bài tiểu luận môn dân tộc học : dám cưới người dao

A, MỞ ĐẦU

1, Lời mở đầu

Đất nước ta với 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất hình chữ s đầy thân thương , với mỗi tộc người khác nhau lại có những nét văn hóa đặc sắc khác riêng có của tộc người mình cùng cùng kết hợp với các tộc người khác tạo lên một đất nước VIỆT NAM đậm đà bản sắc dân tộc .

với 54 tộc người sinh sống trên khắp các miền đất nước chungs ta khó mà có thể thống kê được hết các nét đẹp văn hóa của mỗi tộc người được . nhưng đối với tộc người nào đi nữa thì trong đám cưới của mình là dịp họ đưa ra những nét đặc sắc nhất kết tinh trong văn hóa của mình và người dao quần chẹt ở thanh hóa cũng như vậy trong mỗi đám cưới là cả một sự kết tinh văn hóa của cộng đồng người dao quần chẹt ở thanh hóa . đám cưới không chỉ là ngày vui của đôi vợi chồng chẻ mà còn là dịp họp mặt cộng đồng để bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc truyền thống của dân tộc .

2, Lý do mục đích

a, LÝ do

cũng như các tộc ngừơi thiểu số khác ở việt nam người dao là một tộc người có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời cùng với quá trình hình thành và phát triển đó người dao đã tạo ra một nền văn hóa dân tộc cực kì phong phú và đọc đáo . người dao quần chẹt ở ở thanh hóa cũng vậy là một nhánh người dao còn giuwx lại được tương đối đầy đủ những nét văn hóa từ xa sưa của dân tộc mình , điều này được thể hiện rất rõ nét trong đám cưới .

b, mục đích :

Đám cưới là một dịp trọng đại của một đời người đồng thời cũng là sự kiện được cả cộng đồng có liên quan chú ý tới đồng thời qua đám cưới các nét văn hóa đặc sắc có dịp được thể hiện , mục đích của đề tài này là thông qua đám cưới có thể tóm lược đồng thời ghi lại những nét văn hóa đặc sắc đó .

B, Nội dung

I , Điều kiện thự nhiên

2, vị trí địa lý :

thanh hóa là một tỉnh rộng lớn Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², đứng thứ 6 trong cả nước, chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi.

2, Tài nguyên thiên nhiên

Tỉnh Thanh Hóa đa dạng nguồn tài nguyên nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên có trữ lượng không lớn, và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng, trong tỉnh hiện tại mới chỉ có một số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng,... Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ.

3, khÝ hËu

thanh hãa Nằm trong vùng đồng bằng ven biển bắc bộ hàng năm có 3 mùa gió:

gió bắc (còn gọi là gió bấc): Không khí lạnh từ áp cao serbia về, qua trung quốc thổi vào

gió tây nam : Từ vịnh bengal qua thái lan , lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam

giã ®«ng nam (còn gọi là gió nồm): thổi từ biển vào đem theo khí mát mẻ Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu , mùa này nắng, mưa nhiều thường hay có lụt bão hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 39-40 °C

Mùa lạnh:

Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730-1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%. Nhiệt độ không khí: Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 86000C, nhiệt độ trung bình từ 23,3 °C đến 23,6 °C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40 °C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6 °C.

Độ ẩm không khí: trung bình 80-85%

Nắng: hàng năm có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3.

Gió: thành phố thanh hóa chỉ cách bờ biển sầm sơn 10 km đường chim bay, vì thế nó nằm vào tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió Lào, thời gian không khí bị hun nóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm là cùng.

Bão: Theo chu kỳ từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có năm cấp 11 đến cấp 12.

Thủy văn: Hàng năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng 17 tỷ mét khối ngoài ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thủy chiều , đẩy nước mặn vào, khối nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn.

II , điều kiện xã hội

1, dân cư

thanh hóa là một tỉnh đông dân Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thanh Hóa có 3.400.239 người, đứng thứ ba cả nước, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mật độ dân số vào loại trung bình: 306 người/km². Có 7 dân tộc: kinh , mường , thái , thổ , dao , mông ,khơ mú.

2, kinh tế :

a, Công nghiệp

Tính đến thời điểm năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 5 khu công nghiệp tập trung (trừ khu công nghiệp Nghi Sơn có quy mô tương đối lớn, còn lại đều là các khu công nghiệp có quy mô nhỏ) và phân tán một số điểm công nghiệp.

b, Nông nghiệp

Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh hiện có 239.843 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng khai thác. Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấnNăm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha...

c, Lâm nghiệp

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m³ gỗ, hàng năm có thể khai thác 35.000-40.000 m³ (thời điểm số liệu hiện tại năm 2007). Rừng Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài. Gỗ quí hiếm có lát, pơ mu , sa mu , lim xanh , táu, sến, vàng tâm , giổi, de,chò chỉ . Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ... các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa , mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Nhìn chung vùng rừng giàu và trung bình chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha.Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim... Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có vườn quốc gia bến én nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien, động vật, thực vật quý, đồng thời là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

d, Ngư nghiệp

ngư nghiệp thanh hóa có nhiều điều kiện cho phát triển Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào.Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất tốt.

III, ĐÁM CƯỚI NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT Ở THANH HÓA

phong tục của người dao quần chẹt ở thanh hóa khi một người con trai đến tuổi lấy vợ và bố mẹ chàng trai đó thấy vừa mắt một cô gái nào đó thì ngay lập tức làm lễ chuẩn bị để sang nhà cô gái để xin dâu các thủ tục để đi đến hôn nhân diễn ra nhiều bước nhưng mang bản sắc riêng của đồng bào , đối với đồng bào dao vấn đề hôn nhân là một viêc trọng đại không chỉ dối với các chàng trai cô gái mà còn với cả hai bên gia đình dòng họ , điều kiện kết hôn không chỉ là môn đăng hậu đối giữa hai gia đình mà còn phải chú ý đến đến việc tuyển chọn sao cho được một cô dâu không chỉ xinh đẹp mà còn phải khéo léo , với đồng bào một yếu tố nữa là phải xem tràng trai và cô gái tuổi có xung khắc hay không . sau khi xem tuổi nếu không có sự sung khắc giữa tuổi của tràng trai cô gái và giữa cô gái với bố mẹ chồng thì bắt đầu làm nghi lễ dạm hỏi .

khi tràng trai ưng ý một cô gái nào đó , tràng trai sẽ nói với bố mẹ và các thành viên trong gia đình nếu gia đình chấp nhận thì sẽ chuẩn bị sính lễ đưa sang nhà gái để dạm hỏi lễ vật chuẩn bị bao gồm có : thuốc lào , trâù cau . khi dạm hỏi nhà trai phải lựa thời điểm sao cho phù hợp để đến nhà gái vừa kịp bữa cơm tối , sau bữa cơm 2 bên gia đình cùng nhau nói chuyện , đại diện nhà trai lấy khay ra bầy bánh kẹo , lấy thuốc lào mời lần lượt khắp mọi người trong nhà rồi ngỏ lời với nhà gái như sau : nhà tôi có một con trai nay đã đén tuổi song chưa có bạn gái ddeeer cùng nhau đi làm ăn làm uống nuôi gà nuôi lợn , thờ phụng tổ tiên , được biết ông bà cũng có một người con gái đến tuổi trưởng thành nhưng chưa có lơi lương tựa , hôm nay gia đình tôi đèn xin ông bà vui lòng và rộng lượng nói cho chúng tôi biết ngày tháng năm sinh của con gái ông bà ngày xưa sau lời nói chuyện của gia đình nhà trai dẫu bố mẹ cô gái có bằng lòng nhưng vẫn chưa dám nhận lời ngay vì theo quan liệm của người dao nếu nhận lời ngay thì sợ dân làng chê cười , suy nghĩ con gái ông bà bị ế chồng hay bị khuyết tật gì cho nên mới vội vàng . thoong thường thì bố mẹ cô gái phải nói khéo , đến lần thứ 3 thứ 4 thì mới nói cho nhà trai biết ngày tháng năm sinh của cô gái , và khi bố mẹ cô gái đồng ý rồi vẫn phải lựa lời nói khéo : con gái chúng tôi còn nhỏ dại lắm về nhà ông bà chỉ sợ không biết làm việc thôi . nhà trai đáp : điều đó không lo , chỉ cần cháu nó ngoan thì chả lo chỉ lo không nghe lời thôi , về nhà thì chúng tôi sẽ dậy bảo cho con cháu nó làm ăn làm uống biết được ngày tháng năm sinh của cô gái rồi nhà trai về nhà nhờ thầy xem sách nếu hai người hợp tuổi không sung khắc với cha mẹ chồng , gia đình sẽ mổ gà dâng lên bàn thờ tổ tiên , chân gà phải phải đẹp không có nốt bầm tím . sau dó nhà trai tiếp tục làm công đoạn lam lễ thông đường , nếu tuổi sung khắc hoặc không hợp thì viêc hôn nhân sẽ bị hủy bỏ theo quan niệm của người dao xưa khi thông đường phải không có bất cư vật cản gì trong suốt dọc đường tư nhà trai sang nhà gái và ngược lại nếu gặp người nếu gặp người vác cuốc thuổng ra đường thì người ta cho rằng đôi vợ chồng đó sẽ không bền lâu , gặp người phụ nư chải tóc bên đường thì người ta cho rằng sẽ có tang lễ , còn gặp người không măc quần áo ra đường thì đôi vợ chồng đó sẽ khó khăn , còn gặp người vác gỗ vác ván qua đường thì lại càng xui sẻo . nếu gặp các chướng ngại đó là phải thôi nhưng vẫn phải đến nhà gái để thưa lại chuyện , còn không gặp chỏ ngại gì thì sẽ tiến hành bước định cha mẹ : người ta mang một vuông vải trằng khổ hẹp trong đó gói một đồng bạc trắng , đén nhà gái cơm nước song mời thuốc thưa chuyện việc thông đường đã thông suốt hết rồi , nghĩa là người con gái đó đã thuộc về dòng họ của tôi rồi không ai có quyền dạm hỏi nữa . sau định cha mẹ thì đến bước xin giá cả để định ngày cưới việc định giá cả cũng tùy theo từng gia đình trước đây những gia đình người dao có con gái thường lấy của nhà trai 25 đồng bac trắng 4 yến gạo trong đó có một yến 100% không có hạt gẫy để riêng 20 lit riệu 20con gà sau khi hai bên thống nhất tiếp đén là hẹn ngày tổ chức đám cưới và hẹn ngày đi mời ông mờ , với người dao thì ông mờ là người đóng vai trò quan trọng là người có quyền quyết định tất cả mọi việc diễn ra trong đám cưới . nếu là cưới con gái cả thì ông mờ phải là ông cậu của mẹ hoặc là ông bác của cô dâu , gả con gái thứ 2 thì rể thứ nhất phải đi làm ông mờ , gả con gái thứ 3 thì rể thú 2 phải đi là ông mờ... lễ vật cho ông mờ thường là một vuông vải trắng trong có bọc một đồng bạc trắng , lễ vật này do bên nhà trai chuẩn bị . sau khi nhà trai đến nhà gái cùng mổ gà ăn uống xong thì mới đến nhà ông mờ , đến nhà ông mờ lại mổ gà , trong bữa ăn thì mời thuốc song thì mới nói chuyện có lý do như thế rồi mới đẻ vuông vải vào trong một cái dần hoặc cái sàng rồi làm lễ bái ông mờ , bái xong thì mới đưa cái xàng có tấm vải cho ông mờ mời ông đến để đưa con cháu đến nhà chồng . ông mờ là người có quyền chức đến đẻ quyết định cái đám cưới đó là người đại diện cho nhà gái trong đám cưới của người dao xưa thf nhà gái không phải chuẩn bị bất cứ thứ gì , lương thực thực phẩm đều do nhà trai mang tới . đoàn đón dâu bắt buộc phải là con số chẵn cân bằng giữa nam và nữ họ là ông mờ và họ hàng thân thích và hàng xóm của cô gái , ngoài những lễ vật mà hai họ đã thỏa thuận thì nhà trai phải còn phải mang theo dầu , muối , trầu cau , dao riệu , là những thứ mà nhà trai sẽ sử dụng vì nhà trai không được sử dụng bất cứ thứ gì thuộc sín lễ của 2 bên đã giao hẹn . khi nhà trai tới nhà gái tiếp đón nồng hậu , ông mờ nhà trai mời trầu thuốc nhà họ hàng gái rồi tiến hành sửa soạn tiệc riệu , lợn gà được mổ dâng lên bàn thờ công việc này đều do nhà trai thực hiện để thể hiện sự tôn trọng với họ hàng nhà gái .ngày cưới cô dâu mặc áo dài quần chẹt nhuộm chàm thêu hoa văn , thăt lưng lụa màu xanh ,đỏ vàng .. tùy thích . trên đầu đội khăn cùng màu với màu áo . trước khi đi cô dâu phải qua bàn thờ làm lễ bái lạy tổ tiên , ra đến sân đứng lại để ông mờ và nhà gái làm bùa ngăn không cho ma quái quỷ thần sâm nhập vào và đẻ cô dâu trên đường đi được thuận lợi , khi cô dâu đến nhà chồng , lúc này chú rể và bố mẹ chồng tạm lánh sang nhà hàng xóm , dâu mới vào nhà thông qua cửa ngang chứ không qua cửa chính . sau khi họ hàng nhà gái vào nhà hết thì bố mẹ chồng mới bước vào chào hoi và mời mọi người ăn món ăn ngày cưới . cuộc ăn uống kết thúc cũng là lúc hai họ lam lễ thành hôn cho đôi trai gái , lúc này chú rể mới được ông mờ đẫn về , chú rể mặc áo the , quần trắng đội khăn xếp , cô dâu ngồi hoặc đứng phía ngoài ngang hàng với chú rể hai người cùng hướng về bàn thờ . sau khi thầy cúng làm song lễ se duyên kết tóc chú rể được đẩy lên bước qua trước mặt cô dâu , hành động này thể hiện vị trí đứng đầu của người đàn ông dao trong gia đình và ngầm nhắc nhở cô dâu sau này không được lấn lướt chồng . thủ tục làm lễ kết thúc , chú rể đi mời thuốc khắp một lượt mọi người không được đẻ sót một người nào nếu để sót người nào nghĩa là đám cưới đó dã không được người đó công nhận , thuốc được mời song riệu được bầy ra mọi người lần lượt ngồi vào mâm theo thư bậc họ hàng làng xóm chàng rẻ phải ngồi xổm để thể hiện sự tôn trọng của mình với khách khứa . tiệc tùng xong đôi vợ chồng trẻ đứng ở mâm thầy cúng ông mờ đẻ nghe lời căn dặn đạo dâu con vơi chồng . cuối tiệc cưới cô dâu bưng khay trầu cau , riệu tiễn khách ra về đây là thời điểm mọi người mừng quà cho đôi vợ chồng trẻ . sau khi tổ chức đám cưới xong thì đến bước lại mặt , nhà trai phải chuẩn bị một con gà to , nếu không có gà phải chuẩn bị 4-5 cân thịt , 4-5 lít riệu 20 đôi bánh rán , một đôi gà con khoảng 5-6 lạng . khi đi thì nàng dâu đi trước kế đến là chàng rể bố mẹ và cô dì chú bác đi sau cùng dọc đường bắt buộc phải đi theo chình tự không được đi chen ngang , nếu đến nhà gái ngủ một đêm thì phải đi 6 người ngủ lại 2 đêm thì phải đi 4 người . tại buổi lễ lại mặt nhà gái đặt lễ trước bàn thờ tổ tiên cúng để tổ tiên biết mặt chàng rể mục đích là để sau này 2 bên đi lại thuận tiện . ngày về nhà gái gói bánh chưng với số lượng không quy định nhưng bắt buộc phải là số chẵn , còn với đôi gà nhà trai mang sang nhà gái thả con mái rồi bắt một con mái khác thả vào lồng để đôi vợ chồng đem về làm giống , khi về chàng rể đi trước kế đến là cô dâu và cuối cùng là bố mẹ anh em họ hàng lễ cưới của người dao quần chẹt mang đậm màu sắc dặc chưng dân tộc , thể hiện lối sống tôn trọng lễ nghĩa và kể từ lễ cưới này hai người mãi mãi thuộc về nhau không tách rời , có lẽ chính ý nghĩa này mà người dao quần chẹt không bao giờ li dị.

- Đám cưới của người dao quần chẹt ngày nay :

ngày nay khi đến tuổi nam nữ người dao quần chẹt ở thanh hóa được quyền tụ do tim hiểu và tìm kiếm bạn đời . các thủ tục cưới hỏi về cơ bản đã đơn giản hóa đi rất nhiều nhưng vẫn giữ được lễ cưới truyền thống đám cưới của người dao hiện nay đã không còn tình trạng thách cưới cao đòi nhiều của hồi môn và nhiều lễ vật khác mà nó thật sự trở thành niềm vui của cô dâu chú rể , gia đình họ hàng làng xóm và cả cộng đồng , các thủ tục nghi lễ phức tạp rườm rà nay đã giảm đi đáng kể nhưng lễ cưới vẫn diễn ra long trọng , theo đúng phong tục tập quán các bước từ ăn hỏi cho tới đám cưới thì trình tự vẫn giữ nguyên như vậy chỉ có việc thách cưới bằng bạc trắng , thủ tục ăn hỏi kéo dài nhiều ngày thì hiện nay đã được loại bỏ vì thứ nhất lãng phí về tiền của thứ 2 hiện nay hầu hết các gia đình đã không còn bạc trắng trong nhà để phục vụ cho việc đón con dâu chính vì vậy những hủ tục nầy đã bị loại bỏ vì không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay nữa . ngoài việc giảm thách cưới bằng đồng bạc trắng , đám cưới của người dao quần chẹt ở thanh hóa hiện nay còn thể hiện tính đoàn kết và trác nhiệm của hai họ với cộng đồng con cái nhà mình . cho lên trong đám cưới hiện nay thường có sự tương trợ lẫn nhau , nếu như trước đây lương thực thực phẩm , riệu đuêù do nhà trai cung cấp thì nay cưới nhà nào nhà đấy tự lo . theo phong tục tập quán của người dao trước đây đám cưới phải có một ông mờ , một người thổi kèn nay vẫn được duy trì , trong đám cưới thường diễn ra từ 2-3 ngày thì nay đã giảm xuống một ngày là xong . các thủ tục tỏ chưc giảm đi nhưng không làm giảm đi bản sắc trong đám cưới truyền thống.

trong xu thế hiện nay một số đám cưới của đồng bào dân tộc không chỉ co đồng bào dân tộc dao mà còn cả rất nhiều dân tộc khác ở gần các trung tâm thị trấn thị tứ các cô dâu chú rể học theo mốt mặc váy đầm quần âu cavat trong đám cưới nhưng với người dao quần chẹt ở thanh hóa hầu hết vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của dân tộc vẫn mặc trang phụ truyền thống của dân tộc mình .

trong hôn nhân của người dao quần chẹt ở thanh hóa hiện nay trai gái được tự do tìm hểu nhau và thự hiện theo những quy định của phap luật nhà nước về hôn nhân và gia đình như ; kết hôn đúng độ tuổi quy định , hôn nhân một vợ một chồng

lễ cưới của người dao không chỉ là ngày vui của đôi vợ chồng trẻ mà con là ngày vui của cả hai gia đình và cả cộng đồng niềm vui được thể hiện qua tay bắt mặt mừng và dặ biệt là các làn điệu dân ca hát đối trong đám cưới đây là món ăn tinh thần không thểthiếu được trong cuộc sống của người dân :

khi nhà trai vùa xuất phát dời nhà đi đón dâu đoàn sẽ bị chặn lại ở ải thử thách thứ nhất do nhà gái đặt ra hai bên phải hát đối đáp cho tới khi nhà gái đồng y cho qua thì nhà trai mới có thể đi tiếp , sau khi hát đối đáp xong nhà trai còn phải thường tiền cho đoàn nhà gái rồi mới được đi tiếp và đoàn nhà trai con phải vượt qua hai cửa ải như vậy nữa thì mới có thể đến gần nơi ở của cô gái những người đi hát đối đáp phải úng sử nhanh am hiểu phong tục tập quán thì mới có thể nhanh chóng đưa nhà trai đến được đích , qua ba cửa ải đó nhà trai được mời vào nhà gái ngồi mâm riêng , lúc này đoàn nhà trai mới yêu cầu nhà gái chao cho mình giấy khai sinh của cô gái để làm lễ bản mệnh cho đôi trẻ . kết thúc lẽ này nhà trai ra khỏi nhà cô gái , khi bên trong nhà cô gái dựng xong của bố mẹ thì nhà trai lại được mời vào nhà , ngày hôm sau nhà gái cùng hai họ làm lễ bái đường nhà trai công bố danh sách những người đến dự đám cưới , đén tên ai cô dâu đến vái đáp lễ người đó , buổi chiều họ làm lễ kết thúc hôn lễ bên nhà gái những câu hát đối đáp lại vang lên , giữa đại diên nhà trai và nhà gái để xin cô dâu về nhà chồng kết thúc phần hôn lễ bên nhà gái . đoàn đón dâu còn phải chải qua một cửa ải nữa , do nhà trai lập ra , thường là họ hát hỏi nhà gái lý do tới đây , nhà gái trả lời xong mọi người cùng nhau vào nhà làm lễ lậy tổ tiên cô dâu được đưa vào phòng còn phía ngoài ông mờ và nhà gái lạy tổ tiên đã phù hộ , sau đó ông mờ dẫn chú rể ra và chao giấy khai sinh cho bố mẹ chú rể làm lễ nhận dâu . đem đó hai họ lại ca hát đối đáp với nhau đến tận sáng hôm sau mới kết thúc lẽ cưới và cũng chính nhờ những đám cưới và những cuộc hát đối đáp như vậy mà trai gái có đều kiện gặp gỡ tâm tình và tìm hiểu nhau và từ đây sẽ có những đám cưới mới .

III , KẾT LUẬN

đám cưới của người dao quần chẹt ở thanh hóa là một nét văn hóa vô cùng đặc sắc trong văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở việt nam , tuy vậy trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại , cùng với những nét văn hóa khác cả cacsdaan tộc anh em , đám cưới của người dao quần chẹt ở thanh hóa đang có nguy cơ bị phai mờ đi khi dứng trước những dòng văn hóa mới du nhập vào . nó không chỉ làm biến mất đi một phong tục mà hơn thế nữa nó còn là việc lam mất đi bản sắc dân tộc những cái riêng có của cộng đòng các dân tộc việt nam nó khiên chúng ta bị hòa tan với các dòng văn hóa khác , bị lẫn vào một mớ bòng bong không còn là chúng ta nữa

tuy nhiên chúng ta cũng không thể nào bảo thủ giữ mãi những điều có từ xa sưa ( bao gồm cả hủ tục ) và không có bất kì sự tiếp nhận hay thay đỏi nào trước sự vận động của xã hội , điều này sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là sự tụt hậu của của nền văn hóa chúng ta so với nền văn hóa thế giới . chúng ta ngoài việc gìn giữ bản sắc của dân tộc mình vẫn phải có những sự tiếp thu những nét văn hóa tốt dẹp và phù hợp của các dân tộc khác một cách có chọn lọc chứ không tẩy chay hay tiếp nhận toàn bộ chúng .

vấn đè đặt ra là làm thế nào để vừa gìn giữ những nét văn hóa tốt đẹp như đám cưới của người dao quần chẹt ở thanh hóa trên đây , vừa có thể hòa nhập cùng thế giới để chúng ta có được mộtnền văn hóa hòa nhập chứ không hòa tan với thế giới , chỉ có một cách giải quyết đó là giáo dục ý thức cộng đồng , một cộng đồng trong đó có những người có ý thức giữ gìn và phat huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh thần học hỏi các nét đẹp trong văn hóa của cộng đòng khác thì nền văn hóa của cộng đòng đó nhất định phát triển , và đây cũng là một ý nghĩa của việc giảng dạy và học tập bộ môn dân tôc học việt nam.

tao yêu mày thật đấy thơ !

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #pro67mc