Bạn Đã Đủ Lớn Để Nói Lời Xin Lỗi?

Bạn Đã Đủ Lớn Để Nói Lời Xin Lỗi?

Nghiên cứu mới đã giải thích tại sao chúng ta lại ghét phải xin lỗi

Bài viết được trích từ quyển sách Suy Nghĩ Tích Cực của Tiến sĩ Denise Cummins

Người dịch: Đông Hoàng

Nguồn: Psychology Today

Người hâm mộ bộ phim NCIS chắc cũng rất quen thuộc với Nguyên tắc Số 6 của Gibbs: Đừng bao giờ nói lời xin lỗi. Đó là dấu hiệu của sự yếu đuối. Vậy đó, có thể đây là lí do tại sao ông ta đã li hôn đến ba lần và hiện giờ vẫn còn độc thân.

Ali McGraw đã ngâm đi ngâm lại cùng một nguyên tắc với giọng chắc nịch trong bộ phim Câu Chuyện Tình Yêu của năm 1970: "Yêu là không bao giờ được nói lời xin lỗi." Lời này cũng chỉ có thể được thốt ra bởi những người chưa bao giờ kết hôn - trong một thời gian dài.

Mục đích của việc xin lỗi

Những lời xin lỗi có phải được dành cho một mục đích hữu ích nào đó? Hay chúng chỉ là trò chơi quyền lực diễn ra giữa con người với nhau?

Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng những lời xin lỗi quả thực được tạo ra cho một mục đích hữu ích và có thể đo lường được một cách khách quan. Chúng biến khao khát được trả thù thành sự sẵn lòng tha thứ và bỏ qua.

Những nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng con người bị chơi xấu trong giao dịch kinh doanh có thể sẽ muốn hòa giải hơn nếu người phạm lỗi đưa ra một lời xin lỗi thực tâm – cụ thể hơn là nếu người phạm lỗi tự mình cảm thấy xấu hổ với hành động xấu của bản thân.

Những lời xin lỗi chân thành cũng tạo ra được những kết quả tích cực trong các vụ kiện, theo như Tiến sĩ Jennifer Robbennolt, Giảng viên Chuyên ngành Luật và Tâm lý học tại Đại học Illinois. "Khôn ngoan mà nói thì thông thường người ta sẽ tránh việc xin lỗi bởi chúng chẳng khác gì là sự thừa nhận phạm lỗi và có thể gây tổn hại cho các bị cáo tại tòa," bà nói. "Nhưng những cuộc nghiên cứu cũng đề nghị rằng những lời xin lỗi có thể đóng vai trò thực sự tích cực trong việc giải quyết các vấn đề pháp luật."

Robbennolt đã dựa vào cuộc nghiên cứu liên quan tới hơn 550 người trong những cuộc đàm phán hòa giải trong một vụ kiện gây thương tích mang tính giả định để đưa ra kết luận này. Nhìn chung, những lời xin lỗi sẽ làm giảm nhu cầu tài chính và khiến cho sự thỏa thuận trở nên dễ dàng hơn. Nhưng bản chất của lời xin lỗi lại nảy sinh. Những lời xin lỗi nhằm nhận lỗi sai sẽ có tác động nhiều hơn những lời xin lỗi với mục đích đơn thuần là nhấn mạnh sự thông cảm mà không phải là để gánh trách nhiệm. Loại thứ hai thỉnh thoảng không được xem như những lời xin lỗi, giống như là "Tôi xin lỗi vì bạn đã cảm thấy như vậy." Những lời không mang tính chất xin lỗi sẽ làm mọi người tức điên lên, và làm thổi bùng lên ngọn lửa của sự tổn thương và khao khát trả thù.

Tại sao lại từ chối nói lời xin lỗi?

Vậy thì nếu như những lời xin lỗi thành thực tạo ra những kết quả tích cực như vậy, tại sao nhiều người lại cực lực kháng cự việc nói ra chúng như thế?

Theo nghiên cứu gần đây, lý do thường là vì sức mạnh của lòng tự trọng hơn là do tính chất của sự việc hay là mức độ nghiêm trọng của sự vi phạm. Theo như tác giả hàng đầu Tyler Okimoto, "Khi bạn từ chối nói ra lời xin lỗi, thì điều đó sẽ thực sự khiến bạn cảm thấy có quyền lực hơn," ông nói. "Quyền năng và sự kiểm soát đó dường như sẽ chuyển thành cảm giác tự đại hơn." Trớ trêu thay, Okimoto nói, những người từ chối việc đưa ra lời xin lỗi cuối cùng thường nắm giữ những cảm xúc toàn vẹn được đẩy lên cao.

Okimoto và đồng nghiệp của ông đã đi đến kết luận này sau khi nghiên cứu về sự phản hồi của 228 người Mỹ khi được hỏi về việc nhớ lại khoảng thời gian họ làm điều gì đó sai trái – mọi thứ từ những tội lỗi không đáng kể cho đến những tội ác nghiêm trọng, như ăn trộm – và cho biết họ có xin lỗi hay không. Họ cũng được yêu cầu soạn ra một bức email với nội dung về việc xin lỗi hoặc từ chối nói lời xin lỗi đối với những hành động của họ. Kết quả cho thấy rằng việc từ chối nói lời xin lỗi đã đưa ra những lợi ích về mặt tâm lý hơn.

Bạn có nên xin lỗi?

Vậy thì tại sao con người lại từ chối nói lời xin lỗi? Bởi vì xin lỗi sẽ làm họ cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân họ. Một vài người thậm chí còn tin rằng xin lỗi đồng nghĩa với việc quỳ gối và cho phép kẻ khác thể hiện sự chiến thắng trước mặt bạn – giống như kẻ thắng cuộc yêu cầu bạn phải thừa nhận sự thất bại trước khi anh ta để bạn rời đi. Theo như Okimoto, việc yêu cầu lời xin lỗi từ người khác với kiểu niềm tin này sẽ khiến họ cảm thấy bị đe dọa.

Nhưng trên con đường trở thành người lớn, chúng ta học được rằng xin lỗi không phải là khom lưng uốn gối hay hạ thấp giá trị ai đó. Thay vào đó, lý do chúng tax in lỗi đó là để khiến người mà chúng ta cố tình hay vô tình làm tổn thương trở nên tốt hơn, chứ không phải khiến cho bản thân chúng ta trở nên tốt hơn. Một lời xin lỗi có nghĩa là "Tôi hiểu bạn bị tổn thương bởi hành động của tôi, và điều đó ảnh hưởng đến tôi".
Việc xin lỗi có nguy cơ làm đổ vỡ cảm giác quyền năng mong manh đó. Nó có nghĩa là sau tất cả, chúng ta phải đối mặt với việc chúng ta là con người, và việc trở thành một người lớn đúng nghĩa cũng chính là thừa nhận lỗi sai của chúng ta và sửa chúng lại cho đúng. Theo như , "Lần sau, khi những đứa trẻ - hay bạn đời của bạn – làm sai điều gì, đừng trừng mắt nhìn họ và hãy thử trao cho họ một cái ôm." Nói cách khác, chúng ta sẽ trở thành những đứa trẻ yếu đuối đến nỗi chúng ta không thể xoay sở được mối đe dọa đến lòng tự trọng liên quan đến việc đưa ra một lời xin lỗi đơn giản như vậy. Thay vào đó, chúng ta cần được ôm ấp, và được tha thứ từ việc nhận trách nhiệm và sắp xếp đống bừa bộn mà chúng ta đã cố tình hoặc vô tình tạo ra.
Nếu bạn gặp rắc rối với việc nói lời xin lỗi, hãy tự nhắc nhở bản thân bạn hai điều sau:
1. Xin lỗi không đồng nghĩa với việc thừa nhận sự thấp kém, sự vô giá trị hay sự yếu đuối. Nó không đồng nghĩa với việc quỳ gối hay hạ thấp giá trị bản thân bạn. Những người cần những thứ đó ở bạn thường không yêu cầu lời xin lỗi. Họ chỉ đang yêu cầu sự khuất phục và đó hoàn toàn là một điều khác.
2. Lời xin lỗi trước tiên và quan trọng nhất sẽ truyền tải một thông điệp đơn giản nhằm khẳng định bản chất con người bạn và với bên bị tổn thương rằng: "Tôi hiểu và tôi quan tâm."
______________________________
Bộ phim NCIS (Naval Criminal Investigative Service) là phim điều tra về mọi lĩnh vực liên quan đến quân sự, từ khủng bố cho tới bảo vệ những cấp cao của chính phủ.
Còn Gibbs là giám sát của NCIS, là một ông sếp khó tính, ưa cằn nhằn và hay tỏ ra lạnh lùng.
NPR: Một trang tin tức giống CNN hay BCC.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top