cp

CHÍ PHÈO _ Nam Cao _
Phân tích sự hồi sinh , thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo
MB :
Nam  Cao là một trong những cây bút viết truyện ngắn rất thành công của dòng văn học hiện thực phê phán thời kì trước Cách mạng. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những con người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ. Sáng tác của ông trước cách mạng thường xoay quanh hai đề tài chính là nông dân nghèo và trí thức nghèo. Bao trùm lên các tác phẩm của Nam Cao là nỗi đau đớn dai dẳng trước tình trạng nhân cách con người bị hủy hoại.Truyện ngắn “Chí Phèo” vừa là tác phẩm tiêu biểu cho những sáng tác viết về người nông dân nghèo vừa thể hiện nét riêng trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn. Trong tác phẩm, Nam Cao đã rất thành công khi miêu tả sự hồi sinh ý thức người, ý thức người lao động ở nhân vật Chí Phèo qua một đoạn văn ngắn thấm đẫm tinh thần nhân đạo.

TB:
1 chuyển ý.
“Chí Phèo” là truyện viết về người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng – quê hương của tác giả trước Cách mạng tháng Tám. Truyện ngắn “Chí Phèo” lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”. Khi in thành sách lần đầu (1941), Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”. Năm 1946, khi in trong tập “Luống cày”, tác giả đặt lại tên là “Chí Phèo”. Chí Phèo là tác phẩm thành công nhất của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Nhân vật Chí Phèo thể hiện tấn bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá.  Những thế lực tàn bạo đã tước đoạt của người nông dân chất phác hiền lành những khát vong và ước mơ về một cuộc sống lương thiện, biến họ thành kẻ lưu manh. Và khi lương tâm thức tỉnh, họ đã phải tự kết thúc đời mình khi nhận ra rằng mình không còn con đường trở  về với cuộc sống lương thiện. truyện kể về nhân vật Chí Phèo vốn không cha không mẹ, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Rồi đến trưởng thành làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩy anh vào tù. Bảy tám năm sau, Chí ra tù và trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn. Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm với nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chăm sóc. Bát cháo hành và những cử chỉ chân thật của Thị Nở đã làm sống dậy khát vọng sống cuộc đời lương thiện của Chí. Quá trình hồi sinh cùa Chí Phèo đã đc nhà văn Nam Cao miêu tả rất chi tiết mang đạm giá trị nhân đạo , thể hiện tình cảm yêu thương , đồng cảm của trái tim nhân hậu nhà văn đối với số phận đau khổ của ng nông dân
2 phân tích .
LĐ1: Trước hết, ta nhận thấy thay đổi đầu tiên ở CP là sự thức tỉnhNC đã phát hiện trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp, chỉ cần chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu đến "ma chê quỉ hờn", kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo để thức tỉnh, gợi dậy bản tính người nơi Chí Phèo, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị dập vùi, hắt hủi. Chính cuộc tình ngắn ngủi với Thị Nở trong một đêm trăng đã vô tình thắp lên ngọn lửa cuộc sống trong Chí. Từ đây, nhà văn đánh dấu quá trình phục sinh tâm hồn ở nhân vật. Đó cũng là biểu hiện của tấm lòng trân trọng của nhà văn đối với phẩm giá của người lao động.
* Bắt đầu, Nam Cao mới chỉ đơn thuần miêu tả cảnh CP tỉnh rượu
Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, Chí thực sự tỉnh rượu. Hắn “bâng khuâng” như “tỉnh dậy sau một cơn say rất dài”, “lòng mơ hồ buồn”.Chí đã có những cảm nhận về không gian, thời gian: bên ngoài mặt trời đã lên cao nhưng “trong cái lều ẩm thấp mới chỉ hơi lờ mờ” và cả những cảm nhận về cuộc sống xung quanh với những âm thanh quen thuộc hàng ngày: “tiếng chim hót ríu rít bên ngoài”, “tiếng cười nói của những người đi chợ”, “tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”… Đặc biệt khi tỉnh rượu, Chí đã nhận ra tình tạng thê thảm của bản thân: Nghe câu chuyện của hai người đàn bà đi chợ về, hắn lại “nao nao buồn” vì nhớ tới quá khứ xa xôi một thời với những mơ ước lương thiện về “một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng”.Thực tại, hắn thấy “hắn già mà vẫn còn cô độc”, “đói rét và ốm đau”.
* Từ tỉnh rượu, Chí dần dần thấy tỉnh ngộPhần quỷ dữ như bị lấp đi, ở Chí phần người đang dần hồi sinh. Những cảm nhậncủa Chí về cuộc sống xung quanh đầy màu sắc âm thanh mà lại rất đời thường. Chỉ cần vài chi tiết nhỏ như vậy, Ncao đã biểu hiện rõ lòng yêu cuộc sống ở nhât vật. Ý thức sống bộc lộ qua tâm trạng của Chí trong đoạn văn. Xuyên suốt mạch văn là tâm trạng buồn. Ban đầu thì “Chao ôi là buồn!”, cái buồn của một con người đã bỏ quên cuộc sống, hay chính xác hơn là bị cuộc sống lãng quên. Rồi Chí lại “nao nao buồn”, lần này là nỗi buồn cho quá khứ của một thời trai trẻ lương thiện. Khép lại đoạn văn, tác giả viết “Buồn thay cho đời”, đó là tiếng buồn thốt lên từ đáy lòng nhân vật than thở cho hiện thực cuộc sống đầy nghiệt ngã. Không phải ngẫu nhiên mà CP lại sợ nhất sự “cô độc”, sợ hơn cả “tuổi già và đói rét”. Phải chăng không có nỗi đau nào hơn nỗi đau không được xã hội thừa nhận? Có thể nói đây là lần đầu tiên sau khi ra tù, Chí nhìn nhận về bi kịch cuộc đời sự tha hóa của bản thân. Bản chất lương thiện của người lao động thật mạnh mẽ. Qua những đày đọa, vùi dập của xã hội, nó vẫn nhen nhóm và chờ đợi giây phút phục sinh.
* Như một quy luật tâm lý tất yếu, hết tỉnh ngộ, Chí lại hy vọng:
Chính bàn tay ân cần của Thị Nở cùng với tình yêu của thị đã khơi dậy trong Chí phần người. Bát cháo hành là liều thuốc giải độc góp phần thức tỉnh phần người trong con quỷ dữ. Chí Phèo quen sống với một kiểu định nghĩa : Muốn có cái ăn hắn phải kêu làng, phải rạch mặt ăn vạ, hắn phải thực sự hóa thân vào con quỷ dữ... Mỗi miếng ăn hàng ngày của Chí đều có máu và nước mắt của những người dân lương thiện làng Vũ Đại. Với hắn, cháo hành có hương vị đặc biệt - hương vị của tình người, hương vị của tình yêu. Mắt hắn lần đầu tiên ươn ướt. Đó cũng là giây phút Chí "thèm lương thiện và khát khao làm hòa với mọi người". Rồi đến khát vọng hạnh phúc với Thị Nở "Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ?... Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui". Một chút tình thương, dù là tình thương của một con người dở hơi, bệnh hoạn, thô kệch, xấu xí,... cũng đủ để làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí Phèo. Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu biết nhường nào.

3 khái quát +bình luận + MRLLSS
Chỉ qua một đoạn văn ngắn mà ngòi bút miêu tả tâm lý của nhà văn đã biểu lộ thật sắc sảo đi sâu vào mọi ngõ ngách, phản ánh những diễn biến sâu thẳm nhất trong tâm hồn người lao động. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa độc thoại nội tâm, lời nhân vật và lời tác giả khiến người đọc không chỉ cảm nhận được tâm trạng của nhân vật mà còn nhận thấy tình cảm chan chứa của nhà văn. Ncao là vậy, bên ngoài ông luôn tỏ ra lạnh lùng nhưng bên trong lại sôi sục yêu thương.  Nghệ thuật tả cảnh để bộc lộ tình cảm nhân vật cũng được NC vận dụng thành công, tạo nên ấn tượng nhất định cho đoạn văn.
Qua đoạn văn Nam Cao đã rất thành công khi miêu tả diễn biến tấm lý của nhân vật Chí Phèo. Nhà văn đã khám phá nhx phẩm chất lương thiện của con ng ngay cả khi bị vùi dập. Nam Cao đã cho ng đọc thấy đc sự âm hiểu sâu sắc của nhà văn về đời sống cx như tâm lý của ng nông dân. Biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật của ngòi bút Nam Cao đã đi sâu vào mọi ngõ ngách phảnh ánh nhx diễn biến sâu thẳm nhất trong tâm hồn của con ng.
Việc miêu tả chi tiết quá trình hồi sinh của nhân vật Chí Phèo đã cho ng đọc thấy đc chiều sâu giá trị nhân đạo của ngòi bút Nam Cao. Cùng vt về đề tài con ng bị tha hóa , trong “Bỉ vỏ”, Nguyên Hồng đã không cho nhân vật Tám Bính giây phút hối hận, với “Số đỏ” Vũ Trọng Phụng lên án gay gắt sự tha hóa của tất thảy con ng trong xã hội thượng lưu…còn NC lại có cái nhìn rất riêng của mình. Nhà văn luôn trân trọng những ước mơ, khát vọng hướng thiện với hy vọng : “Cái đẹp cứu rỗi con người”. Đồng thời, qua đoạn văn, Ncao còn “vạch khổ” cho người lao động. Đúng như nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa nhưng vẫn được làm người … CP phải bán cả nhân hình lẫn nhân tính mà không được làm người”.Từ đó ng đọc thấy truyện ngắn “Chí Phèo” đã rung lên 1 hồi chuông kêu cứu : hãy cứu lấy nhân phẩm con người và  Nam Cao đã tỏ rõ thái độ phê phán xã hội phi nhân tính chà đạp lên quyền sống của con người
KB:
Có thế nói đoạn văn miêu tả sự hồi sinh sự thức tỉnh ý thức ng trong nhân vật Chí Phèo là đoạn hay nhất của tác phảm. Nam Cao đã khẳng định : Bản chất lương thiện và khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên tốt đẹp của con người không bao giờ bị mất đi dù cho bị quỷ dữ tha mất linh hồn nhưng chỉ cần được thắp sáng bởi ngọn lửa tình người nó lại trỗi dậy đòi quyền sống mãnh liệt. Đồng thời nhà văn cx kịp thời phát hiện và trân trọng trc vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật và khao khát thay đổi thực tại để mang đến 1 cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #bài