Bài tập BHXH có lời giải.

Phần 2:  CHẾ ĐỘ THAI SẢN 

Câu 1: Chị H làm việc cho cơ quan nhà nước từ tháng 2 / 2004 có thời gian tham gia đóng BHXH liên tục. Ngày 27/2/2013, chị xin nghỉ sinh con. Ngày 02/3/2013, chị sinh một con. Tính chế độ thai sản cho chị H, biết :

Từ 01/2010 đến 12/2012 : HSL = 3.00

Từ 01/2013                         : HSL = 3.33

Giải 

Chị H có thời gian đóng BHXH liên tục từ 2/2004 đến tháng 2/2013. Chị H xin nghỉ sinh con vào ngày 27/2/2013. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 3/2012 đến tháng 2/2013, trong khoảng thời gian này, chị H đã đóng BHXH đủ 6 tháng nên chị H được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ của chị H bắt đầu từ ngày 27/2/2013 đến 26/8/2013 : 6 tháng.

Mức TLTC bình quân 6 tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ sinh là ( từ tháng 9/2012 đến tháng 2/2013)

TLTC =  (4*1.050.000*3.00+2*1.050.000*3.33)/6=3.381.000 (vnd)

Trợ cấp một lần = 2Lmin = 2 * 1.050.000 = 2.100.000 (vnd)

Trợ cấp hàng tháng: 

+    Từ 27/2/2013 đến 26/6/2013 : TC = 3.381.000 * 4 = 13.524.000 (vnd)

+    Từ 27/6/2013 đến 30/6/2013 : TC =3.381.000/26*4= 520.153 (vnd)

+    Từ 01/7/2013 , Lmin tăng lên = 1.150.000 (vnd )

Mức bình quân TLTC tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh là: 

TLTC = (4*1.150.000*3.00+2*1.150.000*3.33)/6=3.576.500 (vnd)

+    Từ 01/7/2013 đến 26/7/2013 : TC = 3.576.500/26*26= 3.576.500 (vnd)

Từ ngày 27/7/2013 đến 26/8/2013: TC = 3.576.500 (vnd)

Tổng trợ cấp chị H nhận được là 

TC = (1) +(2) +(3) +(4 ) + (5) = 23.297.153 (vnd)

Câu 2 : Chị L có thời giant ham gia đóng BHXH liên tục từ tháng 9/2010 . Chị xin nghỉ sinh con từ ngày 15/ 01/ 2013. Ngày 25/01/2013, chị sinh đôi. Tính chế độ thai sản cho chi L , biết :

Từ tháng 9/2010 đến tháng 11/ 2012 lương theo hợp đồng của chị L 

= 5.000.000(vnd) 

Từ tháng 12/ 2012 , lương theo hợp đồng = 6.000.000 (vnd)

Giải: 

Chị L có thời gian tham gia đóng BHXH liên tục từ tháng 9/2010 đến tháng 01/2013. Thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 02/2012 đến tháng 01/2013, trong đó chị L đã đóng đủ 6 tháng BHXH liền kề trước sinh, từ tháng 8/2012 đến tháng 01/2013 .Vậy chị H đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Chị L được nghỉ theo chế độ thai sản tới 14/5/2013 và được nghỉ thêm 30 ngày vì sinh đôi. Tại thời điểm tháng 5/2013 , Luật BHXH có sửa đổi bổ sung chính thức có hiệu lực, thời gian nghỉ thai sản được nâng lên là 6 tháng.Thời gian nghỉ hưởng chế độ của chị L từ 15/01/2013 đến 14 /8/2013 : 6 tháng 30 ngày.

Mức TLTC bình quân 6 tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ sinh là:

TLTC = (5.000.000*4+6.000.000*2)/6=5.333.333 (vnd )

Trợ cấp 1 lần khi sinh là : TC = 4 Lmin = 4 * 1.050.000 = 4.200.000 (vnd) 

Từ ngày 15/01/2013 đến 14/7/2013 là : TC = 5.333.333 * 6 = 31.999.998 (vnd )

Từ ngày 15/7/2013 đến 14/8/2013 : TC = 5.333.333/26*30=6.153.845 (vnd)

Theo quy định , đối với trường hợp có số ngày nghỉ lẻ lớn hơn 26 ngày, mức hưởng trợ cấp được tính bằng mức TLTC bình quân tháng đóng BHXH . Trong trường hợp được nghỉ thêm 30 ngày, chị L sẽ nhận được mức trợ cấp = 5.333.333 (vnd) thay vì mức 6.153.845 (vnd).

Tổng trợ cấp chị L nhận được sẽ bằng : (1) + ( 2) + (3) = 41.533.331 (vnd) 

Câu 3: Chị D làm việc ở cơ quan nhà nước, và có thời gian tham gia đóng BHXH liên tục từ tháng 9/2005. Ngày 08/02/2013, chị D xin nghỉ sinh con. Ngày 20/02/2013, chị D sinh một con. Ngày 14/7/2013, con chị D chết. Tính chế độ trợ cấp cho chị D, biết:

Lương  từ tháng 12/2009 đến tháng 11/2012 : HSL = 2.67

Từ 12/2012                                                             : HSL = 3.00

Giải: 

Chị D có thời gian đóng BHXH liên tục từ tháng 9/2005 tới tháng 01/2013. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2012 đến tháng 01/2013, trong đó, chị D đã đóng đủ 6 tháng BHXH, được tính từ tháng 8/2012 đến tháng 01/2013. Vậy chị D đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của chị D là 6 tháng, bắt đầu từ ngày chị D xin nghỉ sinh con

08/02/2013 đến 07/8/2013.

TLTC bình quân tháng đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc là: 

TLTC = (4*2.67*1.050.000+2*3.00*1.050.000)/6=2.919.000 (vnd)

Mức hưởng:

+ Từ ngày 08/2/2013 đến 07/6/2013 : TC = 2.919.000 * 4 = 11.676.000 (vnd) 

+ Từ ngày 08/6/2013 đến 30/6/2013 :  TC = 2.919.000/26*23=2.582.192 ( vnd )

Từ 01/7/2013, điều chỉnh mức Lmin = 1.150.000 (vnd) , do đó, TLTC bình quân 6 tháng đóng BHXH liền kề cũng có sự thay đổi : TLTC = (4*2.67*1.150.000+2*3.00*1.150.000)/6=3.197.000 (vnd)

+ Từ ngày 01/7/2013 đến 13/7/2013 : TC = 3.197.000/26*13=1.598.500 ( vnd)

Ngày 14/7/2013, con chị D chết. Theo quy định , chị D sẽ được nghỉ để tang con là 30 ngày kể từ ngày con chị chết, tức là chị được nghỉ hết ngày 13/8/2013. Tuy nhiên, Luật BHXH giới hạn thời gian nghỉ hưởng chế độ không vượt quá thời gian 6 tháng nghỉ khi đang trong chế độ thai sản. Như vậy, chị D chỉ được nghỉ hưởng chế độ đến ngày 07/8/2013 ( nghỉ thêm 25 ngày.). Mức trợ cấp chị nhận được là : TC = 3.197.000/26*25=3.074.038 (vnd)

Trợ cấp một lần = 2Lmin = 2* 1.050.000 = 2.100.000 (vnd )

Tổng số tiền trợ cấp mà chị D nhận được là :

∑ (1) + (2) + (3) +(4) + (5) = 21.030.730 ( vnd) 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: