BÀI 3: TTHCM VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH

BÀI 3: TTHCM VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH
1. Quan điểm HCM về tính tất yếu của CNXH
Cơ sở lý luận: đó là lý luận CM không ngừng của CN Mác-Lê Nin, CMVN chuyển từ cách mạng Tư sản Dân quyền lên CNXH bỏ qua chế độ CNTB.

Cơ sở thực tiễn: vận dụng lý luận vào thực tiễn Việt Nam, phân tích thực trạng KT – XH, CT, VH. HCM đã rút ra những mâu thuẫn cơ bản, thấy nhu cầu phát triển của dân tộc.

Người rút ra những bài học thất bại của phong trào yêu nước trong khuôn khổ ý thức hệ PK, TS và kết luận: CM muốn thành công thì phải đi theo ý thức hệ mới, ý thức hệ Vô sản.

Trong các cuộc cách mạng thế giới Người nói đến CM tháng 10 và tác động của nó với con đường đi lên CNXH ở nước ta. Trước CM tháng 10 nếu các nước thuộc địa được giải phóng thì chỉ có một sự lựa chọn là con đường TBCN, sau CM tháng 10 có thêm sự lựa chọn mới (vào những năm 20 thế kỷ 20 Hồ Chí Minh đứng giữa ngã ba đường nếu tiến theo con đường CNTB thì không cần làm cuộc cách mạng, nhân dân ta vẫn bi áp bức bóc lột, là một nước tư bản phát triển muộn sẽ bị lệ thuộc vào những nước tư bản lớn, nếu có độc lập thì chỉ là hình thức.

Ở những nước tiền TB, giai cấp CN chủ động tham gia CMTS do giai cấp TS lãnh đạo để lật đổ phong kiến, nhưng phải ý thức về sứ mệnh của mình là xoá bỏ CNTB xây dựng CNXH, CNCS khi có điều kiện phải giành lấy sự lãnh đạo đối với cuộc Cách mang, chuyển từ cách mạng Tư sản thành cách mạng XHCN. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Chủ nghĩa Tư bản tỏ ra lỗi thời. Cách mạng tháng 10 thành công, mở ra thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. 

Đảng ta kết luận. Sự lựa chọn năm 1920 của HCM về độc lập dân tộc CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn.


Trong các thời điểm khác nhau gắn với các sự kiện khác nhau, HCM đưa ra những kết luận có tính tổng kết về con người đi lên CNXH ở VN như sau:

Năm 1929: Chỉ có Chủ nghĩa Cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng bác ái, đoàn kết ấm no. Chỉ có CNXH mới tạo được giá trị phát triển của nhân loại.

Chỉ có giải phóng Giai cấp Vô sản thì mới giải phóng được các dân tộc, cả hai cuộc giải phóng đó chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế giới

Muốn cứu giải phóng dân tộc không có con đường Cách mạng vô sản.

Chỉ có CNVS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và quần chúng lao động khỏi áp bức nô lệ.

Tháng 6/69: CM giải phóng dân tộc phải phát triển thành CM XHCN mới giành thắng lợi hoàn toàn triệt để cho CM nước ta. Đây là sự lựa chọn của cả dân tộc chứ không phải là sự lưa chọn riêng của HCM
 -------------hết tính tất yếu
2. TTHCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN

1. Quan điểm của HCM về tính lâu dài phức tạp của thời kỳ quá độ lên CNXH

1.1. Quan điểm HCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN

Mác và AnGen khẳng định CNTB phát triển tới tột đỉnh thì sẽ làm cho CNXH ra đời. Đây là hình thức quá độ trực tiếp, từ những nước Tư bản phát triển cao lên thẳng CNXH. Ngoài hình thức quá độ trực tiếp Lênin còn đề cập hình thức quá độ gián tiếp lên CNXH ở những nước tiền tư bản.

HCM cũng đề cập tới hai hình thức quá độ như trên, nhưng Người nhấn mạnh hình thức thứ hai, đó là quá độ lên CNXH ở tất cả các nước còn lại, kể cả các nước thuộc địa nửa phong kiến như VN. Hình thức này có hai đặc điểm:

 Bắt đầu lên CNXH khi Cách mạng Giải phóng Dân tộc giành được thắng lợi, thiết lập được chính quyền dân chủ nhân dân

Hình thức quá độ này rất lâu dài

- Năm 1943 trả lời Tiêu Văn( tướng của Tưởng Giới Thạch), ở VN sau 50 năm nữa thì có CNXH hay không? Trả lời chưa có thể có CNXH được.

- Năm 1946 một phóng viên Pháp có hỏi ở VN khi nào có CNCS? Hồ Chí Minh nói: Muốn có CNCS phải có ba điều kiện, phải có đất công nghệ, đất nông nghệ và phải có con người phát triển toàn diện. Ở nước tôi cả 3 điều kiện này chưa có, khi nào có đủ thì có CNXH.

- Năm 1958 cử tri Hà Nội hỏi: Thời kỳ quá độ lên CNXH nước ta kéo dài bao lâu? Bác trả lời: Căn cứ vào thực tiễn xây dựng CNXH ở các nước thì thời kỳ quá độ của nước ta kéo dài từ 3 đến 4 kế hoạch dài hạn (mỗi kế hoạch từ 8 đến 10 năm)

 1.2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH

HCM luôn nhấn mạnh đặc điểm lớn nhất bao trùm và chi phối các đặc điểm còn lại của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN là, chúng ta đi lên CNXH từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lac hậu không qua Chủ nghĩa Tư bản, mâu thuẫn cơ bản là giữa nhu cầu phát triển cao theo hướng tiến bộ với thực trạng kinh tế xã hội quá thấp kém.
 
2. Nhiệm vụ và nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH

2.1. Nhiệm vụ

Xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật, các tiền đề kinh tế chính trị văn hóa, xã hội cho CNXH

Cải tạo XH thuộc địa nửa phong kiến kết hợp với xây dựng chế độ mới, biến nước ta thành nước công nghiệp hiện đại có văn hóa có khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhân dân có cuộc sống no ấm hạnh phúc.

2.2. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH

Về chính trị: Xác lập quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp thông qua các đoàn thể chính trị XH.

Về kinh tế: Mục đích phát triển kinh tế là nâng cao đời sống nhân dân, phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp hóa nước nhà, phát triển khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa phải bắt đầu từ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Phát triển toàn diện 3 loại cơ cấu kinh tế hợp lý:

Cơ cấu kinh tế công nông nghiệp, là 2 chân của nền kinh tế, hai chân khỏe đi nhanh.

Cơ cấu vùng lãnh thổ, Bác nhấn mạnh phát triển kinh tế miền núi.

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, Bác chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần: quốc doanh, tập thể, tư nhân, cá thể, công tư hợp doanh. Về chế độ quản lý khoán, phải hoạch toán, phải kinh doanh, kết hợp 3 lợi ích.

Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa có nội dung XHCN và tính chất dân tộc

Xây dựng con người XHCN có đầy đủ đức, trí, thể, mỹ, đủ văn hóa, KHKT, chuyên môn, nghiệp vụ đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
 
3. Về bước đi, phương thức, biện pháp xây dựng CNXH

3.1. Bước đi

Người viết: Chúng ta xây dựng CNXH từ 2 bàn tay trắng, khó khăn còn nhiều và lâu dài, phải làm dần dần không thể vội vàng làm nhanh một sớm một chiều. Ví dụ trong nông nghiệp lúc đầu là tiến hành giảm tô sao đó cải cách ruộng đất, sau đó tới vần công đổi công, xây dựng hợp tác xã,…. cần ưu tiên phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ để phát triển công nghiêp nặng.
 
3.2. Phương thức, biện pháp xây dựng CNXH

Phải kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm chính.

Kết hợp xây dựng CNXH với bảo vệ thành quả cách mạng, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược đồng thời ở hai miền (Xigôxibata cho rằng: tư duy HCM rất độc đáo, kết hợp được hai nhiệm vụ đồng thời).

Nhiệm vụ xây dựng CNXH là nặng nề, khó khăn, phức tạp, lâu dài, vì thế phải đem sức dân, tài dân làm lợi cho dân.
Chỉ tiêu một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai mươi.

3. Vận dụng vào công cuộc đổi mới

1. Trong đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng CN Mac-Lênin và TTHCM.

Bằng kinh nghiệp xương máu chúng ta thấy rằng chế độ thực dân phong kiến, đế quốc đã kềm hãm nước ta trong vùng nghèo đói, lạc hậu, tối tăm. Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nước có độc lập mà dân vẫn cứ đói, vẫn cứ rét thì độc lập tự do cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Muốn cho dân giàu, nước mạnh không có con đường nào khác là phải tiến lên CNXH, chỉ có CNXH mới thực hiện được “ham muốn tột bậc” của Người và khát vọng ngàn đời của dân tộc ta.

Độc lập dân tộc là điều kiện để xây dựng thành công CNXH, và CNXH là cơ sở bảo đảm cho độc lập dân tộc vững bền.

Ngày nay, đổi mới là nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. Để hoàn thành mục tiêu trên, đổi mới không bao giờ là thay đổi mục tiêu XHCN. Tự do tư sản chỉ là cái bánh vẽ mà Liên xô và Đông âu phải trả giá, quyết không phải là sự lựa chọn của chúng ta.

Tuy nhiên xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở một nước nghèo nàn lạc hậu là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn phức tạp, chúng ta phải khôn ngoan, sáng tạo, phải biết vận dụng các công cụ kinh tế thị trường để phục vụ cho CNXH, sao cho đạt mục đích, nhưng không chệch mục tiêu đã định.
 
2. Đổi mới là sự nghiệp của dân , do dân, vì dân, do đó phải phát huy quyền làm chủ của dân, khơi dậy mạnh mẽ nội lực để công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Khai thác triệt để mọi nguồn lực ở bên trong, nhất là nguồn lực con người, phải thu hút tốt các nguồn lực bên ngoài, phải lấy nguồn lực bên trong làm gốc, phải sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Phải quán triệt quan điểm: Tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng CNXH; CNXH là công trình tập thể của người dân, phải đem tài dân sức dân làm lợi cho dân. Tạo không khí dân chủ trong XH, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phải nâng cao bản lĩnh công dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân để đi lên.
 
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Công cuộc đổi mới của ta diễn ra trong lúc cuộc CM KHCN trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, tác động mạnh mẽ vì thế cần tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. Giao lưu hội nhập nhưng phải giữ gìn bản sắc dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan, hòa nhập với thế giới để khai thác tất cả những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất. Nâng cao bản lĩnh tiếp thu văn hóa nhân loại, chống văn hóa độc hại.
 
4. Xây dựng đảng, xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cần kiệm xây dựng đất nước

Xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị, trong các doanh nghiệp trong sạch, liêm khiết, thật sự là đầy tớ của dân, xử lý những cán bộ thoái hóa, tham nhũng.

Cũng cố quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân do dân vì dân, quán triệt tinh thần tiết kiệm của Bác Hồ: sản xuất không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống. . .
 
hết

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top