chương 7

7.2.  CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BALANCE OF PAYMENT – BOP)

7.2.1. Khái niệm BOP

                BOP là một bản kế toán tổng hợp toàn bộ các luồng hàng hoá, dịch vụ, tư bản giữa một quốc gia và các nước khác trên thế giới.

                Hay: BOP là một bản trình bày ngắn gọn các nguyên tắc, những giao dịch của dân cư một quốc gia với dân cư của quốc gia khác trong một thời kỳ nhất dịnh, thường là một năm.

                BOP giúp ta đánh giá được luồng ngoại tệ ra hoặc vào của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới, cho chúng ta thấy được mối quan hệ về kinh tế giữa hai quốc gia với nhau.

                Thặng dư trong BOP phản ánh luồng ngoại tệ đi vào một nước lớn hơn luồng ngoại tệ đi ra. Khi BOP thặng dư sẽ tạo điều kiện cho quốc gia có dự trữ ngoại tệ.

                Thâm hụt trong BOP phản ánh luồng ngoại tệ đi ra lớn hơn luồng ngoại tệ đi vào của một quốc gia. Quốc gia bị thâm hụt trong BOP sẽ phải xuất vàng để trả nợ, hay khất nợ hoặc phải gia hạn nợ để giải quyết số thâm hụt đó.

7.2.2.  Kết cấu của BOP

BOP của một quốc gia bao gồm 4 hạng mục sau:

I. Cán cân vãng lai (Current Balance - CB)

II. Cán cân vốn (Capital Balance - KB)

III. Sự khác nhau về thống kê (OM)

IV. Cán cân bù đắp chính thức (Official Finacing Balance - OFB)

Ví dụ về kết cấu của BOP: Bảng 7.3.

Các giao dịch của quốc gia này với quốc gia khác sẽ được ghi là Có hoặc Nợ trong BOP. Các giao dịch được ghi vào khoản Có là những giao dịch nhận được sự chi trả từ nước ngoài (những khoản giao dịch đem lại ngoại tệ cho quốc gia). Những giao dịch được ghi có trong BOP mang dấu dương (+).

Những khoản giao dịch được ghi vào khoản Nợ là những giao dịch mà quốc gia phải chi trả cho người nước ngoài . Trong bảng BOP, các khoản mục ghi nợ mang dấu âm (-).

Bảng 7.3: Kết cấu của BOP (triệu USD)

Hạng mục

Khoản mục

Bên có

Bên nợ

Chênh lệch

I

CÁN CÂN VÃNG LAI - CB

-70

1

Cán cân thương mại - TB

-50

Xuất khẩu hàng hoá - X

+150

Nhập khẩu hàng hoá - M

-200

2

Cán cân dịch vụ - SB

-40

Thu dịch vụ

+120

Chi dịch vụ

-160

3

Cán cân thu nhập - IC

+10

Thu

+20

Chi

-10

4

Chuyển giao vãng lai một chiều - TR

+10

Thu

+30

Chi

-20

II

CÁN CÂN VỐN - KB

+55

Chảy vào

+160

Chảy ra

105

III

KHÁC NHAU VỀ THỐNG KÊ - OM

0

CÁN CÂN TỔNG THỂ - OB (OB=CB+KB+OM)

-15

IV

KẾT TOÁN CHÍNH THỨC - OFB

+15

Thay đổi dự trữ ngoại hối

+10

Vay IFM

+5

TỔNG SỐ

+495

-495

0

                Công thức của BOP được xác định như sau:

                BOP = TB + SB + IC + TR + KB + OM + OFB = 0

7.2.2.1. Cán cân vãng lai – CB

                CB bao gồm cán cân thương mại (TB) là cán cân hữu hình và cán cân vô hình (cán cân dịch vụ - SB, cán cân thu nhập - IC và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều - TR).

                * Cán cân thương mại (TB)

TB phản ánh chênh lệch giữa thu nhập từ xuất khẩu và chi cho nhập khẩu hàng hoá. Xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nên được ghi có (+) trong BOP. Ngược lại nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi nợ (-) trong BOP. Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu hàng hoá thì TB thặng dư (TB > 0).

                Công thức tính TB: TB = X – M

                * Cán cân dịch vụ (SB)

SB bao gồm các giao dịch dịch vụ: dịch vụ vận tải, du lịch, bảo hiểm, viễn thông, hàng không, ngân hàng và các hoạt động dịch vụ khác. Cũng giống như xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu dịch vụ cũng làm phát sinh cầu và phát sinh cung.

                * Cán cân thu nhập (IC)

 IC bao gồm các khoản thu nhập của người cư trú và người không cư trú (tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác của người lao động); thu nhập về đầu tư giữa người cư trú và người không cư trú (lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi đầu tư chứng khoán, lãi vay).

                * Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (TR)

TR bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục địch tiêu dùng do người cư trú chuyển cho người không cư trú và ngược lại.

                Tóm lại, cán cân vãng lai CB được biểu diễn bằng công thức:

                CB = X – M + SB + IC + TR

7.2.2.2. Cán cân vốn - KB

                KB phản ánh chênh lệch giữa luồng vốn chảy vào và luồng vốn chảy ra khỏi một quốc gia, bao gồm những giao dịch quốc tế về các tài sản tài chính. Đó là những khoản vốn của tư nhân hoặc Chính phủ cho vay hoặc vay của tư nhân hoặc Chính phủ nước ngoài. Nguyên tắc ghi trong BOP: đi vay thì ghi có (+), cho nước ngoài vay thì ghi nợ (-).

7.2.2.3. Sự khác nhau về thống kê – OM

                OM là một khoản điều chỉnh có tính chất thống kê. OM bằng không nếu tất cả các hạng mục trước đó đã được tính chính xác. OM phản ánh tình trạng không thể ghi lại hết được những giao dịch bằng những số liệu thống kê chính thức.

Cán cân tổng thể (Overall Balance- OB):

                OB = CB + KB + OM         

+ Nếu OB < 0: thâm hụt cán cân thanh toán (Deficit in the Balance of Payment).

                + Nếu OB > 0: thặng dư cán cân thanh toán (Surplus in the Balance of Payment).

7.2.2.4. Cán cân bù đắp chính thức (Official Finacing Balance – OFB)

                OFB bao gồm:

                + Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia;

                + Tín dụng với IMF và các Central Bank khác;

Khoản mục này luôn ngược dấu với OB, do đó tổng của OB và OFB luôn bằng 0 (OB + OFB = 0) hay: CB + KB + OM = - OFB.

PHẦN BÀI TẬP

BÀI 1

Hao phí lao động để sản xuất ra sản phẩm X và sản phẩm Y của 2 quốc gia được cho trong bảng dưới đây:

Trường hợp

A

B

C

D

                  Quốc gia

Hao phí LĐ

I

II

I

II

I

II

I

II

Sản phẩm X (giờ/sản phẩm)

Sản phẩm Y (giờ/sản phẩm)

1

4

4

2

3

4

12

6

1

2

4

2

1

2

2

4

Hãy xác định:

a)       Lợi thế tuyệt đối và không có lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia trong từng trường hợp.

b)       Lợi thế so sánh và không có lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong từng trường hợp.

c)       Khả năng xảy ra mậu dịch giữa 2 quốc gia trong từng trường hợp.

BÀI 2

Cho năng suất lao động sản phẩm A và B của 2 quốc gia như sau:

                    Quốc gia

Năng suất LĐ

I

II

Số lượng sản phẩm A

Số lượng sản phẩm B

3

2

1

4

a)       Hãy xác định cơ sở mậu dịch giữa 2 quốc gia.

b)       Xây dựng mô hình mậu dịch giữa 2 quốc gia.

c)       Tìm khung tỷ lệ trao đổi giữa 2 quốc gia.

d)       Tỷ lệ trao đổi nội địa của mỗi quốc gia.

e)       Với tỷ lệ trao đổi nào thì lợi ích của 2 quốc gia bằng nhau?

BÀI 3

Có tài liệu cho trong bảng dưới đây:

                    Quốc gia

Năng suất LĐ

I

II

Số lượng sản phẩm A

Số lượng sản phẩm B

6

4

2

3

a)       Hãy xác định cơ sở mậu dịch giữa 2 quốc gia.

b)       Xây dựng mô hình mậu dịch giữa 2 quốc gia.

c)       Tìm khung tỷ lệ trao đổi giữa 2 quốc gia.

d)       Tỷ lệ trao đổi nội địa của mỗi quốc gia.

e)       Với tỷ lệ trao đổi nào thì lợi ích của 2 quốc gia bằng nhau?

BÀI 4

Cho chi phí lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm X và Y của 2 quốc gia như sau:

                    Quốc gia

Hao phí LĐ (giờ)

I

II

Sản phẩm X

Sản phẩm Y

3

2

4

1

Giả thiết quốc gia I có 1200 giờ lao động, quốc gia II có 800 giờ lao động. Trong điều kiện sử dụng hết tài nguyên và kỹ thuật được cho là tốt nhất, với chi phí cơ hội không đổi, hãy xác định:

a)       Đường PPF của 2 quốc gia.

b)       Mô hình mậu dịch giữa 2 quốc gia.

c)       Khung tỷ lệ trao đổi giữa 2 quốc gia.

d)       Cho biết điểm tự cung, tự cấp của quốc gia I là A(200X, 300Y); của quốc gia II là A’(100X, 400Y). Với tỷ lệ trao đổi Px/Py = 3, hãy phân tích lợi ích từ mậu dịch của 2 quốc gia.

BÀI 5

Cho biết số liệu năm 2006 như sau: kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của quốc gia A là 650 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của toàn thế giới là 1,2 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia A là 37 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới là 495 tỷ USD.

Yêu cầu: Tính RCA của quốc gia A về sản phẩm X.

BÀI 6

Chi phí để sản xuất 1kg chuối và 1kg táo của Trung Quốc và Việt Nam được cho như sau:

                    Quốc gia

Hao phí LĐ (giờ)

Trung Quốc

Việt Nam

Táo (giờ/kg)

Chuối (giờ/kg)

3

2

5

1

a)       Xác định cơ sở và mô hình mậu dịch giữa 2 quốc gia.

b)       Giả sử Việt Nam có 800 ngàn giờ lao động, Trung Quốc có 1200 ngàn giờ lao động để sản xuất táo và chuối.

- Hãy xác định sản lượng táo và chuối của 2 quốc gia.

- Vẽ đường PPF của 2 quốc gia.

c)       Xác định chi phí cơ hội để sản xuất táo và chuối của 2 quốc gia.

d)       Với tỷ lệ trao đổi là Ptáo/Pchuối = 1,5 hoặc Ptáo/Pchuối = 5 thì mậu dịch có xảy ra không? Tại sao?

e)       Cho biết điểm tự cung, tự cấp của Việt Nam là V(400 tấn chuối, 80 tấn táo), của Trung Quốc là T(300 tấn chuối, 200 tấn táo). Với tỷ lệ trao đổi là Ptáo/ Pchuối = 2.

Hãy phân tích lợi ích từ mậu dịch của 2 quốc gia.

BÀI 7

Cho biểu đồ sau:

        Y

                                   E

              PA       A

                             C                           B

                                                                  PB                                                        

           0                                                        X

Hãy cho biết:

a)       Điểm cân bằng nội địa và giá cả so sánh cân bằng nội địa của quốc gia.

b)       Điểm cân bằng khi có mậu dịch và giá cả sản phẩm so sánh cân bằng.

c)       Mô hình mậu dịch của quốc gia. Lượng sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia khi có mậu dịch.

d)       Điểm tiêu dùng của quốc gia sau khi có mậu dịch.

BÀI 8

Cho biết 2 đường cong ngoại thương của quốc gia 1 và quốc gia 2 như biểu đồ:                                                                  

N

                                                      Quốc gia 1

         Y                            

                         PF’ =2                           PB = PB’ = 1

        60                                                         M

                                                    E                      PF =1/2

        40               

                                                                       Quốc gia 2

        20                                

           0           20        40         60            X

Hãy xác định:

a)       Giá cả sản phẩm so sánh cân bằng chung của 2 quốc gia khi có mậu dịch.

b)       Tại điểm M và điểm N thì điều gì xảy ra. Giải thích xu hướng trở về điểm E của hai điểm này.

BÀI 9

Cho các số liệu như trong bảng:

                     Chi phí sản xuất

Sản phẩm

Quốc gia I

Quốc gia II

L

K

L

K

Sản phẩm X

Sản phẩm Y

10

2

3

4

4

2

1

3

a)       Hãy xác định sản phẩm thâm dụng tư bản và thâm dụng lao động của 2 quốc gia.

b)       Vẽ đồ thị thể hiện các ràng buộc về lao động và tư bản của 2 quốc gia.

c)       Xác định cơ sở và mô hình mậu dịch khi 2 quốc gia buôn bán với nhau.

d)       Khi thực hiện giao thương, giá lao động và giá tư bản của 2 quốc gia thay đổi như thế nào?

e)       Khi Chính phủ quốc gia II đánh thuế sản phẩm nhập khẩu từ quốc gia I, thu nhập của người lao động và của người sở hữu tư bản ở quốc gia II thay đổi như thế nào?

BÀI 10

Cho các số liệu như trong bảng:

                     Chi phí sản xuất

Sản phẩm

Quốc gia I

Quốc gia II

L

K

L

K

Sản phẩm X

Sản phẩm Y

2

2

1

3

3

5

2

6

Với tỷ lệ giá cả các yếu tố sản xuất PL/PK (w/r) của quốc gia 1 là ½, của quốc gia 2 là 3/2. Hãy xác định:

a)       Cơ sở mậu dịch giữa 2 quốc gia.

b)       Mô hình mậu dịch giữa 2 quốc gia.

c)       Thu nhập của người lao động và của người sở hữu tư bản ở 2 quốc gia thay đổi như thế nào khi có mậu dịch?

BÀI 11

Cho hàm cầu và hàm cung sản phẩm X của một quốc gia như sau:

QDX = 120 – Px;      QSX = Px - 40

(giá tính bằng USD, lượng tính bằng đơn vị sản phẩm)

Giả sử đây là một nước nhỏ và giá thế giới là Pw = 50 USD

a)       Xác định điểm tự cung, tự cấp của quốc gia.

b)       Phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu của quốc gia khi có mậu dịch tự do.

c)       Nếu Chính phủ đánh thuế quan bằng 30% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu, hãy phân tích sự tác động của thuế quan lên các nhóm xã hội.

d)       Để sản xuất sản phẩm X, tỷ lệ nguyên liệu nhập là 80%, thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 20%. Tính REP.

e)       Giả sử Chính phủ muốn giữ tỷ lệ bảo hộ thực sự cho nhà sản xuất là 100% thì thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là bao nhiêu?

f)        Lợi ích của các nhà sản xuất trong nước thay đổi như thế nào khi Chính phủ miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu.

BÀI 12

Cho hàm cầu và hàm cung sản phẩm ô tô ở thị trường Việt Nam như sau:

QD = 500 – 5P;        QS = 10P – 100

(Giá tính bằng ngàn USD/chiếc, lượng tính bằng ngàn chiếc)

Cho biết giá mặt hàng ô tô ở thị trường thế giới là 20 ngàn USD/ chiếc

a)       Phân tích sự thay đổi về giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm ô tô ở thị trường Việt Nam khi có mậu dịch tự do.

b)       So với tình trạng tự cung, tự cấp, CS và PS thay đổi như thế nào?

c)       Giả sử Chính phủ Việt Nam đánh thuế 10 ngàn USD trên mỗi sản phẩm ô tô nhập khẩu. Giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm ô tô ở thị trường Việt Nam thay đổi như thế nào?

d)       Kim ngạch nhập khẩu và nguồn thu từ thuế nhập khẩu ô tô của Chính phủ?

e)       Tính mức thiệt hại tiêu dùng, thiệt hại sản xuất và thiệt hại ròng của nền kinh tế do thuế quan.

f)        Điều gì xảy ra khi Chính phủ Việt Nam đánh thuế 20 ngàn USD trên mỗi sản phẩm ô tô nhập khẩu?

BÀI 13

Cho hàm cầu và hàm cung sản phẩm X của Việt Nam như sau:

QDX = 160 – Px;    QSX = - 90 + 4Px

(giá tính bằng ngàn đồng, lượng tính bằng triệu đơn vị)

Cho biết giá thế giới của sản phẩm X là 2 USD/ đơn vị sản phẩm, tỷ giá hối đoái là 1USD = 15.000 VND.

a)       Xác định điểm tự cung, tự cấp về sản phẩm X ở thị trường Việt Nam.

b)       Phân tích giá cả, sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu sản phẩm X của Việt Nam khi có mậu dịch tự do.

c)       Nếu Chính phủ Việt Nam đánh thuế 10.000 VND/ đơn vị sản phẩm nhập khẩu. Hãy phân tích cân bằng cục bộ sự tác động của thuế quan.

d)       Nếu đồng tiền Việt Nam mất giá: 1USD = 20.000 VND. Thị trường Việt Nam sẽ biến động như thế nào? Hãy phân tích theo 2 trường hợp:

+ Trường hợp mậu dịch tự do.

+ Trường hợp Chính phủ Việt Nam đánh thuế 10.000 VND/ đơn vị sản phẩm.

BÀI 14

Giá một chiếc ô tô ở thị trường Việt Nam trong điều kiện mậu dịch tự do là 20.000 USD, trong khi đó, giá nhập khẩu các yếu tố đầu vào để sản xuất một chiếc ô tô là 15.000 USD. Chính phủ đánh thuế ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam là 100%, thuế nhập khẩu nguyên liệu là 50%.

a)       Tính tỷ lệ bảo hộ thực sự (REP) đối với ngành sản xuất ô tô Việt Nam.

b)       Nếu thuế nhập khẩu nguyên liệu là 100% thì REP là bao nhiêu?

c)       Điều gì xảy ra nếu Chính phủ tăng thuế đánh trên nguyên liệu nhập khẩu so với trường hợp b) là 1/3? Điều này có ảnh hưởng như thế nào đối với các nhà sản xuất ô tô ở trong nước?

BÀI 15

Cho hàm cầu và hàm cung sản phẩm dệt may của Canada như sau:

QD = 150 – P;   QS = -50 +Px

(Giá tính bằng USD, lượng tính bằng triệu bộ quần áo)

Giá thế giới về sản phẩm dệt may là Pw = 60 USD/ bộ.

a)       Hãy phân tích tình hình thị trường dệt may của Canada trong trường hợp mậu dịch tự do.

b)       Chính phủ Canada sử dụng một hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm dệt may là 40 triệu bộ. Hãy xác định:

+ Thu nhập của người có quota nhập khẩu.

+ Sự thay đổi CS và PS.

+ Tổn thất của nền kinh tế (DWL).

c)       Hạn ngạch nhập khẩu là bao nhiêu thì thu nhập của nhà nhập khẩu là lớn nhất?

BÀI 16

Hàm cầu và cung lúa mì của EU như sau:

QD = 300 – 8P;    QS = -20 + 2P

(Giá tính bằng USD, lượng tính bằng giạ)

Hàm cung xuất khẩu lúa mì ngoài Châu Âu vào Liên minh là:

SF = 18P – 100

a)       Xác định hàm cầu nhập khẩu của EU.

b)       Trong trường hợp mậu dịch tự do: Hãy phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm lúa mì của EU.

c)       EU áp đặt hạn ngạch nhập khẩu lúa mì là 100 giạ. Hãy phân tích sự thay đổi về giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm lúa mì của EU.

d)       Phân tích ảnh hưởng của hạn ngạch nhập khẩu đối với thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.

e)       Trường hợp EU bán đấu giá giấy phép nhập khẩu sản phẩm lúa mì. Tính lợi nhuận thu được do bán đấu giá.

f)        Tổn thất ròng của EU do áp đặt hạn ngạch là bao nhiêu?

BÀI 17

Hàm cầu và hàm cung sản phẩm X của một quốc gia như sau:

QDX = 100 – 20Px;      QSX = 20 + 20Px

(Giá tính bằng USD, lượng tính bằng đơn vị sản phẩm)

Giá thế giới của sản phẩm X là Pw = 1 USD

a)       Khi thuế nhập khẩu là 50%: Hãy phân tích cân bằng cục bộ ảnh hưởng của thuế quan.

b)       Giả sử Nhà nước chỉ can thiệp bằng công cụ hạn ngạch nhập khẩu, tính lượng quota nhập khẩu tương đương với mức thuế quan nhập khẩu là 25%.

c)       Khi Nhà nước bảo hộ mặt hàng này bằng cả 2 công cụ: hạn ngạch và thuế quan nhập khẩu. Biết lượng quota nhập khẩu là 20, tổng giá trị thuế nhập khẩu thu được là 5 USD. Hãy tính:

+ Giá cả, sản xuất và tiêu dùng mặt hàng X của quốc gia.

+ Thu nhập của nhà nhập khẩu được cấp quota.

+ Sự thay đổi thặng dư của nhà sản xuất nhờ được bảo hộ bằng thuế, bằng quota và nhờ cả 2 công cụ này.

BÀI 18

Có hàm cung và hàm cẩu sản phẩm X của một quốc gia như sau:

QDX = 150 – Px; QSX =  10 +Px

(Giá tính bằng USD, lượng tính bằng đơn vị sản phẩm)

Giá thế giới của sản phẩm X là Pw = 100 USD.

a)       Hãy phân tích thị trường Việt Nam trong điều kiện thương mại tự do.

b)       Chính phủ quốc gia trợ cấp 21 USD trên một đơn vị sản phẩm X xuất khẩu. Hãy tính:

+ Tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu.

+ Sự thay đổi về sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm X của quốc gia.

+ Lợi ích của nhà sản xuất nhờ trợ cấp.

+ Thiệt hại của người tiêu dùng trong nước và khoản trợ cấp của Chính phủ.

+ Tổn thất ròng (DWL).

BÀI 19

Hàm cầu và hàm cung sản phẩm X của Việt Nam như sau:

QDX = -2Px + 80;    QSX = 2P + 40

(Giá tính bằng 1.000 VND, lượng tính bằng triệu đơn vị)

Biết giá thế giới là Pw = 1,5 USD; tỷ giá 1 USD = 14.000 VND.

a)       Phân tích giá cả, sản xuất, tiêu dùng sản phẩm X của Việt Nam trong điều kiện tự cung, tự cấp.

b)       Phân tích cân bằng cục bộ với mậu dịch tự do.

c)       Nếu Chính phủ Việt Nam trợ cấp đối với sản phẩm X xuất khẩu là 40%. Hãy tính:

+ Mức giá, sản xuất. tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm X khi có trợ cấp.

+ Phân tích ảnh hưởng của trợ cấp đến các nhóm xã hội.

d)       Giả sử đồng tiền Việt Nam giảm giá: 1 USD = 16.000 VND. Mức trợ cấp vẫn là 40%. Hãy phân tích sự thay đổi về:

+ Giá cả, sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm X trong điều kiện có trợ cấp của Chính phủ.

+ Khoản trợ cấp của Nhà nước và thiệt hại của người tiêu dùng.

+ Thặng dư của nhà sản xuất.

+ Tổn thất của xã hội.

BÀI 20

Cho bảng số liệu sau

Quốc gia

I

II

III

Chi phí sản xuất sản phẩm X (USD)

10

12

14

a)       Quốc gia III đánh thuế quan không phân biệt xuất sứ là 50% lên giá trị hàng nhập khẩu. Trong trường hợp này, quốc gia III sẽ nhập khẩu sản phẩm X từ nước nào hay tự sản xuất?

b)       Nếu quốc gia III xây dựng một liên hiệp quan thuế với quốc gia II. Hãy cho biết sự thay đổi về giá cả sản phẩm X ở quốc gia III.

c)       Liên hiệp quan thuế đó là loại gì? Tại sao?

BÀI 21

Cho bảng số liệu sau

Quốc gia

I

II

III

Chi phí sản xuất sản phẩm X (USD)

6

14

10

a)       Quốc gia II đánh thuế quan không phân biệt đối xử 100% lên sản phẩm X nhập khẩu từ quốc gia I và III. Trong trường hợp này, quốc gia II sẽ nhập khẩu sản phẩm X từ nước nào hay tự sản xuất?

b)       Nếu quốc gia II xây dựng một liên hiệp quan thuế với quốc gia III. Hãy cho biết quốc gia II sẽ thay đổi chiến lược nhập khẩu sản phẩm X như thế nào? Mức giá?

c)       Liên hiệp quan thuế đó là loại gì? Tại sao?

BÀI 22

Cho hàm cầu và cung rượu vang của Anh như sau:

QDX = - 5P + 125;    QSX = 25P – 25

Biết giá mỗi chai rượu ở Bồ Đào Nha là 3 USD, ở Pháp là 4 USD.

a)       Hãy phân tích cân bằng cục bộ thị trường rượu vang của Anh trong điều kiện thương mại tự do.

b)       Giả sử Anh đánh thuế lên rượu vang nhập khẩu 100% không phân biệt đối xử. Hãy phân tích cân bằng cục bộ thị trường rượu vang của Anh.

c)       Bây giờ, Anh thành lập liên minh thuế quan với Pháp và vẫn duy trì mức thuế nhập khẩu đối với các quốc gia ngoài thành viên. Hãy phân tích tác động đối với giá cả, sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu ở quốc gia Anh.

d)       Liên hiệp quan thuế trên gọi là tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? Tại sao?

e)       Ảnh hưởng của liên minh thuế quan đối với thặng dư nhà sản xuất, thặng dư người tiêu dùng và đối với phúc lợi của Anh như thế nào?

BÀI 23

Cho hàm cầu và hàm cung vải của Canada:

QDX = -10P + 150;    QSX = 10P - 50

Giá vải ở Mỹ là 8 USD/m, ở phần còn lại của thế giới là 6 USD/m.

a)       Xác định mức giá và sản lượng vải cân bằng của thị trường Canada trong điều kiện thương mại tự do.

b)       Canada ấn định mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm vải từ bên ngoài là 50%. Thị trường vải của Canada thay đổi như thế nào? Tính nguồn thu từ thuế của Canada.

c)       Canada và Mỹ tham gia khu vực mậu dịch tự do NAFTA. Phân tích cân bằng mới của Canada. Nguồn thu từ thuế của Canada?

d)       Canada tham gia NAFTA là tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? Tại sao?

e)       Phân tích ảnh hưởng của NAFTA đối với phúc lợi của Canada (bao gồm cả CS, PS, nguồn thu thuế và DWL).

BÀI 24

Nhà nhập khẩu Việt Nam phải thanh toán tiền hàng cho Nhật Bản ghi bằng JPY là 8.232 ngàn JPY. Hãy xác định lượng tiền VND mà nhà nhập khẩu phải trả cho Nhật Bản.

Biết E (VND/USD) = 16.810,         E (JPY/USD) = 125,48

BÀI 25

Một khách hàng Singapore muốn mua AUD. Ngân hàng trung ương Singapore công bố 1 USD = 1,87 SGD1 AUD = 0,6785 USD.

Hãy xác định tỷ giá chéo trong giao dịch.

BÀI 26

Nhà nhập khẩu Đức phải trả tiền mua hàng cho Nhật bản ghi bằng JPY. Ngân hàng trung ương Đức niêm yết E (DEM/USD) = 1,77. Cho biết tỷ giá chéo là 1 JPY = 0,01316 DEM. Hãy xác định tỷ giá E (JPY/USD).

BÀI 27

Một khách hàng muốn mua EUR và thanh toán bằng AUD.

Cho biết: 1 EUR = 1,875 USD      

               1 AUD = 0,7284 USD

Hãy xác định lượng AUD cần thiết để khách hàng mua được 1.500 EUR.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài tập Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, NXB Thống kê, 2002.

Giáo trình Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, NXB Thống kê, 2005.

Kinh tế đối ngoại – Những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, TS. Hà Thị Ngọc Oanh, NXB Thống kê, 2006.

Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá, TS. Lê Thanh Bình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và chính sách (tập 1 + 2), Paul R.Krugman - Maurice Obstfeld, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1996.

Kinh tế thế giới đặc điểm và triển vọng. TS. Kim Ngọc, NXb Chính trị quốc gia, 2003.

Việt Nam APEC tăng cường hợp tác cùng phát triển, Hoàng Lan Hoa - Nguyễn Ngọc Mạnh - Đỗ Trí Dũng, NXB Thế giới, 2006.

WTO thường thức, PGS.TS. Bùi Tất Thắng, NXB Từ điển bách khoa, 2006.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: