bài học sinh
10)
ADN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các Nu (A,T,G,X). Các Nu liên kết với nhau nhờ liên kết photphođieste tạo nên chuỗi pôlinucleotit. Các Nu ở hai chuỗi của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với T bằng 2 liên kết Hiđro, G liên kết với X bằng 3 liên kết Hidro.
Chức năng của ADN là lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
11)
ARN là axit ribônucleotit được cấu tạo từ một chuỗi pôlinucleotit. Có 4 loại đơn phân tham gia cấu tạo nên ARN là A,U,G,X. Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN, mỗi loại có cấu trúc và chức năng khác nhau trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang prôtein.
13)
Tế bào là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Các tế bào có thể khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng đều có cấu trúc chung gồm 3 phần : màng sinh chất-tế bào chất-nhân (hoặc vùng nhân).
Tế bào nhân sơ (vi khuẩn) có cấu trúc rất đơn giản, có kích thước rất nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm và các hạt dự trữ. Vùng nhân của tế bào nhân sơ thường chỉ có một phân tử ADN vòng.
14)
Tế bào nhân thực có cấu trúc phức tạp: Nhân tế bào được bao bọc bởi hai lớp màng, chứa vật chất di truyền là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Ribôxôm được cấu tạo từ các phân tử rARN và prôtêin là nơi tổng hợp protein.
Khung xương tế bào là nơi neo giữ các bào quan và giữ cho tế bào động vật có hình dạng xác định.
Trung thể là bào quan có ở tế bào động vật. Đây là bào quan hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào.
15)
Ti thể là bào quan ở tế bào nhân thực. Đây là bào quan được bao bọc bởi hai màng, bên trong chất nền có chứa ADN và các hạt ribôxôm. Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào. Chức năng của ti thể là cung cấp năng lượng dưới dạng dễ sử dụng(ATP)cho mọi hoạt động của tế bào.
Lục lạp là bào quan chỉ có trong các tế bào có chức năng quang hợp ở thực vật. Nó cũng được bao bọc bởi hai màng, bên trong chất nền có chứa ADN và các hạt ribôxôm. Các hạt grana được tạo ra bởi hệ thống màng tilacôit với các đơn vị quang hợp.
Chức năng của lục lạp là quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật.
16)
Lưới nội chất trong tế bào nhân thực tạo nên các xoang ngăn cách với các phần còn lại của tế bào chất, sản xuất ra các sàn phẩm nhất định đưa tới những nơi cần thiết trong tế bào hay xuất bào. Perôxixôm được hình thành từ lưới nôi chất trơn, có chức năng chuyển hoá lipit or khử độc tế bào.
Bộ máy Gôngi là nơi thu nhận 1 số chất như prôtêin, lipit và đường rồi lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng, sau đó đóng gói và gửi đến nơi cần thiết trong tế bào hay để xuất bào.
Libôxôm là 1 loại túi màng có nhiều enzim thuỷ phân có chức năng phân huỷ các bào quan già hay các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như kết hợp với không bào tiêu hoá để phân huỷ thức ăn.
Không bào là bào quan được bao bọc bởi 1 lớp màng có các chức năng : chứa các chất dự trữ, bảo vệ, chứa các sắc tố...
17)
Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn chọn lọc của tế bào. Màng sinh chất là màng khảm-động được cấu tạo từ hai thành phần chính là lipit và prôtein. Các phân tử lipit và prôtein có thể di chuyển trong phạm vi nhất địng bên trong màng. Có nhiều loại prôtein màng khác nhau, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau (vận chuyển các chất, tiếp nhận và truyền thông tin, enzim...).
Ở tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào, có tác dụng bảo vệ tế bào đồng thời xác định hình dạng, kích thước tế bào. Chất nền ngoại bào giúp tế bào iện kết với nhau tạo nên các mô.
18)
Màng sinh chất đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường ngoài. Màng để cho nhiều chất đi qua theo 2 hướng.
Sự vận chuyển có thể là thụ động không tiêu dùng năng lượng hoặc theo phương thức chủ động-vận chuyển tích cực kèm theo tiêu dùng năng lượng ATP.
Sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào tuân theo cơ chế khuếch tán.
Sự vận chuyển chủ động cần có các kênh prôtêin trên màng và tiêu tốn năng lượng ATP để vận chuyển các chất qua màng ngược građien nồng độ. Sự vận chuyển còn phụ thuộc vào sự có mặt của các prôtêin màng, hoặc do sự thay đồi hình dạng của màng(xuất-nhập bào) nhờ tiêu dùng năng lượng.
21)
Năng lượng là khả năng sinh công. Trong tế bào, năng luợng tồn tại tiềm ẩn trong các liên kết hoá học.
Sự biến đồi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống gọi là chuyển hoá năng lượng. Dòng năng lượng trong thế giới sống được bắt đầu từ ánh sáng mặt trời truyền tới cây xanh và qua chuỗi thức ăn đi vào động vật rồi cuối cùng trở thành nhiệt năng phát tán vào môi trường.
Nhờ khả năng dễ dàng nhường năng lượng mà ATP trở thành chất hữu cơ cung cấp năng lượng phổ biến trong tế bào (đồng tiền năng lượng).
22)
Enzim là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là prôtein. Vai trò của Enzim là làm giảm năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng. Hoạt tính của Enzim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, pH, nồng độ cơ chất...
Tế bào có thể thông qua việc điều khiển sự tộng hợp các enzim hay ức chế hoặc hoạt hoá các enzim để điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào.
23)
Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng ATP. Hô hấp tế bào bao gồm nhiều phản ứng, nhờ đó, năng lượng của nguyên liệu của năng lượng hô hấp được giải phóng từng phần.
Hô hấp tế bào có thể được chia làm 3 giai đoạn chính : đường phân, chu trình Crep và chuỗi êlectron hô hấp. Đường phân biến đổi 1 phân tử glucôzơ thành 2 phân tử axit piruvic, tạo ra ATP, NADH. 2 phân tử axit piruvic tiếp tục biến đổi theo chu trình Crep tạo ra CO2, NADH và FADH2...
24)
Hô hấp tế bào có 3 giai đoạn chính : đường phân, chu trình Crep và chuỗi êlectron hô hấp. Mỗi giai đoạn đều giải phóng ATP nhưng ở giai đoạn chuỗi chuyển êlectron hô hấp là giải phóng ra nhiều ATP nhất (34ATP).
Protein phân giải thành axit amin rồi biến đổi thành axêtyl-CoA đi vào chu trình Crep. Lipit phân giải thành axit béo và glyxêrol rồi biến đổi thành axêtyl_CoA đi vào chu trình Crep.
25)
Các nhóm vi khuẩn dinh dưỡng theo phương thức hoá tổng hợp có khả năng oxi hoá khử các chất trong môi trường để tạo ra năng lượng. Một phần năng lượng được vi khuẩn sử dụng để khử CO2 tạo ra các hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể. Nhờ hoạt của các nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp mà đảm bảo chu trinh tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và nhiều vai trò khác.
Quang hợp là hình thức dinh dưỡng tự dưỡng đặc trưng cho thực vật và 1 số nhóm vi khuẩn nhờ có các sắc tố quang hợp.
26)
Quá trình quang hợp có thể chia làm 2 pha: Pha sáng xảy ra tại các hạt (grana) của lục lạp và pha tối xảy ra trong chất nền (cơ chất) của lục lạp. Thông qua pha sáng, năng lượng ánh sáng được chuyển hoá thành năng lượng ATP và NADPH cung cấp cho pha tối ; quá trình phân li nước trong pha sáng giải phóng ôxi. Trong pha tối, CO2 bị khử thành các sản phẩm hữu cơ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top