bài giảng trắc địa

PHỤ LỤC

PHẦN 1. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRĂC ĐỊA

Mở đầu Trang 1 1 Khái niệm về trắc địa

2 Các chuyên ngành trắc địa

3 Vai trò trắc địa trong xây dựng

4 Tóm tắt lịch sử phát triển ngành Trắc địa

Chương 1 : NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

1-1. Khái niệm về định vị điểm                                                                                                         

1-2. Mặt thuỷ chuẩn và hệ thống độ cao                                                                                       

1-3. Hệ toạ độ địa lý Trang 4

1-4. Phép chiếu bản đồ và hệ toạ độ vuông góc phẳng                                                               

1-5. Hệ định vị toàn cầu GPS                                                                                                              

1-6. Định hướng đường thẳng                                                                                                          

Chương 2 : LÝ THUYẾT SAI SỐ ĐO

2-1. Khái niệm và phân loại sai số đo                                                                                           

2-2. Các tiêu chuẩn độ chính xác của kết quả đo                                                                         

2-3. Bình sai các trị đo                                                                                                                       

PHẦN 2. ĐO CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN

Chương 3 : ĐO GÓC

3-1. Nguyên lý đo góc bằng và góc đứng                                                                                      

3-2. Máy kinh vĩ Trang 1

3-3. Phương pháp đo góc bằng                                                                                                     

3-4. Đo góc đứng                                                                                                                               

Chương 4 : ĐO DÀI

4-1. Nguyên lý đo dài                                                                                                                        

4-2. Đo dài trực tiếp bằng thước thép 

4-3. Đo dài bằng máy trắc địa và mia 

4-4. Khái niệm đo dài bằng máy đo điện tử 

Chương 5 : ĐO CAO

5-1. Nguyên lý đo cao 

5-2. Máy và mia thuỷ chuẩn 

5-3. Đo cao hạng IV và kỹ thuật 

5-4. Phương pháp đo cao lượng giác

PHẦN 3. BẢN ĐỒ VÀ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH

Chương 6 : LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA

6-1. Khái quát về lưới khống chế trắc địa 

6-2. Các bài toán trắc địa cơ bản

6-3. Khái niệm về bình sai 

6-4. Đường chuyền kinh vĩ - phương pháp bình sai gần đúng 

6-5. Lưới tam giác nhỏ 

6-6. Phương pháp giao hội 

6-7. Phương pháp bình sai gần đúng lưới độ cao đo vẽ 

Chương 7 : ĐO VẼ BẢN ĐỒ VÀ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH

7-1. Khái niệm và phân loại bản đồ địa hình 

7-2 Quy trình thành lập bản đồ địa hình 

7-3. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình bằng phương pháp toàn đạc 

7-4 Biểu diễn địa hình địa vật trên bản đồ

7-5. Chia mảnh và đánh số tờ bản đồ 

7-6. Sử dụng bản đồ địa hình 

7-7. Đo vẽ mặt cắt địa hình

PHẦN 1. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRẮC ĐỊA

MỞ ĐẦU

1. Khái niệm về trắc địa

Theo tiếng Hy Lạp thì thuật ngữ " Trắc địa" có nghĩa là sự " phân chia đất đai ". Với ý nghĩa đó, chứng tỏ trắc địa đã ra đời từ rất sớm.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội đòi hỏi Trắc địa ngày càng phải đề cập đến nhiều vấn đề, khái niệm " Trắc địa " cũng vì thế có nghĩa rộng hơn. Có thể hiểu "trắc địa" là môn khoa học về các phương pháp, phương tiện đo đạc và xử lý số liệu nhằm xác định hình dạng kích thước trái đất; thành lập thành lập bản đồ, bình đồ, mặt cắt địa hình phục vụ xây dựng các công trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế quốc dân và quốc phòng.

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Trắc địa phải tiến hành đo đạc mặt đất. Công tác đo đạc thực chất quy về đo một số các yếu tố cơ bản như: góc, cạnh, chiều cao.... Với mục đích đo đạc hiệu quả và chính xác, trắc địa đã nghiên cứu ứng dụng các phương pháp trong đo đạc.

Quá trình đo luôn tồn tại các sai số ảnh hưởng tới độ chính xác kết quả đo. Để nhận được các trị đo xác suất nhất và biểu diễn chúng dưới dạng bản đồ, bình đồ và mặt cắt địa hình thì cần phải xử lý số liệu đo. Kiến thức trắc địa cùng với toán học, xác suất thống kê, tin học là những công cụ quan trọng để thực hiện việc xử lý số liệu.

Phương tiện đo là một trong những điều kiện quan trọng để đo đạc chính xác và hiệu quả. Với sự pháp triển mạnh mẽ của các ngành khoa học như quang học, cơ khí chính xác, điện tử, tin học đã chế tạo ra các thiết bị đo hiện đại như toàn đạc điện tử, thủy chuẩn điện tử, máy định vị GPS. Máy móc, thiết bị đo đạc hiện đại cùng với công nghệ tiên tiến thực sự là cuộc cách mạng sâu rộng của ngành Trắc địa, mở ra khả năng không chỉ nghiên cứu đo đạc trên bề mặt trái đất, dưới lòng đại dương mà còn không gian ngoài trái đất.

2. Các chuyên ngành trắc địa

Tùy theo đối tượng, quy mô và phương pháp nghiên cứu khác nhau mà trắc địa được chia thành các chuyên ngành khác nhau.

Trắc địa cao cấp có phạm vi nghiên cứu rộng lớn mang tính toàn cầu hoặc quốc gia. Nhiệm vụ của trắc địa cao cấp là xác định hình dạng, kích thước, trường trọng lực trái đất; xây dựng hệ thống khống chế Nhà nước với độ chính xác cao làm cơ sở trắc địa Quốc gia; nghiên cứu khoa học, nghiên cứu biến dạng vỏ trái đất. Trắc địa cao cấp còn bao gồm cả trắc địa vệ tinh nghiên cứu đo đạc không gian ngoài mặt đất và trắc địa biển.

Trắc địa địa hình có nhiệm vụ nghiên cứu quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa hình mặt đất dùng trong các ngành điều tra, xây dựng cơ bản và quốc phòng.

Trắc địa ảnh cũng có nhiệm vụ nghiên cứu đo vẽ bản đồ địa hình, nhưng tiến hành bằng cách chụp ảnh mặt đất bằng các máy ảnh đặc biệt từ máy bay, vệ tinh hoặc ngay tại mặt đất; sau đó xử lý các tấm ảnh chụp được để thành lập bản đồ.

Trắc địa công trình là trắc địa ứng dụng trong xây dựng công trình. Lĩnh vực này, Trắc địa nghiên cứu phương pháp, phương tiện phục vụ thiết kế, thi công xây dựng và theo dõi biến dạng công trình.Trắc địa bản đồ có nhiệm vụ nghiên cứu các phương pháp chiếu bản đồ; các phương pháp vẽ, biểu diễn, biên tập và in ấn bản đồ

3. Vai trò của trắc địa trong quy hoạch và xây dựng công trình

Trắc địa có vai trò quan trọng trong giai đoạn quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý sử dụng các công trình xây dựng cơ bản như: xây dựng công nghiệp, dân dụng; xây dựng cầu đường; xây dựng thủy lợi, thủy điện.

Trong giai đoạn quy hoạch, tùy theo quy hoạch tổng thể hay chi tiết mà người ta sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ thích hợp để vạch ra các phương án quy hoạch, các kế hoạch tổng quát khai thác và sử dụng công trình.

Trong giai đoạn khảo sát thiết kế, trắc địa tiến hành thành lập lưới khống chế trắc địa, đo vẽ bản đồ, bình đồ và mặt cắt địa hình phục vụ chọn vị trí, lập các phương án xây dựng và thiết kế kỹ thuật công trình.

Trong giai đoạn thi công, trắc địa tiến hành công tác xây dựng lưới trắc địa công trình để bố trí công trình trên mặt đất theo đúng thiết kế; kiểm tra, theo dõi quá trình thi công; đo biến dạng và đo vẽ hoàn công công trình.

Trong giai đoạn quản lý và khai thác sử dụng công trình, trắc địa thực hiện công tác đo các thông số biến dạng công trình như độ lún, độ nghiêng, độ chuyển vị công trình. Từ các thông số biến dạng kiểm chứng công tác khảo sát thiết kế, đánh giá mức độ độ ổn định và chất lượng thi công công trình.

4. Tóm tắt lịch sử phát triển của ngành trắc địa

Khoảng 3000 năm trước Công nguyên, dọc hai bờ sông Nin Ai Cập, con người đã biết dùng những kiến thức sơ đẳng về hình học và đo đạc để phân chia lại đất đai sau khi lũ rút, đó chính là khởi đầu của môn đo đất. Khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, người Hy Lạp đã cho rằng trái đất là khối cầu. Kiến thức đo đạc trong giai đoạn này đã góp phần xây dựng thành công các công trình kiến trúc độc đáo ở Ai Cập, Hy Lạp.

Thế kỷ thứ 16 nhà toán học Meccatơ tìm ra được phương pháp chiếu bản đồ. Thế kỷ thứ 17 nhà bác học Vecnie phát minh ra du xích. Thế kỷ thứ 18 Delambre đo được độ dài kinh tuyến qua Pari và đặt đơn vị độ dài 1m=1/40.000.000 độ dài kinh tuyến này. Thế kỷ thứ 19 nhà toán học Gauss đã đề ra phương pháp số bình phương nhỏ nhất và phương pháp chiếu bản đồ mới. Rất nhiều nhà trắc địa trên thế giới đã xác định được kích thước trái đất như: Bessel(1841), Everest(1830), Clarke(1866), Helmert(1906), Kraxovski(1940) và hiện tại nhiều nước đang dùng WGS-84(1984).

Ở Việt Nam, từ thời Âu Lạc đã biết sử dụng kiến thức trắc địa để xây thành Cổ Loa, kinh đo Thăng Long, kênh đào nhà Lê...Năm 1469 vua Lê Thánh Tông đã vẽ bản đồ bản đồ đất nước có tên " Đại Việt Hồng Đức".

Cục đo đạc Bản đồ thành lập năm 1959, Tổng cục Địa chính thành lập năm 1994 đã triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuyật Trắc địa trong xây dựng lưới tọa độ, độ cao Nhà nước; thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính phục vụ điều tra cơ bản, quản lý, xây dựng và quốc phòng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #trungchoeng