bai 5 luat hinh su
BÀI 5. LUẬT HÌNH SỰ
I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
1. Khái niệm
Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm xác định những hành vi vi phạm nào là tội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với những vi phạm đó.
2. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm xảy ra. Trong quan hệ pháp luật hình sự , có hai chủ thể với những ví trí pháp lý khác nhau.
- Nhà nước: với tư cách là người bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của xã hội, nhà nước có quyền truy tố, xét xử kẻ phạm tội, buộc kẻ phạm tội phải chịu hình phạt nhất định phù hợp với tính chất, mức độ của tội phạm mà họ gây ra.
- Người phạm tội: là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự coi là tội phạm. Họ có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước áp dụng đối với họ.
3. Phương pháp điều chỉnh
Các quy phạm pháp luật hình sự điều chỉnh những quan hệ pháp luật hình sự bằng phương pháp "quyền uy". Đó là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và người phạm tội.
II. TỘI PHẠM
1. Khái niệm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và phải chịu hình phạt.
2. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm
- Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất. Một hành vi
được Luật hình sự quy định là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính
nguy hiểm cho xã hội. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu xác định được rằng, hành vi
không mang tính nguy hiểm cho xã hội, hoặc "những hành vi tuy có dấu hiệu của tội
phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội
phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác" (Điều 8, khoản 4 Bộ luật hình sự năm
1999).
-Tính trái pháp luật hình sự của hành vi
Hành vi bị coi là tội phạm thì hành vi đó phải trái pháp luật hình sự. Có nghĩa là hành vi đó phải được quy định trong Bộ luật hình sự
- Tính có lỗi của hành vi
Luật hình sự nước ta chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
Lỗi cố ý
• Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó
và mong muốn cho hậu quả xảy ra
• Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó
có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc
cho hậu quả xảy ra
Lỗi vô ý
• Lỗi vô ý do cẩu thả: người phạm tội không thấy trước được hành
vi của mình là có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc
dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
• Lỗi vô ý do quá tự tin: người phạm tội thấy trước hành vi của
mình là có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng
hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Tính phải chịu hình phạt
Một hành vi bị coi là tội phạm đã có tính chịu hình phạt, vì đó là hành vi nguy
hiểm cho xã hội và trái pháp luật hình sự. Vì vậy, tính chịu hình phạt là một dấu hiệu
tất yếu được quy định bởi tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự.
III. HÌNH PHẠT
1. Khái niệm - đặc điểm hình phạt
a. Khái niệm
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.
b. Đặc điểm
- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện thể hiện ở chỗ, nó có thể tước đi những quyền và lợi ích thiết thực nhất về vật chất hoặc tinh thần, thậm chí cả quyền sống của người bị án.
- Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do tòa án quyết định
- Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với cá nhân người có hành vi phạm tội
2. Mục đích của hình phạt
- Hình phạt có mục đích trừng trị và giáo dục người phạm tội khiến họ không phạm tội mới.
- Hình phạt còn có mục đích giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
3. Hệ thống hình phạt
a. Các hình phạt chính
- Cảnh cáo: là loại hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt chính, không có khả
năng đưa lại những hạn chế pháp lý liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích về thể
chất, tài sản của người bị kết án. Nhưng với tính cách là khiển trách công khai của Nhà
nước đối với người phạm tội, cảnh cáo gây cho họ những tổn thất nhất định về tinh
thần.
- Phạt tiền: là hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung vào công quỹ Nhà nước.
- Cải tạo không giam giữ: là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội.
- Trục xuất: là hình phạt buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam.
- Tù có thời hạn: là hình phạt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định.
- Tù chung thân: là hình phạt có nội dung nghiêm khắc hơn so với hình phạt tù có thời hạn, có khả năng người bị kết án bị tước quyền tự do đến hết đời.
- Tử hình: là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, nó tước đi quyền sống (sinh mạng) của người bị kết án.
b. Các hình phạt bổ sung
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
- Cấm cư trú
- Quản chế
- Tước một số quyền công dân
- Tịch thu tài sản
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top