Khả năng đóng cắt của khởi động từ phải cao.
+Thao tác đóng cắt phải dứt khoát.
+Tiêu thụ công suất ít nhất.
+Bảo vệ tin cậy động cơ điện khỏi quá tải lâu dài.
+Thỏa mãn các điều kiện khởi động động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc có hệ số dòng khởi động từ bằng từ 5 đến 7 lần dòng điện định mức.
Để thỏa mãn các yêu cầu trên đây, trong sản xuất người ta chế tạo tiếp điểm động ngày một nhẹ, đồng thời tăng cường lò xo nén tiếp điểm. Làm như vậy sẽ giảm được thời gian chấn động tiếp điểm trong quá trình mở máy động cơ, do đó giảm được độ mài mòn tiếp điểm.
Thời gian chấn động là một chỉ tiêu quan trọng nói lên độ bền chịu mòn của tiếp điểm. Các kết quả nghiên cứu thí nghiệm cho thấy rằng nếu rút ngắn được 0,5ms thời gian chấn động lúc đóng khởi động từ để mở máy động cơ điện thì sẽ giảm được độ mài mòn tiếp điểm đi khoảng 50 lần. Các khởi động từ của Liên Xô (cũ) có loại
∏∏ size 12{ Prod {} } {} như kiểu
∏∏ size 12{ Prod {} } {}422, thời gian chấn động chỉ 3ms, kiểu
∏∏ size 12{ Prod {} } {}222 - 1,5ms, đồng thời khả năng đóng ngắt về điện đã đạt tới 1.106 lần thao tác. Hãng Siemens (Đức) sản xuất khởi động từ đạt được tuổi thọ về điện tới 2.106 lần thao tác (ví dụ kiểu K -915).
Khi ngắt khởi động từ, điện áp phục hồi trên tiếp điểm bằng hiệu số điện áp lưới và sức điện động của động cơ điện. Kết quả trên các tiếp điểm chỉ còn xuất hiện một điện áp bằng khoảng (15
¸¸ size 12{¸} {} 20)% Uđm tức là thuận lợi cho quá trình ngắt. Các kết quả nghiên cứu thí nghiệm về khởi động từ cho thấy độ mòn tiếp điểm khi đóng động cơ lớn gấp 3 đến 4 lần độ mòn tiếp điểm khi ngắt khởi động từ trong điều kiện đang làm việc bình thường.
Độ bền chịu mài mòn về điện và cơ của các tiếp điểm khởi động từ
Tuổi thọ của các tiếp điểm về điện và về cơ thường do ba yếu tố sau đây quyết định:
+ Kết cấu.
+ Công nghệ sản xuất.
+ Sử dụng vận hành và sửa chữa.
a) Độ bền chịu mòn về điện
Độ mòn tiếp điểm về điện lớn nhất khi khởi động từ mở máy động cơ điện không đồng bộ rotor lồng sóc, hồ quang điện sinh ra khi các tiếp điểm động dập vào tiếp điểm tĩnh bị chấn động bật trở lại. Lúc này dòng điện đi qua khởi động từ bằng 6 - 7 lần dòng điện định mức, do đó hồ quang điện cũng tương ứng với dòng điện đó.
Kết quả nghiên cứu, thí nghiệm với nhiều kiểu khởi động từ khác nhau cho thấy rằng khi giảm thời gian chấn động các tiếp điểm, độ bền chịụ mòn của chúng tăng lên rõ rệt. Trong chế tạo khởi động từ ngày nay người ta thường dùng kết cấu tiếp điểm bắc cầu để giảm bé thời gian chấn động thứ nhất, đồng thời làm tiếp điểm động có trọng lượng bé và tăng cường lò xo nén ban đầu lên tiếp điểm. Giảm thời gian chấn động thứ hai bằng cách đặt nệm lò xo vào lõi thép tĩnh đồng thời với việc nâng cao độ bền chịu mài mòn về cơ của nam châm điện.
Tình trạng bề mặt làm việc của các tiếp điểm cũng ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ mài mòn. Điều này thường xảy ra trong qúa trình sử dụng và nhất là do chất lượng sửa chữa bảo dưỡng tiếp điểm. Hiện tượng cong vênh, nghiêng các bề mặt tiếp điểm làm tiếp xúc xấu dẫn tới giảm nhanh chóng độ bền chịu mòn của tiếp điểm. Để giảm ảnh hưởng của hiện tượng này, người ta thường chế tạo tiếp điểm động có đường kính bé hơn tiếp điểm tĩnh một chút và có dạng mặt cầu.
Vật liệu làm tiếp điểm khi dòng điện bé (nhỏ hơn 100A) ở các khởi động từ cỡ nhỏ thường là làm bằng bột bạc nguyên chất. Còn ở các khởi động từ cỡ lớn (dòng điện lớn hơn 100A) thường làm bằng bột gốm kim loại như hỗn hợp bạc - cađimi ôxít (mã hiệu COK - 15) hoặc bạc - niken.
b) Độ bền chịu mòn về cơ
Cũng như hầu hết các thiết bị điện hạ áp, các chi tiết động của khởi động từ làm việc không có dầu mỡ bôi trơn, tức là làm việc khô. Do đó phải chọn vật liệu ít bị mòn do ma sát và không bị gỉ. Ngày nay người ta thường dùng kim loại - nhựa có độ bền chịu mòn cao, có thể bền gấp 200 lần độ mòn giữa kim loại - kim loại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền chịu mài mòn về cơ của khởi động từ thường là:
+ Kiểu kết cấu (cách bố trí các bộ phận cơ bản).
+ Phụ tải riêng (tỉ tải) ở chỗ có ma sát và va đập.
+ Hệ thống giảm chấn động của nam châm.
Chọn đúng khởi động từ, sử dụng và vận hành đúng chế độ, cũng làm tăng tuổi thọ về cơ. Đối với các khởi động từ kiểu thông dụng, cần phải đảm bảo:
+ Làm sạch bụi và ẩm nước.
+ Lựa chọn phù hợp với công suất và chế độ làm việc của động cơ.
+ Lắp đặt đúng, ngay ngắn, không để khởi động từ bị rung, kêu đáng kể.
Độ bền chịu mài mòn về cơ khí của khởi động từ có thể đạt tới 10.106 lần thao tác đóng/cắt.
Kết cấu và nguyên lí làm việc
Khởi động từ thường được phân chia:
+ Theo điện áp định mức của cuộn dây hút : 36V, 127V, 220V, 380V, và 500V.
+ Theo kết cấu bảo vệ chống tác động bởi môi trường xung quanh có các loại: hở, bảo vệ, chống bụi, chống nổ,...
+ Theo khả năng làm biến đổi chiều quay động cơ điện: có loại không đảo chiều và đảo chiều.
+ Theo số lượng và loại tiếp điểm : có loại thường mở và thường đóng.
Căn cứ vào điều kiện làm việc của khởi động từ như đã nêu ở trên, trong chế tạo khởi động từ, người ta thường dùng kết cấu tiếp điểm bắc cầu (có hai chỗ ngắt mạch ở mỗi pha) do đó đối với cỡ nhỏ dướí 25A không cần dùng thiết bị dập hồ quang cồng kềnh dưới dạng lưới hoặc hộp thổi từ.
Kết cấu khởi động từ nói chung đều bao gồm các bộ phận có hình dáng tương tự như hình 8-5.
Tiếp điểm động 1 được chế tạo kiểu bắc cầu có lò xo nén tiếp điểm để tăng lực tiếp xúc và tự phục hồi trạng thái ban đầu.
Giá đỡ tiếp điểm 3 làm bằng đồng thanh mạ kền hoặc kẽm trên đó có hàn viên tiếp điểm tĩnh 4 thường làm bằng bột gốm kim loại.
Nam châm điện chuyển động có hệ thống mạch từ hình E gồm lõi thép tĩnh 5 và lõi thép phần động 6 nhờ lò xo 7, khởi động từ tự trở về vị trí ban đầu. Vòng chập mạch 8 được đặt ở đầu mút hai mạch rẽ của lõi thép động.
Hình 8-5: Khởi động từ đơnLõi thép phần ứng 6 của nam châm điện được lắp ghép liền với hai giá đỡ cách điện 9, trên đó có mang các tiếp điểm động1 và các lò xo tiếp điểm 2. Giá đỡ cách điện 9 (thường làm bằng bakêlit) chuyển động trong các rãnh dẫn hướng 10 ở trên thanh nhựa đúc của khởi động từ. Các tiếp điểm chính có nắp đậy kín làm nhiệm vụ hộp dập hồ quang và bình thường làm bằng vật liệu chịu hồ quang.
Hình 1
Khởi động từ cũng còn có các cụm tiếp điểm phụ kiểu bắc cầu (12), số lượng tùy thuộc từng kiểu cụ thể.
Để bảo vệ động cơ điện khỏi bị qúa tải, khởi động từ thường có lắp kèm theo rơle nhiệt ở hai pha và lắp cùng một giá với khởi động từ.
Khởi động từ đảo chiều (gọi là khởi động từ kép) gồm hai khởi động từ đơn có cấu tạo như trên, lắp trên cùng một giá, có thêm khóa liên động về cơ khí kiểu đòn bẩy( 2) để đề phòng cả hai khởi động từ cùng đóng đồng thời. Cơ cấu này được bố trí ở dưới chân đế. Khởi động từ kép cũng có kiểu lắp kèm theo cả rơle nhiệt trên cùng một giá.
Hình 8-6 là sơ đồ mắc khởi động từ kép điều khiển đảo chiều động cơ không đồng bộ ba pha lồng sóc.
CẦU CHẢY(Cầu chì)
Khái quát và công dụng
Cầu chảy là loại thiết bị̣ điện dùng để bảo vệ thiết bị điện và lưới điện tránh quá (dòng chủ yếu là dòng ngắn mạch) thường dùng bảo vệ cho đường dây, máy biến áp, động cơ,...
Hình 2
Đặc điểm
Cầu chảy cấu tạo đơn giản, kích thước bé khả năng cắt lớn, giá thành hạ nên ứng dụng rộng rãi.
Các phần từ cơ bản của cầu chảy
+Dây chảy : là phần tử cơ bản của cầu chảy,
để cắt một cách tin cậy cho mạch điện cần bảo
vệ yêu cầu dây chảy thỏa mãn:
- Không bị ô xy hóa.
- Dẫn điện tốt.
- Điện trở không thay đổi theo nhiệt độ.
- Nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp.
+Thiết bị dập hồ quang: hồ quang phát sinh sau khi dây chảy bị đứt cầu chảy cắt mạch
(không có ở mạch hạ áp mà chỉ có ở cầu chảy cao áp).
Các tính chất yêu cầu của cầu chảy
Đặc tính A -s của cầu chảy (đường 1 trong hình 8-7) phải thấp hơn đường đặc tính đối tượng
cần bảo vệ (đường 2 trong hình 8-7).
-Cầu chảy cần có đặc tính làm việc ổn định.
-Công suất thiết bị càng tăng cầu chảy càng phải có khả năng cắt cao hơn.
-Khi có ngắn mạch cầu chảy phải làm việc có lựa chọn theo thứ tự.
-Việc thay thế dây chảy phải dễ dàng ít tốn thời gian.
Nguyên lí làm việc
Đặc tính Am pe- giây ( A-s) hình 8-6 là sự phụ thuộc của thời gian chảy vào dòng điện qua cầu chảy.
Để có tác dụng bảo vệ đặc tính cầu chảy 1 luôn thấp hơn đặc tính thiết bị (đường 2) nhưng đặc tính thực tế là đường 3 trong vùng có quá tải lớn (vùng B) bảo vệ được còn vùng (A) quá tải nhỏ không bảo vệ được. Thực tế dòng khi quá tải không lớn hơn (1,52)Iđm thì sự phát nóng diễn ra chậm, phần lớn nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh nên cầu chảy không bảo vệ được quá tải nhỏ.
Để đảm bảo khi làm việc với dòng định mức dây chảy không đứt thì dòng giới hạn của dây chảy Igh>Iđm.
Để cầu chảy bảo vệ tốt và nhạy cả khi Igh>Iđm không nhiều thì theo kinh nghiệm chọn Igh/Iđm= (1,62) với đồng, Igh/Iđm=(1,251,45) với chì, Igh/Iđm =1,15 với thiếc và nhôm.
Dòng định mức của cầu chảy chọn sao cho khi dòng này chạy liên tục qua dây chảy chỗ phát nóng lớn nhất của dây chảy không làm kim loại bị ô xy hóa quá mức và biến đổi đặc tính bảo vệ,̣ đồng thời nhiệt phát ra bên ngoài không quá giá trị ổn định.
Ở giá trị gần dòng điện giới hạn ( Igh ) yêu cầu dây chảy cũng phải gần đến nhiệt độ nóng chảy để không làm ảnh hưởng đến các chi tiết khác tức là phải chọn dây chảy là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Khi quá tải lớn I= (34)Iđm thì quá trình phát nóng là quá trình đoạn nhiệt (nóng cục bộ dây chảy, dòng chảy chuyển sang dạng lỏng khi quá trình Ion hóa dưới nhiệt độ cao làm khó dập tắt hồ quang hồ quang hơn, do vậy mong muốn càng ít kim loại lỏng càng tốt. Người ta chế tạo dây chảy cấu tạo có nhiều đoạn hẹp khi đó mật độ dòng cao ở nơi thắt hẹp, lực điện động sinh ra sẽ cắt nhanh dây chảy. Dây chảy có đoạn hẹp làm giảm thời gian cắt, nếu có phối hợp với thiết bị dập hồ quang thì thời gian tác động ttđ chỉ còn vài phần nghìn giây.
Kết cấu cầu chảy hạ áp
1. Loại hở
Ở loại hở không có vỏ bọc thường chỉ gồm dây chảy dập dạng phiến bằng kim loại (Cu, Al, Pb, Zn, Sn). Vít 2 cực nguồn đặt trên bảng cách điện (sứ, gốm,...) có các loại dây chảy 5, 10, 15, 30A.
1. Loại vặn
Ở loại này dây chảy ở phía trong nắp, nắp có dạng vặn vít vào đế loại này dây chảy có các loại 6, 10, 15, 20, 25, 30, 60, 100A ở điện áp 500V hình 8-7b.
c) Loại hộp
Thường hộp và nắp đều làm bằng sứ có bắt chặt các tiếp xúc điện bằng đồng, có kẹp đơn hoặc kép để khỏi rơi nắp, dây chảy trên nắp có các cỡ 5, 10, 15, 20, 30, 60, 80, 100A ở 500V hình 8-7c,d.
d) Loại kín không có cát thạch anh
Loại này dây chảy đặt trong ống không có cát thạch anh: vỏ làm bằng chất hữu cơ (một loại xenlulô) có dạng ống dây chảy đặt trong ống hai đầu có vít, nối với các cực điện qua vòng đệm. Dây chảy thường bằng kẽm (nhiệt độ nóng chảy bằng 4200C) nhiệt độ nóng chảy thấp và có khả năng chống gỉ tốt.
Quá trình dập hồ quang: khi dây chảy đứt làm phát sinh hồ quang nhiệt độ tăng cao làm vỏ ống bị đốt cháy sinh ra khí hơi trong ống hẹp (có 40%H2, 50%CO2, 10% hơi nước) làm áp suất ống tăng cao (40
¸¸ size 12{¸} {} 80at) nhanh chóng dập tắt hồ quang có ống có hai cỡ:
+Loại ngắn làm việc với điện áp U=380V
+Loại dài làm việc với U=500V
Tùy cỡ đường kính ống mà dòng làm việc khác nhau 6, 10 hay 15A.
e) Loại kín trong ống có cát thạch anh
Đặc tính bảo vệ của loại này tốt còn gọi là cầu chảy ống sứ.Thường vỏ cầu chảy làm bằng sứ (hoặc steatit) có dạng hộp chữ nhật trong vỏ có trụ tròn rỗng đặt dây chảy, sau đó đổ đầy cát thạch anh, dây chảy được vít vào đĩa gắn trên 2 đầu hộp. Dây chảy thường bằng là đồng lá dày (0,1 0,2)mm dập lỗ dài để tạo tiết diện hẹp. Nhằm để giảm nhiệt độ tự chảy của đồng (10800C) người ta hàn thêm các vảy thiếc vào những chỗ tiết diện hẹp.
a)b) c)d)Hình 8-8: Một số loại cầu chảy thông dụng. a)Cầu chảy kiểu bắn b) kiểu vặn;c) kiểu ống phíp;d) kiểu ống sứChú ý
+Icc: Dòng định mức của cầu chảy.
+Idc: Dòng định mức của dây chảy. Thường Icc Idc (vì một cầu chảy có thể mắc nhiều cỡ dây).
Dây chảy và cách tính gần đúng dòng điện igh
Khi chọn kim loại làm dây chảy cần đảm bảo các yêu cầu:
-Điểm nóng chảy thấp.
-Kim loại vật liệu phải ít.
-Quán tính nhiệt phải nhỏ.
Để giảm nhiệt độ tác động người ta thường dùng hai biện pháp là:
+ Dùng dây dẹt có chỗ thắt lại để giảm tiết diện.
+ Dùng dây tròn trên một số đoạn hàn thêm một số vảy kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp (ứng dụng hiệu ứng luyện kim).
Ngoài ra nhiệt độ ion hóa hơi kim loại phải cao, và thêm một số điều kiện phụ nữa. Theo thứ tự giảm nhiệt hóa hơi ion của một số kim loại là:
Zn>Ag>Cu>Pb>Mg>Ni>Sn>Al.
Thực tế không có kim loại nào thỏa mãn hết các yêu cầu trên được nên để khắc phục người ta thường chế tạo bằng hợp kim. Thông thường dây chảy dùng các kim loại sau:
+ Chì (Pb): dùng nhiều do mềm, nhiệt nóng chảy thấp nhưng khối lượng lớn và dễ bị ô xy hóa trong không khí nên chỉ dùng khi dòng điện bé, kích thước nhỏ dễ lắp ráp. Để khắc phục nhược điểm trên người ta dùng hợp kim để giảm nhiệt độ nóng chảy.
+ Kẽm (Zn): nhiệt nóng chảy thấp, giá rẻ, dùng cho dòng từ (20
¸¸ size 12{¸} {} 500)A .
Ngoài ra còn dùng Ag, Cu và còn đôi khi dùng Al.
Cầu chảy cao áp (H. R. C)
Dùng bảo vệ tụ điện, máy biến áp và cần tính đến dòng điện qúa độ. Trong thiết bị tụ điện, dòng định mức của dây chảy tối thiểu bằng 1,6 lần dòng định mức của tụ điện, để tính đến các điều hòa của lưới và sự tăng điện áp. Kiểu súng như hình 8-8a.
Khi chọn cầu chảy bảo vệ động cơ cao áp, cần chú ý đến dòng khởi động của động cơ và thời gian khởi động. Cũng cần chú ý đến tần số khởi động, nếu tần số qúa cao, các cầu chảy sẽ không thể đủ nguội giữa các lần đóng mở. Khi chọn cầu chảy cũng cần nhớ rằng chúng có điện áp định mức và trị số dòng điện khác nhau khi đế cầu chảy có kích thước khác nhau.
Khả năng hạn chế dòng điện
Dòng điện tối đa cầu chảy cho phép chạy qua phụ thuộc vào dòng định mức của nó và vào diễn biến dòng ngắn mạch. Đặc tính chảy của cầu chảy do nhà sản xuất cho phép dải dòng điện cắt theo các tiêu chuẩn kĩ thuật (ví dụ theo tiêu chuẩn DIN VDE 0670).
Hình 8-8: Cầu chảy cao áp (loại cầu chì tự rơi)Đối với mỗi dòng điện định mức, ta có thể đọc giá trị đỉnh của dòng điện qua, với giá trị đó cầu chảy hạn chế dòng ngắn mạch đối xứng.
Sự hạn chế dòng điện này bảo vệ thiết bị có hiệu quả, chống được hư hỏng do ứng suất cơ và nhiệt.
ÁPTÔMÁT
Khái quát và yêu cầu
Áp tô mát là thiết bị điện dùng để tự động cắt mạch điện bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp,... hồ quang được dập trong không khí.
Yêu cầu của áp tô mát
+ Chế độ làm việc định mức của áp tô mát phải là chế độ làm việc dài hạn (tức là cho dòng I=Iđm qua dài hạn). Mặt khác mạch dòng điện phải chịu được dòng điện lớn (khi ngắn mạch) lúc các tiếp điểm đã hay đang đóng.
+Phải cắt được dòng ngắn mạch lớn vài chục kA và sau khi ngắt phải đảm bảo làm việc tốt khi I=Iđm.
+Yêu cầu thời gian cắt áptômát nhỏ để bảo vệ các thiết bị khác. Muốn vậy phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang trong áptômát. Để thực hiện yêu cầu thao tác chọn lọc bảo vệ,̣ áp tô mát phải có khả năng hiệu chỉnh dòng tác động và thời gian tác động .
{}{}
Thời gian tác động của áp tô mát : t = to + t1+ t2 . Trong đó:
+t0 là thời gian tính từ lúc sự̣ cố xảy ra đến khi i tăng đến i=Ikđ phụ thuộc
didtdidt size 12{ { { ital "di"} over { ital "dt"} } } {}.
+t1 là thời gian từ khi i=Ikđ đến khi tiếp điểm áptômát bắt đầu chuyển động, thời gian này phụ thuộc vào cơ cấu ngắt.
+t2 là thời gian cháy của hồ quang (phụ thuộc bộ phận dập hồ quang và trị dòng điện ngắt).
Phân loại- cấu tạo và nguyên lí làm việc
a) Phân loại
Phân theo kết cấu
+Loại một cực.
+Loại hai cực.
+Loại ba cực.
Phân theo thời gian tác động
+ Tác động không tức thời.
+ Tác động tức thời.
Phân loại theo công dụng bảo vệ
+ Dòng cực đại.
+ Dòng cực tiểu.
+ Áp cực tiểu.
+ Áptômát bảo vệ công suất điện ngược.
+ Áptômát vạn năng (chế tạo cho mạch có dòng điện lớn các thông số bảo vệ có thể chỉnh định được) loại này không có vỏ và lắp đặt trong các trạm biến áp lớn.
+ Áptômát định hình: bảo vệ quá tải bằng rơle nhiệt, bảo vệ quá điện áp bằng rơle điện từ, đặt trong vỏ nhựa.
b) Nguyên lí làm việc của áptômát
Sơ đồ nguyên lí bảo vệ chức năng của áptômát như hình 8-9a, b, c, d:tương ứng với các cơ cấu bảo vệ dòng cực đại, điện áp thấp, dòng cực tiểu và bảo vệ công suất ngược.
c) Cấu tạo áptômát
+Tiếp điểm: có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và tiếp điểm hồ quang) hoặc ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang). Đóng mạch áptômát thì thứ tự đóng tiếp điểm là: hồ quang, phụ, chính, khi cắt thì ngược lại (nhằm bảo vệ tiếp điểm chính). Tiếp điểm hồ quang thường cấu tạo bằng kim loại gốm chịu được hồ quang như Ag-W, Cu-W, Ni ,...).
Hình 8-10 trình bày một hệ thống tiếp điểm trong áptômát: 2, 3 là tiếp điểm chính; 4 là các tiếp điểm phụ; 5 là các tiếp điểm hồ quang.
Hình 8-10: Cấu trúc chung của áptômátHình 8-9: Các cơ cấu bảo vệ chức năng trong Áptômáta)Cơ cấu bảo vệ dòng cực đại; b)Cơ cấu bảo vệ điện áp thấp; c) Cơ cấu bảo vệ dòng cực tiểud) Cơ cấu bảo vệ công suất ngược+ Hộp dập hồ quang: để áptômát dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện thì người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: kiểu nửa kín và kiểu hở. Thiết bị dập kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của áptômát và có lỗ thoát khí. Kiểu này có dòng điện giới hạn cắt không quá 50kA. Thiết bị dập kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50kA hoặc điện áp lớn hơn 1000V. Trong buồng dập hồ quang thông dụng người ta thường dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn. Để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang. Hình dạng kết cấu hộp dập hồ quang được trình bày trên (hình 8-10), 6 là hộp dập hồ quang. Cùng một thiết bị dập tắt hồ quang, khi làm việc ở mạch điện xoay chiều điện áp đến 500V thì có thể dập tắt được hồ quang của dòng điện đến 40kA, nhưng khi làm việc ở mạch điện một chiều điện áp đến 440V thì chỉ có thể cắt được dòng điện đến 20kA.
+ Cơ cấu truyền động cắt áptômát: truyền động cắt áptômát thường có hai cách: bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, động cơ điện). Điều khiển bằng tay được thực hiện với các áptômát có dòng điện định mức không lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các áptômát có dòng điện lớn hơn đến 1000A. Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta còn dùng một tay dài phụ theo nguyên lí đòn bẩy. Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc khí nén. Hình 8-11 trình bày cơ cấu điều khiển các áptômát bằng nam châm điện có nhả khớp tự do. Khi đóng bình thường (không có sự cố), các tay đòn 2 và 3 được nối cứng (vì tâm xoay o nằm thấp dưới đường nối hai điểm o1 và o2.). Giá đỡ 5 làm cho hai đòn này không tự gập lại được. Ta nói điểm o là vị trí chết. Khi có sự cố, phần ứng 6 của nam châm điện 7 bị hút đập vào hệ thống tay đòn 2, 3 làm cho điểm o thoát khỏi vị trí chết . Điểm o sẽ cao hơn đường nối o1o2, lúc này tay đòn 2, 3 không được nối cứng nữa. Các tiếp điểm sẽ nhanh chóng mở ra dưới tác dụng của lò xo kéo tiếp điểm (hình 8-11b). Muốn đóng lại áptômát, ta phải kéo tay cầm 4 xuống phía dưới như hình 8-11c, sau đó mới đóng vào được.
Móc bảo vệ: Áptômát tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ gọi là móc bảo vệ.
Hình 8-13: Cơ cấu nhả khớp tự do:a) vị trí đống; b)vị trí mở; c)vị trí chuẩn bị đóng lại+Móc bảo vệ quá tải (còn gọi là quá dòng điện): để bảo vệ thiết bị điện khỏi bị quá tải, đường thời gian - dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ. Người ta thường dùng hệ thống điện từ và rơle nhiệt làm móc bảo vệ đặt bên trong áptômát. Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch điện chính. Khi dòng điện vượt quá trị số cho phép thì phần ứng bị hút và móc sẽ bị đập vào khớp rơi tự do, làm tiếp điểm của áptômát mở ra như hình 8-11. Điều chỉnh vít để thay đổi lực kháng của lò xo, ta có thể điều chỉnh được trị số dòng điện tác động. Để giữ thời gian trong bảo vệ qúa tải kiểu điện từ, người ta thêm một cơ cấu giữ thời gian (ví dụ bánh xe răng như trong cơ cấu đồng hồ). Móc kiểu rơle nhiệt đơn giản hơn cả, loại này có kết cấu tương tự rơle nhiệt có phần tử phát nóng nối nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của áptômát khi có quá tải. Kiểu này có nhược điểm là quán tính nhiệt lớn nên không ngắt nhanh được dòng điện tăng vọt như khi có ngắn mạch, do đó chỉ bảo vệ được dòng điện quá tải. Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt trong một áptômát. Loại này thường được dùng ở áptômát có dòng điện định mức đến 600A.
+ Móc bảo vệ sụt áp: (còn gọi là bảo vệ điện áp thấp) cũng thường dùng kiểu điện từ. Cuộn dây mắc song song với mạch điện chính. Nguyên lí làm việc xem hình 8-9.
Cách lựa chọn áptômát
Việc lựa chọn áptômát, chủ yếu dựa vào :Dòng điện tính toán đi trong mạch; Dòng điện quá tải; Tính thao tác có chọn lọc.
Ngoài ra lựa chọn áptômát còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải và áptômát không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn (thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải công nghệ). Yêu cầu chung là dòng điện định mức của móc bảo vệ Iaptô không được bé hơn dòng điện tính toán (Itt) của mạch :
Iaptô
³³ size 12{³} {} Itt
Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướng dẫn lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ bằng 125%, 150% hay lớn hơn nữa so với dòng điện tính toán của mạch. Sau cùng ta chọn áptômát theo các số liệu kĩ thuật đã cho của nhà chế tạo.
RO72LE TRUNG GIANG
Rơ le
Module by: Lê Thành Bắc
Summary: Phần này trình bày khái niệm chung về rơ le
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ RƠLE
Rơle là một loại thiết bị điện tự động mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định. Rơle là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện động lực.
Các bộ phận (các khối) chính của rơle
+ Cơ cấu tiếp thu( khối tiếp thu)
Có nhiệm vụ tiếp nhận những tín hiệu đầu vào và biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cung cấp tín hiệu phù hợp cho khối trung gian.
+ Cơ cấu trung gian( khối trung gian)
Làm nhiệm vụ tiếp nhận những tín hiệu đưa đến từ khối tiếp thu và biến đổi nó thành đại lượng cần thiết cho rơle tác động.
+ Cơ cấu chấp hành (khối chấp hành)
Làm nhiệm vụ phát tín hiệu cho mạch điều khiển.
Ví dụ các khối trong cơ cấu rơle điện từ hình 6-1.
-Cơ cấu tiếp thu ở đây là cuộn dây.
-Cơ cấu trung gian là mạch từ nam châm điện.
-Cơ cấu chấp hành là hệ thống tiếp điểm.
Hình 1
Phân loại rơle
Có nhiều loại rơle với nguyên lí và chức năng làm việc rất khác nhau. Do vậy có nhiều cách để phân loại rơle:
a) Phân loại theo nguyên lí làm việc gồm các nhóm
+ Rơle điện cơ (rơle điện từ, rơle từ điện, rơle điện từ phân cực, rơle cảm ứng,...).
+ Rơle nhiệt.
+ Rơle từ.
+ Rơle điện tử -bán dẫn, vi mạch.
+ Rơle số.
b) Phân theo nguyên lí tác động của cơ cấu chấp hành
+ Rơle có tiếp điểm: loại này tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm.
+ Rơle không tiếp điểm (rơle tĩnh): loại này tác động bằng cách thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như: điện cảm, điện dung, điện trở,...
c) Phân loại theo đặc tính tham số vào
+ Rơle dòng điện.
+ Rơle điện áp.
+ Rơle công suất.
+ Rơle tổng trở,...
d) Phân loại theo cách mắc cơ cấu
+ Rơle sơ cấp: loại này được mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ.
+ Rơle thứ cấp: loại này mắc vào mạch thông qua biến áp đo lường hay biến dòng điện.
e) Phân theo giá trị và chiều các đại lượng đi vào rơle
+Rơle cực đại.
+Rơle cực tiểu.
+Rơle cực đại-cực tiểu.
+Rơle so lệch.
+Rơle định hướng.
...
Đặc tính vào -ra của rơle
Hình 2
Quan hệ giữa đại lượng vào và ra của rơle như hình minh họa.
Khi x biến thiên từ 0 đến x2 thì y = y1 đến khi x= x2 thì y tăng từ y = y1 đến y = y2 (nhảy bậc). Nếu x tăng tiếp thì y không đổi y = y2 . Khi x giảm từ x2 về lại x1 thì y = y2 đến x = x1 thì y giảm từ y2 về y = y1.
Nếu gọi:
+ X = X2= Xtđ là giá trị tác động rơle.
+ X = X1 = Xnh là giá trị nhả của rơle.
Thì hệ số nhả:
K
nh
=
X
1
X
2
=
X
nh
X
tâ
K
nh
=
X
1
X
2
=
X
nh
X
tâ
size 12{" K" rSub { size 8{"nh"} } = { {X rSub { size 8{1} } } over {X rSub { size 8{2} } } } = { {X rSub { size 8{ ital "nh"} } } over {X rSub { size 8{tâ} } } } } {}
Các thông số của rơle
a) Hệ số điều khiển rơle
Kâk=PâkPtâKâk=PâkPtâ size 12{K rSub { size 8{"âk"} } = { {P rSub { size 8{"âk"} } } over {P rSub { size 8{"tâ"} } } } } {} , với:
+Pđk là công suất điều khiển định mức của rơle, chính là công suất định mức của cơ cấu chấp hành.
+Ptđ là công suất tác động, chính là công suất cần thiết cung cấp cho đầu vào để rơle tác động.
Với rơle điện từ Pđk là công suất tiếp điểm (nghĩa là công suất tiếp điểm cho phép truyền qua). Ptđ là công suất cuộn dây nam châm hút.
Các loại rơle khác nhau thì Knh và Kđk cũng khác nhau.
b) Thời gian tác động
Là thời gian kể từ thời điểm cung cấp tín hiệu cho đầu vào, đến lúc cơ cấu chấp hành làm việc. Với rơle điện từ là quãng thời gian cuộn dây được cung cấp dòng (hay áp) cho đến lúc hệ thống tiếp điểm đóng hoàn toàn (với tiếp điểm thường mở) và mở hoàn toàn (với tiếp điểm thường đóng).
Các loại rơle khác nhau ttđ cũng khác nhau.
+ttđ < 1.10-3[s] : rơle không quán tính.
+ttđ = (1 50).10-3 [s]: rơle tác động nhanh.
+ttđ > 150.10-3[s]: rơle thời gian.
Một số ví dụ về rơle điện cơ
Bảng 1: Rơ le điện cơ
Loại rơle.
Ptđ[W]
Pđk[W]
Kđk
ttđ[10-3s]
Rơle điện từ :
10-110-3
10104
55000
12000
Rơle từ điện :
10-910-4
0,12
104108
10500
Rơle cảm ứng :
10-2102
10-1103
102104
1100
RƠLE ĐIỆN TỪ
Nguyên lí làm việc
Hình 3
Sự làm việc của loại rơle này dựa trên nguyên lí điện từ. Xét một rơle như hình minh họa. Khi cho dòng điện i đi vào cuộn dây của nam châm điện thì nắp sẽ chịu một lực hút F. Lực hút điện từ đặt vào nắp :
F
=
K
.
2
δ
2
,
våïi
:
δ
: khe håí
i : doìng âiãûn
K:laì hãû säú
xem chæång 5
{
{
F
=
K
.
2
δ
2
,
våïi
:
δ
: khe håí
i : doìng âiãûn
K:laì hãû säú
xem chæång 5
{
{
size 12{F= { {K "." i rSup {2} } over {δ rSup {2} } } ~,'"våïi"": "alignl { stack {
left lbrace size 10{δ" : khe håí"} {} #
right none left lbrace size 10{"i : doìng âiãûn"} {} #
right none left lbrace size 10{"K:laì hãû säú " \( "xem chæång 5" \) } {} #
right no } } lbrace } {}
Khi dòng điện vào cuộn dây i > Itđ (dòng điện tác động) thì lực F hút nắp và khi lực F tăng thì khe hở giảm ( giảm) làm đóng tiếp điểm (do tiếp điểm được gắn với nắp).
Khi dòng điện i Itv (dòng trở về) thì lực lò xo Flò xo > F (lực điện từ) và rơ le nhả.
Tỉ số:
Ktv=ItvItââæåüc goüi laì hãû säú tråí vãöKtv=ItvItâ âæåüc goüi laì hãû säú tråí vãö size 12{ size 10{K rSub { size 8{ ital "tv"} } = { { size 12{I rSub { size 8{ ital "tv"} } } } over { size 12{I rSub { size 8{"tâ"} } } } } " âæåüc goüi laì hãû säú tråí vãö"}} {}.
+ Rơle dòng cực đại Ktv < 1.
+ Rơle dòng cực tiểu Ktv > 1.
Rơle càng chính xác thì Ktv càng gần 1.
P
âk
: cäng suáút âiãöu khiãøn
.
P
tâ
: cäng suáút taïc âäüng cuía råle
.
K
âk
=
P
âk
P
tâ
hãû säú âiãöu khiãøn cuía råle
.
Våïi
{
P
âk
: cäng suáút âiãöu khiãøn
.
P
tâ
: cäng suáút taïc âäüng cuía råle
.
K
âk
=
P
âk
P
tâ
hãû säú âiãöu khiãøn cuía råle
.
Våïi
{
alignl { stack {
size 12{K rSub { size 8{"âk"} } = { {P rSub { size 8{"âk"} } } over {P rSub { size 8{"tâ"} } } } " hãû säú âiãöu khiãøn cuía råle" "." } {} #
"Våïi "alignl { stack {
left lbrace P rSub {"âk"} " : cäng suáút âiãöu khiãøn" "." {} #
right none left lbrace P rSub {"tâ"} " : cäng suáút taïc âäüng cuía råle" "." {} #
right no } } lbrace {}
} } {}
Rơle càng nhạy Kđk càng lớn.
Khoảng thời gian từ lúc dòng điện i bắt đầu lớn hơn Itđ đến lúc chấm dứt sự hoạt động của rơle gọi là thời gian tác động ttđ.
Số lần tác động trong một đơn vị thời gian (giờ) gọi là tần số tác động.
Rơle điện từ phân ra hai loại:
+ Rơle một chiều
thçI=UR'nãn ta tênhF=K'.U2δ2thç I=UR' nãn ta tênh F=K'.U2δ2 size 12{ size 10{"thç "I= { { size 10{U}} over { size 10{R'}} } " nãn ta tênh "F=K' "." { { size 10{U rSup { size 8{2} } }} over { size 12{δ rSup { size 8{2} } } } } }} {} có U là điện áp đặt vào cuộn dây.
+ Rơle xoay chiều : lực F = 0 (tần số 2f) khi I = 0. Giá trị trung bình của lực hút sẽ là:
Ftb=k{ {I rSup { size 8{2} } } over {δ rSup { size 8{2} } } } } {}Ftb=k { {I rSup { size 8{2} } } over {δ rSup { size 8{2} } } } } {} size 12{F rSub { size 8{ ital "tb"} } =k" { {I rSup { size 8{2} } } over {δ rSup { size 8{2} } } } } {}, nếu cuộn dây đặt song song với nguồn điện áp U thì
Ftb=k{ {U rSup { size 8{2} } } over {δ rSup { size 8{2} } } } } {}Ftb=k { {U rSup { size 8{2} } } over {δ rSup { size 8{2} } } } } {} size 12{F rSub { size 8{ ital "tb"} } =k" { {U rSup { size 8{2} } } over {δ rSup { size 8{2} } } } } {}.
Nam châm xoay chiều khi lực F = 0 lò xo kéo nắp ra, do vậy rơle loại này khi làm việc có rung động gây tiếng kêu, để hạn chế người ta sử dụng dùng vòng ngắn mạch.
Rơle điện từ có các đặc điểm:
- Công suất điều khiển Pđk từ vài W đến hàng nghìn W.
- Công suất tác động Ptđ từ vài phần W đến hàng trăm W.
- Hệ số điều khiển Kđk = (5 20).
- Thời gian tác động ttđ = (2 20)ms.
Hình 6-4 :Một số loại rơle điện từa)rơle dòng diện và điện áp; b)rơle trung gian; c)rơle thời gian Nhược điểm của rơle điện từ
Công suất tác động Ptđ tương đối lớn, độ nhạy thấp, Kđk nhỏ. Hiện nay có xu hướng cải tiến ứng dụng vật liệu sắt từ mới sản xuất các loại rơle để tăng Kđk.
Một số loại rơle điện từ
a) Rơle dòng điện và điện áp loại T (hình 6-4a).
b) Rơle trung gian (hình 6-4b). Nhiệm vụ chính của rơle trung gian là khuếch đại tín hiệu điều khiển, nó thường nằm ở vị trí trung gian giữa các rơle khác. Đặc điểm rơle trung gian có cơ cấu điều chỉnh điện áp tác động để có thể tác động khi điện áp tăng giảm trong khoảng
±± size 12{ +- {}} {}15% Uđm.
c) Rơle thời gian điện từ (hình 6-4c) khi từ thông 0 giảm thì sức điện động e chống sự giảm để duy trì thời gian khoảng t = (0,5 5)s.
Rơle phân cực
Rơle phân cực là một dạng của rơle điện từ có thêm từ thông phân cực do nam châm vĩnh cửu tạo nên. Chuyển động của nắp phụ thuộc vào chiều dòng trong cuộn dây. Khi chưa có dòng điện thì phần động rơle đã ở một trong hai vị trí do lực hút từ trường nam châm vĩnh cửu.
Hình 6-5: Rơle phân cực Mạch từ nam châm vĩnh cửu có cấu trúc sao cho một phía khe hở không khí lớn còn một phía nhỏ để khi cho dòng vào cuộn dây nam châm thì tổng lực hút điện từ của cuộn dây và nam châm vĩnh cửu phân cực hai bên không bằng nhau, nắp bị hút về một bên, lực hút nam châm vĩnh cửu làm nhiệm vụ giữ nắp khi cắt điện cuộn dây. Muốn nắp chuyển động ngược lại thì phải đổi chiều dòng điện để đổi chiều lực hút điện từ. Hai kiểu rơle phân cực như hình 6-5.
Loại này có ưu điểm chính là độ nhạy cao kích thước gọn thời gian tác động nhanh cỡ (2 3).10-3s , cho phép thao tác với tần số lớn.
RƠLE ĐIỆN ĐỘNG
Nguyên lí
Theo nguyên tắc, rơle điện động có hai cuộn dây như hình minh họa
Hình 4
Khi có dòng qua cuộn dây 1 là i1 và cuộn dây 2 có dòng điện i2. Tại vị trí như hình minh họa ta có cảm ứng từ B12 = K'.i1 và có lực điện từ F = K".B12.i2 hay lực F = K1".i1.i2 sẽ sinh ra mô men M = Ki1i2 đặt lên cuộn dây 2, làm cuộn dây 2 quay và đóng tiếp điểm. Nếu hai cuộn được mắc nối tiếp thì i1 = i2 = i có M = Ki2 lúc này mô men độc lập với chiều dòng điện. Khi mạch điện xoay chiều với tần số f thì thì F thay đổi, rơle sẽ làm việc với giá trị trung bình của lực điện từ và mô men.
Mtb=1T∫0TMdt=kI1I2cosϕMtb=1T∫0TMdt=kI1I2cosϕ size 12{M rSub { size 8{"tb"} } = { {1} over {T} } Int cSub { size 8{0} } cSup { size 8{T} } {"Mdt"="kI" rSub { size 8{1} } I rSub { size 8{2} } "cos"ϕ } } {}.
Trong đó :
+ I1, I2 :trị hiệu dụng.
+ :góc lệch pha giữa hai dòng điện i1, i2.
Nếu i1 = i2 thì cos = 1 và Mtb = Ki2.
Khi một trong hai cuộn dây được đổi chiều dòng điện thì chiều mô men trung bình Mtb cũng thay đổi.
Ứng dụng
Rơle điện động được sử dụng làm rơle công suất tác dụng, phản kháng. Có thể chế tạo rơle sắt điện động để tăng trị số mô men Mtb và sẽ tăng độ nhạy của rơle. Loại rơle điện động xoay chiều không có mạch sắt từ tuy Mtb nhỏ nhưng dùng nhiều trong tự động điều khiển.
RƠLE KIỂU TỪ ĐIỆN
Nguyên lí
Sự làm việc của rơ le loại này dựa trên cơ sở lực điện từ do từ trường của nam châm vĩnh cửu tác dụng lên một cuộn dây khi có dòng điện chạy qua. Nguyên lí chung biểu diễn như hình minh họa.
Hình 5
Từ trường nam châm vĩnh cửu với cảm ứng từ B tác dụng lên khung có dòng I tạo ra mômen quay.
Lực điện từ là F = K'B12I.
Mô men quay M = KI (tỉ lệ với dòng điện I).
Đặc điểm
Rơle từ điện có độ nhạy lớn, công suất tác động nhỏ (cỡ 10-10 w) sử dụng nhiều trong tự động hóa, công suất điều khiển cỡ 1 đến 2 W.
Không làm việc ở mạch xoay chiều vì ở mạch xoay chiều mô men trung bình Mtb = 0.
RƠLE CẢM ỨNG
Nguyên lí
Dựa trên tác động tương hỗ giữa từ trường xoay chiều với dòng điện cảm ứng trong bộ phận quay (đĩa, cối) để tạo mômen quay. Hình 6-8a là sơ lược kết cấu một rơ le cảm ứng.
Hai từ thông 1, 2 biến thiên xuyên qua đĩa nhôm tương ứng cảm ứng các sức điện động e1, e2 sinh ra các dòng i1, i2 . Các lực điện từ là F12 = B2i1l và F21 = B1i2l, lực điện từ tổng:
F
→
=
F
→
12
+
F
→
21
,
thæåìng thç:
F
=
F
12
−
F
21
=
1
S
φ
2
1
−
φ
1
2
F
→
=
F
→
12
+
F
→
21
,
thæåìng thç:
F
=
F
12
−
F
21
=
1
S
φ
2
1
−
φ
1
2
alignl { stack {
size 12{ { vec {F}}= { vec {F}} rSub { size 8{"12"} } + { vec {F}} rSub { size 8{"21"} } " ,"' size 11{"thæåìng thç:"}} {} #
F=F rSub { size 8{"12"} } - F rSub { size 8{"21"} } = { {1} over {S} } left [φ rSub { size 8{2} } i rSub { size 8{1} } - φ rSub { size 8{1} } i rSub { size 8{2} } right ] {}
} } {}
Vì dòng điện và từ thông là những đại lượng thay đổi theo thời gian nên tấm kim loại sẽ chịu lực trung bình:
F
=
1
T
0
T
1
S
φ
2
1
−
φ
1
2
.
dt
= k
.
φ
m1
φ
m2
α
F
=
1
T
0
T
1
S
φ
2
1
−
φ
1
2
.
dt
= k
.
φ
m1
φ
m2
α
size 12{F rSub { size 8{"t b"} } "= " { {1} over {T} } Int cSub { size 8{0} } cSup { size 8{T} } { { {1} over {S} } } left [φ rSub { size 8{2} } i rSub { size 8{1} } - φ rSub { size 8{1} } i rSub { size 8{2} } right ] "." ital "dt ""= k" "." φ rSub { size 8{"m1"} } φ rSub { size 8{"m2"} } "sin"α" "} {}
với là góc lệch pha giữa 1 và 2.
Mô men quay trung bình tác dụng vào phần động sẽ là: Mtb= km. m1. m2.sin.
Trong thực tế sự lệch pha từ thông có thể thực hiện bằng nhiều cách nhưng thường dùng vòng ngắn mạch.
Nhận xét
+ = 0 thì F = 0 nghĩa hai từ thông trùng pha nhau đĩa không quay.
+ = 900 thì F = Fmax.
Vậy muốn đĩa quay thì từ thông của hai nam châm phải có vị trí khác nhau trong không gian và lệch pha về thời gian.
Ứng dụng rơle cảm ứng chế tạo
+ Rơle dòng T-80 (hình 6-8b), PT-80.
+ Rơle công suất loại cốc 4 cực từ ( 2 cực quấn cuộn dòng, 2 cực quấn cuộn áp).
+ Rơle kiểm tra tốc độ kiểu cảm ứng kí hiệu PKC.
Hình 6-8: a)Sơ lược kết cấu rơle cảm ứng ; b)̀ Rơle cảm ứng kiểu T-80RƠLE NHIỆT - RƠLE THỜI GIAN - RƠLE TỐC ĐỘRƠLE ĐIỀU KHIỂN
Rơle nhiệt
t[s]I/Iđm11,22345610100100010.000123b)Hình 6-9a)a)Nguyên lí; b) Đặc tính:1.đặc tính thiết bị,2.đặc tính rơle,3.đặc tính mong muốn. a) Khái niệm - công dụng
Rơle nhiệt là một loại thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng kèm với khởi động từ, công tắc tơ. Dùng ở điện áp xoay chiều đến 500 V, tần số 50Hz, loại mới Iđm đến 150A điện áp một chiều tới 440V. Rơle nhiệt không tác động tức thời theo trị dòng điện vì có quán tính nhiệt lớn phải cần thời gian để phát nóng. Thời gian làm việc từ khoảng vài giây [s] đến vài phút, nên không dùng để bảo vệ ngắn mạch được. Muốn bảo vệ ngắn mạch thường dùng kèm cầu chảy.
b) Nguyên lí ( hình 6-9a)
Dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện, ngày nay sử dụng phổ biến rơle nhiệt có phiến kim loại kép, nguyên lí làm việc dựa trên sự khác nhau về giãn nở dài của hai kim loại khi bị đốt nóng. Phần tử cơ bản rơle nhiệt là phiến kim loại kép (bimetal) cấu tạo từ hai tấm kim loại, một tấm hệ số giãn nở bé (thường dùng invar có 36% Ni, 64% Fe) một tấm hệ số giãn nở lớn (thường là đồng thau hay thép crôm - niken, như đồng thau giãn nở gấp 20 lần invar). Hai phiến ghép lại với nhau thành một tấm bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn.
Khi đốt nóng do dòng I phiến kim loại kép uốn về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ hơn, có thể dùng trực tiếp cho dòng điện qua hoặc dây điện trở bao quanh. Để độ uốn cong lớn yêu cầu phiến kim loại phải có chiều dài lớn và mỏng. Nếu cần lực đẩy mạnh thì chế tạo tấm phiến rộng, dày và ngắn.
Rơle tốc độ (hình 6-10)
Hình 6-10: Rơle tốc độ̣ loại li tâmĐại lượng đầu vào là tốc độ quay của thiết bị, đại lượng ra là trạng thái đóng hoặc mở tiếp điểm. Nguyên lí loại li tâm như sau: khi trục đứng yên hoặc quay với tốc độ nhỏ hơn trị số tốc độ tác động, lò xo 3 kéo quả văng 2 tỳ lên đĩa 4, mở hệ thống tiếp điểm 5 đóng hệ thống 6, khi tốc độ lớn hơn vtđ lực li tâm của quả văng 2 thắng lực lò xo 3 làm hai quả 2 không tỳ vào đĩa 4, lò xo đẩy đĩa 4 ra, tiếp điểm động gắn trên đĩa sẽ đóng tiếp điểm thường mở 6 và cắt tiếp điểm thường đóng 5. Điều chỉnh độ văng của hai quả văng bằng lò xo 3 thì có thể thay đổi được trị số vận tốc tác động vtđ.
Rơle thời gian
1. Khái niệm
Dùng để duy trì thời gian đóng chậm hoặc mở chậm của hệ thống tiếp điểm so
với thời điểm đưa tín hiệu tác động vào rơle.
Thời gian chậm này có thể vài phần giây cho đến hàng giờ.
b) Yêu cầu
Thời gian chậm thực hiện bởi rơle phải ổn định ít phụ thuộc vào các yếu tố khác như điện áp nguồn, dòng điện, nhiệt độ môi trường,...
c) Phân loại
Có rất nhiều loại rơle thời gian với nguyên lí, cấu tạo rất khác khác nhau như:
+ Rơle thời gian kiểu điện từ (hình 6-4c).
+ Rơle thời gian kiểu thủy lực.
+ Rơle thời gian kiểu đồng hồ.
+ Rơle thời gian kiểu điện tử - bán dẫn.
Ta chỉ xét đại diện một loại:
Rơle thời gian kiểu điện từ cấu tạo như hình 6-4c loại này duy trì thời gian nhả chậm và chỉ dùng cho điện một chiều.
d) Nguyên lí
Trong quá trình đóng hay ngắt cuộn dây rơle thì ở trong vòng ngắn mạch (chính là ống lót bằng đồng 1) sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng, dòng điện do nó sinh ra sẽ tạo ra một từ thông chống lại sự biến thiên từ thông do cuộn 7 dây sinh ra. Do đó nó làm cho tốc độ thay đổi của từ thông chậm lại làm thời gian tác động của rơle chậm lại.
Thay đổi thời gian tác động bằng cách thay đổi độ căng lò xo 3, điều chỉnh vít 4 để điều chỉnh chiều rộng khe hở có miếng đệm 6 hoặc trị số dòng điện.
Loại này thời gian chậm đến 3 giây.
Rơle điều khiển
Có chức năng như một rơle trung gian, nhưng có kích thước nhỏ, tần số thao tác lớn, khả năng ngắt lớn, hệ số nhả cao. Cấu tạo của rơle được mô tả như hình 6-11a.
Trong ống thủy tinh kín 1 đặt thanh dẫn 2 bằng thép lò xo dẫn từ. Ở hai đầu mỗi thanh dẫn có gắn tiếp điểm bằng flatin. Ống 1 được rút hết không khí hoặc cho vào đó một chất khí thích hợp, mục đích để hồ quang dập tắt dễ dàng. Ngoài ống đặt cuộn dây 3, khi đưa điện vào cuộn dây 3, lực điện từ sẽ làm hai thanh hút nhau, hệ tiếp điểm được đóng lại. Nếu ngắt điện của cuộn dây, lực đàn hồi của hai thanh dẫn làm tiếp điểm mở ra.
Loại rơle này có ưu điểm là môi trường làm việc của tiếp điểm gần như lí tưởng, do đó không bị oxy hóa. Khi đóng/ngắt không có hồ quang, vì vậy tuổi thọ của nó đạt tới khoảng 10 triệu lần đóng/ngắt. Khe hở giữa hai tiếp điểm bé nên cho phép thời gian tác động bé, cỡ (0,2
¸¸ size 12{¸} {} 0,4).10-3s. Có thể làm việc với tần số thao tác từ 400 đến 2000 lần đóng ngắt trong một giây. Khả năng ngắt của rơle với đường kính ống thủy tinh d= (2,5
¸¸ size 12{¸} {} 6,5) mm chiều dài l = (10
¸¸ size 12{¸} {} 55) mm đạt tới 1A, đôi khi tới 5A. Từ trường cần thiết cho điều khiển bé, sức từ động của cuộn dây bé khoảng (20
¸¸ size 12{¸} {} 200) A.vòng.
iiđk123a)1234iđkb)Hình 6-11: Rơle điều khiểnHình 6-11b trình bày cấu tạo của một rơle dòng điện, trong ống thủy tinh 1 gá hai điện cực bằng vonfram 2 và trong có một lượng thủy ngân. Phao sắt từ 3 hình trụ rỗng, nổi trên thủy ngân (vì tỉ trọng của sắt bé hơn tỉ trọng của thủy ngân). Cuộn dây điều khiển 4 được đặt lệch về phía dưới của ống (về phía chứa thủy ngân). Khi không có điện vào cuộn dây, phao 3 nổi, cực 2 không tiếp xúc với thủy ngân, mạch điện hở. Khi có điện vào cuộn dây, lực điện từ sẽ hút phao 3 về phía cuộn dây làm thủy ngân dâng lên, cực 2 ngập trong thủy ngân, mạch điện được nối kín. Vì ngắt bằng thủy ngân nên tốc độ ngắt rất lớn, sinh ra quá áp cao.
ĐẠI CƯƠNG VỀ RƠLE TĨNH
Sự đổi mới của kĩ thuật rơle
a) Những hạn chế của rơle điện- cơ
Cho đến khoảng những năm 70 các thiết bị bảo vệ rơle chủ yếu cũng chỉ thực hiện với cơ cấu so sánh là điện từ và cơ khí, cơ cấu thừa hành là tiếp điểm hợp kim.
Cơ cấu đo và so sánh cơ - điện từ có những đặc điểm :
- Chậm: mạch điện từ đo mất khoảng 20 ms, cơ cấu so sánh đòn bẩy, lò xo, cuộn dây nhanh cũng cỡ 10ms.
- Kém chính xác: việc đo điện từ trước kia thường đo qua biến dòng (BI) 5A 100A, đo áp của BU cỡ 100V. Thường không qua lọc, khi đo lẫn cả thành phần tần số công nghiệp với các thành phần tự do và hài. Những thành phần này thường khá lớn có thể làm sai kết quả đo rất nhiều.
- Cơ cấu đo và so sánh lại thường chỉ là loại đo đơn biến, một dòng hoặc một áp. Thường khó thực hiện được những phép xử lí phức tạp cần có như các phép số học, giải tích, phép trễ, phép đếm ,...
Do đó muốn bảo vệ cho một đối tượng đơn giản là một đường dây phân phối, cũng phải cần dùng tới mười phần tử rơle, kèm theo một sơ đồ nối dây phức tạp chiếm một tủ thiết bị. Chi phí cao mà độ tin cậy, chính xác, tốc độ và các chức năng bảo vệ thì khiêm tốn.
b) Rơle điện tử hóa(rơle tĩnh)
Từ khoảng những năm 70 đến 90 các rơle cơ- điện được cải tiến theo hướng điện tử hóa. Chủ yếu người ta tìm cách thay các cơ cấu đo, cơ cấu so ngưỡng bằng các mạch điện tử và vi mạch bán dẫn.
Một số phép xử lí đơn giản như cộng, đạo hàm, tích phân, đếm, trễ,... cũng thực hiện bằng mạch điện tử.
Vi mạch điện tử đã khiến thiết bị bảo vệ tiến một bước khá dài, tiểu hóa thiết bị, nâng cao thêm độ chính xác và chất lượng các chức năng rơle.
Rơle tĩnh đã được dùng để phối hợp bảo vệ trong hệ thống điện từ khoảng những năm 1970, đầu tiên là sử dụng các đèn điện tử sau đó đến các Tranzitor silic với tốc độ tin cậy cao để tạo nên các cổng tín hiệu.
Rơle kĩ thuật analog (tín hiệu vào/ra là tín hiệu liên tục): Các loại rơle này sử dụng độc lập riêng lẻ các bộ phận có một số chức năng riêng tương tự rơle điện cơ với các chức năng thông thường, có thể sử dụng khối thay thế trực tiếp. Trong hình 6-17 là rơle quá dòng chạm đất được thiết kế để cải thiện tính năng của rơle điện cơ bằng sự phân chia phối hợp bảo vệ.
c) Rơle số hóa
Phải đến khoảng những năm 90 khi đưa kĩ thuật vi xử lí, vi điều khiển vào thì thiết bị rơle đã thực hiện một sự thay đổi tiến hóa toàn diện.
Vi xử lí, vi điều khiển là công cụ thực hiện được rất tốt các công việc như lọc các tín hiệu vào, việc đo nhanh nhiều biến (3 dòng, 3 áp, thời gian,...), việc tính toán nhanh những xử lí phức tạp nhất (số học, giải tích, đếm, phân tích phổ,...), so nhiều ngưỡng ,...Vì vậy các rơle số hóa có những ưu việt lớn :
c.1) Tốc độ đo, tính nhanh các véc tơ biến vào, với độ chính xác cao độ tin cậy cao.
c.2) Do những điều trên khiến một rơle có thể thực hiện được cùng một lúc tất cả những chức năng bảo vệ phức tạp khác nhau cho một đối tượng, thậm chí gồm cả những chức năng bảo vệ dự bị cũng như các chức năng bảo vệ phụ thêm nữa. Từ đó sinh ra một số đặc điểm mới khác với hai thế hệ rơle truyền thống cũ là :
+Rơle số được chế tạo theo hướng một rơle thực hiện tất cả những phép đo lường, phân tích tính toán tất cả những phép so sánh, tất cả các chức năng bảo vệ cần cho một thiết bị điện lực. Đó là những rơle đa chức năng tổng hợp thành bộ.
+Người ta phân loại các rơle thành bộ theo nhóm các đối tượng bảo vệ, số kiểu rơle được thu gọn lại trong một số nhóm sau :
* Các kiểu rơle bảo vệ máy phát điện.
* Các kiểu rơle bảo vệ đường dây siêu cao và cao áp.
* Các kiểu rơle bảo vệ đường dây phân phối trung áp.
* Các kiểu rơle bảo vệ biến áp.
* Các kiểu rơle bảo vệ thanh cái.
* Các kiểu rơle bảo vệ mô tơ điện đồng bộ, không đồng bộ.
* Rơle sa thải theo tần số,...
+Mỗi rơle số lại có khả năng ghi lại số liệu vận hành, số liệu các sự cố cả những số liệu về tác động bảo vệ "CẮT", "ĐÓNG LẠI",... giúp sử dụng vào nhiều việc phân tích, thống kê liên quan.
Mỗi rơle số lại biết tự động báo các sự kiện, sự cố cho người trực và cho một máy tổng hợp ghi nhận, máy này lại tự động báo cáo với hệ SCADA của trạm.
c.3) Về kết cấu thì rơle số có thể tích thu gọn rất nhiều; một tủ rơle cũ được thay bằng một rơle số hóa. Một tủ rơle số hóa của trạm điện thường chứa xếp chồng hai rơle cao áp lớn, hoặc tám rơle bảo vệ trung áp.
Kết quả là phòng điều khiển trung tâm thu gọn lại tất cả chỉ còn 1 2 tủ rơle, 1 2 tủ thu thập thông tin cho SCADA và 1 2 màn hình SCADA.
c.4) Việc đấu nối dây cho một rơle số chỉ còn lại sáu dây dòng, sáu dây áp, hai dây nguồn và vài cặp dây đi "ĐÓNG", "CẮT". Tất cả đấu vào các cọc ở phía sau của rơle, so với các tủ cũ thi đơn giản hơn nhiều.
c.5) Việc chỉnh đặt, kiểm tra, thử nghiệm đều thực hiện bằng truyền tin giữa rơle và máy tính, rất là giản tiện, đặc biệt nhanh chóng và chính xác.
c.6) Giá thành của rơle số hóa rẻ hơn rơle truyền thống, nói chung chỉ bằng nửa.
Ví du:̣ một tủ rơle truyền thống bảo vệ một đường dây phân phối thì khoảng giá 3000 4000 USD. Trong khi đó một rơle số bảo vệ đường dây phân phối giá chỉ khoảng 1500 2000 USD. Rơle kĩ thuật số (digital): đặc điểm của loại này là trong một mô đun có thể có thể phối hợp nhiều chức năng phức tạp mà các yếu tố đo lường liên quan bằng các mức logic phối hợp được xử lí bởi các mạch số trong bộ vi xử lí, đầu ra là chung cho tín hiệu đóng cắt và tín hiệu báo như hình 6-20.
c.7) Thời gian tác động: thời gian tác động ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định của hệ thống. Nếu sự cố được giải quyết càng nhanh thì khả năng duy trì sự ổn định của hệ thống càng cao. Trong rơle tĩnh không có các phần tử quán tính cơ trong chuyển động nên thời gian tác động rất nhanh, thường Ttđ = 0,6ms. Giới hạn tối đa của tốc độ đáp ứng trong thực tế tùy thuộc chế độ quá độ của máy biến dòng hay các phần tử khác.
c.8) Tính chọn lọc: việc xử lí tốt nhất đối với các tình trạng sự cố có nghĩa là chỉ ngừng cung cấp điện cho một số lượng tối thiểu các phụ tải tiêu thụ được bảo vệ, phải đảm bảo sàng lọc chỉ ngắt ra khỏi mạch những thiết bị bị sự cố, còn các thiết bị khác phải vẫn tiếp tục làm việc. Trong trường hợp bảo vệ phức tạp như bảo vệ khoảng cách việc chọn là do khối xử lí trung tâm xác định. Trường hợp bảo vệ đơn giản, việc tạo tính lựa chọn qua các phần tử cơ bản (như đưa thêm vào một mạch trì hoãn thời gian..) để có đặc tính tác động phù hợp trong trường hợp bảo vệ phức tạp. Nếu khi thời gian tác động không được ưu tiên hàng đầu thì có thể chấp nhận một thời gian trì hoãn nào đó để giải quyết sự cố theo điều kiện chọn lọc.
c.9) Tính tin cậy: đảm bảo chỉ tác động và luôn tác động khi cần thiết và chỉ khi cần thiết mà thôi(tức là đảm bảo không tác động sai hay tác động không đúng lúc với thiết bị được bảo vệ). Để đạt được tính đảm bảo làm việc của bảo vệ cần phải có hai điều kiện là:
+Bảo vệ phải được thiết kế đúng (theo quan điểm sơ đồ tính toán các giá trị điều chỉnh).
+Trang thiết bị phải có giá trị tin cậy cao.
Các điều kiện này rơle tĩnh hơn hẳn rơle điện cơ vì không có các chuyển động cơ học, không tạo ra tác động sai như rơle tiếp điểm. Tần số tác động và tuổi thọ của rơle tĩnh cũng hơn hẳn rơle điện cơ và thời gian trở về cũng nhanh hơn.
c.10) Độ nhạy: công suất tiêu thụ của rơle tĩnh (các mạch bán dẫn) vô cùng nhỏ so với các rơle điện cơ. Độ nhạy cũng rất cao hệ số trở về gần bằng 1( Ktv=Itv/Ikđbv
»» size 12{»} {}1). Điều đó làm giảm dòng và tăng độ nhạy của rơle, ngoài ra kích thước bao bì của các loại rơle tĩnh chỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/5 rơle điện cơ dẫn đến giảm kích thước bảng gắn và không gian điều khiển.
c.11) Tinh độc lập với các điều kiện vận hành : rơle cần phải tác động đúng khi xuất hiện sự cố ở thiết bị bảo vệ. Các giá trị khởi động cần phải được tính toán ở các chế độ làm việc cực đại và cực tiểu của trang thiết bị được bảo vệ. Trong rơle số hoặc bán dẫn tín hiệu điều khiển được lấy cách li với tín hiệu mạch động lực qua điốt phát quang (hay phtotranzitor), nhiễu lọc qua bộ lọc tần số cao nên không chịu ảnh hưởng của nhiễu cơ học và nhiễu tần số cao.
c.12) Ưu điểm trong phối hợp bảo vệ hệ thống: Trong rơle tĩnh nhất là rơle kĩ thuật số, việc sử dụng cáp quang qua môđun giao diện dữ liệu dẫn đến tốc độ truyền tín hiệu rất nhanh và độ tin cậy tốt không bị ảnh hưởng của dòng điện từ kĩ thuật truyền số. Do thời gian tác động rất chính xác cho nên có thể phối hợp nhiều bảo vệ để đạt độ chính xác cao nhất cho toàn hệ thống. Rơle kĩ thuật số với hiển thị số rất tiện lợi cho người vận hành.
Trong bảo vệ lưới điện hoặc một hệ thống thiết bị luôn đòi hỏi phải tiến hành điều khiển tự động tách thiết bị sự cố ra khỏi phạm vi của lưới hay hệ thống khi xuất hiện sự cố hay một chế độ làm việc không bình thường có nguy cơ gây hỏng thiết bị. Sự ngăn cách thiết bị bị sự cố với hệ thống cần phải thực hiện sao cho có thể ngăn ngừa được sự phát triển của sự cố hay nguy cơ hủy diệt thiết bị và thiết lập trở lại chế độ làm việc bình thường với phần hệ thống còn lại. Đảm bảo liên tục sự làm việc của hệ thống trong điều kiện tối đa có thể được. Để giải quyết sự cố trong những điều kiện tốt nhất thì sự bảo vệ bằng rơle tĩnh nói chung và rơle số nói riêng thỏa mãn được hàng loạt các chỉ tiêu kĩ thuật mà rơle điện cơ đã không đạt được.
Hiệu quả nói chung của rơle tĩnh hơn hẳn rơle điện cơ, tuy nhiên trong tính toán kinh tế khi thiết kế bảo vệ cần chọn các giải pháp tốt nhất để giảm nhỏ giá đầu tư thiết bị bảo vệ. Cần quan tâm các vấn đề như tiêu tốn cho bảo quản, bảo dưỡng và kiểm tra xem xét định kì, với rơle tĩnh công tác bảo dưỡng kiểm tra thông qua việc tháo lắp các môđun không cần làm sạch tiếp điểm như rơle điện cơ. Thay thế rơle tĩnh cũng được thực hiện đơn giản khi sự cố, loại được các sai sót như nối cáp ở rơle điện cơ. Tuy nhiên việc thay thế sửa chữa rơle tĩnh cũng cần cán bộ kĩ thuật có chuyên môn cao hơn. Hiện nay trình độ cán bộ kĩ thuật ngày càng được nâng cao và giá bán rơle tĩnh không ngừng giảm, trong hệ thống điện và các mạng điện điều khiển rơle tĩnh đang thay chỗ dần cho rơle điện cơ.
Rơle tương tự
Rơle loại này có đặc trưng là các thông số vào/ra rơle như dòng, áp, góc lệch pha, công suất,... là các đại lượng liên tục (analog). Tín hiệu này được so sánh với một hay nhiều đại lượng đầu vào có giá trị chuẩn để cho tín hiệu đầu ra (rơle loại này gồm các loại rơle bán dẫn, rơle điện tử). Cấu trúc rơle loại này gồm các khối sau:
a) Khối tiếp thu
Khối này gồm hai phần chính là bộ đo lường và bộ so sánh, đại lượng đầu ra của bộ phận này gồm một trong hai giá trị chuẩn.
UrIAiaIBibIcicUrIAiaIBibIcica)b)Hình 6-12: Thực hiện lấy tín hiệu và chỉnh lưu trong khối tiếp thu + Bộ phận đo lường lấy tín hiệu từ các máy biến dòng để biến đổi thành đại lượng một chiều nhờ cầu chỉnh lưu. Có hai cách thực hiện chỉnh lưu như hình 6-12a,b.
+ Bộ so sánh có thể làm việc theo hai nguyên tắc chính là:
-So sánh hai đại lượng điện theo giá trị tuyệt đối (dùng cho các rơle bảo vệ khoảng cách, bảo vệ so lệch, bảo vệ quá áp, bảo vệ kém áp,...)
-So sánh hai đại lượng điện theo giá trị góc pha (dùng cho rơle bảo vệ khoảng cách, rơle định hướng công suất,...).
a) b)Hình 6-13: Thực hiện so sánh theo giá trị tuyệt đối0tUU0UraUvào(+)UraCRUvàoU0
Bộ phận so sánh hai đại lượng điện theo giá trị tuyệt đối thường sử dụng mạch tích hợp (integrated circuit), ở đây ta chỉ xét một sơ đồ so sánh tiêu biểu dùng khuếch đại thuật toán như hình 6-13. Cổng không đảo của khuếch đại thuật toán được nối vào điện áp chuẩn Uo là điện áp cần so sánh với cổng đảo. Nếu điện áp vào thấp hơn Uo chuẩn thì sẽ cho ra tín hiệu ở đầu ra (ở mức cao). Việc sử dụng khâu R-C ở đầu vào là để thay đổi thời gian hoạt động bằng cách thay đổi trị số của R và C. Ở đây bộ phận này sẽ cho ra tín hiệu nếu biên độ tín hiệu điện áp đầu vào vượt quá biên độ điện áp đặt trước Uo (Uo cũng có thể điều chỉnh được).
Bộ phận so sánh hai đại lượng điện theo giá trị góc pha thường sử dụng bộ tách sóng phân cực (polanity detector) như hình 6-14.
IC1IC2IC3Hình 6-14: Thực hiện so sánh theo trị phaĐầu đảo của khuếch đại thuật toán được nối mát, tín hiệu sóng vào là tín hiệu hình sin tín hiệu ra được chuyển sang dạng xung vuông nhờ việc dùng khuếch đại thuật toán (KĐTT).
Tín hiệu ra chỉ có hai mức tương ứng với tín hiệu vào (hiển nhiên là độc lập với biên độ tín hiệu vào). Việc so sánh góc pha có thể thực hiện bằng hai bộ tách sóng phân cực và so sánh pha để cho ra tín hiệu xung vuông.
b) Khối thực hiện
Mục đích của khối này thực hiện những biến đổi đột ngột của mạch điện ngoài như khuếch đại tín hiệu để đưa đến cuộn cắt máy cắt. Ta xét sơ nguyên lí khối thực như hình 6-15.
Mạch thyristor thực hiện các yêu cầu và cung cấp cho các mạch đầu ra tín hiệu độc lập. Tín hiệu kích thích được cho tranzitor nhờ điốt phát quang, sự trì hoãn tín hiệu được cung cấp bởi thyristor TH1, điốt zerne Uz và điện trở R1. Điốt Uz không thể điều khiển kích thích cho thyristor TH2 được cho đến khi điện áp trên R1 vượt quá điện áp trên Rz lúc này mới có tín hiệu đến kích thích thyristor TH2 làm thyristor này dẫn và cho tín hiệu đến cuộn tác động cắt máy cắt ra.
c) Khối trì hoãn
Một mạch khác được sử dụng trong trong rơle tĩnh là mạch tich phân, sử dụng khâu chính là một khâu khuếch đại thuật toán (KĐTT) như hình 6-16.
Hình 6-15: Cấu trúc một khối thực hiệnTrên sơ đồ hình 6-16 dòng vào có giá trị i =
E1R1E1R1 size 12{ { {E rSub { size 8{1} } } over {R rSub { size 8{1} } } } } {} nạp cho tụ C thông qua mạch phản hồi. Cổng không đảo của KĐTT này nối mát, điện áp trên tụ là:
Uc=1C∫icdt=1C∫E1R1dtUc=1C∫icdt=1C∫E1R1dt size 12{U rSub { size 8{c} } = { {1} over {C} } Int {i rSub { size 8{c} } ital "dt"= { {1} over {C} } Int { { {E rSub { size 8{1} } } over {R rSub { size 8{1} } } } } ital "dt"} } {}ta có điện áp trên tụ là:
U
c
=
1
R
1
C
E
1
dt
U
c
=
1
R
1
C
E
1
dt
size 12{U rSub { size 8{c} } = { {1} over {R rSub { size 8{1} } C} } Int {E rSub { size 8{1} } ital "dt"} } {}
Điện áp đầu ra
E0=−Uc=−1R1C∫E1dtE0=−Uc=−1R1C∫E1dt size 12{E rSub { size 8{0} } = - U rSub { size 8{c} } = { { - 1} over {R rSub { size 8{1} } C} } Int {E rSub { size 8{1} } ital "dt"} } {}. Ta thấy điện áp ra E0 tỉ lệ với tích phân điện áp vào E1.
Mạch này được sử dụng liên tục như mạch trì hoãn thời gian. Tốc độ thay đổi của điện áp đầu ra tỉ lệ với biên độ của điện áp vào.
E0CRE1Ic-+Hình 6-16: Mạch tích phân dùng để trì hoãnd) Khối chỉnh định
Với rơle tĩnh cho phép việc chỉnh định các bộ phận trong rơle để phối hợp bảo vệ, thông thường có hai cách:
+ Chỉnh định các thông số đầu vào để phù hợp với rơle.
+Chỉnh định các thông số chuẩn trong khối so sánh để xác định ngưỡng tác động của rơle. Điện áp ngưỡng của khối so sánh cũng có thể chỉnh định bằng hai cách là:
- Chỉnh định U0 bằng biến trở trước khi đưa vào bộ phận so sánh để có giá trị phù hợp.
- Chỉnh định ngay ở phía đầu vào bằng việc thay đổi trị số của biến trở hay điện dung của khâu R-C. Qúa trình nạp cho tụ C khi điện áp đầu vào thay đổi có dạng như hình 6-13b. Như vậy bộ so sánh thực hiện cho tín hiệu ra khi điện áp trên cổng không đảo (đầu vào) vượt quá điện áp U0. Tùy trị số R và C độ dốc của đặc tính đó sẽ nhiều hay ít, ta có ngưỡng tác động khác nhau, đồng thời mạch R-C cũng có ngưỡng tác động khác nhau. Sơ đồ nguyên lí của một rơle dòng cực đại bằng kĩ thuật tương tự như hình 6-17.
Chú ý: ngày nay rơle kĩ thuật tương tự hầu như không còn sử dụng linh kiện đèn điện tử mà hầu hết thay bằng linh kiện bán dẫn nên ở đây không đề cập linh kiện điện tử.
Filtrer+LeverDetector 2IAi0IBiAICiBMaximumCurrentGate andRecchfierFilterCurve ShaperLeverDetector 1RL2RL2LeverDetector 3SetingTimerRegulator
Hình 6-17: Sơ đồ khối một loại rơle tương tự của hãng ABB
Rơle kĩ thuật số
Đặc điểm: các tín hiệu xử lí bên trong của rơle kĩ thuật số ở dạng số (dạng nhị phân 0,1) mà nó có thể thực hiện nhiều chức năng tuần tự. Tín hiệu đầu vào được chuyển sang tín hiệu số để điều khiển tín hiệu ra.
a) Chức năng và cấu trúc tổng quan rơle số
Một rơle số có những loại nhiệm vụ chức năng sau :
a.1) Chức năng đo lường : là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất, nhằm đo, lọc, tính ra những thông số mạch điện mà rơle phải canh. Các lượng vào đầu tiên nói chung là :
- Dòng ba pha, dòng trung tính.
- Áp ba pha, áp thứ tự zêrô.
Số lượng vào cụ thể lại tùy yêu cầu của rơle. Những lượng này khi không có sự cố thường là hình sin và cân bằng, dòng trung tính, áp thứ tự zêrô bằng không. Nhưng khi sự cố sẽ có một biến động mạnh của thành phần tần số công nghiệp, thường kèm theo mất đối xứng khiến sinh ra các thành phần thứ tự nghịch và zêrô. Một nét đặc biệt quan trọng khác nữa là kèm theo đó thường sinh ra những thành phần quá độ tự do lớn, không chu kì, khiến dòng áp quá độ cố mất dạng hình sin.
Do đó những dòng áp đo vào cần được :
- Biến nhỏ lại bằng những BU và BI đặc biệt (BI không bão hòa, dải đo rộng).
- Lọc thông thấp ra thành phần tần số công nghiệp gồm lọc cứng, khi cần kết hợp lọc bằng phần mềm.
- Chuẩn hóa đến mức điện áp thích hợp, qui định cỡ 2V ứng với Uđịnh mức và ứng với 10.Iđịnh mức.
Những việc trên thực hiện chủ yếu bằng phần cứng.
a.2) Chức năng lấp mẫu, tính toán canh sự cố, khởi động các rơle chủ yếu gồm các việc sau :
* Lấp mẫu dòng, áp, tần số, đếm pha đưa vào bộ đệm mẫu.
* lọc số tiếp nếu cần.
* Tính toán phân tích ra các số liệu cần như :
- Dòng, áp hiệu dụng (hoặc số gia i, u).
- Các thành phần thứ tự pha dòng áp.
- Góc lệch pha.
* Tính các biểu thức đặc trưng sự cố, so ngưỡng để phát hiện sự cố.
a.3) Các thành phần bảo vệ rơle và ghi chép sự cố :
Khi xảy ra sự cố thì modul canh sẽ khởi động chạy chức năng bảo vệ rơle để xử lí ứng với sự cố ấy. Một rơle số có nhiều chức năng rơle khác nhau do các CPU thực hiện. Một modul chương trình bảo vệ rơle tương ứng sẽ bắt đầu tiếp nhận lấy những số liệu đang tiếp tục diễn biến, để tính định lượng cụ thể các thông số của sự cố ấy và tính ra thời gian trễ cần cho việc "CẮT" sự cố. Đồng thời một modul cũng ghi chép lại diễn biến của sự cố để có thể lấy ra dùng sau này.
a.4) Chức năng "CẮT" sự cố.
a.5) Chức năng "ĐÓNG LẠI" (nếu có).
SamplingLine energizdUndervoltagedistance relaypickc upPower swingblockingTripping logicClosing logicNormal operation programPhase distatacerelay picks up Faul detector startsearth distancerelay picks up NNNYYYYSample interruptReturn to main programHình 6-18Biểu đồ chức năng bảo vệ của CPU1 trong LFP 931 của hãng NARI(Trung Quốc).
a.6) Chức năng tự kiểm tra thiết bị, như kiểm tra BU, BI đứt, chập, kiểm tra điện áp để "ĐÓNG", "CẮT" đủ không và nhất là kiểm tra các vi xử lí có chạy tốt không. Để có những xử lí báo tín hiệu hay báo động cần thiết. Hình 6-18 vẽ một phần lưu đồ xử lí của rơle bảo vệ nhanh đường dây cao áp LFP.931 của hãng NARI Trung Quốc.
b) Phần mềm của rơle số
Kết cấu phần cứng và phần mềm của các kiểu rơle số của các hãng khác nhau thường có những nét đặt biệt riêng, không giống nhau. Các hãng đó đều không cho thông báo gì rõ về phần cứng, phần mềm của họ. Ở đây sẽ chỉ nêu trên những nét chung về phần mềm của rơle số.
b.1) Phần mềm của rơle số ở Runtime sau khi KHỞI ĐẦU thường gồm một số bộ phận
Trở về RTIĐồng hồ lấy mẫu gọiDo modul CANH sự cố khởi độngModul lấy mẫu 12,16,24lần chu kì trở về của RTI khởi độngModulCANHsự cốKhởi độngcác rơle bảo vệTính và lưusố liệusự cốModul các bảo vệ rơle -Kiểm tra cờ tính sự cố của bảo vệ.-Dựng /xóa các cờ sự cố-Ghi các thời gian CẮTModul CẮT -Kiểm tra các cờ CẮT.-Đếm ngược các thời gian CẮT.-Ra lệnh CẮTModul ĐÓNG LẠI -Kiểm tra settings.-Đếm ngược các thời gian Reclose.-Ra lệnh ĐÓNGĐồng hồ 20ms gọiĐồng hồ 20ms gọiCó sự cố ?NYHình 6-19Lưu đồ khái quát "RUNTIME" của rơle số
a) Bộ phận thường kì chạy liên tục theo những chu kì
* Modul "LẤY MẪU" các dòng, áp, trạng thái cất vào byffer các mẫu. Tần số lấy mẫu 12, 16 hoặc 24 lần/chu kì điện.
*Modul "CANH" sự cố, nó tính liên tục những thông số đặc trưng sự cố hay dùng các biên độ dòng và canh, khi chúng vượt những ngưỡng thì phát hiện ra sự cố và khởi động những modul bảo vệ làm việc. Khởi động modul "LƯU GIỮ" các số liệu của sự cố (dòng, áp, các lệnh đóng/cắt,...). Chu kì canh giữ thường 10ms hay 20ms.
1. Các modul "BẢO VỆ RƠLE" do modul "CANH" khởi động
Gồm một số modul bảo vệ chính và một số modul bảo vệ hậu bị. Ví dụ bảo vệ quá dòng cắt nhanh, bảo vệ quá dòng định thời gian, bảo vệ quá dòng thời gian, bảo vệ phương hướng góc pha, bảo vệ khoảng cách, bảo vệ thấp tần,... Thật ra chỉ khởi động những bảo vệ đã được người dùng chọn. Các modul này có thể được thiết kế theo kiểu chạy lần lượt, theo một thứ tự đã định. Chúng lần lượt tính chi tiết những thông số liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ của mình. Ví dụ modul bảo vệ quá dòng thời gian sẽ tính xem :
- Quá dòng các pha nào, giá trị bao nhiêu.
- Thời gian cắt theo tiêu chuẩn thời gian ngược nào, tính ra là bao nhiêu ms bao nhiêu chu kì 20ms.
Sau đó từng modul dựng cờ sự cố của mình và ghi vào ô nhớ thời gian của mình để modul "TRIP" thực hiện.
1. Modul "TRIP" cũng được modul "CANH" khởi động bắt đầu chạy
Nó kiểm tra các cờ sự cố và các ô ghi thời gian cắt để đếm ngược cho đến hết thời gian cắt nào trước thì ra lệnh "CẮT". Sau đó nó xem có đặt chế độ "ĐÓNG LẠI" RECLOSE (sau cắt quá dòng) thì khởi động cho modul "RECLOSE" hoạt động.
1. Modul đóng lại "RECLOSE" được khởi động
Nó sẽ kiểm tra chế độ Reclose (mấy lần, thời gian giãn cách bao nhiêu) và đếm lùi căn thời gian ra lệnh các lần "ĐÓNG LẠI".
Việc "ĐÓNG LẠI" cũng như lệnh "ĐÓNG CẮT" còn thêm option định rằng phải kiểm tra đồng bộ hay không. Lưu đồ thay thế như hình 6-19.
c) Phần mềm khác
Bên cạnh Runtime còn có bộ phận giao tiếp sau :
c.1) Modul "BÁO CÁO"
Nó báo cáo các thông tin về sự cố xảy ra (như thời gian, kiểu sự cố, cường độ sự cố, thời điểm ra lệnh cắt, thời điể́m cắt xong) gởi lên máy "QUẢN LÍ RƠLE" (nếu trong hệ có đặt máy này) để "QUẢN LÍ RƠLE" báo cáo sang cho hệ SCADA.
c.2) Modul này cũng báo cáo về lịch sử các sự cố cho một máy tính nối thông tin với nó qua một cổng PORT RS - 232.
c.3) Một modul "LẬP TRÌNH CHẾ ĐỘ"
Cũng giao tiếp với máy máy tính qua "PORT" đó để đối thoại giúp người thiết kế khai báo cấu hình bảo vệ cho rơle, như dùng chức năng bảo vệ nào, các số đặt settings bao nhiêu. Modul này sẽ ghi giữ lại các số đặt ấy trong bộ nhớ, để các modul Runtime sẽ tra đọc mà làm việc.
d) Cấu trúc chung của rơle số
Từ các chức năng trên thấy rơle số có một số chức năng thực hiện bằng những phần cứng gần tương tự nhau :
- Mạch BI, BU đo vào chuẩn hóa (những lượng dòng, áp vào).
- Mạch lọc cứng; Mạch lấy mẫu (lấy mẫu những lượng gì, tần số lấy mẫu).
- Mạch vi xử lí (mấy CPU, kiểu gì); Mạch "CẮT".
- Mạch giao tiếp với người, mạch thông tin; Các đèn báo.
InputInterposingCurrent setting switchA to DCurrent select swichesHighSwitchsetting TMSSwitchsetting MicrocomputerOutput DriversH.S output relayTime currentoutput relayH.STime0.2/0.1 0.4/0 0.5/00.2/0 0.4/0 0.4/00.2/00.1/00.05/00.05/0.0250/016/05/02/01/0Tín hiệu sau khí lấy qua biến dòng có trị số thích hợp được đưa vào chỉnh lưu tạo ra dòng điện một chiều. Tuy nhiên các mạch điện tử chỉ làm việc với một dòng điện định mức giới hạn nhỏ nhất định nào đó. Để đưa dòng điện thích hợp vào CPU, ta phải lựa chọn dòng điện đầu vào nhờ công tắc lựa chọn để có tín hiệu vào trong dải cho phép. Cấu trúc chung của một rơle số gồm các khối sau:
Hình 6-20: Sơ đồ khối một rơle số của hãng ABBd.1) Bộ biến đổi A/D: trong CPU có khối A/D làm nhiệm vụ chuyển tín hiệu từ tương tự(liên tục) sang tín hiệu số. Bộ phận này có hai chức năng là lượng tử hóa tín hiệu liên tục cho ra tín hiệu rời rạc sau đó mã hóa tín hiệu rời rạc này. Việc mã hóa là gán những mã nhị phân cho từng tín hiệu rời rạc trong quá trình lượng tử hóa.
d.2) Sau khi lấy tín hiệu từ bộ chuyển đổi đầu vào A/D: ở dạng số bộ vi xử lí (CPU) sẽ phân tích đánh giá và cho tín hiệu đầu ra. Bộ CPU có nhiều khối nhỏ hợp thành việc chỉnh định các thông số tác động nhờ các công tắc lập trình cho các giá trị đặt. Các công tắc là một trong số chuỗi nhị phân của của giá trị lập trình đó, nó có thể ở mức 0 hay mức 1. Khi chỉnh định các thông số các giá trị này có thể hiển thị trên màn hình tương ứng các giá trị của các công tắc lập trình đó.
Ngoài ra, thời gian tác động cũng được đưa vào các công tắc lập trình, tùy theo nhu cầu phối hợp bảo vệ mà ta chọn số nào trong chuỗi công tắc lập trình đó.
d.3) Khối điều khiển đầu ra: thực hiện việc chuyển mạch đưa tín hiệu vào các rơle đầu ra, mỗi rơle đầu ra có thể cho tín hiệu đến máy cắt hay đèn tín hiệu khi có sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ.
d.4) Rơle đầu ra (khối thực hiện): cũng tương tự ở rơle tương tự tín hiệu cắt nhờ tầng khuếch đại công suất đưa đến cuộn cắt máy cắt. Trong rơle so lệch trị số các vòng dây của biến dòng và giá trị điện trở thường được chọn để hằng số thời gian của mạch thứ cấp kể cả mạch từ hóa rất bé (khoảng 0,06 chu kì tần số trong công nghiệp). Giá trị tối ưu này được hiệu chỉnh sao cho khi đóng không tải thành phần ngắn mạch trong vùng bảo vệ được hấp thụ hoàn toàn bởi mạch từ hóa của máy biến áp trong khoảng 0,18 chu kì tần số công nghiệp. Do vậy rơle không bị chậm pha khi có dòng ngắn mạch hình sin với thành phần không chu kì. Hình 6-20 và 6-21 vẽ sơ đồ sơ lược của rơle số của hãng ABB và hãng NARI: Chức năng từng bộ phận mạch của rơle được các sơ đồ thể hiện một cách sơ lược.
e) Bộ phận chức năng giao tiếp với người
e.1) Các rơle số có những bộ phận để giao tiếp với người thuận tiện (thường có tổ chức):
* Một PORT truyền tin RS - 232 hoặc RS - 485 để truyền tin đối thoại với người lập trình hoặc trực ban qua màn hình hay bàn phím máy tính.
* Một panel bảng chữ LCD và bộ phím sử dụng để đối thoại với người lập trình hoặc trực ban.
e.2) Mục đích các việc truyền tin chủ yếu
e.2.1) Chỉnh đặt cho các chức năng bảo vệ rơle :Dùng/ không dùng chức năng bảo vệ nào; Đặt các giá trị mức ngưỡng, thời gian trễ, số lần bao nhiêu ,...
e.2.2) Khai báo cấu hình mạch vào gồm: hệ số BI, BU; khai báo cách đấu dây của chúng.
e.2.3) Khai báo về cấu hình các mạch đóng, cắt.
e.2.4) Đọc ra và sửa các thông số đã được chỉnh đặt, đã khai báo.
ALFVFCtesterBanary input I0i0IAiAIBiBICiCUAUBUCUNOptocouplerOutputrelayprotectionCPU2ManagementCPU1QJSerial portGeneralsartterSerial portPrinter
Hình 6-21: Kết cấu rơle số LFP-902 (bảo vệ đường dây siêu cao).
************************************************
Thiết bị chống sét
Module by: Lê Thành Bắc
Summary: Phần này trình bày khái niệm về thiết bị chống sét
THIẾT BỊ CHỐNG SÉT
KHÁI NIỆM
Thiết bị chống sét là thiết bị được ghép song song với thiết bị điện để bảo vệ quá điện áp khí quyển. Khi xuất hiện quá điện áp nó sẽ phóng điện trước làm giảm trị số quá điện áp đặt lên cách điện của thiết bị và khi hết quá điện áp sẽ tự động dập tắt hồ quang của dòng điện xoay chiều, phục hồi trạng thái làm việc bình thường. Để làm được nhiệm vụ trên thiết bị chống sét cần đạ̣t các điều kiện sau đây:
Có đặc tính Vôn - giây (V-s) thấp hơn đặc tính V-s của cách điện
Đây là yêu cầu cơ bản nhất vì nó liên quan đến tác dụng và lí do tồn tại của thiết bị chống sét. Tuy nhiên thực hiện việc phối hợp đặc tính V-s như vậy không dễ dàng. Trong thiết kế và chế tạo thiết bị điện thường dùng các biện pháp làm đều điện trường để nâng cao cường độ cách điện và dải kết cấu của cách điện. Do cách điện thường có đặc tính V-s tương đối bằng phẳng và đặc tính V-s của thiết bị chống sét cũng phải bằng phẳng để không xảy ra giao chéo ở khoảng thời gian bé (hình 12-1).
Ua)b)tHình 12-1: Đặc tính V-s Loại khe hở bảo vệ và loại chống sét ống (PT) do kết cấu điện cực kiểu thanh-thanh nên trường giữa các điện cực phân bố rất không đều, điện áp phóng điện tăng cao khi thời gian phóng điện bé khiến đường đặc tính V-s dốc do đó không thể phối hợp tốt được với đặc tính V-s của các thiết bị trong trạm. Các thiết bị chống sét loại này thường chỉ dùng bảo vệ cho cách điện đường dây vì đặc tính xung kích của cách điện đường dây có dạng tương tự.
Thiết bị chống sét trạm thường là chống sét van (PB), trong cấu tạo đã dùng nhiều biện pháp để đặc tính V-s tương đối bằng phẳng.
Có khả năng dập tắt nhanh chóng hồ quang của dòng xoay chiều
Khi quá điện áp, thiết bị chống sét làm việc (phóng điện) để tản dòng xuống đất đồng thời tạo nên ngắn mạch chạm đất. Khi hết quá điện áp phải nhanh chóng dập tắt hồ quang của dòng ngắn mạch chạm đất trước khi bộ phận bảo vệ rơ le làm việc để hệ thống điện được tiếp tục vận hành an toàn.
Tùy theo các nguyên tắc và biện pháp dập hồ quang khác nhau mà thiết bị chống sét được phân ra các loại chống sét ống, chống sét van, chống sét van - từ,... Loại khe hở bảo vệ không có bộ phận dập hồ quang nên khi nó làm việc nếu dòng điện ngắn mạch chạm đất của lưới điện lớn thì hồ quang sẽ không tự dập tắt và ngắn mạch chạm đất kéo dài. Do đó loại này chỉ dùng bảo vệ đường dây trong các lưới có dòng ngắn mạch chạm đất bé (lưới có trung tính cách điện hoặc nối đất qua cuộn dây hồ quang) hoặc khi có phối hợp với thiết bị tự động đóng lại (TĐL) để bảo đảm cung cấp điện liên tục.
Loại chống sét ống dựa vào các chất sinh khí để tự dập hồ quang (tương tự máy ngắt phụ tải).
Loại chống sét van có trang bị dập hồ quang hoàn chỉnh hơn dựa trên nguyên tắc chia cắt hồ quang thành nhiều đoạn ngắn và dùng điện trở không đường thẳng để hạn chế trị số dòng điện hồ quang (dòng xoay chiều).
Loại chống sét van từ có bộ phận dập hồ quang phức tạp hơn chống sét van bởi nó dùng thêm từ trường để di chuyển hồ quang nên dập được hồ quang có trị số dòng điện lớn hơn nhiều.
Có mức điện áp dư thấp so với cách điện của thiết bị được bảo vệ
Sau khi phóng điện, điện áp còn trên thiết bị chống sét (áp dư) sẽ tác dụng lên cách điện của thiết bị, nếu điện áp này lớn vẫn có thể gây nguy hiểm cho thiết bị điện.
Với loại khe hở bảo vệ và chống sét ống giảm điện áp dư chủ yếu bằng cách giảm điện trở của bộ phận nối đất (áp dư Udư=Is.RXK).
Ở chống sét van bên cạnh việc giảm trị điện trở không đường thẳng phải hạn chế dòng điện qua nó không lớn quá trị số quy định (5kA hoặc 10kA), để điện trở vilit không bị quá nóng và duy trì được mức điện áp tương đối ổn định. Hạn chế dòng qua chống sét chủ yếu dựa vào biện pháp bảo vệ ở đoạn tới trạm.
Thiết bị chống sét không được làm việc (phóng điện) khi có quá điện áp nội bộ
Yêu cầu này thực hiện bằng cách điều chỉnh (khoảng cách) khe hở phóng điện của thiết bị chống sét.
Ngoài bốn yêu cầu trên với từng loại còn yêu cầu riêng, cần thêm rằng vai trò chống sét trong trạm biến áp rất quan trọng vì nó quyết định việc lựa chọn mức cách điện xung kích của thiết bị, tức là liên quan đến kết cấu và giá thành thiết bị. Việc phát huy tác dụng của thiết bị chống sét không những phụ thuộc đặc điểm riêng của chúng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cải thiện bộ phận nối đất, sơ đồ truyền sóng, phần bảo vệ đoạn tới trạm, vị trí đặt thiết bị chống sét ,...
THIẾT BỊ CHỐNG SÉT ỐNG (PT)
Cấu tạo (hình 12-2)
Phần chính 1 của thiết bị là ống làm bằng vật liệu tự sinh khí, chất phibro-bakêlít với loại (PT) hoặc chất dẻo viniplast với loại (PTB), một đầu có nắp kim loại giữ điện cực thanh còn đầu kia hở và đặt điện cực hình xuyến 3.
Khe hở S gọi là khe hở trong (hoặc khe hở dập hồ quang) còn S2 là khe hở ngoài có tác dụng cách li thân ống với đường dây để nó không bị hư hỏng do dòng dò.
Hình 12-2: Chống sét ốngNguyên lí
Khi có quá điện áp cả hai khe hở sẽ phóng điện dòng điện sét qua chống sét đi vào bộ phận nối đất. Sau khi hết dòng điện xung kích, sẽ có dòng điện tần số công nghiệp (dòng ngắn mạch chạm đất) đi qua chống sét. Dưới tác dụng của hồ quang do dòng ngắn mạch sinh ra chất sinh khí bị phát nóng sản sinh nhiều khí, áp suất khí tăng tới vài chục at, và thổi tắt hồ quang (thổi về phía đầu hở ống 3, ngay khi dòng xoay chiều qua trị số 0 lần đầu tiên).
Hình 12-3 là sự biến thiên của điện áp xung kích khi chống sét làm việc. Đặc tính V-s phụ thuộc vào khoảng cách khe hở trong và ngoài của chống sét và có dạng giống như khe hở bảo vệ hình 12-3. Sau khi phóng điện điện áp dư trên chống sét là phần điện áp giáng trên bộ phận nối đất do đó các nơi đặt chống sét ống cần nối đất tốt. Độ dài khe hở ngoài được chọn theo điều kiện phối hợp cách điện (phối hợp đặc tính V-s) và có thể điều chỉnh trong phạm vi nhất định, còn khe hở trong quyết định bởi khả năng dập hồ quang. Để dập được hồ quang trong ống cần đủ khí, điều này phụ thuộc vào dòng điện hồ quang, do vậy phải quy định giới hạn của dòng điện hồ quang. Thay đổi khoảng cách S và đường kính trong của ống sinh khí sẽ làm thay đổi giới hạn dòng điện. Khi đặt chống sét ở bất kì điểm nào trong lưới điện cần phải kiểm tra dòng ngắn mạch nối đất tại điểm đó, để đảm bảo chống sét có thể tự dập tắt được hồ quang mà không bị hư hỏng. Khi chống sét làm việc nhiều lần, chất sinh khí sẽ hao mòn, ống sẽ rỗng hơn lượng khí sẽ không đủ để dập tắt hồ quang. Khi đường kính trong ống tăng quá (2025)% so với trị số đầu thì chống sét xem như mất tác dụng.
12t[s]UHình 12-3: Đặc tính bảo vệ Chống sét TP ống phibro - bakêlít vật liệu sinh khí dùng loại phibrô, do phibrô không đủ độ bền cơ khí nên ống được bọc thêm bakêlít có quét sơn chống ẩm. Dòng cắt tới khoảng 10kA.
Chống sét PTB: có thân ống bằng chất dẻo viniplast có đặc tính điện và khả năng sinh khí tốt hơn loại PT về cấu tạo cũng đơn giản hơn. Kí hiệu loại PT
1105−0,81105−0,8 size 12{ { { size 10{"110"}} over { size 10{5-0,8}} } } {} là thể hiện loại chống sét phibro - bakêlít dùng ở cấp 110kV và giới hạn dòng cắt (0,85)kA.
Khi làm việc chống sét ống có thải khí bị ion hóa do đó khi lắp chống sét trên cột phải sao cho khí thoát ra không gây nên phóng điện giữa các pha hoặc phóng điện xuống đất, muốn thế trong phạm vi thoát khí của nó phải không có dây dẫn của pha khác, không có kết cấu nối đất cũng như phạm vi thoát khí của chống sét ống ở pha khác.
Ngày nay dưới sự phát triển của lưới điện công suất lớn yêu cầu chế tạo chống sét ống có giới hạn trên dòng cắt lớn hơn, Liên Xô cũ có loại PTBY, dùng chất dẻo viniplast tăng cường bằng quấn vải thủy tinh tẩm nhựa êpôxit nên giới hạn trên dòng cắt tới 20kA (loại PTB tới 15kA).
Chống sét ống chủ yếu dùng bảo vệ các đường dây không có dây chống sét. Khó khăn lớn nhất là phải đảm bảo trị số dòng điện ngắn mạch chạm đất tại điểm đặt chống sét nằm trong phạm vi giới hạn trên và dưới của dòng điện cắt. Khi dùng nó trong hệ thống công suất bé hoặc đặt chống sét ống với mật độ quá dày sẽ không đảm bảo về yêu cầu giới hạn dưới của dòng cắt. Ngược lại nếu hệ thống công suất lớn sẽ có thể vượt quá trị số giới hạn trên. Chế độ vận hành hệ thống thay đổi luôn làm dòng ngắn mạch khó đáp ứng yêu cầu trên. Các nhược điểm đó đã hạn chế việc ứng dụng chống sét ống rộng rãi, thường thay bằng khe hở bảo vệ phối hợp với thiết bị tự động đóng lại để bảo vệ cho đường dây.
CHỐNG SÉT VAN
Khái niệm
Phần chính của chống sét van là chuỗi khe hở phóng điện ghép nối tiếp với các tấm điện trở không đường thẳng (điện trở làm việc). Điện trở không đường thẳng chế tạo bằng vật liệu vilit, có đặc điểm là có thể duy trì được mức điện áp dư tương đối ổn định khi dòng điện tăng.
Sau khi tản dòng sét sẽ có dòng điện ngắn mạch duy trì bởi nguồn điện áp xoay chiều (ngắn mạch qua điện trở làm việc) đi qua chống sét van, dòng này gọi là dòng kế tục. Khi cho tác dụng điện trở rất bé do đó dòng sét được tản trong đất dễ dàng và nhanh chóng, ngược lại ở điện áp làm việc thì điện trở tăng cao do đó hạn chế trị số dòng kế tục (thường không quá 80A) tạo điều kiện thuận lợi cho việc dập hồ quang ở chuỗi khe hở. Chính do tính chất cho qua dòng điện lớn khi điện áp lớn và ngăn dòng điện khi điện áp bé nên loại chống sét này được gọi là chống sét van. Trị số điện áp cực đại ở tần số công nghiệp mà chống sét van có thể dập tắt hồ quang của dòng điện kế tục gọi là điện áp dập hồ quang, đó là một trong các tham số chủ yếu của chống sét van.
Các tham số của chống sét van
Ngoài điện áp dập hồ quang chống sét van còn các tham số sau:
1. Điện trở không đường thẳng
Được chế tạo từ bột cacbôrun (SiC) mặt ngoài hạt cácborun có màng mỏng SiO2 (dày khoảng 10-5cm).
Hình 12 -4: Đặc tính V-A tấm vilit3,2lgUlgIA01234563,43,63,84,04,2 Điện trở suất của bản thân hạt cácborun không lớn (10-2 m) và ổn định nhưng điện trở của lớp màng mỏng phụ thuộc vào cường độ điện trường. Khi cường độ điện trường bé, điện trở lớp màng mỏng khoảng (104106)m. Nhưng khi điện trường tăng cao nó sẽ giảm rất nhanh và điện trở tổng của vilit giảm tới mức bằng điện trở của hạt cácborun. Trong các tấm vilít hạt bột được dính bằng keo thủy tinh lỏng sau đó được nung nóng ở nhiệt độ khoảng vài trăm độ.
Trước kia người ta dùng điện trở loại tirit nhiệt nung nóng khoảng 12000C có đặc tính không ổn định bằng vilit (tirit dùng chất dính bằng đất sét).
Hình 12-4 là đặc tính V-A của tấm vi lit đường kính 100mm và dày 60mm đặc tính này được xác định với dạng sóng dòng điện 20/40s và cho dòng điện biến thiên trong phạm vi 1 đến 10.000A. Nó gồm hai đoạn biểu diễn bởi quan hệ giải tích
lgu=lgA+αlgIlgu=lgA+αlgI size 12{"lg"u="lg"A+α"lg"I} {} với A là hằng số, càng bé thì điện áp giáng trên nó (điện áp dư) sẽ tăng càng chậm khi dòng điện tăng. Đoạn trên ứng với khi có dòng điện sét = (0,130,2) ứng
với loại vilit, đoạn dưới ứng với phạm vi dòng điện kế tục = (0,280,32). Có thể viết quan hệ dưới dạng
u=AIαu=AIα size 12{u= size 10{ ital "AI" rSup { size 8{α} } }} {}, A là điện trở của tấm khi dòng điện qua nó là 1[A].
Nếu chống sét dùng n tấm điện trở thì đặc tính V-A biểu thị
u=nAIαu=nAIα size 12{u=n size 10{ ital "AI" rSup { size 8{α} } }} {}.
U[kV]I[A]3002001005000Hình 12-5: Đặc tính V-A của PBC Hình 12-5 đặc tính V-A của loại PBC-110 khi có dòng điện lớn thông qua điện trở trong thời gian dài, lớp màng SiO2 có thể bị phá hủy do đó cần quy định các trị số cho phép về độ lớn cũng như thời gian duy trì của dòng điện.
Ví dụ tấm vilít 100mm có trị số cho phép dòng xung kích dạng sóng 20/40s là 10kA. Đối với dạng sóng vuông góc có độ dài sóng 2000s thì trị số cho phép của dòng điện là 150A, điều đó chứng tỏ chống sét van không thể làm việc đối với phần lớn các loại quá điện áp nội bộ vì chúng thường kéo dài trong nhiều chu kì tần số công nghiệp. Trị số cho phép của dòng kế tục duy trì trong nửa chu kì tần số công nghiệp còn thấp hơn và không quá 100A.
Biện pháp duy nhất để tăng năng lực thông qua dòng điện là tăng tiết diện điện trở tức là tăng đường kính tấm.
b) Khe hở phóng điện
Sự làm việc của chống sét van bắt đầu từ việc chọc thủng các khe hở phóng điện và kết thúc bằng việc dập tắt hồ quang của dòng điện kế tục cũng ngay tại khe hở này. Mỗi giai đoạn trên đều đề xuất yêu cầu riêng đối với khe hở. Ở giai đoạn đầu khe hở phải có đặc tính V-s tương đối bằng phẳng để phối hợp với đặc tính V-s của cách điện (chủ yếu là máy biến áp). Để đạt được các yêu cầu trên có các biện pháp sau:
+ Dùng chuỗi gồm nhiều khe hở ghép nối tiếp nhau
Có thể xem như một chuỗi điện dung tương tự sơ đồ chuỗi cách điện, điện áp xung kích phân bố không đều dọc chuỗi sẽ làm cho quá trình phóng điện kế tiếp xảy ra nhanh chóng trên tất cả khe hở. Do đó trị số điện áp phóng điện có thể giảm tới mức ổn định (điện áp phóng điện một chiều hoặc xoay chiều) hoặc còn thấp hơn và đường đặc tính V-s có dạng tương đối bằng phẳng. Cũng với mục đích trên trong chống sét PBBM (dùng bảo vệ máy điện) còn thực hiện cách ghép thêm điện dung song song với một phần của chuỗi khe hở.
t[10-6s]U[kV]012345672,42,83,23,64Hình 12-6: Đặc tính V-s trong khe hở + Trong từng khe hở (hình 12-6)
Điện cực dùng các tấm đồng cách li bởi vòng đệm mica dày 1mm. Điện trường giữa các điện cực đạt mức gần đồng nhất. Mặt khác khi có điện áp trong khe không khí giữa điện cực và lớp mi ca thì điện trường tăng (do hệ số điện môi của không khí bé hơn mi ca). Nên quá trình ion hóa xuất hiện sớm, nó có tác dụng cung cấp điện tử cho khoảng không gian giữa các điện cực. Các yếu tố trên tạo điều kiện cho quá trình phóng điện phát triển một cách dễ dàng và làm đường đặc tính V-s bằng phẳng ngang (hình 12-6). Trong giai đoạn dập tắt hồ quang vì dòng điện cùng pha điện áp nên khi dòng kế tục qua trị số 0 thì hồ quang tắt, lúc này chấm dứt quá trình phát xạ điện tử từ bề mặt cực âm, cách điện khe hở được phục hồi nhanh chóng và khi vượt quá trị điện áp phục hồi (tần số công nghiệp) thì hồ quang tắt. Điều quan trọng là phải làm sao để điện áp phục hồi phân bố đều giữa các khe hở trong chuỗi, có thể thực hiện bằng cách ghép các điện trở có trị số lớn song song với các khe hở.
Mỗi loại khe có trị giới hạn dò̀ng kế tục để hồ quang có thể được dập ngay khi dòng qua trị 0 lần đầu. Với loại điện cực trong chống sét van trị số này khoảng (80 100) A. Xuất phát từ yêu cầu này căn cứ vào trị số điện áp dập hồ quang (lấy bằng điện áp pha lớn nhất khi có ngắn mạch chạm đất). Với lưới (3 35kV) trung tính cách điện lấy bằng áp dây lớn nhất. Còn lưới 110kV trở lên trung tính nối đất trực tiếp nên lấy bằng 0,8Ud và gọi là chống sét 80% để phân biệt loại 100% trong lưới (335kV).
Trong các biện pháp dập hồ quang của chống sét chủ yếu vẫn là tìm biện pháp hiệu quả nhất để tăng giới hạn dòng điện kế tục, điều này không chỉ liên quan đến sự làm việc của chống sét mà còn giảm mức cách điện xung kích của thiết bị cần bảo vệ. Với chống sét van từ (dùng từ trường dập hồ quang) nâng giới hạn lên đến 250A nên tấm điện trở không đường thẳng sẽ dùng ít hơn, điện áp dư chống sét giảm và yêu cầu về mức cách điện xung kích thiết bị cũng giảm, để tăng năng lực cho qua dòng điện ta tăng đường kính tấm lên tới 150mm dòng kế tục cho phép tăng gấp đôi tấm chống sét van thường (100mm).
c) Kết cấu và đặc tính của một số loại chống sét van thông thường PBC,PB
∏∏ size 12{ Prod {} } {}, PBBM.
456312Hình 12-7: Ghép điện dung+Loại PBC thường dùng ở trạm biến áp chế tạo theo các cấp tới 35kV. Khi dùng ở điện áp cao hơn sẽ ghép nối cấp bằng nhiều phần tử có điện áp định mức15, 20, 33 và 35kV. Trong cấu tạo từng cặp 4 khe hở được ghép với nhau và đặt trong ống sứ thành một tổ hợp khe hở tiêu chuẩn. Mỗi tổ được ghép song song với một điện trở (cũng chế tạo bằng cácbôrun) để cho sự phân bố điện áp xoay chiều giữa các chuỗi đều đặn. Các tấm vilít được gắn với nhau bằng chất dính loại gốm và để có tiếp xúc tốt trên bề mặt mỗi tấm tráng bột kim loại và được ép bằng lò xo. Tất cả đặt trong vỏ sứ kín để hơi ẩm không lọt vào ảnh hưởng đến các đặc tính điện của chống sét.
+Loại chống sét PBBM dùng để bảo vệ máy điện đặc tính của nó như hình 12-6, có thêm điện dung ghép song song với một phần của chuỗi khe hở hình 12-7.
Bảng 12.1: Tổ hợp các chống sét PBC ở điện áp cao
Loại chống sét
Điện áp định mức [kV]
Điện áp cho phép lớn nhất trên chống sét[kV]
Số lượng và loại chống sét trên tổ hợp
Chiều cao của chống sét, mm
Bán kính đế chống sét, mm
PBC-15PBC-20PBC-35PBC-110PBC-150PBC-220
152035110150220
192540,5100138200
1xPBC-151xPPC-201xPBC-353xPBC-333xPBC-33+2xPBC-156xPBC-33
7258851210305045466192
23623623627515352035
Bảng 12.2: Đặc tính chủ yếu của chống sét PBC (theo OCT-8934-58)
Điện áp định mức[kV]
Điện áp làm việc lớn nhất [kV]
Điện áp chọc thủng ở tần số công nghiệp [kV]
Điện áp chọc thủng xung kích khi thời gian phóng địên từ1,5 đến 20s,[kV].
Điện áp dư của chống sét khi dòng điện xung kích có biên độ khác nhau với độ dài đầu sóng 10s, [kV] (không lớn hơn).Biên độ dòng [kA].
Không nhỏ hơn
Không lớn hơn
3kA
5kA
10kA
3610152035110150200
3,87,612,7192540,5110138200
91626384978200275400
111930,54860,598250345500
2030457085125285375530
13,525425775122315435630
14,527456180130335465670
1630506788143367510734
CHỐNG SÉT VAN TỪ
Trong chống sét van từ, dưới tác dụng của từ trường hồ quang giữa các điện cực sẽ di chuyển dưới tốc độ lớn dọc theo khe hở vòng xuyến, do đó sẽ dễ bị thổi tắt. Sau khi hồ quang tắt cường độ cách điện của khe hở được khôi phục nhanh chóng. Điện trở không đường thẳng của các tấm vilít đường kính 180mm, năng lực thông qua dòng điện có sóng vuông và độ dài sóng 2000
msms size 12{ms} {} có thể tới 400 A. Trị số này phù hợp với các tham số của quá điện áp nội bộ trong lưới điện áp tới 220 kV. Do đó chống sét van từ còn có khả năng hạn chế phần lớn các loại quá dòng nội bộ trong lưới điện này. Ở điện áp 300 và 500kV để hạn chế quá điện áp nội bộ cần thông qua dòng điện nhiều hơn nữa. Các chống sét van từ dùng để bảo vệ trạm của nga kí hiệu là PBM
GG size 12{G} {} và loại bảo vệ máy điện là PBM được chế tạo ở các cấp 3, 6,10 kV, các đặc tính cho trong bảng 12-2 và 12-3.
Bảng 12.3: Đặc tính của chống sét van từ
Điện áp định mức[kV]
Điện áp làm việc lớn nhất [kV].
Điện áp chọc thủng ở tần số công nghiệp [kV]
Điện áp chọc thủng xung kích khi thời gian phóng điện từ 1,5 đến 20s [kV].
Điện áp dư của chống sét khi dòng điện xung kích có độ dài đầu sóng 10s, Với các biên độ không lớn hơn.
Không nhỏ hơn
Không lớn hơn
3 [kV]
5 [kV]
10[kV]
36102035110150220330500
3,87,612,72540,5100138200295420
7,515254270170235340485660
9,518305183195270390560760
91728651052653705157401130
917286097245340475680970
9,51830651052653705157401060
112033721162954105708201170
VAN CHỐNG SÉT Ô XÍT KIM LOẠI
Cấu tạo và nguyên lí hoạt động
UlogIbcdAaHình 12-8: Đặc tính dòng điện-điện áp của điện trở oxit kim loạia)Đoạn tuyến tính dưới, b)Điểm nhọn, c)Đoạn phi tuyến rõ rệt,d)Đoạn tuyến tính trên, A- Điểm làm việc có điện áp thường xuyênChống sét van đã thay đổi một cách cơ bản trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây cả về cấu trúc lẫn nguyên lí làm việc. Loại van chống sét có khe hở phóng điện kiểu tấm phẳng và phát triển lên loại có khe thổi từ và điện trở cácbit silic (SiC) mắc nối tiếp đã được thay thế bằng van chống sét không có khe hở phóng điện.
Van chống sét mới không có khe hở phóng điện mà dựa trên điện trở ô xít kim loại (MO) có đặc tính U-I hoàn toàn phi tuyến và có khả năng hấp thụ năng lượng rất cao. Chúng được biết đến như loại van chống sét ôxit kim loại (MO).
Van chống sét MO không "phóng điện" do vậy không định nghĩa điện áp phóng điện. Khi điện áp tăng van chống sét chuyển ngay từ trị số điện trở lớn sang điện trở nhỏ theo dạng đặc tính U-I như hình 12-8.
Khi điện áp giảm lại trị số Uc van chống sét lại duy trì tính dẫn điện kém. Mức bảo vệ của van chống sét MO được xác định bằng điện áp dư của nó.
Điện áp dư được định nghĩa như giá trị đỉnh của điện áp ở đầu cực van chống sét khi có dòng điện sét chạy qua.
Hình 12-9: Tiết diện (bố tríchung của van chống sét oxit kim loại kiểu EXLIMQ.1.đầu sơ cấp, 2.thiết bị xảáp suất ,3.chồng điện trở MO
1. sứ cách điện, 5.đầu nối đất,
6.đầu thoát áp suấtDòng điện sét có dạng sóng giữa 1/9
mm size 12{m} {}s và 1/1
mm size 12{m} {}s thể hiện bước sóng quá điện áp và điện áp dư phối hợp có khả năng so sánh với điện áp phóng điện ban đầu của chống sét van thông dụng. Sóng xung điện áp 8/20
mm size 12{m} {}s cho điện áp dư gần tương đương với mức bảo vệ quá điện áp sét. Sóng dòng điện với thời gian sườn giữa 30
mm size 12{m} {}s và 100
mm size 12{m} {}s tương ứng điện áp đóng mở. Điện áp dư tương ứng với dạng sóng này cho mức bảo vệ trong trường hợp có ứng suất đóng mở. Các trường hợp sự cố trầm trọng, có khả năng van chống sét bị quá tải. Trong các trường hợp như vậy (ví dụ như điện áp tăng từ một mức tới mức sau) thì sự cố trạm đất một pha xảy ra trong điện trở lắp ghép của van chống sét. Hệ thống thoát áp suất để đề phòng vỏ sứ bị nổ. Dòng điện sự cố chạm đất của hệ thống tại điểm đặt chống sét van phải nhỏ hơn dòng điện đảm bảo của thiết bị thoát áp suất của van chống sét. Cấu trúc của van chống sét MO được mô tả như hình 12-9.
Ứng dụng và cách lựa chọn
Van chống sét được sử dụng để bảo vệ thiết bị và trạm quan trọng (đặc biệt là máy biến áp điện lực) chống lại quá điện áp khí quyển và quá điện áp đóng mở. Khi thiết kế và lựa chọn van chống sét thông dụng, cần lưu ý điện áp đánh thủng và điện áp đệm. Ngoài ra van chống sét MO được chọn theo các tiêu chuẩn sau đây:
-Điện áp tần số nguồn tối đa.
-Khả năng hấp thụ năng lượng.
-Mức bảo vệ.
Có thể đạt được khả năng hấp thụ năng lượng yêu cầu với cùng cấp bảo vệ bằng cách xếp chồng các điện trở MO song song. Bằng cách gấp đôi số chồng là có thể có mức bảo vệ thấp hơn và khả năng hấp thụ gần như gấp đôi. Mức bảo vệ cần thiết được tìm ra nhờ các quy tắc phối hợp cách điện, trong đó có chia độ (các tỉ số bảo vệ) giữa các mức bảo vệ của van chống sét và điện áp xung định mức của thiết bị cần bảo vệ được xác định (hình 12-10).
Với van chống sét MO, điện áp làm việc liên tục cực đại Us là điện áp tần số nguồn lớn nhất mà van chống sét có thể chịu đựng được thường xuyên. Cường độ T của van chống sét chống lại quá điện áp quá độ UTOV được cho bằng các đặc tính điện áp/thời gian ( U TOV= T.UC hoặc UTOV = TR.UR ).
Hệ số T hoặc TR phụ thuộc vào loại van chống sét và có thể tìm được trong tài liệu của nhà chế tạo, UR là điện áp định mức. Theo IEC 99-4 điện áp liên tục của van chống sét phải không được thấp hơn trị số hiệu dụng của điện áp tần số nguồn có thể xảy ta ở đầu cực lâu hơn 10 phút trong lúc làm việc. Điện áp này được xác định trên cơ sở điện áp làm việc cao nhất tác động lên lưới đang xét ở chế độ làm việc bình thường. Nếu số liệu này không được xác định rõ ràng có thể lấy bằng điện áp cao nhất Um đối với thiết bị (IEC 71-1).
a) Van chống sét giữa pha và đất
Đối với các hệ thống có tổng trở nối đất nhỏ, điện áp liên tục ít nhất bằng 1,05 lần điện áp làm việc cao nhất chia cho
33 size 12{ sqrt {3} } {}. Đối với các hệ thống có sự cố trạm đất được bù hoặc trung tính cách li, điện áp liên tục có thể lấy ít nhất bằng điện áp làm việc cao nhất.
Hình 12-10 Phối hợp cách điện cho CEab1234uurBursdCsCBUplưới tổng nối đất thấp. (cE= 1,4) trongkhoảng C (Um
³³ size 12{³} {}300Kv theo IEC 71-1tương ứng với giá trị đỉnh của điện áppha -đất.Urs -điện áp chịu xung sét định mức .UrB -điện áp chịu xung đóng mở định mức.a: điện áp pha đất tần số nguồn max.cE hệ số sự cố trạm đất,b: điện áp pha đấttần số nguồn max với sự cố chạm đất ở pha bên cạnh, d: quá điện áp (được hạn chế bằngvan chống sét đến Up ).Up mức bảo vệ của van chống sétCB giới hạn an toàn với điện áp xung sétCS giới hạn an toàn với xung đóng mởb) Van chống sét giữa các pha
Điện áp liên tục tối thiểu phải bằng 1,05 lần điện áp làm việc cao nhất.
c) Van chống sét điểm trung tính
Đối với các hệ thống có tổng trở nối đất thấp, điện áp liên tục nhận được từ điện áp định mức tạo nên. Đối với các hệ thống có sự cố trạm đất được bù hoặc trung tính cách li, điện áp liên tục tối thiểu có thể lấy bằng điện áp làm việc lớn nhất chia cho
33 size 12{ sqrt {3} } {} .
Các trị số điển hình của van chống sét với các mức điện áp điều chỉnh
Với các van chống sét MO không có khe hở phóng điện, điện áp làm việc liên tục Uc phải được lựa chọn theo hệ số chạm đất Ce=
33 size 12{ sqrt {3} } {}. Bảng 12-4 cho thấy các trị số điển hình đối với các lưới tổng trở nối đất nhỏ ( Ce=1,4) và các hệ thống không nối đất ( Ce =
33 size 12{ sqrt {3} } {}) không có quá điện áp quá độ nào khác.
Van chống sét trong lưới phân phối dưới 30 kV (ví dụ các máy biến áp lắp trên cột ) thường được thiết kế với dòng điện sét định mức là 5 kA. Van chống sét 10 kA được sử dụng cho các mạng thường có nguy cơ bị sét đánh.
Dòng điện sét định mức 10 kA cần phải luôn luôn được lựa chọn cho van chống sét trước đường cáp. Van chống sét dùng cho các điện áp trên 30 kV luôn có dòng điện sét định mức là 10 kA. Van chống sét được đặt song song với đối tượng được bảo vệ thường giữa pha và đất. Vì vùng bảo vệ trong không gian bị giới hạn, các van chống sét phải được nối càng gần bộ phận bảo vệ càng tốt . Các số liệu gần đúng đối với vùng bảo vệ được cho trong bảng 12-4.
Bảng 12.4: chọn van chống sét MO với điện áp định mức Ur
(không xảy ra quá điện áp quá độ khác)
Điện áp hệ thống định mức Un,kV
Van chống sét phaUr với Ce= 1,4 Ur với Ce=
33 size 12{ sqrt {3} } {}kV kV
Van chống sét trung tínhUr với Ce=1,4 Ur với Ce=
33 size 12{ sqrt {3} } {}kV kV
610203066110138220345380500
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
912 15
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
30
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
45
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
90
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
150
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
-
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
-
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
-
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
-420 -
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
-----
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
90
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
-
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
-
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
-
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY.
-192 -
Hiện nay hãng ABB có chương trình truyền sóng để nghiên cứu các thiết bị đóng cắt lớn có khả năng tính toán các thay đổi theo thời gian của điện áp ở các vị trí thích hợp trong trạm.
Vùng bảo vệ của van chống sét - các trị số chuẩn
Điện áp cực đại của Vùng được bảo vệ Chiều dài dẫn đến van
thiết bị Um [ kV] Lmax [m] chống sét a[ m]
<= 36 8 2
123 15 5
245 20 10
420 20 15
Trong các trạm trung gian và cao áp có các đường cáp vào cần tính đến quá điện áp phản xạ không kể sự hạn chế của sóng truyền trong cáp.
Với đoạn cáp ngắn ( LK <= 5m) , van chống sét A1 phải đặt để bảo vệ cáp và van chống sét A3 để bảo vệ máy biến áp ( xem hình 12-11). Tuy nhiên khi nếu LK> 5m cáp phải được bảo vệ cả hai phía bằng van A1 và A2.
Trong trường hợp này nếu khoảng cách do van A2 bảo vệ lớn hơn L1 thì van A3 bảo vệ máy biến áp có thể không cần thiết. Bộ đếm sét có thể được sử dụng để giám sát van chống sét. Chúng được nối vào dây nối đất của van chống sét , van chống sét phải được cách điện với đất.
LkL1A1A2A3Hình 12-11: Bảo vệ quá điện áp với cáp dẫn đến máy ngắt
CHỐNG SÉT VariSTAR UItraSIL
Giới thiệu chung
Thế hệ chống sét loại mới UItraSIL của hãng Cooper Power System đã hoàn thiện những ưu điểm của công nghệ chống sét có vỏ bọc bằng polymer đó là kích thước và trọng lượng giảm nhỏ, cùng với độ an toàn được nâng cao. Chống sét UItraSIL sử dụng loại vật liệu ưu việt hiện nay được chấp nhận rộng rãi trong công nghiệp là cao su cone làm vỏ bọc. Việc dùng các đĩa MOV (điện trở phi tuyến oxid kẽm) với các đặc tính điện học cao cấp làm cho chống sét loại UItraSIL có khả năng bảo vệ quá điện áp hơn hẳn cho các lưới phân phối. Các đĩa MOV chế tạo đều phải qua các kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt từ khâu bắt đầu cho đến khâu hoàn tất trong dây chuyền sản xuất. Mỗi đĩa MOV sau khi được sản xuất đều phải qua một loạt các thử nghiệm điện học nhằm bảo đảm cho đĩa có được chất lượng cao nhất. Nhờ vậy, các đĩa MOV này có được độ tin cậy rất cao trong chức năng bảo vệ khi làm việc ngay cả sau nhiều năm sử dụng.
Chống sét UIt raSIL có các loại 5kA và 10kA, cấp 1 theo tiêu chuẩn IEC-99-4.
Cấu tạo
Chống sét UIt raSIL gồm một chồng các đĩa MOV với hai điện cực ở hai đầu. Toàn bộ các đĩa được bọc keo epoxy gia cường bằng sợi thủy tinh trong một qui trình sản xuất hoàn toàn tự động hóa. Sau khi được gia nhiệt để thành một khối lượng vững chắc về mặt cơ học có thể chịu đựng các ứng suất điện học, cơ học, trong các điều kiện môi trường khắt khe. Lớp vỏ bọc sau đó được lắp vào và kết dính chặt với khối các đĩa MOV tạo thành một thể chắc chắn có độ bền điện cao. Sau khi lắp ráp, mỗi chống sét đều phải trải qua một loạt các thử nghiệm hầu bảo đảm khả năng làm việc cao nhất.
Vỏ bọc cao su Silicone đã phải trải qua rất nhiều thử nghiệm khi thiết kế nhằm xác định hình dáng tối ưu các tai.
Đặc điểm
Ngoài ra các thí nghiệm trong thời gian dài trong các điều kiện môi trường khác nhau cũng chứng tỏ tính ưu việt của cao su silicone UItraSIL về độ bền, nếu so với các vật liệu polimer khác.Các thí nghiệm tiến hành ở các phòng thí nghiệm độc lập đã xác nhận tính hơn hẳn của vật liệu silicone về các mặt chống bám nước, khả năng chịu tia tử ngoại cũng như khả năng chống phóng điện bề mặt trong các môi trường ô nhiễm, tính trơ đối với các hóa chất, tính ổn định nhiệt và nhiều đặc tính cách điện cơ bản khác.
Hình 12-12:Chống sét UitraSIL 10kV và mặt cắt minh họaCao su silicone còn có khả năng kháng sự sinh sôi của nấm mốc, và không bắt cháy. Khi dòng sự cố là 20 kA hay lớn hơn, bộ phận cách li (tùy chọn) sẽ hoạt động và cách li phần đầu nối đất của chống sét. Nhờ vậy tránh sự cố vĩnh viễn trường hợp chống sét bị ngắn mạch bên trong, mặt khác sẽ dễ dàng phát hiện và thay thế chống sét bị sự cố.
Bảng 12.5: Một số loại chống sét VariSTAR
Loại chống sét
UNS
UHS
- Điện thế hệ thống- Điện thế định mức của chống sét- Tần số hệ thống- Tiêu chuẩn thiết kế và thử nghiệm- Dòng phóng điện định mức- Cấp phóng điện- Mức chịu đựng dòng cao- Cấp xả áp lực
3 - 36 kV 3 - 36 kV50 - 60 HzIEC 99 - 45 kA-65 kA20 kA (hiệu dụng đối xứng) (B)
3 - 72 kV3 - 60 kV50 - 60 HzIEC 99 - 410 kA1100 kA20 kA (hiệu dụng đối xứng) (B)
Hoạt động
Chống sét UItraSIL có hoạt động giống như các chống sét không khe hở khác. Trong điều kiện xác lập, điện áp trên chống sét là điện áp pha của lưới điện. Khi có quá điện áp, lập tức chống sét giới hạn quá điện áp ở mức bảo vệ cần thiết bằng cách dẫn dòng xung xuống đất. Khi tình trạng quá điện áp đã qua rồi, chống sét quay trở về tình trạng cách điện như trước, và chỉ dẫn dòng rò rất nhỏ.
Các lưu ý chung để lựa chọn chống sét
Định mức của chống sét là giá trị điện áp pha ở tần số công nghiệp lớn nhất mà chống sét được thiết kế và thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC. Bảng 12.5 hướng dẫn chung để lựa chọn trị định mức chống sét thích hợp với điện áp của hệ thống đã cho.
Chống sét không khe hở phải được lựa chọn đầy đủ với các phụ kiện, chịu đựng được điện áp pha ở tần số công nghiệp trong tất cả các điều kiện vận hành của hệ thống.
Điện thế làm việc liên tục
Chọn sơ bộ trên cơ sở là "Điện áp làm việc liên tục của chống sét MCOV có Uc bằng hoặc lớn hơn điện áp pha lớn nhất của hệ thống".
Quá điện áp tần số công nghiệp (quá điện áp nội bộ)
Tiêu chuẩn thứ 2 để lựa chọn chống sét dựa vào mức độ nối đất của hệ thống. Khi có sự cố một pha chạm đất, trong điều kiện điện áp hệ thống có giá trị lớn nhất, điện áp định mức của chống sét được chọn phải lớn hơn điện áp tăng cao trên các pha không chạm đất. Cần lưu tâm đặc biệt đến các hệ thống có hệ số nối đất kém, hệ thống không nối đất, hệ thống nối đất kiểu cộng hưởng hoặc đối với các hệ thống có các điều kiện làm việc không bình thường nhất định. Tuy vậy, tùy theo điều kiện làm việc cụ thể của hệ thống mà có thể lựa chọn điện áp định mức của chống sét một cách thích hợp miễn là không vi phạm khả năng chịu đựng quá điện áp tạm thời của chống sét. Các sự cố trên lưới điện có thể gây ra các quá điện áp tạm thời tần số công nghiệp với giá trị vượt quá mức điện áp làm việc liên tục MCOV hoặc ngay cả điện áp định mức chống sét có thể chịu đựng. Khi đó cần quan tâm đến mức quá điện áp (so với thời gian bảo vệ dự trữ của hệ thống), cũng như mức năng lượng của dòng phóng điện. So với hệ thống cho phép làm việc khi có chạm đất một pha trong thời gian quá 10000 giây, cần dùng chống sét có điện áp định mức làm việc liên tục bằng với điện áp dây của hệ thống.
Bảng 12.6: Lựa chọn điện áp định mức của chống sét VariSTAR
Điện áp của hệ thống (kV)
Định mức của chống sét (kV)
Định mức
Lớn nhất
Hệ thống 3 pha 4 dây nối Y trung tính nối đất lặp lại
Hệ thống 3 pha 3 dây nối Y trung tính nối đất trực tiếp tại nguồn
Hệ thống 3 pha nối không nối đất hay nối Y nhưng trung tính nối đất qua điện kháng
3.3
3.7
3
6
6
6.6
7.3
6
9
9
10.0
11.5
9
12
12-15
11.0
12.0
9-10
12
12-15
16.4
18.0
15
-
18-21
22.0
24.0
18-21
24
24-27
33.0
36.3
27-30
36
36-39
47.0
52.0
39-48
54
60
66.0
72.0
54-60
60
-
Trong một số các điều kiện làm việc đặc biệt của hệ thống như khi đóng điện máy biến áp với một số kiểu đấu dây nhất định và hiện tượng cộng hưởng có thể xảy ra, các chống sét lúc ấy sẽ chịu các quá điện áp. Sau đây là bảng lựa chọn chống sét của Cooper Power Systrems áp dụng cho từng hệ thống riêng lẻ.
Các đặc tính thử nghiệm
Chống sét VariSTAR UItraSIL được thiết kế và thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC 99-4.
Thử nghiệm chu kỳ làm việc
Đối với chống sét UNS: 20 lần dòng xung 5 kA, dạng sóng 8/20 s, sau đó là hai lần dòng xung cao 65 kA đỉnh (dạng sóng 4/10 s).
Đối với chống sét UNS: 20 lần dòng xung 10 kA dạng sóng 8/20 s, sau đó là hai lần dòng xung cao 100 kA đỉnh (dạng sóng 4/10 s).
Kiểm tra khả năng chịu đựng dòng xung trong thời gian dài
Đối với chống sét UNS: 18 lần dòng xung 75 kA trong thời gian 1000 s.
Đối với chống sét UHS: 18 lần dòng xung ở mức năng lượng phóng theo tiêu chuẩn IEC cấp 1 (xấp xỉ 250A, 2000 s). Sau mỗi thử nghiệm, các chống sét vẫn ở trạng thái ổn định nhiệt nhờ các kiểm tra sau:
Dòng rò có giá trị giảm liên tục trong vòng 30 phút khi chống sét được phóng điện ở điện áp Uc.
Không có biểu hiện suy giảm về mặt cấu tạo hay về các đặc tính điện học.
Điện áp phóng điện ở 5kA hay 10kA được đo lường sau mỗi lần thử nghiệm thay đổi ít hơn 5% so với giá trị ban đầu.
Tất cả các thử nghiệm đều được thực hiện trong các phòng thí nghiệm độc lập, theo tiêu chuẩn IEC - 99-4.
Kiểm tra khả năng chịu đựng dòng ngắn mạch
Các thử nghiệm này sẽ chứng minh khả năng chịu đựng dòng sự cố mà không bị nổ chống sét. Tất cả các vỏ bọc chống sét UItraSIL đều được kiểm tra phù hợp với các yêu cầu được liệt kê trong IEC - 99 - 4/IEC - 99 - 1 và là loại không nổ.
Bảng 12.7: Kiểm tra khả năng chịu đựng áp suất
Loại chống sét
Cấp chịu đựng áp lực theo IEC
Biên độ dòng sự cố (kA)
Thời gian nhỏ nhất tồn tại sự cố (giây)
UNS/UHS
B
0,820
0,502
Khả năng quá điện áp tạm thời (TOV)
Khả năng chịu đựng quá điện áp tạm thời ở tần số 60Hz được cho theo đồ thị.
Dựa vào đồ thị tính được thời gian mà chống sét có thể chịu quá điện áp (tính bằng đơn vị tương đối với cơ sở là MCOV của chống sét) mà không bị hư hỏng.
Các đặc tính bảo vệ
Chống sét UitraSIL VariSTAR có khả năng bảo vệ quá điện áp một cách hiệu quả cho các thiết bị điện trung thế.
Các đặc tính bảo vệ của họ chống sét UltraSIL cho trên bảng 12-8 và 12-9.
Bảng 12.8: Các đặc tính bảo vệ - VariSTAR UNS, IN= 5 kA (IEC - 94-4)
Định mức
MCOV
Điện áp dư do
Điện áp dư khi có xung sét dạng sóng 8/20s (kV)
CS (kV)
(kV)
Xung có độ dốc lớn
1,5 kA
3 kA
5 kA
10 kA
20 kA
40 kA
36910121518212427303336
2.555.17.658.410.212.715.31719.522.024.427.029.0
10.921.831.432.741.151.361.665.476.386.396.2107.0115.0
9.017.925.826.933.842.250.653.762.771.079.187.894.7
9.719.428.029.136.545.754.858.267.876.885.695.1103.0
10.42.083031.239.249.058.562.472.882.491.8102.0110.0
11.422.732.834.142.953.664.368.279.690.1100.0112.0120.0
13.026.037.438.948.961.173.477.990.8103.0115.0127.0137.0
15.130.243.545.356.971.185.390.6106.0120.0133.0148.0160.0
Bảng 12-9: Các đặc tính bảo vệ - VariSTAR UHS, IN =10 kA (IEC-99-4)
Định mứcCS (kV)
MCOV(kV)
Điện áp dư do xung có đôdốc lớṇ
Điện áp dư khi có xung sét dạng sóng 8/20 s (kV)
Điện áp dư do xung đóng cắt đường dây dạng sóng 30/60 s (kV)
1,5kA
3 kA
5 kA
10 kA
20 kA
40 kA
125 A
500 A
36910121518212427303336394245485460
2.555.107.658.4010.212.715.317.019.522.024.427.029.031.534.036.539.042.048.0
11.322.632.633.942.653.263.967.879.189.599.7110.8119.5130.3141.2152.1162.9176.0197.7
8.617.224.825.832.440.448.551.560.168.075.884.290.899.1107.0116.0124.0134.0150.0
9.118.226.327.434.443.051.654.763.972.380.589.596.5105.0114.0123.0132.0142.0160.0
9.118.226.327.434.443.051.654.763.972.380.589.596.5105.0114.0123.0132.0142.0167.0
10.420.830.031.239.249.058.862.472.882.491.8102.0110.0120.0130.0140.0150.0162.0182.0
11.523.033.234.543.354.265.069.080.591.1101.0113.0122.0133.0144.0155.0166.0179.0201.0
13.025.937.438.948.861.073.277.790.7103.0114.0127.0137.0149.0162.0174.0187.0202.0227.0
7.414.821.422.227.934.941.944.451.958.765.472.778.485.592.699.7107.0115.0130.0
7.915.922.923.829.937.444.847.655.562.870.077.883.991.599.1107.0114.0124.0139.0
*********************************
Gọi điện thoại, nhắn tin miễn phí !
Được viết bởi Adminngày 13/04/2009 trong SMS Miễn Phí | Được xem 4422 lần.
VOXOX là một phần mềm Chat tương tự như Yahoo messenger nhưng hiện đại hơn rất nhiều về cả tính năng lẫn giao diện.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về những tính năng này từ trang chủ của chương trình tại http://www.voxox.com. Ở đây mình chỉ hướng dẫn cho bạn làm những gì cần thiết để có thể gọi điện và nhắn tin "chùa" thôi.
Bước 1 : Downlad và Cài đặt
Bạn có thể Download VOXOX phiên bản 1.01 từ trang http://download.voxox.com/bin/VoxOx-1.0.3-setup.exe
Sau khi tải xong file cài đặt ( dung lượng 25.12 MB ) bạn tiến hành cài đặt như các phần mềm thông thường khác.
Cấu hình yêu cầu: Windows XP or Vista , 1 GHz processor , 256 MB RAM
Bước 2: Đăng ký tài khoản
Để khai thác được những tính năng của chương trình bạn cần phải đăng ký một tài khoản của dịch vụ ( hoàn toàn miễn phí )
bằng cách bấm vào dòng Sign up for a username ở màn hình đầu tiên khi chạy chương trình
Màn hình đăng ký hiện ra như sau :
Bạn hãy điền thông tin vào các mục theo yêu cầu, nếu hợp lệ ( đủ số kí tự và chưa được ai đăng ký ) thì khi bấm sang dòng khác nó sẽ kiểm tra và hiện dấu check màu xanh, không hợp lệ thì sẽ có dấu check màu đỏ . Bạn cần điền chính xác địa chỉ email để kích hoạt tài khoản sau khi đăng ký thì tài khoản mấy sử dụng được.
Riêng dòng Invite code bạn có thể bỏ qua . Đây là mã số của người mời bạn đăng ký . Cái này sẽ đề cập ở phần sau.
Sau khi điền xong hãy bấm vào nút I accept để sang màn hình kế tiếp .
Ở bước này là thay vì dùng mã kiểm tra để tránh việc đăng ký tự động thì thằng này nó kiểm tra lợi hại hơn bằng cách hình ảnh
Trên cùng bạn sẽ thấy có " LAST STEP... PLEASE VERIFY THAT YOU ARE A REAL
PERSON BY CHOOSING THREE PICTURES OF NATURE BELLOW " nó kêu bạn chọn 3 hình ảnh nào bên dưới thuộc về thiên nhiên bạn cứ click chuột chọn 3 ảnh theo yêu cầu của nó . Khi đó nút Chose Three Images sẽ chuyển thành nút I am a Human ( tôi là con người ) bạn hãy bấm vào nút đó nó sẽ chuyển qua màn hình cuối cùng thông báo đã gởi email kích hoạt tài khoản về hộp thư của bạn, thời hạn kích hoạt tài khoản trong vòng 24h kể từ lúc đăng ký nếu không kích hoạt sau 24h coi như bỏ .
Ok bây giờ hãy truy cập hộp thư của bạn và bấm vào link kích hoạt đi chứ ! Nếu không thấy trong mục Inbox thì kiếm trong mục Spam nhé.
Bước 3: Sử dụng
Bạn dùng tài khoản đã đăng ký đăng nhập vào chương trình. Màn hình đầu tiên nó xuất hiện là Setup Wizard cứ mặc kệ nó mình chỉ cần gọi điện và nhắn tin được là OK không cần quan tâm cái này . Bỏ dấu check vào ô Show wizard at starup để lần sau đăng nhập khỏi gặp nó nửa.
- Cách gọi điện thoại : ở cuối màn hình bạn thấy có ô nhập vào số điện thoại cần gọi . Hãy nhập theo cú pháp
mã nước+ mã vùng + mã mạng + số điện thoại vì dụ số mình là +84982688161 ( bỏ số 0 đầu tiên 098-->98 ) sau đó bấm vào phím gọi rồi chờ kết quả nhé nghe được cả nhạc chuông chờ luôn nhé ( số điện thoại hiện trên máy người nhận lạ hoắc mỗi lần một số khác nhau nếu mà người ta không bắt máy nó sẽ gọi đi khoản vài lần liên tiếp mấy thôi ^^ )
Một điều thú vị nửa là bạn có thể cùng lúc 2 số điện thoại luôn bằng cách chuyển qua thẻ keypad rồi bấm vào mục Conference sau đó nhập 2 số điện thoại cần gọi vào 2 dòng Phone number 1 và 2 sau đó bấm nút Star để bắt đầu gọi . Gọi xong nhớ cúp máy nhé vì mỗi tài khoản đăng ký chỉ được tặng 2 giờ gọi chùa thôi muốn gọi tiếp thì đăng ký mới hoặc mời người khác đăng ký để nhận được 2 giờ gọi tiếp cho mỗi lượt đăng ký thành công ( tối đa 20 giờ gọi free cho 1 tài khoản ). Lưu ý là cước gọi qua các số điện thoại ở việt nam đắt hơn so với các nước khác nên có thể thời gian gọi miễn phí ít hơn rất nhiều . Và mỗi email chủ đăng ký được một tài khoản duy nhất. Và bạn không thể dùng proxy để đăng ký và kích hoạt nhiều tài khoản trên cùng một mạng ( nhưng reset modem để thay đổi ip thì được ) .
- Cách nhắn tin: nhắn tin thì không giới hạn nhé . Nhưng để nhắn tin được cần thêm một nick nào đó vào danh sách Contacts
bằng cách vào thẻ Contacts bấm vào nút add ( có thể add nick của các tài khoản MSN, Y!M, Gtalk,... add để chat luôn ^^ ) miễn sao có nick nào đó trong danh sách contact là được khi bấm vào nick nào đó trong danh sách bạn sẽ thấy biểu tượng để gởi tin nhắn ( text ) Hình cái dt di động.
Bấm vào nút text nó sẽ hiện ra của sổ yêu cầu bạn chọn hoặc nhập số điện thoại người nhận xong rồi bấm nút Start Convertsation để hiện ra cửa sổ soạn tin nhắn : bạn nhập nội dung vào ( tiếng việt không dấu ) và bấm nút Send tin nhắn sẽ tới máy người nhận ngay có thêm chữ XOXO và nick cuả bạn trong tin nhắn .
- Mời bạn bè đăng ký để được thưởng giờ gọi thì vào thẻ Home Bấm vào Invite hoặc Vox Points > Refer a Friend....
***********************************************
Wadja.com tha hồ gửi tin nhắn miễn phí nè
Được viết bởi Adminngày 08/04/2009 trong SMS Miễn Phí | Được xem 2683 lần.
Hướng dẫn
* Đăng kí.
* Tài khoản/Cài đặt.
* Nhận thư yêu cầu kích hoạt từ hòm thư mà bạn đăng ký.
* Nhập số đt ở chỗ Số điện thoại di động.(nhớ là ghi cả mã quốc gia đấy, thay số 0 ở đầu số thuê bao = +84 đấy)
* Sau đó yêu cầu gửi mã xác nhận, lúc sau nó gửi đến đt cho (gồm 4 số)
* Compose SMS như mail luôn một lúc cũng gửi được nhiều sô.
Tuy nhiên nó có đoạn quảng cáo to đùng ở dưới cùng tin nhắn, nhưng ko sao, cái đó là chuyện nhỏ, cái này spam SMS sướng phải biết, 1 lúc gửi cho chục số đỡ tốn tiền.
click vào đây để bắt đầu đăng ký wadja.com
**********************************
Mobiphone
1. Giới thiệu dịch vụ FunRing
Dịch vụ FunRing là gì?
Dịch vụ Nhạc chuông cho người gọi - FunRing là dịch vụ giá trị gia tăng cho phép khách hàng là thuê bao di động của mạng MobiFone có thể lựa chọn đoạn nhạc hay những hiệu ứng âm thanh ưa thích thay cho hồi chuông chờ thông thoại. Bạn bè và người thân của bạn sẽ được thưởng thức những đoạn nhạc hay các hiệu ứng âm thanh vui nhộn do chính bạn lựa chọn thay vì phải nghe hồi chuông chờ thông thoại "tút, tút" đơn điệu.
Ai có thể sử dụng dịch vụ?
Bạn là thuê bao di động của mạng MobiFone? Bạn là người yêu âm nhạc? Bạn muốn bày tỏ cảm xúc qua những giai điệu và âm nhạc?
Dịch vụ FunRing được cung cấp cho tất cả khách hàng là thuê bao của mạng MobiFone.
2. Đăng ký sử dụng dịch vụ
Bạn có thể đăng ký sử dụng dịch vụ theo một trong 3 cách sau đây :
Cách 1: Đăng ký qua SMS Bạn soạn tin nhắn: "FUNRING", gửi đến số 9224
Cách 2: Đăng ký qua hệ thống trả lời tự động(IVR)
Bạn gọi số 9224 từ máy điện thoại di động và bấm phím số 1 để đăng ký sử dụng dịch vụ
Cách 3: Đăng ký qua WAP
Bạn truy cập MobiWap Portal và lựa chọn mục đăng ký.
Với một trong ba cách trên, sau khi đăng ký thành công, hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn xác nhận việc đăng ký thành công và cung cấp cho bạn mật khẩu gồm 4 ký tự, quý khách sẽ sử dụng mật khẩu này để truy nhập Web và hệ thống IVR.
3. Tham khảo nội dung các bản nhạc ưa thích
Trước khi cài đặt FunRing, bạn có thể tham khảo các bản nhạc ưa thích theo một trong 3 cách sau đây.
Cách 1: Truy cập website của MobiFone để nghe thử các bài hát Tại website của MobiFone bạn có thể nghe thử và tham khảo mã số các bản nhạc mà bạn ưa thích. Trong trường hợp bạn muốn tìm kiếm một bản nhạc nào đó, website cung cấp cho bạn chức năng Search theo tên bài hát hoặc theo ca sỹ thể hiện
Cách 2: Tham khảo nội dung qua tờ rơi giới thiệu dịch vụ
Bạn cũng có thể tham khảo nội dung các bài hát mới của dịch vụ FunRing thông qua tờ rơi giới thiệu dịch vụ của MobiFone. Những thông tin về các bản nhạc mới, hướng dẫn sử dụng vụ...sẽ được thông tin đầy đủ và cập nhật thường xuyên trên tờ rơi được cung cấp miễn phí tại các của hàng của điện thoại di động và của hàng của MobiFone trên toàn quốc.
Cách 3: Nghe thử các bản nhạc bằng cách gọi vào hộp thư trả lời tự động 9224
Từ điện thoại di động bạn có thể gọi trực tiếp đến số 9224 và làm theo hướng dẫn của hệ thống để nghe thử và cài đặt các bản nhạc ưa thích.
4. Cài đặt FunRing cho điện thoại di động
Sau khi đã tham khảo các bản nhạc ưa thích, để cài đặt FunRing cho điện thoai di động, các bạn có thể sử dụng một trong các cách sau
Cách 1: Cài đặt FunRing bằng tin nhắn Bạn chỉ cần soạn tin nhắn với nội dung: "CHON_Mã số của bản nhạc" và gửi đến số 9224 để cài đặt bản nhạc cho tất cả các thuê bao gọi đến.
Hoặc soạn tin nhắn: "CHON_Mã số của bản nhạc_Số thuê bao" để cài đặt bản nhạc cho riêng một thuê bao gọi đến
Cách 2: Cài đặt FunRing tại Website dịch vụ của MobiFone
Duy nhất tại Việt Nam, Website dịch vụ của MobiFone cung cấp cho bạn tất cả những tính năng của dịch vụ, bạn có thể nghe thử bản nhạc, cài đặt bản nhạc, cài đặt các tính năng nâng cao, tìm kiếm bản nhạc ưa thích...
Cách 3: Cài đặt FunRing bằng cách gọi vào hệ thống trả lời tự động 9224
Sau khi bạn đã thực hiện việc đăng ký sử dụng dịch vụ,hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn thông báo password (gồm 4 ký tự), khách hàng dùng password này để truy nhập vào hệ thống trả lời tự động của dịch vụ và làm theo hướng dẫn để cài đặt các bản nhạc ưa thích.
5. Tạm dừng việc đăng ký sử dụng dịch vụ
Bạn có thể tạm dừng việc đăng ký sử dụng dịch vụ theo một trong các cách sau đây
Cách 1: Huỷ đăng ký sử dụng dịch vụ qua SMS
Bạn Soạn tin nhắn: TAT hoặc OFF, gửi đến số 9224.
Cách 2: Huỷ đăng ký bằng cách gọi vào hộp thư trả lợi tự động 9224
Bạn thực hiện cuộc gọi từ máy di động đến số 9224 và làm theo hướng dẫn để tạm dừng sử dụng dịch vụ.
Cách 3: Huỷ đăng ký qua WAP
Bạn truy cập MobiWap Portal và lựa chọn mục hủy đăng ký.
Với một trong ba cách trên, sau khi bạn huỷ đăng ký sử dụng dịch vụ, hệ thống sẽ tự động gửi SMS xác nhận việc bạn đã thực hiện thành công việc tạm dừng sử dụng dịch vụ.
6. Bảng giá cước dịch vụ
7. Qui định về khoá mở dịch vụ
Dịch vụ sẽ tự động khoá trong các trường hợp sau:
- Thuê bao sử dụng dịch vụ trả sau (thuê bao MobiFone) bị khoá 2 chiều.
- Thuê bao sử dụng dịch vụ trả trước (thuê bao: MobiCard, Mobi4U và MobiPlay) không còn tiền trong tài khoản hoặc bị khoá một chiều.
Hệ thống sẽ không lưu trữ các bài hát đang sử dụng và đề nghị quý khách hàng đăng ký lại sau khi dịch vụ bị khoá.
*************************************
Cách chuyển tiền giữa các thuê bao điện thoại di động
Trong lúc nhỡ, các thuê bao trả trước có thể chuyển tiền cho bạn bè, người thân. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Hiện nay, ba mạng di động GSM lớn nhất Việt Nam là Viettel, Vinaphone và MobiFone đều đã mở dịch vụ "bắn" tiền giữa các thuê bao trả trước trong cùng mạng.
Dịch vụ i-Share của Viettel xuất hiện từ giữa năm 2008, cho các thuê bao trả trước có thời gian sử dụng từ 12 tháng trở lên có thể chuyển tiền cho thuê bao khác. Phí chuyển tiền là 5% tổng số tiền cần chuyển đi, do đó trong tài khoản sử dụng phải có đủ lượng tiền cần chuyển và tiền để trả phí dịch vụ.
Người sử dụng sẽ đăng ký lấy mật khẩu chuyển tiền có 8 chữ số bằng cách nhắn tin theo cú pháp MK chuyen tien gửi đến 136 (miễn phí và mật khẩu này chỉ được cấp một lần, có thể hỏi lại bằng cách gọi 19008198 cước phí 200 đồng/phút, có thể đổi lại bằng cách gọi đến 900).
Muốn chuyển tiền, cần soạn theo phương pháp USSD (người dùng bấm ngay trên bàn phím của điện thoại):
*136*Mật khẩu*Số thuê bao nhận tiền*Số tiền chuyển#* rồi nhấn OK. (Ví dụ *136*12345678*0168xxxxxx*50000# và nhấn OK).
Sau Viettel vài tháng, Vinaphone cung cấp dịch vụ chuyển tiền mang tên 2Friends, cho phép các thuê bao trả trước có thời gian sử dụng từ 6 tháng trở lên có thể chuyển tiền sang thuê bao khác, nhưng chỉ từ Tài khoản chính sang Tài khoản chính. Số tiền tối đa được chuyển mỗi lần là 50.000 đồng và phí dịch vụ là 1.000 đồng.
Người sử dụng sẽ đăng ký dịch vụ bằng cách nhắn tin với cú pháp DK rồi gửi số 999. Hệ thống sẽ nhắn lại thông báo thành công và mật khẩu sử dụng gồm 6 chữ số (chỉ được cấp 1 lần, muốn lấy lại nhắn MK gửi 999, muốn đổi nhắn DMK Mật khẩu cũ Mật khẩu mới và gửi 999).
Muốn chuyển tiền, người dùng có 2 cách:
Nhắn tin SMS, soạn CT Mật khẩu Số điện thoại nhận tiền Số tiền rồi gửi 999 (Ví dụ CT 123456 0912xxxxxx 50000)
Phương pháp USSD, soạn *999*Mật khẩu*Số điện thoại nhận tiền*Số tiền chuyển# rồi nhấn OK (Ví dụ *999*123456*0912xxxxxx*50000# rồi nhấn OK).
Đầu tháng 3/2009, MobiFone tung ra dịch vụ tương tự có tên M2U, cho phép thuê bao trả trước có thời gian hoạt động từ 6 tháng trở lên có thể chuyển tiền cho thuê bao khác. Số tiền tối đa được chuyển đi là 100.000 đồng và phí dịch vụ là 2.000 đồng.
Muốn sử dụng, người dùng đăng ký bằng cách dùng phương pháp USSD, bấm *117*Mật khẩu muốn sử dụng*Mật khẩu muốn sử dụng# rồi bấm phím OK (Ví dụ *117*12345*12345# và nhấn OK). Trong đó mật khẩu tối đa có 5 chữ số.
Khi chuyển tiền, soạn *119*Số điện thoại nhận tiền*Số tiền chuyển*Mật khẩu# rồi bấm OK (Ví dụ *119*0904xxxxxx*100000*12345# rồi nhấn OK).
Các nhà cung cấp dịch vụ đều yêu cầu thuê bao trả trước muốn chuyển tiền phải trong tình trạng hoạt động (2 chiều), thuê bao nhận tiền khi bị khóa 2 chiều sẽ được mở mạng và nhận 1 ngày sử dụng. Dịch vụ chuyển tiền này không đi kèm với tặng ngày sử dụng.
*********************************************
TẠM NGƯNG HÀ ƠI
chúc Hà vui nha tạm biệt Byebye nha Heheeheeehee.
01214465354 .Heheeheheehehe.thương em nhiều lém đó .
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top