Bạn Có Sợ Phải Nói Ra Suy Nghĩ Và Cảm Giác Của Mình?

Khi các mối quan hệ thiếu hụt sự giao tiếp

Bài viết được trích trong sách Thành Thực của Donna Flagg

Người dịch: Đông Hoàng

Nguồn: Psychology

Điều này phổ biến hơn bạn tưởng đấy. Mọi người thường sợ hãi khi phải để lộ ra và nói ra những gì họ nghĩ. Nhưng đối với những người làm các công việc mang tính chất thẳng thừng trong việc ăn nói, thì tôi tin rằng nỗi sợ này sẽ biến mất. Tôi chắc chắn đã làm một vài người khó chịu bởi cái tính thẳng thắn của bản thân, nhưng cũng có nhiều người quay lại trong một vài năm sau đó, và cảm ơn tôi vì đã thẳng thắn với họ. Họ đánh giá cao việc tôi dành ra cho họ những lời nói thật chết tiệt đó, có lẽ không phải vào thời điểm đó, mà là khi họ có thời gian để suy ngẫm cẩn thận về những gì tôi đã nói.

Sự phổ biến của suy nghĩ tự bản thân nó cũng đã rất tệ để nói ra những điều được xem là "tiêu cực" và không làm chúng ta hài lòng. Chúng ta thường không phân biệt được giữa việc tỏ ra "tốt bụng" với việc trở nên nhân đức và thành thực. Dĩ nhiên, nếu bạn là một tên vô tình, trung lập, thì điều đó thật là tiêu cực – và tệ. Nhưng vào hầu hết thời gian, chúng ta không nói đến việc trở nên xấu xa. Chúng ta đang nói đến việc trao cho mọi người thông tin về tình huống mà họ cần nghe. Có nhiều lúc cái tình huống này đơn giản chỉ là nói cho người ta biết chúng ta nghĩ gì hay chúng ta cảm thấy gì. Vậy thì điều đó làm sao lại trở nên tồi tệ nhỉ? Mọi người có thể hiểu người khác hay bản thân họ như thế nào nếu như không có loại trao đổi đó? Đối với tôi, không nói lên cũng chính là nguyên nhân thực sự gây ra vấn đề.

Vì thế, điều đầu tiên có thể làm ở đây chính là bớt tập trung vào người khác và phản ứng của anh ta hoặc cô ta và nên chú ý nhiều hơn đến sự thành thực của bạn. Hãy tìm ra những gì bạn cần nói hay cảm nhận của bạn và nói thẳng nó ra mà không cần phải tỏ cảm xúc gì hết.Sau đó sẽ là thực hành và hãy biết rằng bạn có thể sẽ có một vài sự khởi đầu thất bại. Những kẻ kiên trì chắc chắn sẽ ổn và được chấp nhận. Nhưng nếu bạn sợ rằng bản thân sẽ không bao giờ làm được, thì bạn sẽ không bao giờ có thể phát triển được những kỹ năng cần thiết để giao tiếp một cách cởi mở và hiệu quả. Điều đó sẽ trở thành lời tiên đoán tự trở thành hiện thực vô nghĩa.

Chú thích:

Lời tiên đoán tự trở thành hiện thực (Self-fulfilling Prophecy) hay còn gọi là hiệu ứng Pygmalionnghĩa là nếu chúng ta kỳ vọng điều gì về một người, chúng ta sẽ vô tình thúc đẩy họ làm như thế. Ví dụ như nếu một người nghĩ bạn là thông minh thì họ sẽ đối xử với bạn như với kẻ thông minh. Nhìn chung là cái hiệu ứng này diễn ra ngoài đời nhiều lắm.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top