Bài tập chương 1+2

BÀI TẬP CHƯƠNG I

1. Trình bày tóm lược sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)

• Thời kì sơ khai :

Từ 3500 năm đến 1800 năm trước Công nguyên là giai đoạn phát triển của các ngân hàng sơ khai. Nghiệp vụ ban đầu của nghề kinh doanh tiền tệ là nhận giữ tiền vàng và các loại tài sản có giá trị khác được thực hiển bởi các nhà kim hoàn, các lãnh chúa và các nhà thờ.. Dần dần, những người gửi tiền nhận thấy rằng họ có thể sử dụng các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu vàng để thanh toán. Đây là mầm mống đầu tiên của nghiệp vụ phát hành tiền giấy. Mặt khác, người giữ tiền cũng nhận ra là trong cùng một khoảng thời gian nhất định, có một số người đến đổi chứng thư lấy tiền nhưng cũng có những người khác lại gửi tiền vào. Điều này chứng tỏ người nhận giữ tiền vàng giờ đây chỉ cần dự trữ lượng tiền vàng với một tỷ lệ nhất định, phần còn lại sử dụng để cho vay. Đến đây, các ngân hàng bắt đầu tham gia vào quá trình cung ứng tiền.

• Từ thế kỳ V đến thế kỷ XVII :

Đây là giai đoạn phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ của một NHTM. Các nghiệp vụ ghi chép sổ sách, hình thành các số hiệu tài khoản, chi tiết đến đối tượng cho vay, mục đích cho vay cũng như nguồn vốn cho vay ra đời. Cũng trong thời kỳ này, hoạt động thanh toán bù trừ ở dạng sơ khai trong cùng một ngân hàng đã bắt đầu phát triển và sau đó là hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng. Nghiệp vụ chuyển tiền và bảo lãnh hình thành vào khoảng cuối thế kỷ X. Từ thế kỷ XI - XVII nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu bắt đầu phát triển. Cho đến thế kỷ XVII, các nghiệp vụ ngân hàng kinh doanh đã hoàn thiện, bao gồm :

• Nhận tiền gửi, cho vay.

• Phát hành tiền giấy có khả năng đổi ra vàng.

• Chiết khấu thương phiếu.

• Chuyển tiền, thanh toán bù trừ, bảo lãnh.

• Từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX

Các ngân hàng thực sự được công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và phát hành tiền dưới dạng các chứng thư hay kì phiếu thay cho vàng. Khả năng chuyển đổi kì phiếu ra vàng rất dễ dàng làm cho nó được chấp nhận không hạn chế trong lưu thông như một hình thức tiền tệ. Tuy nhiên đến thế kỉ thứ XVIII, các ngân hàng bắt đầu lợi dụng ưu thế của mình để phát hành một khối lượng lớn các kì phiếu tách rời khỏi dự trữ vàng để cho vay, điều này đe dọa khả năng chuyển đổi ra tiền vàng của các kì phiếu được phát hành. Tình trạng này kéo dài gây sự bất ổn định trong lưu thông tiền tệ và nhà nước buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự và thống nhất cho việc phát hành tiền, đảm bảo an toàn cho các giấy chứng nhận nợ của ngân hàng. Kết quả của sự can thiệp là hệ thống ngân hàng bị chia thành hai nhóm:

• Nhóm thứ nhất là các ngân hàng được phép phát hành tiền giấy, được gọi là các Ngân hàng phát hành.

• Nhóm thứ hai bao gồm những ngân hàng còn lại, không được phép phát hành tiền mà chỉ làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán trong nền kinh tế, được gọi là Ngân hàng trung gian.

• Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến nay

Cùng với sự hoàn thiện về chức năng của các ngân hàng trung ương, các ngân hàng trung gian cũng phát triển đa dạng về nghiệp vụ kinh doanh. Hoạt động của các ngân hàng không chỉ giới hạn ở các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại truyền thống. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại vẫn là loại hình ngân hàng phổ biến và quan trọng nhất hiện nay vì đây là loại hình ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống các ngân hàng trung gian. Hơn nữa, các ngân hàng thương mại hiện nay hầu như có thể tiến hành tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, ngược lại, các loại hình ngân hàng khác cũng mang nhiều tính chất như ngân hàng thương mại.

Liên hệ với Việt Nam

Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính-kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: phát hành giấy bạc; quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất; phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.

Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể được chia làm 4 thời kỳ như sau:

• Thời kỳ 1951 - 1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.

• Thời kỳ 1955 - 1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc xây dựng và chiến đấu, vừa ra sức chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế.

- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp

• Thời kỳ 1975 - 1985: là thời kỳ xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam-Bắc vào năm 1978. Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng-chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay.

• Thời kỳ 1986 đến nay:

- Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần. Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp, trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi

- Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ CNH-HĐH, hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọng trách của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thiên niên kỷ mới.

Câu 2:Hãy phân tích chức năng trung gian tín dụng của Ngân hàng thương mại

Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò là "cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người cần vốn.

Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay. Với chức năng trung gian tín dụng. NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia, bao gồm người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

- Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi gửi mà ngân hàng gửi cho họ đông thời được sử dụng các dịch vụ thanh toán tiện lợi

- Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian để tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.

- Đối với NHTM, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới.

- Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất.

Trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM vì nó phản ảnh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay , nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đồng thời là cơ sở để thực hiện chức năng khác.

Câu 3:Hãy phân tích chức năng trung gian thanh toán của NHTM.

NHTM là trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiển gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi. Đó chính là tiền để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào vị trí làm trung gian thanh toán.

Việc các NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này,các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng. Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền mặt mà vẫn có thể hhuwjc hiện các giao dịch thanh toán dù ở gần hay. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo được thanh toán an toàn. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền...

Đối với NHTM, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của NHTM.

Câu 4: Hãy phân tích chức năng tạo tiền của NHTM.

Khi có sự phân hóa trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo ra tiền tín dụng ( hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.

Từ khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng có khả năng tạo nên số tiền gửi ( tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng lên ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.

Cần lưu ý là quá trình tạo tiền chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của cả hệ thống NHTM chứ bản thân một NHTM không thể tạo ra được. Một ngân hàng riêng lẻ không thể cho vay nhiều hơn số tiền dự trữ vượt mức của nó, bởi vì ngân hàng này sẽ mất đi khoản tiền dự trữ đó khi các khoản tiền gửi được tạo ra bởi việc cho vay khoản dự trữ đó được chuyển đến ngân hàng khác do kết quả của hoạt động thanh toán. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện toàn hệ thống ngân hàng thì số tiền dư trữ đó không rời khỏi hệ thống mà trở thành khỏan dự trữ của một ngân hàng khác để ngân hàng này tạo ra các khảon cho vay mới và nhờ vậy quá trình tạo tiền lại tiếp tục.

Trong thực tế, khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM còn bị giới hạn bởi tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Giả sử một khách hàng nào đó vay bằng tiền mặt để chi tiêu thì quá trình tạo tiền sẽ chấm dứt hoặc khách hàng rút một phân tiền mặt để thanh toán thì khả năng tạo tiền sẽ giảm đi vì chỉ có phần cho vay hoặc thanh toán bằng chuyển khoản mới có khả năng tạo ra tiền gửi mới. Cũng tương tự như vậy nếu ngân hàng không cho vay hết số vốn có thể cho vay (nghĩa là có phần dự trữ vượt mức) thì khả năng mở rộng tiền gửi sẽ giảm.

Câu 5 : Tại sao nói Vốn chủ sở hữu là chiếc nệm giúp NHTM tránh rơi vào trạng thái phá sản

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại bao gốm 2 phần : vốn tự có và vốn coi như tự có. Phần vốn này thường chiếm không quá 10% tổng nguồn vốn mà ngân hàng nắm giữ nhưng lại là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt.

Vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn điều lệ và quỹ dự trữ. Vốn điều lệ có thể do Nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mại quốc doanh, có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại cổ phần. Do đó, việc huy động vốnd để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vay nợ. Các ngân hàng chỉ được phép sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào tài sản cố định của ngân hàng và hùn vốn liên doanh. Quỹ dự trữ được hình thành từ 2 quỹ là quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp cho rủi ro. Các quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng. Việc hình thành các quỹ này nhằm làm tăng vốn tự có của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh

Bộ phận thứ hai trong nguồn vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là vốn coi như tự có. Loại vốn này đã được phân bổ cho những đích chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa sử dụng đến: tiền lương chưa đến hạn thanh toán, quỹ khen thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định...

Thực lực tài chính của một Ngân hàng được biểu hiện qua vốn chủ sở hữu của nó, đồng thời, nguồn vốn chủ sở hữu quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thu hút những nguồn vốn khác và cho vay. Nó được ví như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị của những tài sản của ngân hàng, sự giảm giá trị có thể đẩy ngân hàng đến trạng thái phá sản

Câu 6 : Phân tích cơ cấu nguồn vốn của NHTM và chỉ ra nguồn vốn nào quan trọng nhất. Tại sao?

 Vốn của Ngân hàng bao gồm vốn tự có và vốn coi như tự có

• Vốn tự có là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong điều lệ của ngân hàng, và có thể điều chỉnh tăng trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ có thể do Nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng quốc doanh, có thể là vốn góp cổ đông nếu là ngân hàng cổ phần. Do vậy, việc huy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần được coi là nghiệp vụ nợ. Quy mô vốn điều lệ của NHTM lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng và không được nhỏ hơn vốn pháp định. Số vốn pháp định tùy thuộc vào các nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện, địa bàn, chi nhánh của nó...

• Quỹ dự trữ được hình thành từ 2 quỹ là quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. Các quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng.

• Vốn coi như tự có : Loại vốn này đã được phân bổ cho những đích chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa sử dụng đến : tiền lương chưa đến hạn thanh toán, quỹ khen thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định...

 Vốn huy động

• Tiền gửi không kỳ hạn : là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào. Tiền gửi không kỳ hạn được để trong các tài khoản gọi là tài khoản vãng lai.

- Tài khoản séc : Đây là dạng tài khoản tiền gửi có khả năng phát hành séc phổ biến nhất. Có 2 loại tài khoản séc là tài khoản séc doanh nghiệp và tài khoản séc cá nhân.

- Tài khoản NOW : Về bản chất đây là dạng tài khoản tiền gửi cho phép phát hành séc nhưng được hưởng lãi cao hơn tài khoản séc thông thường. Những người gửi tiền vào tài khoản này với mong muốn vừa được hưởng lãi cao, vừa có thể thanh toán khi cần. Tuy vậy, các lệnh thanh toán này không tiện lợi như séc. Dạng biến thể của tài khoản này là tài khoản NOW cao cấp.

- Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ : dạng tài khoản này ra đời ở Mỹ năm 1982. Tiền gửi loại này được dùng để đầu tư vào thị trường tiền tệ và cho phép những người chủ tài khoản được phép ký séc. Tiền gửi tài khoản này không phải dự trữ bắt buộc.

- Tài khoản ATS : Loại tài khoản này cho phép chủ tài khoản được ký phát séc nhưng khi số dư trên tài khoản này vượt qua một mức nhất định thì sẽ tự động chuyển sang một tài khoản tiết kiệm được hưởng lãi cao hơn. Ngược lại khi số dư xuống thấp hơn mức tối thiểu thì tiền trong tài khoản tiết kiệm sẽ được chuyển ngược lại tài khoản ATS để phục hồi số dư tối thiểu.

• Tiền gửi có kì hạn : là loại tiền gửi chỉ được rút ra sau một thời gia nhất định từ vài tháng đến một năm. Ở Việt Nam, tiền gửi có kỳ hạn bao gồm 2 dạng : Tiền gửi có kì hạn theo tài khoản và tiền gửi có kỳ hạn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng.

• Tiền gửi tiết kiệm : là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ. Ở Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm bao gồm : tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm có mục đích.

 Vốn đi vay :

• Vay từ NHTW : bất kỳ NHTM nào được NHTW cấp phép hoạt động đều được vay tiền từ NHTW trong trường hợp thiếu hụt dữ trữ hoặc quá thiếu tiền mặt. NHTW cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới 2 hình thức : Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá và cho vay thế chấp hay ứng trước.

• Vay ngắn hạn các khoản dự trữ từ các tổ chức tín dụng khác : Mục đích chính của loại vay này là đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW. Thời hạn của các khoản vay này rất ngắn, thường không quá 1 tuần.

• Vay từ các công ty

- Vay ngắn hạn bằng các hợp đồng mua lại : đây là một công cụ vay nợ ngắn hạn của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc để làm vật thế chấp.

- Vay từ công ty mẹ : các công ty mẹ của các ngân hàng thay nó phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay các loại thương phiếu để huy động vốn, sau đó chuyển vốn huy động được về cho các ngân hàng hoạt động dưới hình thức cho vay lại

 Vay từ các thị trường tài chính trong nước :

Các NHTM có thể vay từ thị trường tài chính trong nước thông qua phát hành các chứng từ có giá như : chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng hay trái phiếu ngân hàng

 Vay nước ngoài : Các ngân hàng có thể thông qua việc phát hành phiếu nợ để vay tiền nước ngoài

 Các nguồn vốn khác : Vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn ủy thác đầu tư để cho vay theo các chương trình, dự án xây dựng, vốn hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng...

Trong các nguồn vốn kể trên thì nguồn vốn từ tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì ngân hàng nắm được những kỳ luân chuyển vốn, vì vậy ngân hàng có thể dùng để cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đều được. Vốn tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh.

Câu 7 : Tại sao các NHTM ngày nay lại chủ động trong việc quản lý các tài sản nợ

Các NHTM ngày nay phải chủ động quản lý các tài sản nợ, thứ nhất để biết được mức độ dư nợ của mình để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý, vừa tạo được khả năng sinh lợi tốt, vừa đảm bảo khả năng thanh toán ở mức an toàn. Mặt khác, hiện nay, tỷ lệ vỡ nợ ở các NHTM là không thấp, cho nên, việc quản lý chủ động tài sản nợ vừa giúp cho ngân hàng có được nguồn vốn dồi dào để tiến hành các hoạt động kinh doanh, vừa giảm thiểu rủi ro vỡ nợ. Ngoài ra, việc quản lý các tài sản nợ hợp lý góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng uy tín cho các ngân hàng, đây là một cơ sở vững chắc để các NHTM tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình một cách thuận lợi.

Câu 8 : Trình bày các phát kiến mới về công cụ huy động vốn của NHTM?

- Tiền gửi séc : Đây là dạng tài khoản tiền gửi có khả năng phát hành séc phổ biến nhất. Có 2 loại tài khoản séc là tài khoản séc doanh nghiệp và tài khoản séc cá nhân. Ban đầu, luật các nước không cho phép trả lãi cho tiền gửi loại này, nhưng về sau thì được trả lãi nhưng rất thấp. Lý lo việc cấm trả lãi là nhắm hạn chế việc NHTM dùng tiền gửi dạng này để đầu tư hoặc cho vay vào những thương vụ có thời hạn cố định, dễ gây rủi ro về thanh khoản cho hệ thống ngân hàng vì đặc tính của loại tiền gửi này là không có kỳ hạn.

- Tài khoản NOW : Về bản chất đây là dạng tài khoản tiền gửi cho phép phát hành séc nhưng được hưởng lãi cao hơn tài khoản séc thông thường. Những người gửi tiền vào tài khoản này với mong muốn vừa được hưởng lãi cao, vừa có thể thanh toán khi cần. Tuy vậy, các lệnh thanh toán này không tiện lợi như séc. Dạng biến thể của tài khoản này là tài khoản NOW cao cấp.

- Tài khoản ATS : Loại tài khoản này cho phép chủ tài khoản được ký phát séc nhưng khi số dư trên tài khoản này vượt qua một mức nhất định thì sẽ tự động chuyển sang một tài khoản tiết kiệm được hưởng lãi cao hơn. Ngược lại khi số dư xuống thấp hơn mức tối thiểu thì tiền trong tài khoản tiết kiệm sẽ được chuyển ngược lại tài khoản ATS để phục hồi số dư tối thiểu.

9. Trình bầy cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM, chỉ ra nguồn thu nhập nào là quan trọng nhất?

NHTM có 3 chức năng cơ bản : trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và tạo ra tiền. Nguồn thu nhập của NHTM cũng đến từ các hoạt động thực hiện 3 chức năng trên của ngân hàng. Như vậy, cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM bao gồm thu nhập từ hoạt động trung gian tín dụng, thu nhập từ hoạt động thanh toán và thu nhập từ hoạt động tạo tiền.

Về thu nhập từ chức năng trung gian tín dụng. Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTM. Là trung gian tín dụng, tức là ngân hàng đã trở thành cầu nối giữa người dư thừa vốn với người cần vốn. Người thừa vốn, gửi tiền vào ngân hàng với mục đích đảm bảo an toàn cho khoản tiền gửi cũng như hưởng một phần lợi nhuận từ lãi suất gửi tiền ở ngân hàng. Người cần vốn đến ngân hàng vay tiền để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng cá nhân, và phải trả cho ngân hàng một khỏan lãi suất cho số tiền mình đi vay. Chênh lệch giữa lãi suất đi vay và lãi suất gửi tiền hoặc là hoa hồng môi giới đã tạo ra khoản lợi nhuận cho ngân hàng, đây chính là nguồn thu nhập đầu tiên của ngân hàng. Ngoài ra hoạt động tín dụng còn bao gồm một số hoạt động sinh lợi khác cho ngân hàng như bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính.

Về chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng sẽ thực hiện nghiệp vụ thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ giúp khách hàng bằng cách trích từ tài khoản tiền gửi của họ hoặc cũng có thể giúp khách hàng nhập vào tài khoản của họ một khoản tiền thu từ hoạt động bán hàng hay các khỏan thu được từ các hoạt động khác. Việc đóng vai trò trung gian thanh toán cũng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ tiền phí thanh toán các dịch vụ ngân hàng. Đây là nguồn thu nhập thứ hai của ngân hàng.

NHTM, thông qua việc thực hiện chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, có thể tạo ra tiền tín dụng bằng cách cho vay chuyển khoản giữa các ngân hàng. Cho vay chuyển khoản đã giúp NHTM tạo ra một khoản tiền tín dụng lớn gấp nhiều lần khoản tín dụng ban đầu từ đó tăng phương tiện thanh tóan trong nền kinh tế và làm tăng lượng cung tiền. Do đó việc tạo ra tiền kích thích các chức năng tín dụng cũng như thanh toán của ngân hàng phát triển vào tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Từ ba nguồn thu nhập trên, có thể thấy, nguồn thu nhập từ các hoạt động liên quan đến chức năng trung gian tín dụng là nguồn thu nhập quan trọng nhất. Do chức năng tín dụng là chức năng quan trọng nhất, là cốt lõi tạo nên hoạt động của ngân hàng từ đó chi phối các chức năng khác, vì vậy, thu nhập từ hoạt động liên quan đến chức năng này cũng là phần thu nhập quan trọng nhất của ngân hàng.

10. Xu hướng dịch chuyển trong cấu trúc nguồn thu nhập của ngân hàng thương mại?

Xu hướng dịch chuyển trong cấu trúc nguồn thu nhập của ngân hàng thương mại: từ hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời là chủ yếu, tới các dịch vụ ngoại bảng. Cụ thể:

- Tăng dần tỷ trọng thanh toán nhờ thu, giảm dần tỷ trọng thanh toán bằng L/C.

- Giảm dần chức năng tín dụng, tăng dần chức năng trung gian thanh toán, bảo lãnh.

11. Tại sao ngày nay các ngân hàng thương mại giảm được mức dự trữ vượt mức?

Dự trữ vượt mức là dự trữ vượt quá mức quy định của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương đưa ra mức dự trữ để đảm bảo an toàn cho các ngân hàng thương mại trong trường hợp ngân hàng gặp khó khăn khi phải thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Nguyên nhân ngày nay các ngân hàng thương mại giảm đuwocj mức dự trữ vượt mức :

- Do sự phát triển của thị trường liên ngân hàng; do sự phát triển của các công cụ huy động vốn, công cụ chuyển nhượng, dẫn đến việc các ngân hàng có thể đi vay từ các ngân hàng thương mại khác.

Bên cạnh đó khoản tiền được giảm có thể giúp cho các ngân hàng:

- Tăng cường hoạt động đầu tư sinh lợi vào chứng khoán và các dự án đầu tư.

- Khoản tiền đem sinh lời sẽ tốt hơn là đem dự trữ. Vì số tiền thu được về sau là lớn hơn.

- Đảm bảo sự phát triển của ngân hàng.

12.Phân biệt hoạt động nội bảng và ngoại bảng.

Hoạt động nội bảng là hoạt động dùng đến vốn, tài sản của ngân hàng. Hoạt động này được ghi lại trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng như huy động vốn, vay vốn, đầu tư.

Hoạt động ngoại bảng là hoạt động không dùng đến vốn, tài sản của ngân hàng, không được phản ánh trên bảng cân đối tài sản, nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng nên phải đưa ra ngoại bảng để theo dõi, chủ yếu là các hoạt động dịch vụ và bảo lãnh ngân hàng. Những hoạt động này được ghi lại trên bảng tổng kết tài sản ngoại bảng.

13. Trình bày mối quan hệ giữa các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, đầu tư, thanh toán và dịch vụ ngoại bảng của ngân hàng thương mại.

Các nghiệp vụ mang tính chất tương quan và nghiệp vụ huy động vốn mang tính chất quyết định.

Khi các ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi thì ngân hàng có thể cho vay hoặc đầu tư ngắn hạn vào các dự án.

Khi cấp tín dụng cho vay cho khách hàng ngân hàng thu được một khoản lợi nhuận, ngân hàng có thể dùng để đàu tư vào các dự án hoặc chứng khoán.

Khi cấp tín dụng ngân hàng thương mại sẽ tạo cho khách hàng của mình một tài khoản thanh toán trong ngân hàng. Tín dụng phát triển, đầu tư phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động thanh toán trong ngân hàng đó phát triển, tạo được lòng tin đối với khách hàng, hoạt động ngoại bảng cũng sẽ phát triển.

Như vậy, huy động vốn có phát triển thì khả năng cho vay của ngân hàng mới cao, đầu tư tăng, thanh toán tăng và dịch vụ ngoại bảng phát triển.

BÀI TẬP CHƯƠNG II

1.Tiết kiệm nhờ quy mô giúp giải thích sự tồn tại của các trung gian tài chính là như thế nào?

- Tiết kiệm nhờ quy mô (economies of scale) là giải pháp giảm thiểu chi phí giao dịch. Theo đó, việc tập trung các nguồn vốn nhỏ lẻ lại để đầu tư sẽ giảm được chi phí giao dịch trên mỗi đồng vốn đầu tư. Ví dụ, đầu tư bằng hình thức mua cổ phiếu, khi mua 1000 cổ phiếu hay 100 cổ phiếu thì chi phí giao dịch sẽ khác nhau không đáng kể, như vậy mua 1000 cổ phiếu sẽ có lợi thế hơn về chi phí giao dịch trên mỗi cổ phiếu so với mua 100 cổ phiếu.

- Một nhà đầu tư cá nhân sẽ có các hạn chế về lượng vốn, chi phí cho trung gian và môi giới (nếu có) và từ đó việc đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro sẽ trở nên khó khăn hơn. Các nhà đầu tư này sẽ đầu tư tiền của mình vào các trung gian tài chính, làm cho các tổ chức này tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Khi đã tập hợp được vốn, các trung gian tài chính không chỉ giảm được chi phí giao dịch mà còn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư, từ đó giảm được đáng kể rủi ro, tức là giải quyết được tất cả các vấn đề của các nhà đầu tư cá nhân gặp phải.

- Tiết kiệm nhờ quy mô còn có ý nghĩa trong việc giảm được chi phí cho các thiết bị như hệ thống máy tính, điện thoại, máy fax,... của thị trường tài chính nói chung. Nghĩa là với hệ thống trang thiết bị nhất định, thì khi giá trị giao dịch tăng, chi phí trên mỗi đồng vốn giao dịch giảm.

2. Hãy trình bày 2 phương án, theo đó các trung gian tài chính giảm được chi phí giao dịch trong nền kinh tế?

- Phương án thứ nhất chính là tiết kiệm nhờ quy mô đã được trình bày ở câu hỏi trên. Các trung gian tài chính thu hút vốn từ các nhà đầu tư cá nhân và thực hiện giao dịch với quy mô lớn, từ đó giảm được chi phí giao dịch so với các nhà đầu tư cá nhân và giảm chi phí giao dịch trên mỗi đồng vốn cho các hệ thống điện tử thực hiện các giao dịch này.

- Phương án thứ hai là tiết kiệm nhờ tính chuyên nghiệp (expertise). Theo đó, các trung gian tài chính có khả năng phát triển theo hướng chuyên nghiệp cao, do đó giảm được đáng kể chi phí giao dịch. Ví dụ, tính chuyên nghiệp trong công nghệ thông tin cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện ích như quay số điện thoại miễn phí để truy vấn thông tin về các khoản đầu tư hay ký phát tờ sec từ tài khoản.

Một ưu việt nổi bật của các trung gian tài chính trong quá trình làm giảm chi phí giao dịch đó là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thanh toán dễ dàng và thuận tiện. Ví dụ, khách hàng không những được trả lãi cho các khoản tiền gửi, mà còn được phép ký phát các tờ sec để thanh toán một cách thuận tiện.

3. Rủi ro tài chính và lựa chọn đối nghịch luôn tồn tại trên thị trường tài chính nếu thông tin không cân xứng ?

Điều này đúng vì thông tin bất cân xứng làm cho một bên không nhận biết đầy đủ về đối tác của mình và có những quyết định sai lầm. Từ đó dẫn đến

- Các công ty xấu tích cực tìm kiếm khoản vốn vay và luôn tìm mọi cách để làm đẹp về công ty mình, do đó các công ty này được cho vay

- Các công ty cho vay không có khả năng đòi được nợ

Hai vấn đề này luôn cùng tồn tại khi có hiện tượng thông tin bất cân xứng

4. Các chuẩn mực kế toán giúp cho các thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn như thế nào?

- Giúp cho việc lập và kiểm tra các báo cáo tài chính một cách trung thực, công khai, phán ánh đúng tình hình doanh nghiệp để phân biệt công ty tốt, xấu

- Giúp giảm thiểu được rủi ro đạo đức và thông tin bất cân xứng.

5. Vấn đề "chất lượng dưới chuẩn" gay gắt hơn đối với Cổ phiếu giao dịch trên SGD hơn là Cổ phiếu trên OTC?

Điều này không đúng và có thể giải thích bằng sự khác biệt của Cổ phiếu niêm yết trên SGD và trên OTC: thông tin bất cân xứng- nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề "chất lượng dưới chuẩn".

- Trên SGD, các thông tin về tài chính, hoạt động,..của công ty niêm yết được minh bạch, được kiểm duyệt theo những quy tắc chặt chẽ hơn, nhà đầu tư (NĐT) được đảm bảo về thông tin, đánh giá đúng đắn hơn giá trị của cổ phiếu.

- Trên OTC, các thông tin về công ty niêm yết thiếu minh bạch hơn, không chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ. Do vậy thông tin nhà đầu tư có được khó phản ánh đúng thực tế nên rủi ro đầu tư cao hơn

Chính vì sự khác biệt này dẫn đến việc trên SGD, nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn về cổ phiếu, thông tin chính xác hơn, hay nói cách khác tình trạng "thông tin bất cân xứng" ít xảy ra hơn so với OTC. Chính vì thế vấn đề "chất lượng dưới chuẩn" đối với cổ phiếu trên OTC sẽ gay gắt hơn trên SGD.

6. Đối tượng sử dụng tín dụng ngân hàng hơn là cổ phiếu & trái phiếu để tài trợ cho hoạt động của mình?

Đó là các công ty nhỏ, tên tuổi hoặc thương hiệu ít được biết đến, hoặc các doanh nghiệp không được quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu theo quy định.

Thứ nhất, với đối tượng không có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu (công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân,...) thì rõ ràng, để tài trợ cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp này phải nhờ đến nguồn tín dụng ngân hàng.

Thứ hai, đối với các công ty nhỏ, tên tuổi ít được biết đến, thì việc việc phát hành chứng khoán để huy động vốn là rất khó khăn. Công ty ít được biết đến thì thông tin đến với nhà đầu tư càng ít, do đó NĐT khó xác định được công ty này tốt hay xấu, tức là nếu đầu tư sẽ có rủi ro rất lớn. Vì vậy, các công ty này khó có khả năng phát hành chứng khoán mà phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tín dụng ngân hàng.

7. Sự tồn tại thông tin không cân xứng là lý do cho sự điều tiết của chinh phủ trên thị trường tài chính?

Vấn đề "thông tin không cân xứng" dẫn đến lựa chọn đối nghịch trên thị trường tài chính, gây ra thiệt hại cho các NĐT và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thị trường tài chính, xét cho cùng sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế. Có nhiều giải pháp hạn chế vấn đề này như tư nhân sản xuất và bán thông tin, trung gian tài chính, thế chấp tài sản và vốn tự có,...tuy nhiên như thế là chưa đủ. Chính vì thế, sự điều tiết của chính phủ là cần thiết. Việc đặt ra những quy định chặt chẽ về cơ chế hạch toán kế toán, kiểm toán độc lập,nguyên tắc hoạt động của các SGD,...sẽ phần nào hạn chế sự bất cân xứng về thông tin.

8. Sẵn sàng cho bạn vay trong trường hợp nào?

Nếu bạn có tiền, việc sẵn sàng cho người khác vay tiền hay không phụ thuộc phần lớn vào mục đích sử dụng vốn vay đó của người đi vay mà bạn mong muốn. Bởi lẽ, nếu người đi vay sử dụng vốn vào các hoạt động khác mà bạn không mong đợi thì rủi ro người vay không hoàn trả được khoản vay là rất lớn mà bạn khó có thể kiểm soát được. Điều này liên quan tới rủi ro đạo đức.

Vì thế trong trường hợp a, nếu người bạn cho vay bỏ tiền vào dự án kinh doanh và bạn thấy rằng việc kinh doanh này có tiềm năng thì bạn sẵn sàng cho vay.

Trong trường hợp b, nếu người bạn cho vay sử dụng tiền vào mục đích khác mà bạn không biết, câu trả lời là không nên cho vay. (ở đây chỉ xét đến trường hợp khoản vay tương đối lớn)

9. Những người giàu thường lo lắng rằng những người khác sẽ luôn tìm cách cầu hôn với mình chỉ vì mình có tiền. Đây là lựa chọn đối nghịch?

Trong lĩnh vực tài chính, lựa chọn đối nghịch là khái niệm phản ánh thực tiễn rằng những người có rủi ro tín dụng cao lại là những người tích cực nhất trong vay nợ.

Còn trong trường hợp nêu trên, có thể hài hước mà coi rằng những người luôn tìm cách cầu hôn với các anh chàng giàu có là những người tích cực trong vay nợ. Lựa chọn đối nghịch chỉ xảy ra khi những người đó tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao - tức là những cô gái đó có thể "có rủi ro" về bệnh tật, sắc đẹp,...Nhưng thực tế, đa số những cô gái "theo đuổi" những anh chàng giàu có đều là những người "ít rủi ro"- hoặc là họ có sắc đẹp, hoặc là họ có tài năng,...Chính vì vậy trường hợp trên không được coi là lựa chọn đối nghịch.

10. Tài sản thế chấp cho khoản vay càng nhiều thì người cho vay càng ít lo lắng về sự lựa chọn đối nghịch?

Điều này không hoàn toàn đúng.

Trên lý thuyết, người cho vay chịu rủi ro về sự lựa chọn đối nghịch khi người vay không trả được nợ và bị phá sản. Do đó, tài sản thế chấp cho khoản vay càng lớn thì người cho vay sẽ giảm được tổn thất khi người đi vay phá sản.

Nhưng trên thực tế, tài sản thế chấp cho khoản vay lớn đồng nghĩa với khoản cho vay lớn. Và giá trị tài sản thế chấp đó chỉ chiếm một phần trong khoản vay lớn đó. Vì thế khi người đi vay phá sản, chênh lệch giữa khoản cho vay và giá trị tài sản thế chấp vẫn lớn, tức là người cho vay vẫn gánh chịu rủi ro lớn trong trường hợp này.

Chính vì vậy, phát biểu trên không hoàn toàn đúng.

11.Vấn đề ăn theo làm trầm trọng thêm sự lựa chọn đối nghịch & rủi ro đạo đức

Vấn đề ăn theo xuất hiện khi nhiều người có được thông tin mà không phải trả tiền, do đó những người ăn theo sẽ có lợi hơn so với người phải bỏ tiền ra mua.

Đối với sự lựa chọn đối nghịch: khi NĐT bỏ tiền mua thông tin, anh ta tin tưởng đó là những thông tin giá trị và phù hợp để có thể ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, những người ăn theo sẽ quan sát quyết định đầu tư của anh ta và cũng hành động tương tự theo tâm lý bầy đàn. Như vậy nhiều người cùng ra một quyết định đầu tư như nhau sẽ pha loãng lợi ích thu được, trong đó người phải bỏ tiền có được thông tin sẽ bị thiệt hại hơn cả. Và rõ ràng, sự lựa chọn đối nghịch vẫn nảy sinh bởi sự tồn tại của vấn đề ăn theo.

Đối với rủi ro đạo đức: điều này thể hiện rõ trên thị trường chứng khoán. Sự tồn tại của người ăn theo tạo ra tâm lý bầy đàn khi đầu tư vào một cổ phiếu trên thị trường, tức là tạo ra những "đợt sóng" mua hoặc bán cổ phiếu, làm cho giá cổ phiếu biến động mạnh. Điều này tạo cơ hội cho một số cá nhân lái thị trường theo hướng của mình và kiếm lời, gây thiệt hại cho nhiều NĐT.

12. Việc tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý công ty có thể dẫn đến việc quản lý tồi?

Rủi ro đạo đức có thể phát sinh trong mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty. Nếu tách biệt 2 quyền này có thể sẽ dẫn đến việc quản lý tồi bởi lẽ:

Nói chung, một người quản lý sẽ chỉ có động lực thực hiện công việc của mình bằng nỗ lực cao khi người đó có quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần công ty. Nỗ lực và kết quả trong hoạt động quản lý của ông ta sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận tương ứng với phần sở hữu của ông ta trong công ty.

Trong trường hợp quyền sở hữu tách biệt quyền quản lý, chẳng hạn như một người được thuê làm quản lý cho một công ty cổ phần mà ông ta không sở hữu phần tài sản nào của công ty đó, thì chủ sở hữu công ty khó có thể kỳ vọng rằng người quản lý đó sẽ luôn làm việc với nỗ lực cao nhất trừ khi lương trả cho ông ta rất cao. Thực tế là, những người quản lý như vậy dù có làm việc với nỗ lực cao nhất thì ông ta cũng chỉ nhận được mức lương gần như cố định hàng tháng, có chăng là mức thưởng nhưng sẽ không tương xứng với phần giá trị tăng thêm cho công ty nhờ vào nỗ lực của ông ta. Nếu công ty không trả ông ta mức lương thỏa đáng, thì rủi ro đạo đức có thể sẽ phát sinh khi mà người quản lý đó không nỗ lực thực hiện công việc, thậm chí còn có những hành vi tư lợi riêng ảnh hưởng tới công ty.

Như vậy, việc tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý công ty có thể dẫn đến việc quản lý tồi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: