giải pháp
3.2.Các giải pháp nhằm thu hút khách Nhật Bản đến Trung tâm điều hành du lịch - Dannatours.
Thông qua các thực trạng về chính sách thú hút hiện tại của TTĐH và nhu cầu sở thích của người Nhật tại TTĐH được nêu phần chương II, em đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp những chính sách mới để thu hút khách Nhật đến với TTĐH.
3.2.1 Giải pháp về chính sách sản phẩm
3.2.1.1 Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù theo từng phân đoạn thị trường
Hiện tại, TTĐH chưa có các sản phẩm du lịch thiết kế riêng cho từng lứa tuổi, từng phân đoạn thị trường, chính vì vậy các sản phẩm du lịch chưa thật sự thu hút được du khách Nhật. Đối với hạn chế này, em đã đề xuất giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch theo 4 vùng đối tượng sau:
- Đối với lứa tuổi 10-20: Cần phát triển các sản phẩm du lịch học đường, du lịch trước khi tốt nghiệp cho đối tượng là học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Đối với độ tuổi 20-30: đối tượng khách ở độ tuổi này còn học hoặc mới đi làm nên quỹ thời gian cũng như việc tích lũy kinh tế chưa nhiều và thường đi du lịch một mình hoặc đi theo nhóm nhỏ. Các sản phẩm phù hợp với độ tuổi này thường là các tour ngắn ngày. Khách ở độ tuổi này thường thích khám phá, thời trang, thích tìm hiểu về các món ăn Việt Nam và mua tạp hóa (đồ thủ công, giầy, dép, đồ lưu niệm...).
- Độ tuổi 30-50: Đây là độ tuổi đã ổn định về nghề nghiệp và gia đình và có tích lũy nhất định. Những người ở độ tuổi này có xu hướng đi du lịch cùng gia đình và thường quan tâm tới thực đơn riêng cho trẻ em, ưa thích các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí, thể thao. Các sản phẩm du lịch Việt Nam có thể cung cấp cho họ là các sản phẩm du lịch biển, các điểm đến có phong cảnh đẹp, có các khu resort, kết hợp với các di sản thế giới như vịnh Hạ Long, Hội An, Đà Nẵng...
- Độ tuổi trên 50: Đối tượng khách này có mức tiêu dùng tương đối cao, thích thư giãn nghỉ ngơi, rất hứng thú trong việc tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và tự nhiên của điểm du lịch. Một số loại hình du lịch như du lịch di sản, du lịch sức khỏe, đi thăm di tích chiến tranh Việt Nam được lựa chọn nhiều ở nhóm tuổi này.
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Khách du lịch Nhật Bản là đối tượng có khả năng chi trả cao, họ sẵng sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua lại một sản phẩm du lịch, tuy nhiên sản phẩm đó phải thỏa mãn những yêu cầu của họ, nó phải hoàn hảo từ đầu cho đến cuối và có chất lượng thật sự tốt, chính vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch là giải pháp thứ hai em muốn đề cập đến.
Cụ thể, Trung tâm nên chú trọng nâng cao sản phẩm theo một số định hướng sau:
* Nâng cao tính độc đáo của sản phẩm du lịch
Nâng cao tính độc đáo của sản phẩm, tức là TTĐH dựa vào những sản phẩm đã có để cải tiến lại, hoặc làm mới hoàn toàn sản phẩm du lịch, tạo được sản phẩm độc đáo duy nhất và là sản phẩm đặc trưng của TTĐH nhằm thu hút và thúc đẩy nhu cầu du lịch của khách hàng. Để làm được điều này TTĐH phải:
- TTĐH cần phải tìm hiểu tâm lý sở thích của du khách Nhật Bản.
- TTĐH căn cứ vào những kiến nghị, phản hồi của khách đã tham gia vào các chương trình của Trung tâm để phát triển nâng cao sản phẩm du lịch.
- TTĐH có thể phát triển chương trình du lịch thông qua việc tạo điều kiện cho khách tự thiết kế chương trình du lịch theo ý đồ của họ.
- TTĐH nên xây dựng các tour du lịch sinh thái, gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của người dân bản địa và để cho khách du lịch được tự mình trải nhiệm những điều mới mẻ, chứ không đơn thuần là khách du lịch chỉ được đi tham quan và nghe hướng dẫn.
* Đa dạng hoá sản phẩm
Bên cạnh việc nâng cao tính độc đáo của sản phẩm thì đa dạng hoá sản phẩm còng góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty. Do đó, để giữ vững và phát triển nguồn khách Trung tâm phải đa dạng hóa sản phẩm. Nguồn khách du lịch thường đa dạng đủ mọi thành phần, lứa tuổi, sở thích tiêu dùng khác nhau. Sự khác nhau về trình độ văn hoá, khả năng kinh tế, sở thích dẫn đến sự cảm nhận khác nhau về chương trình du lịch. Chính vì vậy, em đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm đa dang hóa các sản phẩm du lịch như sau:
- TTĐH nên xây dựng các chương trình du lịch với những chủ đề như: du lịch sông nước, du lịch về cuội nguồn, du lịch tham quan kết hợp với lễ hội bằng nhiều loại hình thưởng thức như đi bộ, đi thuyền, cưỡi voi trên các vùng thiên nhiên hoang dã.
- TTĐH nên tăng cường xây dựng những CTDL ở miền nam và miền Bắc.
- TTĐH nên xây dựng các tour du lịch đan xen giữa tham quan và nghỉ ngơi thư dãn.
- TTĐH nên sắp xếp lại những tuyến điểm trong CTDL để tạo sự mới mẻ và đa dạng.
3.2.2 Giải pháp về chính sách giá
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách giá là một yếu tố thu hút sự chú ý của khách. Sau yếu tố về chất lượng thì khách thường quan tâm đến giá cả vì họ khó có thể quyết định bỏ ra một khoản tiền lớn để mua những sản phẩm mà thực tế họ chưa nhìn thấy. Do đó, đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp lữ hành nói riêng cần phải xây dựng và đưa ra một chính sách giá linh hoạt mềm dẻo.
Chính vì vậy, em đã mạnh dạng đưa ra những giải pháp nhằm năng cao việc thu hút khách du lịch Nhật Bản:
Thứ nhất, TTĐH áp dụng chính sách giảm giá để thu hút khách du lịch Nhật bản:
- Đối với những tour du lịch mới, TTĐH nên áp dụng chính sách giá thấp, có thể nên giảm giá từ 5-10% thu hút sự chú ý của khách du lịch.
- Đối với các thời điểm vắng khách, TTĐH nên giảm giá các chương trình du lịch để khuyến khích nhu cầu đi du lịch của khách.
- Đối với khách du lịch Nhật đi du lịch theo các nhóm, đoàn, TTĐH cần lưu ý đến một chế độ giảm giá cho các đoàn khách:
+ Nếu đoàn từ 20 người thì giảm 5% giá.
+ Nếu đoàn từ 30 người trở lên có thể giảm từ 10%.
- Đối với khách hàng thân thiết, đã sử dùng nhiều dịch vụ tại TTĐH, TTĐH nên áp dụng chính sách giảm giá các sản phẩm du lịch hoặc cấp thẻ thành viên VIP cho khách hàng.
Thứ hai, TTĐH áp dụng chính sách khuyến mãi để thu hút khách du lịch Nhật bản:
- Đối với khách tham gia CTDL: TTĐH nên có chính sách khuyến mãi, tặng quà lưu niệm như móc khóa, vòng tay, mũ áo có in logo của công ty.
- Đối với khách hàng thân thiết: TTĐH nên tặng những món quà lưu niệm để giữ mối quan hệ lâu dài với khách
- Khi kết thúc CTDL: TTĐH nên có chính sách tặng hình chụp lưu niệm với cả đoàn để tăng sự hài lòng và thiện cảm của khách đối với trung tâm.
3.2.3 Giải pháp về chính sách xúc tiến, quảng bá.
Các hình thức quảng cáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách du lịch thâm nhập vào thị trường mới, tạo hình ảnh tốt của Trung tâm với khách du lịch và các hãng gửi khách. Muốn thu hút khách Trung tâm phải liên tục có các chương trình quảng cáo khuếch trương.Vì vậy,Trung tâm cần có thêm công tác xúc tiến quảng cáo. Trong quá trình thực tập, em đã đưa ra những giải pháp sau:
- TTĐH cần đa dạng hóa các loại hình quảng cáo: TTĐH nên phát triển các brochure, các tranh ảnh, video, CD-ROM. Giải pháp này rất dễ thực hiện, dễ tiếp cận người dùng và chi phí lại không cao rất phù hợp với công ty tại thời điểm hiện tại.
- TTĐH cần nghiên cứu, xây dựng website giới thiệu sản phảm du lịch bằng tiếng Nhật. Hiện tại, webssite của TTĐH chỉ có hai ngôn ngữ anh và việt, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút khách. Do vậy, cần xây dựng website bằng tiếng Nhật để du khách dễ dàng tiếp cận đến với sản phẩm du lịch của TTĐH.
- TTĐH cần liên kết quảng giữa các khách sạn nhà hàng và các trung tâm lữ hành - tuyến điểm: ở Việt Nam đây là một loại hình hợp tác quảng cáo đang phát triển, các bên tham gia hợp tác tạo nên một sản phẩm du lịch và cùng quảng cáo cho sản phẩm này trên cùng một phương tiện quảng cáo và cùng một thị trường.
- TTĐH nên tích cực tham gia các hội thảo, hội chợ du lịch. Hội chợ và hội thảo du lịch là một trong những dịp để TTĐH thể hiện mình, quảng bá các sản phẩm của mình đến với mọi người khắp mọi nơi.
- TTĐH cần xây dựng bộ phận chuyên quảng cáo trong Trung tâm. Bộ phận này được thành lập sẽ đem lại hiệu quả hơn trong việc đi sâu, đi sát lĩnh vực quảng cáo. Bộ phận này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn về quảng cáo, có kiến thức về văn học, lịch sử, hiểu biết về văn hoá - xã hội, tâm lý của đối tượng nhận thông tin từ quảng cáo và hiểu biết về pháp luật.
3.2.4 Giải pháp về chính sách con người
Nói tới nâng cao chất lượng dịch vụ thì một yếu tố quan trọng quyết định đó là nguồn nhân lực. Chính vì vậy em đã mạnh dạng đưa ra các giải pháp sau:
- Tổ chức các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn cho các hướng dẫn viên, đặc biệt là hướng dẫn viên tiếng Nhật.
- Mời các nhân viên đại lý lữ hành của Nhật sang trợ giúp trong việc đào tạo nhân viên.
- Tăng cường tuyển dụng nhân viên, hướng dẫn viên thông thạo tiếng Nhật.
3.2.5. Các mối quan hệ đối tác
Mối quan hệ với các đối tác là chính sách không thể thiếu, nó giúp cho việc khai thác khách được thuận lợi khi có mối quan hệ tốt với các hãng gởi khách, đồng thời giúp cho quá trình thực hiện chương trình du lịch được thuận lợi khi có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng, các đơn vị chức năng.
Giải pháp đưa ra cho chính sách này như:
- Giữ uy tín trong quá trình giao dịch: Chữ tín trong giao dịch kinh doanh luôn được các công ty coi trọng chính vì vậy để mối quan hệ với các công ty đối tác TTĐH giữ đúng lời hứa các giao dịch để đảm bảo độ tin cây và hợp tác lâu dài với nhau.
- Thường xuyên gửi khách cho các đối tác: Trong mùa du lịch việc quá tải khách rất dễ xẩy ra đối với các công ty lữ hành, chính vì vậy TTĐH nên có những chính sách gửi khách, san sẻ lượng khách với các công ty khách để giữ mối quan hệ bền lâu.
- Thái độ, đạo đức trong công việc luôn vui vẻ hòa nhã, trung thực không gian dối tạo ấn tượng đẹp cho các đối tác.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top