Đề 1.

Câu 2: Bằng Việt là nhà thơ trẻ, trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và làm thơ từ đầu những năm 60. Bài "Bếp lửa" được ông viết năm 1963 khi đang học ngành Luật ở nước ngoài. Là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông và được đưa vào tập "Hương cây - Bếp lửa" của ông cùng Lưu Quang Vũ, trong đó có đoạn:
                     Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
                     Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
                      Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
                      Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
                      Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! 
Đoạn thơ đầy xúc động khi nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ đầy êm đềm mà sâu sắc sau một khoảng thời gian khá dài "tám năm ròng". Được nhóm bởi chính bàn tay của hai bà cháu, họ cũng như bao người khác vì lo một cuộc sống cơm áo gạo tiền đầy cực nhọc. Cháu cùng bà nhóm lửa, ngọn lửa đucợ nhóm lên là của sự sống cùng tình yêu thương bà đầy mãnh liệt và cháy bỏng của tác giả. Bà đã dùng ngọn lửa đó để sưởi ấm tâm hồn đứa cháu từ thuở ấu thơ. Và chính hình ảnh bếp lửa quê hương và bếp lửa của tình bà cháu đã gợi ra sự liên tưởng khác trong tâm trí tác giả từ nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng kêu tha thiết của tu hú làm sống lại những kỉ niệm sâu sắc, khó quên thuở nhỏ cùng những câu chuyện bà kể. Đồng thời tiếng kêu đó cũng như giục giã láu nhanh chín, giúp người nông dân gặt hái bội thu để cho đời sống bớt cực khổ và lầm than. Dù khoảng thời gian khó khăn đó đã qua nhưng làm sao cháu có thể quên được đây? "Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà". Từ "tu hú" được điệp ba lần làm cho nhịp điệu của đoạn thơ thêm nhẹ nhàng đầy da diết nhưng lại bồi hồi, xúc động. Nó khiến cho người đọc cũng như người nghe có thể cảm cảm nhận được tiếng tu hú từ đâu vọng về chứ không phải một mình tác giả. Và hình ảnh ngọn lửa cùng tiếng tu hú kêu mang sức mạnh biểu cảm đáng gờm khi làm dòng kỉ niệm của tác giả dài hơn, rộng hơn cũng như sâu hơn trong không gian cùng địa điểm cách biệt lớn đến vậy.

Câu 3
          a)
Cuộc sống là những va đập
          b) Cuộc sống của muôn loài, muôn vật và con người chúng ta không phải là đích đến, mà nó là cả một hành trình dài dăng dẳng. Nó không hề dễ dàng mà đầy chông gai, trắc trở cùng gian nan và thử thách để đích đến là sự thành công. Nên cuộc sống là những va đập, va đập để cho tất cả cùng hoàn thiện bản thân và trưởng thành hơn. Câu chuyện "Cuộc sống là những va đập" là mình chứng rõ nhất về việc con người sau mỗi lần bị va đập sẽ trưởng thành và vững vàng hơn. 
                Vốn là một tảng đá khổng lồ, trải qua sự khắc nghiệt của tự nhiên nên tảng đá bị nứt nẻ do va đập, thương tích. Nhờ vậy mà từ tảng đá to lớn ngày nào đã trở thành một hòn sỏi lảng mịn. Cả quá trình đó của hòn sỏi như là đại diện cho việc tôi luyện bản thân của con người khi dám đối diện với khó khăn và thử thách để hoàn thiện bản thân. Con người chúng ta lớn lên, trưởng thành và hoàn thiện là nhờ những thăng trầm của đời sống. Từ vui vẻ đến vấp ngã, hạnh phúc đến tổn thương và tới khi mang trong mình những nỗi đau. Bởi con người sống trên đời này không vì bất kì lí do gì mà có thể tránh được việc bị thương tổn. Vì vậy ai ai cũng phải chịu sự va đập từ cuộc sống để môi trường, xã hội giúp bản thân tôi luyện để  không ngần ngại khi đứng trước khó khăn, thử thách. Cuộc sống không ưu ái bất kì một ai và con người cũng sẽ thay đổi cùng bản chất của họ, nên chính những va đập đã làm bản thân ta không ngừng thay đổi. Nếu như tảng đá trên có thể biến thành hòn sỏi láng mịn thì con người ta dù có tốt hay xấu, tồi tàn hay kiểu gì đi chăng nữa mà cố gắng mài dũa, rèn luyện thì bản thân sẽ đạt được điều xứng đáng. Vậy hành trình tiến đến sự hoàn thiện bản thân là một quá trình dài, gian nan, vất vả, thế nhưng hành trình bước tới thành công luôn đẹp đẽ đến bất ngờ.
    Trong cuộc sống mỗi con người chúng ta là một cá thể độc lập nên điều đối mặt với những khó khăn, thử thách là việc không thể tránh khỏi. Những lúc đối mặt đó không phải dẫn chúng ta đến thành công ngay mà còn phải thất bại. Vì nó giúp bản thân ta được rèn giũa, tôi luyện để hoàn thiện hơn. Cuộc sống như những con đường đi hàng ngày vậy. Không phải lúc nào cũng bằng phẳng, đầy hoa thơm ngát dễ đi, mà nó cũng phải có lúc gồ ghề, ngoằn nghèo như những thử thách của đời người. Nếu cuộc đời ta không có những lúc lên xuống, sóng gió thì sao con người ta có thể trưởng thành và chín chắn hơn. Nếu như không biết vượt qua khó khăn, thử thách thì khó khăn nhân cách tốt đẹp và ý chí cao cả. Nếu con đường họ đi chỉ là một con đường trải thảm đỏ và hoa hồng thì cuộc sống đó thật buồn, thật bằng phẳng và không có gì thú vị. Những gian nan trong cuộc đời là những dấu ấn đánh dấu mỗi người đã trưởng thành.    
      Trên con đường để hoàn thiện bản thân mình đầy khó khăn, có những lúc ta phải gặp những thất bại, thậm chí cảm thấy chính mình thấy gục ngã. Và con đường đến với cái đẹp, cái hoàn thiện là một con đường vừa khó, vừa dài lại đầy gian truân. Mỗi người cần biết vượt lên để chinh phục con đường đó, bởi thành quả nó đem lại cũng lớn lao vinh dự vô cùng.  Như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng nói "bạn đừng để thất bại định hình mình, mà hãy để nó dạy cho mình những bài học". Cuộc sống có khó khăn đó, có thất bại đó, nhưng không hẳn là vô nghĩa, do đằng sau nó ta nhận được những điều quý giá trong cuộc sống và cách hành xử... để gần với thành công. Bản thân trong quãng đường đời mà mình đi cần phải biết đối mặt với khó khăn, thử thách vì nó sẽ là con đường ngắn và dễ dàng nhất để chúng ta hoàn thiện mình. Trong thực tế cuộc sống, đã có không ít tấm gương dũng cảm đối đầu với thử thách cuộc đời để đến với thành công, tiêu biểu trong số đó là  thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - một người bị liệt hai tay từ bé và phải tập viết bằng chân. Nhiều lúc đau đớn do bị chuột rút nhưng vì ước mơ mà thầy đã kiên trì không dừng lại. Thầy đã dũng cảm đối mặt với khó khăn cuộc đời để viết thành thạo được bằng chân. Giờ đây thầy đã là một nhà giáo ưu tú được! Toàn thể dân tộc Việt Nam tôn trọng và kính yêu. Hay chị Nguyễn Thị Ánh Viên là vđv của đoàn thể thao Việt Nam đã giành huy chương vàng môn bơi lội trong SEA Games, nhưng đằng sau sự thành công đó là những ngày tháng nỗ lực đầy gian khổ.
         Mượn lời của tảng đá kể về một cuộc hành trình của mình bằng lối nói ẩn dụ, câu chuyện tuy ngắn nhưng đem lại bao ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trong cuộc đời mỗi con người, khó khăn thử thách là điều không thể tránh khỏi. Nhưng không phải khó khăn thử thách là sự vô nghĩa, thách đố con người, mà đó là bài học, là phương châm đem con người ta đến cái hoàn thiện của nhân cách, của đạo đức tâm hồn. Không vượt qua khó khăn thử thách, chỉ sống một cách êm đềm thì đó là cuộc sống vô nghĩa, là một cuộc sống nhàm chán, vô vị, không có ý nghĩa. Vượt qua được những thử thách trong cuộc đời đích mỗi người chúng ta đã trưởng thành và chín chắn hơn trong cuộc sống cùng bước đi thời gian. Sống là phải đương đầu, dũng cảm cùng vượt qua giông tố và đến với thành công là một lối sống đáng được học hỏi. Tuy nhiên bên cạnh những người sống có động lực sống để vượt qua khó khăn thử thách, thì vẫn còn một số người sống vô trách nhiệm,thụ động, lười biếng, ngại khó khăn, cực nhọc, thử thách . Đó chính là lối sống thụ động, không có ý nghĩa và mục đích. Đó là cách sống đó cần phải lên án và tố cáo để loại bỏ khỏi cộng động chung của chúng ta.
                Qua câu chuyện "Cuộc sống là những va đập" đã cho chúng ta hiểu được phần nào cuộc sống là những hành trình đầy gian nan thử thách cùng chông gai. Nhưng nó cũng không hề làm nhụt chí của con người ta, ngược lại nó làm cho bản thân chúng ta thêm cứng cỏi, rắn chắc và vững vàng hơn khi đối diện với nghịch cảnh, khó khăn.Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, sinh ra và lớn lên trong một dân tộc giàu tính tự lập, dám thử thách bản thân mình trước khó khăn. Thì mỗi chúng ta phải tự rèn giũa bản thân, tôi luyện con người để có thể trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng đất nước cùng xã hội ngày càng giàu đẹp và văn minh.

Câu 4  
                 
 Nguyễn Quang Sáng không chỉ là một nhà văn được độc giả mến mộ, còn là một người có cống hiến to lớn cho nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn hiện lên một cách chân thực, bình dị nhất nhưng không kém phần độc đáo, súc tích. Đến với truyện ngắn Chiếc lược ngà, ta như phần nào thấu hiểu về một triết lí sống sâu sắc về tình cảm cha con, tình đồng chí, đồng đội và tình cảm gia đình trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Bởi vậy, đại văn hào Andersen đã nói: "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra", trong chính tác phẩm "Chiếc lược ngà" thì câu chuyện cổ tích được viết bởi chính bé Thu và ông Sáu.
                   Tình phụ tử là tình cảm của cha và con, nó bền chặt, bao dung và theo con người đến hết cuộc đời của họ. Ngược với tình mẫu tử thì tình phụ tử lại nồng ấm, quan tâm theo một cách khác và nó mang tính nhân văn rất cao. Được thể hiện rõ nhất qua tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh. Do hoàn cảnh chiến tranh nên ông Sáu phải xa gia đình, xa vợ trẻ, con thơ còn chưa tròn 1 tuổi của mình để đi bảo vệ Tổ quốc.
        Truyện xoay quanh về tình cảm cha con đầy cảm động và thắm thiết của ông Sáu và bé Thu. Tác giả đã chú ý đặc biết đến nhân vật bé Thu - một nhân vật có nội tâm hết sức mâu thuẫn. Thu là một cô bé phải sống xa cha từ nhỏ nên chỉ biết mặt cha qua tấm ảnh chụp chung với má. nên khi ông Sáu về thăm con nhưng lại không giống trong bức ảnh nên Thu đã không nhận cha. Một mực, khẳng định người trước mắt không phải là cha mình và hết sức lạnh nhạt, thờ ơ. Trước sự lạnh nhạt, thờ ơ đó của bé Thu, ông vẫn luôn dành sự quan tâm, chăm sóc yêu thương con mình qua từng hành động, lời nói hay bữa ăn. Dường như vết sẹo của chiến tranh để lại trên mặt ông đã trở thành bức tường ngăn cách giữa ông và bé Thu và ông đang tìm cách xóa đi bức tường đó. Và hành động đánh con của ông Sáu giống như để làm bớt đi nỗi bức xúc về tinh thần và nó cũng thể hiện tình thương của ông Sáu dành cho con. Khao khát gặp lại vợ con luôn ngự trị trong ông, nhưng tới khi gặp lại thì nó như là nỗi đau vậy. Nó là cả bi kịch mà chiến tranh còn để lại, dường như bé Thu còn quá nhỏ để hiểu được những gì xảy ra trong quá khứ và những ngày đêm vất vả, hiểm nguy trên chiến trường. Mặc dù rất yêu cha nhưng khi găp lại ông Sáu thì Thu lại có những tâm trạng hết sức mâu thuẫn, nó được thể hiện qua hành động. Khi nghe ông Sáu gọi con, Thu không mừng rỡ như ông nghĩ. "nó giật mình, tròn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng, chớp mắt như muốn hỏi, thậm chí mặt nó bỗng tái mét, vụt chạy rồi kêu lên". Đều là những cử chỉ mà không ai ngờ tới, những cử chỉ thể hiện sự sợ hãi khác thường của cha và con. Không dừng lại ở đó mà hành động của Thu còn chứa đựng sự lảng tránh và đầy lạnh nhạt. Kịch tính của câu chuyện được đẩy lên cao hơn khi bé Thu nấu cơm, nó góp phần tạo nên độ căng thẳng của mạch kể. Cái nồi cơm quá lớn, mà con bé cần sự giúp đỡ từ người lớn nhưng nhất quyết không chịu gọi ba cũng như không chịu nhờ vả. Đỉnh điểm nữa là khi Thu cả gan hất cái trứng cá to vàng mà ông Sáu gắp cho ra khỏi bát. Đây là hành động hết sức tự nhiên và hợp lí của Thu, nó không thể hiện việc bé hỗn mà là thể hiện sự cá tính và quết liệt của bé. Dù thương con là vậy nhưng ông Sáu vẫn không giữ nổi bình tĩnh mà vung tay đánh con. Hành động cho thấy câu chuyện đã lên tới điểm điểm của sự kịch tính. Bị đánh nhưng Thu không hề khóc mà chỉ lặng lẽ bỏ sang ngoại. Chắc cũng không một ai biết đucợ lí do mà em bỏ sang ngoại. Và vết sẹo trên mặt ông Sáu là nguyên nhân sau tất cả mọi vấn đề, thắc mắc. Với người lớn thì vết sẹo đó không là gì nhưng với trẻ nhỏ thì đó lại là cả một vấn đề. Thu chưa đủ lớn để hiểu được sự ác nghiệt, cay đắng mà chiến tranh mang lại nên khi Thu thấy ông Sáu trong bức ảnh và ông Sáu ngoài đời lại hoàn toàn khác nhau. Vì ngây thơ nên Thu tin rằng cha mình nhất định y hệt trong ảnh, sẽ không khác chút nào. Chính chi tiết này đã làm cho câu chuyện thêm chân thực. Cao trào của câu chuyện một lần nữa được đẩy lên khi ông Sáu sắp trở về đơn vị chiến khu của mình thì bé lại nhận cha. Tiếng thét của Thu như giải tỏa bao nỗi lòng, sự thương nhớ ba của mình. Cùng những biểu hiện vội vã, hối hả của Thu thì tác giả đã để bé bộc lộ hết những tình cảm, nỗi nhớ của mình. Đây là một chi tiết độc đáo và đầy quan trọng. Nếu không có chi tiết này, câu chuyện sẽ nhạt nhẽo, mất đi phần nào giá trị cũng như không có tính đặc sắc để thu hút người đọc. 
        Trong truyện, tác giả không chỉ chú ý đến tình cảm của bé Thu mà còn làm nổi bật tình thương con của ông Sáu. Ngày Thu còn rất bé, ông phải đi bộ đội, không vì vậy mà tình cảm cha con trong ông không mãnh liệt. nên lần nào vợ đến thăm ông cũng hỏi thăm con, trước đó ông còn trách vợ sao không mang con theo cho ông gặp, nhưng vợ bảo do đường xa nguy hiểm nên ông cũng đành ngậm ngùi. Đây chính là tình yêu thương của người cha làm việc cách mạng khi xa nhà dành cho con. Khi về thăm nhà, những tưởng được gặp con, được nghe con gọi tiếng ba với sự yêu thương nhất, nhưng bom đạn của chiến tranh đã suýt chút nữa làm tình cảm cha con của ông trở thành nỗi đau. Khi con không đón nhận tình cảm của mình, ông đã suy sụp hoàn toàn. Tưởng chừng ông sẽ bỏ cuôc, nhưng không. Tất cả tình thương của ông thể hiện qua các hành động mà chỉ diễn ra trong phút chốc: ông ôm con, rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc của con. Còn nữa, ông dành tiếp phần tình cảm này của mình cho vào việc làm chiếc lược ngà khi đã quay trở lại chiến khu. Ông rất ân hận và day dứt vì mình đã đánh con. Nên khi nhặt được khúc ngà ông đã trau chuốt rồi làm tỉ mỉ nó như là một người thợ thực thụ. Đã vậy ông còn khắc lên chiếc lược "Yêu, nhớ tặng con Thu của ba". Khi làm xong ông cầm chiếc lược cào nhẹ lên đầu và tưởng tượng như đang chải tóc cho con. Chiếc lược chưa kịp tận tay trao cho con thì ông đã phải hi sinh trên chiến trường. Tranh thỉ những phút giây cuối cùng của cuộc đời mình, ông đã móc trong túi ra chiếc lược và nhờ người đồng đội của mình là bác ba và nhờ bác Ba mang về đưa lại cho con. Chiến tranh chính là hiện thực đã góp phần tạo nên và nâng cao tình phụ tử thiêng liêng đầy cao quý của cả ông Sáu lẫn bé Thu.
          Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công trong việc xây dựng cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ nhưng đầy hợp lí. Còn kết hợp miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế lại sâu sắc. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất dưới góc nhìn của ông Ba làm cho câu chuyện trở nên khách quan và giàu tính chân thực hơn. Truyện được sắp xếp rất chặt chẽ những tình huống làm cho người đọc cảm thấy hứng thú và hấp dẫn.
          Câu chuyện cổ tích cảm động về tình cha con được miêu tả qua mọi phía, rất đa dạng, từ người cha đến cán bộ cách mạng hay đứa con gái nhỏ cùng gia đình, họ hàng. Đó là tình cảm muôn thuở, có tính nhân văn bền vững thể hiện trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều hi sinh, gian khổ của người cán bộ cách mạng.
                   Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông  Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó tác giả đã khẳng định và ca ngợi tình cảm phụ tử đẹp đẽ và thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Nó sẽ càng cao đẹp và thiêng liêng hơn trong những cảnh ngộ khó khăn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top