Bài tập kinh tế chính trị

I. Phân tích nội dung của mối quan hệ giữa giá trị với giá trị trao đổi, giá cả sản xuất, giá cả thị trường ?

     Trả lời:

 

    Giá trị của hàng hóa là một phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị, là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Nhưng hao phí lao động của con người kết tinh trong sản phẩm không phải lúc nào cũng là giá trị. Trong các xã hội mà người ta sử dụng sức lao động để làm ra sản phẩm để tự tiêu dùng cho bản thân và gia đình mình thì, sự hao phí lao động đó không có hình thái giá trị. Chỉ trong những xã hội người ta làm ra sản phẩm để trao đổi, thì hao phí lao động đó mới mang hình thái giá trị. Trong công xã thị tộc Ấn Độ thời cổ, tư liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm của lao động là của chung, công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thỏa mãn nhu cầu, tức là không có sự trao đổi sản phẩm, nên sự hao phí lao động không mang hình thái giá trị. Do đó giá trị là một phạm trù mang tính lịch sử.

    Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa cùng với giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa, đó hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa, một vật muốn trở thành đều phải có đủ hai thuộc tính trên, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó, sản phẩm không thể là hàng hóa. Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và lượng, chất giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa còn lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết đinh. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa ở đây được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết đó là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Lượng thời gian lao động cần thiết không phải là một đại lượng cố định mà nó thay đổi do một số nhân tố ảnh hưởng như năng suất lao động và tính chất của lao động là giản đơn hay lao động phức tạp. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất và cung cấp đại bộ phận của một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.

    a, Mối quan hệ với giá trị trao đổi

    Tuy hai hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác nhau, nhưng chúng lại có thể trao đổi được với nhau vì chúng đều có cơ sở chung đó là sự hao phí lao động của con người, là giá trị hàng hóa. Song giá trị hàng hoá chỉ biểu hiện thông qua trao đổi, do đó muốn hiểu được giá trị hàng hóa ta phải đi từ giá trị trao đổi. Theo Mác viết: “giá trị trao đổi biểu hiện là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”. Quan hệ tỉ lệ ấy là do lượng giá trị hàng hóa  hay lượng lao động xã hội cần thiết đã hao phí  để sản xuất ra các loại hàng hoá chi phối, tức là do giá trị hàng hoá quyết định. Trong giá trị trao đổi, giá trị hàng hoá được biểu hiện dưới hình thức vật. Biểu diễn bằng phương trình có thể viết là  

x sản phẩm A = y sản phẩm B.

    Ví dụ 10 cái bút = 1 quyển vở. Trong quan hệ này, giá trị của bút biểu hiện thành hình thái tương đối của giá trị, còn giá trị của vở biểu hiện thành hình thái ngang giá.

    Giữa giá trị trao đổi và giá trị có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong đó giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài

    b, Mối quan hệ với giá cả sản xuất và giá cả thị trường

    Giá cả sản xuất là hình thái chuyển hóa của giá trị hàng hóa trong điều kiện tư do cạnh tranh. Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Biểu diễn bằng công thức: giá cả sản xuất = k +          Trong đó k là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa k = c+ v và       là lợi nhuận bình quân, là lợi nhuận bằng nhau của một lượng tư bản bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau, nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu tạo hữu cơ của nó như thế nào

    Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân.

    Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất hình thành thông qua sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm giành giật nơi đầu tư có lợi nhất. Không một nhà tư bản nào muốn với cùng một lượng tư bản bỏ ra doanh nghiệp của mình lại thu về lợi nhuận thấp, do đó đã xảy ra quá trình di chuyển tư bản giữa các ngành để cân bằng tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành, hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, cùng với đó là quá trình chuyển hóa giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất

                      W = c + v + m à   gcsx = k +       = ( c +v ) +

    Điều kiện để giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất gồm có:

-         Đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển

-         Sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất

-         Quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang          ngành khác

    Trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh, hàng hóa không bán theo giá trị mà bán theo giá cả sản xuất, giờ đây giá cả hàng hóa sẽ xoay quanh giá cả sản xuất . Xét về mặt lượng, đối với từng ngành sản xuất, giá cả sản xuất có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị của nó, nhưng nếu xem xét tất cả các ngành sản xuất như một chỉnh thể thì tổng giá cả sản xuất của các hàng hóa đã sản xuất ra bằng tổng số giá trị của chúng bởi vì trên thực tế, tổng giá cả sản xuất của các hàng hóa về thực chất là sự biểu hiện bằng tiền của tổng số lao động sống và lao động quá khứ chứa đựng trong các hàng hóa đó. Do đó có thể nói giá trị là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất. Trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất và quy luật giá trị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất

    Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, là giá bán thực tế trên thị trường do người mua và người bán thỏa thuận với nhau. Trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa, người bán luôn luôn muốn bán với giá cao, còn người mua lại luôn luôn muốn mua với giá thấp. Đối với người bán, giá cả phải đáp ứng nhu cầu bù đắp chi phí và có doanh lợi nên giá cả thị trường luôn lớn hơn chi phí sản xuất.

    Giá trị là cơ sở của giá cả nên trước hết giá cả thị trường phụ thuộc vào giá trị, hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả thị trường của nó sẽ cao và ngược lại, tuy nhiên giá cả thị trường còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như quan hệ cung – cầu, quan hệ cạnh tranh, yếu tố tâm lý… và giá trị của tiền tệ ( giá cả thị trường tỉ lệ nghịch với sức mua của tiền )

    Như vậy trong mối quan hệ giữa giá trị và giá cả sản xuất, giá cả thị trường thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất; giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, giá cả sản xuất điều tiết giá cả thị trường và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất

II.Phân tích quá trình chuyển hóa ( biểu hiện hoạt động ) của quy luật giá trị trong điều kiện tự do cạnh tranh và điều kiện độc quyền

Trả lời:

 

    Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết

-         Trong sản xuất thì hao phí lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết. Do đó nó kích thích người sản xuất phải ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, hợp lý hóa tổ chức để có thể bán được hàng, bù đắp được chi phí và có lãi.

-         Trong trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá, hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau, nhưng có lượng giá trị bằng nhau thì phải trao đổi ngang nhau

    Nghiên cứu kỹ quy luật giá trị sẽ cho ta thấy được vai trò và tác động của nó đối với nền kinh tế trong từng thời kỳ. Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn chủ yếu: giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất, còn trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền thì quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền

    a,  Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

    Gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đó là sự xuất hiện của cạnh tranh, đó là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt của những người sản xuất kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, để thu lợi nhuận cao nhất. Trong điều kiện đó thì quy luật giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành

    Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành nên giá trị xã hội  

( giá trị thị trường ) của từng loại hàng hóa còn kết quả của sự cạnh tranh giữa các ngành là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.

    Trong các ngành sản xuất khác nhau có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận của các ngành là khác nhau, nhà tư bản ở ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp không thể bằng lòng, đứng yên trong khi những ngành khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, nên đã xảy ra hiện tương di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, làm cho ngành có cung( hàng hóa) lớn hơn cầu( hàng hóa) thì giá cả giảm xuống, còn ngành có cầu ( hàng hóa) lớn hơn cung ( hàng hóa) thì giá cả tăng lên. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ suất lợi

nhuận các biệt vốn có của các ngành, sư thay đổi chỉ dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau, kết quả là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân

               

                                             = 

    Khi đó, lượng lợi nhuận của tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau đều tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân, và do đó, nếu lượng tư bản ứng ra bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân

                                         =        x k

    Trong điều kiện đó thì giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất và bằng chi phí sản xuất công với lợi nhuận bình quân                     

                      W = c + v + m   à   gcsx = k  +  

    Khác với quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa giản đơn là giá cả hàng hóa xoay quanh giá trị, trong điều kiện tự do cạnh tranh thì giá cả hàng hóa sẽ xoay quanh giá cả sản xuất. Giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất không phải là phủ nhận quy luật giá trị mà chỉ là biểu hiện cụ thể của quy luật giá trị trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh

Ngành

c

v

m

( m’ = 100%)

Giá trị

Giá cả sản xuất

Chênh lệch giữa giá cả sản xuất và giá trị

Cơ khí

80

20

20

30

120

130

+10

Dệt

70

30

30

30

130

130

0

Da

60

40

40

30

140

130

-10

Tổng số

210

90

90

90

390

390

0

-         Như bảng trên ta thấy tuy giá cả sản xuất của hàng hóa thuộc ngành cá biệt có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị, nhưng tổng giá trị sản xuất của toàn bộ hàng hóa của tất cả các ngành trong toàn xã hội đều bằng tổng giá trị của nó. Tổng số lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được cũng bằng tổng số giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra

-         Giá cả sản xuất phụ thuộc trực tiếp vào giá trị. Giá trị hàng hóa giảm xuống, giá cả sản xuất giảm theo, giá trị hàng hóa tăng lên kéo theo giá cả sản xuất tăng lên

    Như vậy về thực chất giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất.

    b, Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

    Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. Nếu ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, sự phân phối lợi nhuận dựa trên sở hữu tư bản thì đến giai đoạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền, việc phân chia lợi nhuận giữa các nhà tư bản không chỉ dựa trên sở hữu tư bản nữa, mà còn dựa trên cơ sở quyền lực của các tổ chức độc quyền, và khi đó chế độ bóc lột đã được tăng cường lên một mức độ mới, việc sản xuất và chi phối giá trị và giá trị thăng dư cũng có những thay đổi nhất định Trong giai đoạn này, tổ chức độc quyền đã nâng giá cả hàng hóa lên trên giá cả sản xuất và giá trị . Lúc này giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền, lợi nhuận độc quyền vượt trên cả lợi nhuận bình quân. Lợi nhuận độc quyền bao gồm lợi nhuận bình quân cộng với lợi nhuận khác không phải chủ yếu do cải tiến kỹ thuật mà chủ yếu do địa vị thống trị của độc quyền mà thu được. Ngoài ra các tổ chức độc quyền còn áp đặt giá độc quyền thấp khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu của những người sản xuất nhỏ, tư bản vừa và nhỏ ngoài độc quyền. Cũng như trong giai đoạn tư bản cạnh tranh tự do, quy luật giá cả độc quyền không phủ nhận quy luật giá trị, về thực chất giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Nguồn gốc và cơ cấu của lợi nhuận độc quyền là giá trị thặng dư của công nhân bao gồm lao động chân tay và lao động trí óc làm việc trong các tổ chức độc quyền tạo ra; một phần giá trị thặng dư của công nhân làm việc ở các xí nghiệp ngoài tổ chức độc quyền; một phần giá trị mới do người sản xuất hàng hóa nhỏ trong nước tạo, bóc lột nhân dân các nước kém phát triển. Xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị

    Như vậy trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất, thì trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: