Bài 6: IC nguồn và nhiệm vụ các điện áp thứ cấp
Ở bài 5, ta đã biết để hoàn thành 6 bước trong thời điểm khởi động và duy trì MS, một yêu cầu hàng đầu được đặt ra là khối nguồn phải hoạt động ổn định trên tất cả các tuyến sơ cấp và thứ cấp.
Bài này ta khảo sát các tuyến điện áp này trên máy NOKIA DCT4 8310. Từ cực dương pin, điện áp +3.6V được cấp trước cho các tuyến :
*Vào N700 trên các chân 1, 2, 22 và 3 cấp cho khối tạo chuẩn sóng mang, tiền khuyếch đại cao tần, xử lí chọn công nghệ GSM - DCS và công suất phát cao tần GSM.
- Trên chân 7 cấp cho công suất phát cao tần công nghệ DCS.
* Vào V300, V301, V329 thông qua R304 và R307 cấp cho khối tăng ích rung và LED.
*Vào B301 cấp cho chuông.
*Vào V351 cấp cho hồng ngoại thông qua R350.
* Tại D200 , nguồn này được chia thành 2 tuyến :
Tuyến 1 :
-Vào các chân N10 và D10 để nhận dòng xạc qua R200.
- Vào L9 cấp cho bộ dò sai xác định dòng xạc cho pin
- Vào F2 cấp cho tiền khuyếch đại và công suất âm tần gồm : chuông, rung, LED.
Tuyến 2 :
Để tạo ra các điện áp thứ cấp cung ứng cho toàn hệ thống, trước khi vào các cổng sơ cấp của D200, cực dương pin phải đi qua qua tổ hợp lọc LC :
1- Qua L260-C260 vào P8 để tạo điện áp thứ cấp 2,8 vôn VANA tại N8 cung ứng cho tiền khuyếch đại âm tần.
. Nếu nguồn này sụt, các bộ phận thuộc khối này ( loa, chuông, rung) hoạt động chập chờn, công suất ra sút kém hẳn - chuông, loa kêu nhỏ, rung yếu.
. Nếu nguồn này mất toàn bộ khối âm tần bao gồm chuông, rung, loa không hoạt động.Không có AFC về G660, dao động nhịp chuẩn không ổn định - kéo theo sóng mạng không ổn định , nếu nặng có thể mất sóng ,mất mạng, hoặc cả hai.
2- Qua L261-C261 vào N9 và N11 để tạo điện áp thứ cấp 2,8 vôn VFLASH1 và 2 tại M18 và P11 cung ứng cho các khối tăng ích như IR, radio, và hỗ trợ cho IC xạc.
Nếu mất VFLASH1 thì màn hình, hồng ngoại không hoạt động. Nhiều khi dẫn đến việc định mức xạc không chính xác ( hoặc dòng xạc quá lớn pin thường hay bị nóng, hoặc dòng xạc quá non làm thời gian xạc lâu ).
Nếu mất VFLASH2 thì khối radio không làm việc. Nếu yếu nghe đài bị sôi và rú rít.
3- Qua L262-C262 vào N14 tạo điện áp thứ cấp 2,8 vôn VCORE tại M13 cung ứng cho các IC có chức năng xử lí hệ thống phần mềm mà chủ yếu là cho khối logic (CPU và Flash).
Nếu mất VCORE thì toàn bộ hệ thống lệnh tê liệt, có máy không nạp được phần mềm.
Nếu VCORE yếu hệ thống làm việc không trung thực, lúc có lúc không. Mà hiện tượng thường thấy là thỉnh thoảng máy bị treo không rõ nguyên nhân.
4- Qua L265-C265 vào A1 tạo điện áp thứ cấp 1,8 vôn VIO tại B1 cung ứng cho các bộ nhớ đệm (tín hiệu đã vào, chuẩn bị ra) và hệ thống điều khiển chúng.
Điện áp VIO thực chất là điện áp cấp chủ yếu cho RAM (cả DDRAM và SDRAM ), nếu mất điện áp này CPU không nhận được dữ liệu để xử lí thành lệnh điều khiển và như vậy buộc phần mềm khởi động phải cắt nguồn. Đặc biệt nếu VIO yếu sẽ làm cho việc nạp phần mềm không đủ quãng, và quá trình nạp phần mềm thường thất bại.
5- Qua L264-C264 vào P2 và M14 để tạo ra điện áp :
-VR1A trên P14 - 4.75V cấp cho IF.
-VR1B trên M12 - dự phòng .
-VR2 trên L12 - 2,8 vôn cấp cho khối đồng pha Tx (cả GSM và DCS).
Nếu VR1A mất thì các điện áp điều khiển (VC) từ IC trung tần đến chuyển mạch anten, VCO... không có : sóng và mạng theo đó cũng không có. Biểu hiện rõ nét nhất là VC điều khiển VCO không có.
Nếu VR2 mất thì điện áp cấp cho khối khuyếch đại ra (Tx) mất -> sóng mất .Các băng tần không làm việc, việc liên lạc bị gián đoạn.
6- Qua L263-C263 vào K13-L11 tạo ra điện áp :
-VR3 trên J12 - 2,8 vôn, cung ứng cho bộ dao động nhịp chuẩn (Clock) và chíp xử lý xung này , trong đó có việc điều chế thành tín hiệu RFCLCK.
-VR6 trên L13 - 2,8 vôn cấp cho khối xử lý tín hiệu cận trung tần ( IF).
VR3 mất, dao động nhịp chủ không làm việc, mất RFCLCK về vi xử lí, việc khởi động nguồn không kết quả. Biểu hiện cuối cùng là không hiện logo khởi động trên màn hình. Nên lưu ý là trong VR3 còn một thành phần điện thứ 2 là xung (AC) kích thích cho sơ cấp thạch anh trong G660 hoạt động. Nếu mất xung này, có thể thạch anh vẫn cho xung ra thứ cấp ra tại H1, nhưng chắc chắn không đạt chuẩn, đây là một vấn đề nghiêm trọng vì kèm theo đó là hàng loạt các lệnh ảo được hình thành. VR3 còn được đưa về F2-ICIF cấp cho chíp điều chế RFCLCK về CPU trên E4.
Nếu điện áp VR6 mất, khối xử lí tín hiệu gần trung tần không hoạt động>sóng và mạng đều mất. Nếu điện áp này yếu, sóng và mạng chập chờn.
7- Qua Lo và Co về J14, K11, L14 tạo điện áp VR5 - 2,8vôn trên J11, VR7 - 2,8 vôn trên K12, VR4 - 2,8 vôn trên K14.
- VR5 cấp cho khối chuyển băng và xử lí băng tần thấp (900 MHz) trên chuyển mạch anten. Mất điện áp này, băng tần 900 Mhz không hoạt động mà biểu hiện nặng nhất là không liên kết được mạng có băng tần 900 MHz.
- VR7 cấp cho mạch VCOL. Nếu VR7 mất, không có VCO, không dò được mạng dù bất cứ hình thức nào. Nếu VR7 yếu, mạng chập chờn và thường phải dò thủ công.Trong thành phàn VR7 còn có xung kích hoạt cho khối dao động (OSC) hoạt động , tuy nhiên xung này cao hơn nhiều so với xung đưa vào G660 , và thường được trích xuất từ chíp điều chế RFCLCK .
- VR4 cấp cho khối xử lí tín hiệu RF-IFRX. Nếu mất thì toàn bộ tuyến nhận (Rx) bị treo, trong đó có mạng. Nếu điện áp này yếu, tín hiệu bị sôi, rối rít và bị ngắt quãng bất bình thường. Nếu nặng hơn chút ít thì ngay cả chế độ chờ cũng bị ảnh hưởng mà biểu hiện thường thấy là các cuộc gọi đến hay bị treo vô cớ.
8- Tại chân P3, người ta nối thông với pin BACKUP dẫn nguồn nuôi bộ tạo nhịp chuẩn xung đồng hồ thời gian và tạo dòng nạp xả trên C213 làm xung kích hoạt sơ cấp cho thạch anh B200 tại chân P2. Nếu nguồn này yếu, đồng hồ thời gian chạy chậm. Nếu tụ C213 khô, theo đó nhịp thời gian trên đồng hồ bị loạn, nếu nặng đồng hồ thời gian không chạy. Phụ trợ cho mạch này là tụ C212 có tính chất giúp CMOS hoạt động ổn định ngay cả khi pin BACKUP yếu.
Qua diễn giải trên, chúng ta có thể thấy : tương thích mỗi đường vào sơ cấp là những đường ra thứ cấp tương ứng. Do vậy nếu có hiện tượng một nguồn thứ cấp nào đó bị yếu hoặc mất, chúng ta chỉ việc kiểm tra sự thông tuyến từ sơ cấp (vào) đến thứ cấp (ra) của tuyến ấy mà không ảnh hưởng đến tuyến khác.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top