bai tap1

ĐCSVN) - Thực tiễn 20 năm đổi mới đất nước với những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã khẳng định vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với lý luận Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng, có cơ sở khoa học, đảm bảo cho đất nước ta vững bước đi lên, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ấy vậy mà vẫn còn có những ý kiến cho rằng: "Định hướng xã hội chủ nghĩa là giáo điều, sách vở, xuất phát từ "định đề giai cấp" chứ không phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam"; rằng, "Đảng đưa ra định hướng xã hội chủ nghĩa là thừa, là vô nghĩa, chỉ cần đặt vấn đề xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh là đủ, cần gì định hướng xã hội chủ nghĩa"! v.v... và v.v...

Do đó, việc tiếp tục đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận về định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ có ý nghĩa góp phần khẳng định mục tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta mà còn góp phần đấu tranh vạch trần những quan điểm sai trái, thù địch xung quanh những vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng.

1. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của chúng ta.

Ở Việt Nam, khi chưa có Đảng Cộng sản, rất nhiều người yêu nước thương nòi, đầy tâm huyết và thực sự phấn đấu cho đất nước được độc lập tự do, giàu mạnh, quyết tìm đường cứu dân, cứu nước nhưng đều phải chịu thất bại trước sự đàn áp dã man, tàn bạo, của kẻ thù, đất nước vẫn trong vòng nô lệ, dân tộc vẫn không có độc lập, nhân dân vẫn không có tự do, chứ chưa thể nói đến ấm no, hạnh phúc. Nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường và phương pháp cách mạng đúng đắn.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trong suốt cả quá trình lãnh đạo cách mạng, trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã tìm thấy và khẳng định, hơn bất cứ con đường nào khác, độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng đắn được thế hiện nhất quán, xuyên suốt trong đường lối cách mạng Việt Nam, là con đường đưa dân tộc ta, nhân dân ta, đất nước ta đi đến ấm no, tư do, hạnh phúc.

Sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa không phải mới được đặt ra gần đây, không phải khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, cả nước được giải phóng năm 1975, mà được đặt ra từ đầu thế kỷ, khi chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, bắt gặp con đường Cách mạng Tháng Mười, hoà nhập vào trào lưu chung của nhân loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng Việt Nam như Bác Hồ đã nêu trong chánh cương vắn tắt của Đảng là "làm tư sản dân quyền Cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản»; theo đó, sau khi giành được độc lập cho dân tộc thì phải đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Những người phê phán chúng ta là "giáo điều, sách vở", dù vô tình hay cố ý, dù được biển hộ bằng những tời lẽ giải thích như thế nào, thì họ vẫn cố tình bỏ qua một thực tiễn lịch sử mà hầu hết những người có lương tri không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới đều phải thừa nhận: lựa chọn con đường phát triển đất nước theo mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở lý luận và thực tiễn đúng đắn, không ai có thể phủ nhận được.

2. Chủ nghĩa tư bản không phải là cái đích cuối cùng của lịch sử, không phải là con đường chúng ta chọn.

Lợi dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chủ nghĩa tư bản đã tìm cách để "thích nghi và phát triển". Sự "thích nghi và phát triển" của chủ nghĩa từ bản hiện nay là một thực tế. Từ đó đã xuất hiện quan điểm cho rằng, chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất!; rằng, chủ nghĩa tư bản có thể là một xã hội mà chúng ta cần phải hướng đến!

Có một thực tế là, những lý lẽ ra sức biện hộ cho chủ nghĩa tư bản đang mất dần chỗ đứng trước một hiện thực đầy mâu thuẫn của thế giới tư bản: sự sản xuất càng phát triển, sự xã hội hoá lao động ngày càng cao, của cải ngày càng nhiều thì sự bất công xã hội, sự phân cực giàu nghèo, sự bất bình đẳng xã hội, sự tha hoá con người, những ung nhọt về mặt xã hội, sự huỷ hoại môi trường sinh thái... ngày càng gia tăng.

Điều đó cũng khẳng định những dự đoán thiên tài của C.Mác, những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà C.Mác đã phát hiện vẫn đang tồn tại: 'Những máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì lại đem nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người" .

Chủ nghĩa tư bản không phải là cái đích cuối cùng của lịch sử, chủ nghĩa tư bản là cái chúng ta phải vượt qua để đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa tư bản dứt khoát không phải là sự lựa chọn của chúng ta.

3. Để đi tới chủ nghĩa xã hội chúng ta phải trái qua thời kỳ quá độ, phải định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định có một thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. C. Mác và Ph. Ăngghen đã chứng minh rằng, chủ nghĩa tư bản phải nhường bước cho chủ nghĩa cộng sản như là "một quá trình lịch sử - tự nhiên". Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, hai ông đã nhấn mạnh tính khách quan của sự vận động lịch sử lên chủ nghĩa cộng sản là: "Chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xoá bỏ trạng thái 'hiện nay". Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, C. Mác viết : "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản".

C.Mác và Ph.Ănggnen cũng đã nêu lên ý tưởng, về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, giai đoạn thấp và giai đoạn cao trong giai đoạn thấp, chủ nghĩa cộng sản mới thoát thai từ xã hội tư sản nên không thể không còn đầy rẫy những tàn dư của xã hội cũ. V.I. Lênin đã nêu lên ý niệm về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tức là giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản.

Trong thời kỳ đó vẫn tồn tại những kết cấu kinh tế và giai cấp phản ảnh những đặc trưng của thời kỳ quá độ. Đó là thời kỳ vẫn tiếp tục diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới với những nội dung, hình thức mới nhằm giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

Trong thời kỳ quá độ vẫn diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng phát triển, hoặc là tự giác đi lên chủ nghĩa xã hội, hoặc là tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản. Quá trình phát triển của xã hội Việt Nam cũng không nằm ngoài tính quy luật chung của nhân loại. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có một định hướng cho quá trình phát triển đó. Rõ ràng, chủ nghĩa tư bản không thể là một xã hội mà chúng ta hướng tới. Chúng ta phải định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều này hoàn toàn đúng với lý luận Mác - Lênin và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, chứ không phải là "giáo điều, sách vở" như có ai đó đã từng lên tiếng chỉ trích.

Họ phê phán chúng ta là "giáo điều, sách vở"; là "không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam", chính là họ đã cố tình xuyên tạc sự thật, xuyên tạc bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, nhất là lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thực tiễn Việt Nam.

4. Định hướng xã hội chủ nghĩa là đảm bảo cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng, muốn dân giàu, nước mạnh một cách thực sự, lâu dài và phổ biến trên toàn xã hội thì không thể đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, con đường đầy máu và nước mắt với việc duy trì áp bức, bóc lột và bất công vốn là bản chất của chủ nghĩa tư bản, mặc dù chủ nghĩa tư bản đã tìm cách điều chỉnh, thích nghi để phát triển. Muốn dân giàu, nước mạnh, hiểu theo nghĩa đầy đủ, trọn vẹn của cụm từ này, không có con đường nào khác là phải kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dầu đây là sự nghiệp lâu dài, khó khăn, gian khổ và không thể tránh khỏi những lúc vấp váp, sai lầm, khuyết điểm.

Thực tiễn cũng đã cảnh báo rằng, do không nhận thức được tính chất phức tạp, khó khăn, lâu dài của thời ký quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới nên nhiều người đã dao động, đánh mất niềm tin, cho rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do đi trái quy luật lịch sử, là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên cả bình diện lý luận và thực tiễn.

Dân giàu, nước mạnh nhưng phải đi đôi với một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Điều đó hoàn toàn không thể có được dưới xã hội tư bản, một xã hội đầy rẫy bất công, một xã hội mà người dân lao động mất hết tự do, dân chủ, một xã hội như một độc giả người Pháp Rơnê Đuymông đã phải thốt lên rằng, chủ nghĩa tư bản là "một thế giới không thể chấp nhận được".

5. Định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình vận động, phát triển, là sự kết hợp giữa khách quan và chủ quan để đi tới mục tiêu đã lựa chọn.

Định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình vận động, phát triển biện chứng, vừa thể hiện quá trình cách mạng nước ta, từ điểm xuất phát, quá trình vận động, phát triển cho đến mục tiêu cuối cùng là xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng và hướng tới như sáu đặc trưng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà Đại hội VII của Đảng đã nêu lên.

Định hướng xã hội chủ nghĩa còn được thể hiện ở nhận thức và những hoạt động thực tiễn của các nhân tố chủ quan, trước hết và chủ yếu là của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc đưa đường, chỉ lối, bổ sung, phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo, tổ chức, quản lý xã hội, đảm bảo cho đất nước vận động, phát triển theo đúng con đường đã chọn - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tránh chệch hướng sang còn đường tư bản chủ nghĩa.

Định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở nhận thức và trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Đó là cuộc đấu tranh để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự vận động, phát triển cuả cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chống mọi biểu hiện chệch hướng sang tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội ở Việt Nam trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Cuộc đấu tranh bảo vệ quan điểm định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi chúng ta không chỉ phải nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam một cách có cơ sở lý luận và thực tiễn, mà còn là một qúa trình đấu tranh phê phán, vạch trần những quan điểm sai trái, thù địch cố tình phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, của nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh vững bước đi trên con đường đã chọn - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

PGS.TS Nguyễn Vĩnh Thắng

In bài

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: