Bài 4: Quan hệ pháp luật
Bài 4: Quan hệ pháp luật
Bài gồm các phần:
1/ Khái niệm đặc điểm Quan hệ pháp luật
2/ Thành phần của quan hệ pháp luật
3/ Sự kiện pháp lý
1. Khái niệm quan hệ pháp luật, đặc điểm quan hệ pháp luật
- Trong cuộc sống, con người luôn tham gia vào những quan hệ XH rất đa dạng và phong phú: quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ lao động, quan hệ tài sản, quan hệ chính trị v…v… những quan hệ ấy phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH, thể hiện mối liên hệ của con người được gọi là các quan hệ xã hội. QHXH có thể tồn tại giữa các cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, với nhà nước v…v… Các QHXH được điều chỉnh bởi một hệ thống các qui phạm xã hội (qui phạm đạo đức, phong tục, tập quán, qui tắc của các tổ chức XH, …). Trong Xã hội có nhà nước, các quan hệ xã hội quan trọng được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Các qui phạm pháp luật qui định cho các bên tham gia quan hệ xã hội các quyền và nghĩa vụ pháp lý, trách nhiệm của các bên nếu không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.
- Tuy nhiên không phải quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật qui định quyền và nghĩa vụ đều trở thành quan hệ pháp luật mà còn cần phải có sự kiện pháp lý cụ thể và các chủ thể tương ứng được dự kiến trước trong phần giả định của qui phạm pháp luật.
-
Qui phạm pháp luật
Như vậy: Khi 1 quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh thỉ quan hệ xã hội là nội dung vật chất của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội đó.
Khái niệm: quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp.
Đăc điểm của quan hệ pháp luật.
QHPL là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
QHPL là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.
QHPL mang tính ý chí nhà nước.
a/ Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở qui phạm pháp luật, mà nội dung của QPPL phản ánh ý chí của nhà nước.
b/ QHPL phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia QHPL nhưng trong giới hạn qui phạm pháp luật đã xác định.
1.2.4 Chủ thể tham gia QHPL là những cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật.
1.2.5 QHPL là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật qui định, và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
2. Thành phần của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật được hợp thành bởi 3 yếu tố:
+ Chủ thể của QHPL
+ Nội dung của QHPL
+ Khách thể của QHPL.
2.1 Chủ thể của QHPL: là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật (trong mỗi loại QHPL) và tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
Những điều kiện mà cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng được theo qui định của pháp luật và có khả năng trở thành chủ thể của QHPL được gọi là Năng lực chủ thể.
- Năng lực chủ thể gồm 2 yếu tố:
o Năng lực pháp luật;
o Năng lực hành vi.
2.1.1 Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nướcquy định.
2.1.2 Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận. Bằng hành vi của mình chủ thể xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình khi tham gia vào QHPL.
2.1.3 Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
- NLPL và NLHV của các chủ thể pháp luật không phải là 1 thuộc tính tự nhiên của con người mà đó là thuộc tính pháp lý, vì nó phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.
- NLPL là tiền đề của NLHV, nếu chủ thể pháp luật chỉ có NLPL mà không có NLHV thì không thể tham gia một cách tích cực vào các QHPL.
- NLPL cuả cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành vi của họ.
2.1.4 Các loại chủ thể theo pháp luật Việt Nam.
v Cá nhân: bao gồm công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Trong đó công dân là loại chủ thể phổ biến, chủ yếu nhất. Công dân ViệtNam trở thành chủ thể khi họ có năng lực chủ thể.
v Pháp nhân: là 1 khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức. Để được coi là có tư cách pháp nhân, tổ chức phải có những diều kiện sau:
o Được thành lập hợp pháp.
o Có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh.
o Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật.
o Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
v Nhà nước: là chủ thể đặc biệt của pháp luật. Nhà nước là chủ thể của quyền lực chính trị của toàn xã hội, là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội. Nhà nước là chủ thể của một số quan hệ pháp luật quan trọng: quan hệ pháp luật quốc tế, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hình sự,…
v Ngoài ra trong luật dân sự còn qui định: hộ gia đình, tổ hợp tác cũng là chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.
2.2 Nội dung của quan hệ pháp luật: bao gồm quyền và nghĩa vu pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật.
2.2.1 Quyền chủ thể: là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện trong quan hệ pháp luật.
Quyền của chủ thể có những đặc điểm sau:
§ Quyền của chủ thể là khả năng được hành động trong khuôn khổ do qui định quy phạm pháp luật xác định trước
o VD: Điều 58 khoản 2 Bộ luật TTHS 2003
“2. Người bào chữa có quyền:
a/ Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác…”
§ Khả năng yêu cầu chủ thể có liên quan trong quan hệ pháp luật thực hiện nghĩa vụ của họ để đảm bảo quyền chủ thể của mình.
§ Khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền chủ thể của mình.
2.2.2 Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể: là cách xử sự bắt buộc được qui phạm pháp luật xác định trước màmột bên bắt buộc phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể có liên quan.
§ Là sự bắt buộc phải có những xử sự nhất định do qui phạm pháp luật xác định trước. (Nghĩa vụ thanh toán tiền trong quan hệ mua bán tài sản).
§ Cách xử sự này nhắm thực hiện quyền chủ thể của bên có liên quan.
Ví dụ: hành vi trả tiền của người mua;Hành vi không dùng biện pháp nhục hình khi hỏi cung bị can.
§ Trong trường hợp cần thiết, nghĩa vụ pháp lý sẽ được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước.
v Tóm lại: quyền và nghĩa vụ pháp lý là nội dung của quan hệ pháp luật. Chúng là hai mặt của một quan hệ thống nhất, phản ánh mối liên hệ của những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
2.3 Khách thể của quan hệ pháp luật.
Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được thông qua việc thực hiện hành vi của chính mình.
Lợi ích mà chủ thể hướng tới có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần, hoặc những lợi ích chính trị (bầu cử, ứng cử, danh dự, nhân phẩm, tài sản…)
3/ Sự kiện pháp lý
3.1 Khái niệm: sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế được nêu ra trong phần giả định của quan hệ pháp luật mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với sự phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
(Lưu ý: sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế xảy ra trong đời sống, nhưng không phải sự kiện thực tế nào cũng là sự kiện pháp lý).
3.2 Phân loại sự kiện pháp lý:
v Căn cứ theo dấu hiệu ý chí, sự kiện pháp lý được chia thành: sự biến và hành vi.
o Sự biến: là những hiện tượng của đời sống khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người: thiên tai, dịch bệnh, sinh tử, luân chuyển thời gian,…tình trạng sức khỏe, chiến tranh,…)
VD: Điều 24 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002
“3. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trướng giáo dưỡng được qui định như sau:
a/ Một năm kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm qui định tại điểm a khoản 2 điều này,…
(Người không đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tôi phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng qui định tại bộ luật Hình sự).
o Hành vi: bao gồm hành động và không hành động là những sự kiện pháp lý xảy ra trực tiếp vào ý chí con người.
§ Hành vi hợp pháp: là xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
§ Hành vi bất hợp pháp: là xử sự trái với yêu cầu của pháp luật.
v Câu hỏi ôn tập:
1/ Trình bày khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật.
2/ Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?
3/ Trình bày nội dung của quan hệ pháp luật.
4/ Trình bày khái niệm quan hệ pháp luật.
5/ Phân biệt sự kiện pháp lý với sự kiện thực tế; hành vi pháp lý với sự biến pháp lý.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top