Bài văn đạt điểm tối đa trong mùa thi đại học 2007 TQ - 1
Bài văn đạt điểm tối đa trong mùa thi đại học 2007 TQ - 1
2008-01-09 17:38:18 cri
Lời nói đầu: Năm 2007, Ngọc Ánh đã chọn lọc và phiên dịch 13 bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Trung Quốc trong mùa thi đại học năm 2006 rồi cho đăng trong mục "Văn học và nhân sinh" trên trang web của CRI, đã chiếm được sự hoan nghênh của nhiều độc giả trang web này, nhiều bạn yêu cầu Ngọc Ánh nên dịch thêm một số bài văn đạt điểm tối đa trong mùa thi đại học năm 2007 của thí sinh Trung Quốc. Để đáp ứng yêu của của các bạn và đặc biệt là của các bạn trẻ Việt Nam đang học cuối cấp, bắt đầu từ mục "Van học và Nhân sinh"số này, Ngọc Ánh xin đáp ứng yêu của các bạn, hoan nghênh bạn đọc viết thư cho Ngọc Ánh nêu nhận xét cũng như cảm nhận đối với những bài văn này.
Đề thi văn của thành phố Bắc Kinh
"Tế vũ thấp y khan bất kiến, nhàn hoa lạc địa thính vô thanh" (Tạm dịch: Mưa mong manh thấm áo nhìn không tỏ, hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu), đây là câu thơ trích trong bài thơ "Biệt Nghiêm Sĩ Nguyên" của nhà thơ đời Đường Trung Quốc Lý Trường Khanh.
Từng có người hiểu ý của bài thơ này như sau:
1- Đây là bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
2- Mưa mong manh, cánh hoa rụng bày tỏ nỗi cô đơn không mấy người thấu hiểu.
3- Nhìn không thấy, nghe không thấu không có nghĩa là thái độ sống buông xuôi, mà là thể hiện cách xử thế không màng danh lợi.
4- Nội hàm trong bài thơ đã không còn thích hợp với thời đại ngày nay.
Hãy làm bài văn theo nhận xét của mình.
Đề bài tự đặt, không giới hạn về hành văn, bài văn không được dưới 800 chữ.
Bài làm:
Mưa nhỏ hoa rụng đều buồn tẻ
Văn nhân anh hùng nên như vậy
Buồn tẻ chính là sợi dây màu đỏ, có người cứ cầm lấy nó thật chặt, âm thầm chờ đợi người cầm đầu dây bên kia, cho dù người đó đã đi rất xa từ lâu. "Mưa mong manh thấm áo nhìn không tỏ, hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu" Mỗi khi đọc hai câu thơ này, bất giác cảm thấy sự buồn tẻ của mưa mong manh và cánh hoa rụng. Khi những giọt mưa giăng giăng rơi xuống tà áo từng giọt từng giọt một, ai có thể cho biết rằng thứ tình cảm này nó không dạt dào? Nếu không như vậy thì làm sao có thể làm ướt đẫm cả tà áo? Khi cánh hoa mong mỏng mềm mại, bay như múa rơi nhẹ nhàng xuống mặt đường trải nhựa, ai có thể nói rằng đây là thứ tình cảm không mãnh liệt? Bằng không thì làm sao vô số cánh hoa mỏng có thể trải đầy mặt đường tĩnh lặng? Thế nhưng những hạt mưa mong manh, những cánh hoa mong mỏng lại "nhìn không tỏ " "nghe không thấu".
Trong cõi lòng sâu thẳm của mỗi người đều có một nấm mồ chôn hoa, chôn cất thứ tình cảm dạt dào đẹp đến thê lương nhưng không ai biết đến. Và rồi nấm mồ hoa này đã bị buồn tẻ khóa lại.
Nạp Lan, nhà viết từ nổi tiếng đời nhà Thanh, nhiều người đã ví ông là hóa thân của Giả Bảo Ngọc trong cuốn "Hồng Lâu Mộng". Ông là con người buồn tẻ. Người bạn thân của ông từng than rằng: "Ai cũng đều tranh uống nước từ, cõi lòng Nạp Lan mấy ai thấu?" Rõ ràng, Nạp Lan là công tử Tương Quốc, Tư vệ Ngự Tiền, ai cũng mến mộ. Thế nhưng, trong cõi lòng sâu thẳm của ông, lại cất giữ biết bao nỗi buồn. Ông nhặt một cành cây trong vườn nhà, nhưng "Hận sao lại không nói lên lời", mà chỉ có thể thở dài một tiếng "dấu chân đã mười năm cõi lòng cũng mười năm". Ông hướng vọng sống đạm bạc và chất phác, thế nhưng trong con mắt người đời, nguyện vọng này như những hạt mưa mong manh, mặc cho mưa rơi ướt lạnh cả tấm thân, chẳng qua cũng chỉ một tiếng thở dài mà thôi. Nỗi buồn của nhà viết từ Nạp Lan chính là nỗi thương lòng của một con người.
Hậu chủ thời Nam Đường Lý Dục (937?978) đăng quang vào năm 961, cũng rất buồn tẻ cô đơn. Nhà thơ Vương Quốc Duy viết về ông rằng "Sống trong cung điện sâu thẳm, lớn lên trên cánh tay đàn bà". Những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã ngự trên Long sàng, thường là không có bè bạn cùng trang lứa. Cho dù họ đắm mình trong tiền rừng bạc bể, suốt ngày say sưa trong ánh đèn và rượu ngon, cũng không thể tránh khỏi cảnh buồn tẻ trong đêm đen thanh vắng không một ai để dốc bầu tâm sự, đặc biệt là sau khi thời Nam Đường bị sụp đổ, nỗi hận mất nước đã rơi xuống mình nhà vua Lý Dục còn chưa chín chắn này, lại khiến cho nỗi buồn tẻ trong lòng ông như quết lên một màu xám ngắt. Nỗi buồn tẻ của ông âm thầm, nhưng lại có hình bóng. Ông đã đem cái thật của bản thân biến thành những cánh hoa buồn tẻ rắc lên tấm giấy tuyên đã được trải phẳng, biến chúng thành câu "Một áng nước mùa xuân", biến thành "Nước chảy hoa rơi xuân xa rồi, trần gian trên thiên đàng". Trong "Nhân gian từ thoại" có câu: "Lời từ đến tay Lý hậu chủ Lý Dục, liền như lời ca của những vở tuồng biến thành những câu từ của các văn nhân thi sĩ". Sự buồn tẻ của vua Lý Dục chính là nỗi bi thương của thời đại bấp bênh hồi đó, nhưng lại mở ra thời đại mới về viết từ.
Trong vườn Thẩm Viên, Lục Du, nhà văn nổi tiếng thời Nam Tống đã viết câu "Hồng bơ thủ, Hoàng Đằng tửu ..." (Có nghĩa là bàn tay ửng đỏ, cùng uống rượu Hoàng Đằng) , đã gửi gắm nỗi buồn của mình vào trong ký ức nhớ lại nàng Đường Uyển người vợ yêu dấu của mình. Khi Vương Duy cảm khái rằng "Khắp chốn cắm Thủ dũ thiếu một người" , đã gửi gắm nỗi buồn của mình vào trong lòng của người bạn tri kỷ. Nhà thơ nổi tiếng đời Đường Nguyên Chẩn đã viết câu thơ "Bạch đầu cung nữ tại. Nhà tọa thoại Huyền Tông" bằng bàn tay cứng rắn của mình. Đã nói lên bên trong bức tường đỏ sâu thăm thẳm kia, là tiếng lòng của những linh hồn buồn tẻ. Sợi dây đỏ trong tay nhà thơ, đầu dây bên kia buộc chặt vào cây bút. Sau khi tình cảm dạt rào lắng đọng xuống, liền trở nên âm thầm, và cũng biến thành động lực cho ngòi bút, khiến mưa mong manh và cánh hoa mỏng biến thành sức mạnh cứng rắn, không bao giờ bị mai một.
Thực ra , còn có một số người buồn tẻ, thậm chí không chỉ ở tác dụng của văn học. Ông Lâm Tắc Từ, anh hùng dân tộc thời nhà Thanh, bị giáng chức đi Y-li Tân Cương, người thường khó mà cảm nhận được sự buồn tẻ của ông, thế nhưng ông lại cất cao giọng "Cẩu lợi quốc gia sinh tử dĩ, khỉ nhân họa phúc tỵ xu chi." Có nghĩa là, "Chỉ cần có lợi cho đất nước, cho dù hy sinh bản thân mình cũng cam lòng, tuyệt đối không vì mình rất có thể sẽ gặp tại họa mà trốn tránh". Ông đã gây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Hàn Dũ, nhà văn nổi tiếng thời nhà Đường bị giáng xuống Triều Châu tỉnh Quảng Đông, con gái rượu của ông đã bị chết trên dọc đường. Nỗi đau buồn của ông đã biến thành động lực quản lý đất nước, ở cái thị trấn nhỏ xa xôi đó, ông đã mở trường học, làm thủy lợi, đã nhận được sự ủng hộ của bà con địa phương, đến nỗi non nước của Triều Châu đều mang họ Hàn.
Những giọt mưa mong manh đâu chỉ có làm ướt tà áo, mà là rơi xuống mảnh đất vừa nặng vừa dày, thấm nhuần cả một xứ sở; Những cánh hoa mỏng của họ cũng đâu chỉ rơi xuống mặt đường, mà là ăn sâu vào lòng đất, "Biến thành phù sa bón chon hoa." Đầu dây đỏ đằng kia, chính là những người dân bình thường. Họ biến nỗi buồn của mình hoá thành động lực, đi "Lập tâm vì đất trời, lập mệnh vì dân sinh."
Nỗi buồn tẻ của một con người có thể in lên mặt sách, khắc lên tấm bia, câu chuyện của Hàn Dũ cho chúng ta biết rằng, nỗi buồn tẻ của các bậc anh hùng chính là sự hiến dâng, chúng ta phải kính cẩn ngẩng đầu nhìn lên họ.
Lời bình:
Dàn ý bài văn sâu sắc, đường nét rõ ràng. Thí sinh tích lũy tài liệu phong phú và tư tưởng sâu sắc. Từ sự cảm khái về buồn tẻ, bài văn đã hoà sự "mông lung" và "vẻ đẹp mềm mại" của hạt mưa mong manh và cánh hoa nhẹ nhàng thành thứ tình cảm dạt dào đậm chất anh hùng ca, tiếp đó liền trình bày và giải thích "ý nghĩa của sự buồn tẻ", khiến chúng thăng hoa, từ "nỗi buồn của con người có thể in lên trang sách, khắc trên tấm bia, thứ buồn tẻ đó đẹp đẽ, để người đời thưởng thức", thăng hoa thành "nỗi buồn của những anh hùng như Lâm Tắc Từ, Hàn Du chính là sự hiến dâng, khiến mọi người phải ngưỡng mộ. "
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top