Bài dự thi

1. Thông tin của thí sinh dự thi

Họ và tên: 

Ngày sinh: 

Lớp:                                    Trường:

Quận/Huyện: 

Số điện thoại: 

Địa chỉ Email: 

2. Đề bài (Đề 3)

Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc.

Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa hoặc có lời song ngữ tiếng Anh?

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa

đọc cho bản thân hoặc cộng đồng trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh

mẽ hiện nay? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc, kết

quả đạt được)

                                                                                        Bài làm

Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc.

Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa hoặc có lời song ngữ tiếng Anh?

                                         Viết tiếp đoạn kết cho "Giông tố" (Nguyễn Trọng Phụng)

                                                                                        Đoạn kết

    Ấy thế mà ông giời chẳng cho ai cái quyền tự định đoạt bao giờ. Trước cái cơ sự của Long, ắt hẳn ông vẫn còn muốn đày đọa hắn mãi, đày đọa như nào thì đó lại là chuyện khác. Người ta nói cái sống, cái sống mòn mỏi, cái sống mà đương chẳng ra sống, cứ vật vờ hết tối lại sáng, hết sáng đến khuya, ấy là cái sống đáng chán và đáng nguyền rủa. Thôi thì giải thoát cho phận tồi tàn này há chẳng phải là tốt nhất đấy sao? Ừ thì định thế, mà thế thì đơn giản quá, chừng nào mày chưa chả hết nợ, hết cái ô nhục, cái gian dâm mày gây ra thì mày chớ chết ra đấy, mày cứ sống, sống nhưng phải sống cho ra sống, sống cho ra hồn, cho ra người.

     Đó là Long, Long lại định tự kết liễu đời mình đấy sao, Long nhỉ? Mày có lỗi lắm, có lỗi với Tú Anh, có lỗi với Tuyết, với Mịch, với cả chính bản thân mày. Long hổ thẹn, Long nghĩ Long sắp đi đời rồi....Người ta thường nói, trước lúc lâm chung cố nhân hay hồi tưởng lại từng kí ức trôi qua trong cả cuộc đời của mình, chàng nằm đó và cũng như bao người khác, bao nhiêu cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, hổ thẹn, tủi nhục, bất thần, đau đớn cứ từ từ chảy qua từng thớ thịt. Long nhớ những lúc vui vẻ, vô tư vô lo cùng Tuyết, nhớ những cảm giác bồi hồi lần đầu chạm tay Mịch, hay cảm giác đê mê, say đắm khi ôm lấy tấm thân nõn nà, ấm áp thơm thơm của người thiếu nữ. Rồi át đi tất cả, chàng lại hồi tưởng, lần này không còn cảm giác vui sướng nữa, chàng muốn quên đi tất cả, quên đi nỗi đau khi phát hiện cái thứ quỷ dị chàng luôn khinh bỉ lại là cha ruột của mình, cái cảm giác khốn cùng tuyệt vọng khi biết mình đang dan díu với người mình phải gọi là em.... Kìa "Bố hiếp vợ con, con thông dâm vợ bố", chẳng cái khổ nhục nào lại ra cái khổ nhục nào. Chàng muốn chết ngay tức khắc để không còn phải chịu đựng thêm bất kì nỗi thống khổ nào nữa. Bất giác chàng khẽ thốt lên hai tiếng chua xót tận tâm can....."Tú Anh"

      - Cậu Tú Anh! Cậu Tú Anh!!

    Là tiếng của mụ chủ, mụ gọi sái vào, mụ gọi càng lúc càng lớn, rồi Rầm một cái thật kêu, cánh cửa bật toang, cánh cửa phòng có Long và Minh Châu.

      - Ớ, ôi...ôi bớ người ta, anh Long! Anh Long! Chết chửa, trời ơi là trời!!

    Long chưa mất hẳn ý thức, chỉ thấy chàng nằm đó, giương hai con mắt lờ mờ không còn chút sức lực, nhăn nheo, hốc hác như dân chơi á phiện lâu năm, cố nheo mắt thăm dò, miệng rên ư ử. À....nghe đâu như tiếng Minh Châu, nãy nó còn ngủ như chết, giờ lại la to thế, la choáng váng cả đầu.

     - Thưa, sao rồi ạ?

     - Yếu lắm! Chỉ còn chút hơi tàn cuối cùng....

     - Vậy giờ phải làm sao...

     - Chị cứ ở đây, để tôi lo liệu.

   Tiếng nói chuyện ồn ào ngày càng choán hết không gian. Dường như cảm nhận được cái thốc lên đột ngột, hơi ấm cơ thể từ từ phả vào mặt, Long nhắm tịt mắt, ngất lịm đi.

.....................................................

    Long tỉnh dậy trong một căn phòng xa lạ, chàng bàng hoàng, ngơ ngác nhìn quanh như vừa tỉnh khỏi một cơn ác mộng. Chàng cố cử động nhưng không cựa quậy được gì, cả người cứng đờ như bị chuột rút toàn thân. Phần cổ tay gằn đỏ một vệt máu thấm đẫm bông gạc, màu sắc đã chuyển sang thẫm đỏ, chàng đoán vết thương băng bó đã được khá lâu, vết cắt quá sâu nên dù cầm được máu vẫn rò rỉ đôi chút. Long ép bản thân nhìn xa hơn, chàng đoán mình đã thoát chết trong gang tất. Ai đó đã mang mình tới bệnh viện và cứu sống. Long bần thần hồi lâu, không biết là may mắn hay xui rủi. Chàng mặc kệ cho bàn tay run rẩy không ngừng, oằn mình ngồi dậy và dựa lưng vào tường.

     - Ấy chết, chú đương ốm người, chớ có ngồi dậy vội mà không nên.

    Long giật mình, quay sang nhìn phía phát ra âm thanh kia. Chàng thoảng thốt, suýt thì hét lên nhưng may sao cản kịp, chỉ trầm tĩnh đáp lại lời người kia.

     - Thưa ông, à không, anh Tú, sao anh lại ở đây?

     - Ấy là chú không nhớ, tối qua tôi đưa chú vào đây.

     - Chết chửa, lại cả phiền anh mang tôi tới tận đây hay sao?

     - Ô hay! Phiền hay không thì để tôi nói hết đã, chú cứ xốc nổi vậy là phải trấn chỉnh lại ngay đi.

     - Ồ, vậy ông Tú có gì khuyên bảo?

     - Chú đừng khách sáo như thế, nội cũng chỉ là người trong nhà, nay chú lại ra nông nỗi này, không nói cũng phải biết nên cư xử sao cho ra nhẽ.

     - Ông Tú có gì cứ nói thẳng. Long điềm nhiên như không

    Tú Anh thở dài, bùi ngùi mà rằng:

      - Hầy, tôi biết chứ, tôi biết lắm Long ạ. Đến chính tôi cũng còn chưa hoàn hồn lại, lại chẳng quá nghịch lí hay sao. Nhưng biết thế nào đây Long, cha làm con chịu, đời các cụ ra sao thì chắc chú cũng hiểu rõ, ta tuy là phận con nhưng cũng phải thông cảm mà rằng. Như cái hồi tôi nói với ông, ái tình chỉ là liều thuốc độc, là một điều không bỏ để ý. Chuyện này cũng vậy, chú có là con ruột của cha tôi, hay tôi không phải con ruột cha chú thì có làm sao, có khác gì nhau? Chẳng mấy ai lấy thân ra mà khẳng định mọi thứ sẽ theo cái sự mình mong muốn. Chú ấy thế là dại, là ngu xuẩn, là thiếu trí tiến thủ.

     - Nhưng biết thế nào đây thưa ông, không phải tôi không hiểu được những điều nghĩa lí ấy, không phải tôi không biết thế nào là phải, là nên, chẳng qua tôi cũng cùng đường rồi, ông phải ở cái cương vị như tôi ông mới thấm thía được.

     - Tôi biết, nhưng hãy thử tưởng tượng xem, chú còn tương lai, còn gia đình ở đấy kia mà, cho dù Tuyết nó có là em chú thì dù sao trên danh nghĩa cũng là vợ chú. Tôi không cổ súy cho cái loạn thần ấy đâu, chỉ là con Tuyết cũng là em tôi, tôi vẫn mong nó được hạnh phúc, mẹ con nó vẫn còn một người chồng, một người cha đàng hoàng chứ không phải là một....cái xác. Còn về phần Nghị Hách, ông ta cũng đã già yếu, chả mấy chốc toàn bộ tài sản của lão cũng về tay chú, cứ đường đường chính chính mà hưởng thụ, tu chí làm ăn, chắc hẳn ông giời sẽ không phụ lòng người mà cho chú một cơ ngơi xứng đáng. Rồi thì cô Mịch, nếu chú vẫn còn áy náy với người ta, thì chú phải sống, sống để mà bù đắp, mà chăm lo cuộc sống cho người ta chứ. Dám chắc chú cũng sẽ nghĩ như tôi đây, vì tôi tự kiêu rằng tôi hiểu chú còn hơn chú hiểu chú nữa.

     - Thế nhưng tôi còn nợ ông nhiều lắm?

     - Tôi chỉ muốn chú hiểu cho, chú suy cho cùng cũng là bạn thân thiết nhất của tôi, trên đời này tôi chỉ coi trọng chú sau bố ruột tôi mà thôi. Hiếm lắm mới tìm được một tri kỉ thực thụ, mà vậy thì càng phải trân trọng hơn nhường nào. Còn nợ nần gì thì cũng cho qua đi cả, so đo tính toán chỉ có nước nhọc thân. Đây cũng là cái chân lí tôi cảm thụ được từ người đó. Dù thế nào thì chú cũng phải sống tiếp, cùng tôi gầy dựng lại từ hai bàn tay trắng, chú đã thông chứ?

    - Nghe ông giảng giải làm tôi ngộ ra được bao điều, hóa ra tôi cứ đương ngu muội ấy ư, hóa ra tôi luôn suy nghĩ không thấu đáo, tôi mắc kẹp trong dòng suy nghĩ rối bời của bản thân để chìm vào phẫn uất mà quên mất mình cũng có những thứ cần bảo vệ, tôi ngộ nhận và cho rằng bản thân bị đối xử quá bất công, bị áp bức tới không thể chọn một kết cục nào khác. Quả không hổ là Tú Anh, thâm thúy thật, thâm thúy thật. Tôi xin cảm tạ ơn nghĩa bao năm qua của ông và tạ lỗi trước mặt ông với tất cả sự chân thành nhất của mình.

   "Cộp cộp" tiếng cửa gõ liên tục làm gián đoạn cuộc trò chuyện của Tú Anh và Long. Long liền vội vàng gọi vọng ra:

     - Có chuyện gì xin cứ đẩy cửa vào!

     - Ôi giời, may quá anh Long ơi! Anh còn sống!!

     - Thị Mịch đấy ư?

     - Huhu anh Long ơi, sao anh lại trót dại dột như thế? Ngộ nhỡ anh chết, Tôi phải làm sao, làm sao giải thích cho Tuyết đây? Anh đi rồi chỉ tổ sướng thân anh thôi. Anh không thương tôi thì xót lấy cái Tuyết với chứ, anh, anh là quân khốn nạn, quân ích kỉ!

      -........

   Tú Anh lên tiếng giải vây:

     - Dì Mịch có gì cứ từ từ ngồi xuống rồi nói, chuyện đâu sẽ còn có đó mà.

     - Mịch à, tôi áy náy lắm, tôi ân hận ghê gớm lắm, tôi hiểu là mình làm sai rồi, tôi có lỗi với Mịch với Tú Anh và với cả Tuyết nữa, xin Mịch hãy cho tôi được một cơ hội để sửa cái lỗi lầm này, xin Mịch đừng kết tội tôi nữa....

      - Phải đó dì à, hãy để cho chú Long chú thay đổi.

      - Cả hai đã nói vậy thì tôi cũng xin thôi, chỉ mong anh chí ít hãy về thăm lấy Tuyết mà giãi bày để người ta hiểu được lòng anh, tha thứ cho anh....

      - Cảm ơn tấm lòng độ lượng của dì.

     Ngày hôm sau Long về nhà tìm Tuyết, chàng kể hết mọi sự cho cô. Tuyết ngậm ngùi bật khóc nức nở, Long ôm lấy thân hình gầy gò, xanh xao của cô vào lòng cùng đứa bé ốm yếu trên tay cô. Cả hai cùng khóc, khóc thật lớn, thật đã đời, để về sau chúng ta có thể dũng cảm mà đối diện với đối phương và với chính mình. Chiều hôm đó ánh lên một sắc vàng nhè nhẹ tuyệt đẹp, mọi hoạt động thường ngày vẫn tiếp tục, mặc nhiên như chưa từng có một cơn giông tố nào từng kéo đến.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa

đọc cho bản thân hoặc cộng đồng trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh

mẽ hiện nay? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc, kết

quả đạt được)

                                                                                       Bài làm

       Xây dựng kế hoạch nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng

      Khi lên các trang thông tin truyền thông với cụm từ khóa tra cứu là "Thực trạng văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam hiện nay" ta hoàn toàn có thể bắt gặp vô cùng nhiều các bài viết chỉ ra rằng, chúng ta thực sự đang quá lười đọc. Theo thống kê: việc sử dụng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu, có đến 41,7% số bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc sách. Đồng thời, thời gian dành cho đọc sách của người Việt Nam khoảng một giờ, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới.

      Không thể phủ nhận một điều, thế kỉ XXI, chúng ta, những con người thời đại mới đang không ngừng cố gắng theo kịp với thế giới, nơi mọi vật dụng đều có thể kết nối với nhau một cách thuận lợi và rõ ràng. Nơi khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc cho phép ta làm mọi điều ta thích một cách nhanh chóng. Vì thế vô hình chung tác động khiến chúng ta trở nên phụ thuộc và lười biếng hơn rất nhiều khi ta hoàn toàn ỷ lại vào các thành tựu của văn minh nhân loại, ta lười vận động hơn, lười sáng tạo hơn và chỉ chăm chăm tới các thiết bị điện tử dẫn ta vào thế giới mạng xã hội toàn cầu. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là gì? Dựa trên những cơ sở căn bản trên, ta dễ dàng nhận ra trong thời đại ngày nay, văn hóa nghe, nhìn đang có phần lấn át văn hóa đọc của cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng. Tại sao nói ngày nay? Đơn giản vì bây giờ chúng ta có quá nhiều các hình thức giải trí lấn át được hình thức giải trí đọc sách đơn thuần. Còn các cụ ngày xưa thì chỉ có giải trí bằng sách, báo mà thôi. Do vậy, để phát triển văn hóa đọc hướng tới mọi người hơn nữa, ta cần triển khai những giải pháp tiêu biểu, cụ thể như sau:

        - Về mục tiêu: nâng cao được tinh thần tự giác, ham đọc, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng người việt càng ngày càng trở nên quan trọng, cần thiết.

       - Đối tượng hưởng lợi: Học sinh, giới trẻ nói riêng, toàn dân, cộng đồng nói chung

       - Nội dung công việc thực hiện:

1. Chúng ta phải giáo dục con em có tinh thần ham học từ nhỏ, các quý bậc phụ huynh nên trữ, sưu tầm nhiều loại sách khác nhau. Và đặc biệt phải luôn đọc sách để con em chúng ta học tập và noi theo. Như vậy sẽ tạo cho con trẻ thói quen đọc sách lành mạnh và những kỹ năng cần thiết để lựa chọn sách đọc.

2. Cần truyền bá sách đọc có chất lượng cao từ nước ngoài và trong nước để định hướng cho văn hóa đọc phát triển.

3. Ta cần tăng cường bày biện, bố trí môi trường đọc sạch đẹp, gây hứng thú với bạn đọc, từ đó giữ chân được bạn đọc.

4. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc luân chuyển sách tới các nơi vùng sâu vùng xa, để các em có thể tiếp cận với sách dễ dàng hơn.

5. Đội ngũ sáng tác cần sự sáng tạo, đổi mới về nội dung và hình thức tạo nên tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, thu hút độc giả. Bên cạnh đó cần sự trao đổi giữa tác giả và bạn đọc để đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của công chúng.

     Là một học sinh, chúng ta có thể làm gì để phát triển văn hóa đọc của bản thân, của cộng đồng?

      Đối với những người yêu thích sách, việc không thể tìm đọc những cuốn sách với nội dung đa dạng tại địa phương thật sự là một thiệt thòi vô cùng lớn. Đối với mặt bằng chung tỉnh ta, việc thiếu hụt nguồn cung cấp sách là vấn đề đáng báo động và cần được giải quyết cấp thiết. Là một tỉnh mới thành lập với nền kinh tế chưa phát triển mạnh cũng như chưa đặc biệt nổi trội và hòa nhập sôi động trong cả nước. Nguồn cung cấp sách trong khu vực chủ yếu xuất phát từ các cửa hàng buôn bán văn phòng phẩm nhỏ lẻ với quy mô còn hạn chế, thư viện tỉnh hiện cũng chưa có tiến triển khả thi. Đặc điểm chung ở đây là chúng ta hoàn toàn không đa dạng nhiều thể loại sách một phần cũng là do nhu cầu tìm sách và đọc sách của dân địa phương quá thấp. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng mua được sách của một bộ phận không nhỏ những người có nhu cầu như chúng ta.

      Một giải pháp khá phổ biến và được nhiều người ưa chuộng đó là xây dựng những "Thư viện sách cũ" chứa các đầu sách có giá trị từ khắp đất nước. Với giá thành rẻ, chúng ta sẽ thu mua các loại sách này để bồi dưỡng cho thư viện thêm phong phú. Khuyến khích mọi người nếu có nhiều sách cũ mang giá trị cao nhưng không dùng đến nữa, hãy chung tay quyên góp cho thư viện của chúng ta. Những người đọc sách sẽ có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với các cuốn sách như thế. Như vậy chúng ta sẽ dần gầy dựng được một cộng đồng nhỏ phát triển văn hóa đọc. Sau đó, bằng phương pháp marketing, những thứ mới sẽ được hưởng ứng một cách nhanh chóng, với một kết quả lí tưởng, ta có thể mở rộng quy mô của thư viện này hơn nữa. Đối tượng không còn bị gò bó bởi một nhóm những bạn trẻ, các ông bà, cô chú ham đọc và còn là toàn bộ dân địa phương quanh đây.

      Và làm được như thế, đầu tiên chúng ta phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Bắt đầu những gì? Chúng ta phải hiểu rõ lợi ích của việc đọc sách ra sao. Phải tìm hiểu thật kĩ phương pháp đọc đúng và hiệu quả nhất. Chúng ta cũng cần tìm đọc những cuốn sách sau đó giới thiệu cho người thân, bạn bè cùng đọc. Tích cực tham gia các hoạt động đọc sách báo do nhà trường và địa phương tổ chức. Giúp và hướng dẫn các bạn tìm sách đọc, mượn sách và bảo quản sách. Thành lập câu lạc bộ đọc sách trong vi phạm vi trường và địa bàn,.....

       Có thể thấy, văn hóa đọc thực sự đóng vai trò vô cùng quan trong trong sự phát triển tư duy và nhân cách của con người. Chúng tác động không nhỏ tới hình thái tư tưởng, tới quá trình định hình nhân cách của chúng ta. Vậy nên, việc nâng cao văn hóa đọc là một chủ đề cần được nghiên cứu và thảo luận nhiều hơn. Vì sách chính kết tinh của tri thức, của kinh nghiệm rút ra từ hành trình trinh phục thế giới đầy gian truân, đầy thử thách của loài người. Hãy chung tay bảo vệ và phát triển văn hóa đọc khỏi mai một trong thời đại công nghệ số này nhé.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top