BÀI CẢM NHẬN CHUYẾN ĐI THĂM BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Chúng ta đang sồng trong một xã hội hòa bình, độc lập tự do và hội nhập. Một xã hội đã mang lại cho mỗi người dân Việt Nam một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Để có đuợc những thành quả như ngày hôm nay, đó là nhờ công lao to lớn, sự hi sinh cao cả của các bậc cha ông, các anh hùng liệt sĩ đã sẵn sàng xả thân hi sinh để giành lại độc lập cho đất nước. Những hình ảnh, những sự kiện về cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, chúng ta đều được nghe kể, hoặc qua sách báo, phim ảnh… Song những điều đó vẫn chưa thật sự là đầy đủ và sâu sắc.

Vừa qua lớp tôi đã tổ chức buổi tham quan “Bảo tàng chứng tích chiến tranh” cho các sinh viên khoa GDTH ,trường Đại học Sư Phạm TPHCM. Đây là một dịp để chúng tôi tham quan, tìm hiểu lịch sử hào hung của dân tộc trong những năm kháng chiến ác liệt.

Bảo tàng chứng tích chiến tranh năm ở 28 Võ Văn Tần, F. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh

Xưa khu vực này là phần đất của chùa Khải Tường, nơi sinh ra vua Minh Mạng vào năm 1791 và được ông cho sửa sang lại năm 1832.

Trước 30/4/1975, đây là nơi bảo trì điện tử của quân đội Mỹ cho 4 cơ quan: Đại sứ quán Mỹ, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, Phủ Tổng Thống và Phủ thủ tướng chính quyền Sài Gòn.

Ngày 18/10/1978, Ủ y ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy.

Ngày 10/11/1990, đổi tên thành Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược. Đến ngày 4/7/1995, lại đổi tên là Bảo tàng chứng tích chiến tranh.

Bảo tàng trưng bày các hiện vật, hình ảnh các tôi ác tày trời mà Mỹ- Ngụy đã gây ra đối với người dân Việt Nam và các chứng tích chiến tranh gồm các vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ đã sử dụng ở VN như máy bay, xe tăng, đại bác, bom đạn… Có cả cỗ máy chém do Pháp sản xuất đã được sử dụng trong khi áp dụng luật 10/59 dưới thời Ngô Đình Diệm. Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc VN

 Hình: Vũ khí cũa Mỹ

Các hiện vật chứng tích, các bức tranh trưng bày cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh và tinh thần kiên cường bất khuất anh dũng của nhân dân Việt Nam chúng ta.

Được các chị hướng dẫn viên, thuyết minh về những giai đoạn, những điểm mốc trong cuộc chiến tranh lịch sử, 22 năm chống Mỹ cứu nước; 22 năm nhân dân ta nói chung và những người cộng sản nói riêng đã chịu đựng những đau thương mất mát to lớn như thế nào, mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, mồ côi mẹ. Những năm tháng tưởng chừng như không thể qua nổi. 22 năm, liên tục hứng chịu những cơn giận dữ của Mỹ- Ngụy, chúng thả trực tiếp xuống hàng ngàn tấn bom, chất độc hóa học Dioxin, chất độc màu da cam lên những cánh rừng, những làng quê Việt Nam mà người phải hứng chịu là nhân dân Việt Nam ta.

Những trận càn quét của địch tưởng chừng như nhân dân miền Nam nói chung và lực lượng bộ đội cụ Hồ nói riêng không thể nào vượt qua được. Những hình ảnh tàn ác và đẫm máu ấy vẫn ngày đêm ám ảnh những người đã có dịp bước chân vào “Bảo tàng chứng tích chiến tranh” dù chỉ một lần thôi. Có thể nói rằng: Nếu như ai đó chưa có dịp vào thăm Bảo tàng thì có lẽ họ vẫn chưa hiểu hết được cuộc chiến tranh ác liệt của dân tộc Việt Nam chống lại các đế quốc Mỹ, và những tội ác man rợ tày trời của Mỹ- Ngụy đối với nhân dân VIệt Nam trong những năm chiến tranh.

Hình: Trong một trận càn quét

Nhìn những hìng ảnh được trưng bày trong các gian phòng của bảo tàng, không ai có thể tin được rằng, Việt Nam một dân tộc nhỏ bé có thể chịu đựng cuộc chiến tranh khốc liệt, đau thương. Những hình ảnh giam cầm tra tấn, tàn sát giết hại của Mỹ đối với Việt Nam thật dã man, tàn bạo và kinh khủng.

Hình: Mỹ tàn sát và tra tấn người dân Việt Nam

          Phải chăng, sự chịu đựng những đòn tra tấn dã man đó là những người cộng sản, những người dân yêu nước, anh bộ đội Cụ Hồ mang trong mình tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc. Họ dám xả than, hi sinh để giành lại độc ập cho Tổ quốc, với một tinh thần bất khuất: “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

          Chiến tranh đã đi qua hơn 36 năm nhưng những vết thương chiến tranh vẫn còn để lại. Những nạn nhân của chất độc màu da cam đang còn làm nhức nhối cho toàn Xã hội. Những mảnh bom mìn đâu đó còn sót lại thỉnh thoảng vẫn cướp đi sinh mạn của nhiều người dân vô tội. Những gì mà chiến tranh để lại thật khủng khiếp.

Hình: Nạn nhân chất độc màu da cam

          Kết thúc cuộc chiến chỉ toàn là những đau thương mất mát chi cả hai bên tham chiến. Ngay cả Tổng Thống Mỹ Nixon trong quyển hồi kí của mình đã phải thừa nhận: “Chiến tranh Việt Nam thực sự là một sai lầm khủng khiếp…”

           Đất nước ta trong bối cảnh thanh bình và hội nhập, mỗi người chúng ta phải biết trân trọng nền hoà bình độc lập mà lớp lớp ông cha ta đã đánh đổ bằng chính xương máu của mình. Chúng ta cần ra sức phấn đấu học tập, làm việc có ích, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh hơn, đưa lại cuộc sống ấm no cho toàn dân tộc. Đây là những việc làm thiết thực để tưởng niệm những người đã hi sinh cho dân tộc Việt Nam. Hiện nay nước Việt Nam đang phát triển trong quá trình hội nhập, ta cần gác lại những hận thù để bắt tay vào hợp tác phát triển với Mỹ, điều đó mang lại cho đất nước chúng ta những lợi ích tốt đẹp. Nói như thế không có nghĩa là ta được phép lãng quên quá khứ, quay lưng lại với nỗi đau mà dân tộc ta vẫn còn phải gánh chịu đến tận ngày hôn nay. Những hành động đền ơn đáp nghĩa, một tiếng nói bênh vực nạn nhân chất độc màu da cam … là những nghĩa cử cao đẹp của thế hệ trẻ ngày hôm nay và cả ngảy mai.

          Qua chuyến đi này, trong tôi có những cảm xúc và sự hiểu biết về chiến ytranh và tinh thần bất khuất anh hùng của dân tộc Việt Nam. Là một thanh niên, một sinh viên, tôi nguyện học tập tốt, rèn luyện tốt, góp phần xây dựng đất nước. Ra trường giảng dạy thế hệ trẻ phát huy phẩm chất tốt đẹp, giữ vững và xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cherry