Bài 23 KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ..(1973 - 1975)
I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam sau Hiệp định Pari 1973.
- Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
- Ra sức chi viện cho miền Nam.
+ Kết quả :
- Cuối 6/1973 hoàn thành tháo gỡ thủy lôi, bom mìn.
- Năm 1973 – 1974 khôi phục các cơ sở kinh tế, hệ thống thủy nông, giao thông và các công trình văn hóa giáo dục, y tế.
- Cuối 1974 : Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp vượt năm 1964 – 1971.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của hậu phương lớn về nhân lực, vật chất – kỹ thuật.
II. Miền Nam đấu tranh chống bình định – lấn chiếm tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn
* Âm mưu của Mĩ – ngụy
- Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Tiến hành chiến dịch “Tràn ngập lãnh thổ” liên tiếp mở những cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng.
* Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam
- Tháng 7/1973 : BCH TW Đảng họp Hội nghị lần thứ 21.
+ Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bằng con đường cách mạng bạo lực, nắm vững chiến lực tiến công.
+ Đấu tarnh trên cả ba mặt trận : quân sự, chính trị, ngoại giao.
* Kết quả :
- Tháng 12/02/1974 ® 06/01/1975 chiến dịch đường 14 – Phước Long.
- Giải phóng đường 14 và tỉnh Phước Long, loại 3.000 địch.
* Ý nghĩa :
Sự lớn mạnh và khả năng chiến thắng của quân ta.
Sự suy yếu – bất lực của quân đội Sài Gòn.
* Chính trị - ngoại giao :
- Tố cáo hành động vi phạm Hiệp định của Mĩ – Ngụy.
- Đòi thực hiện các quyền tự do dân chủ.
* Ở các vùng giải phóng :
+ Khôi phục và đẩy mạnh sản xuất.
+ Tăng nguồn dự trữ chiến lược.
® Thế và lực của ta đã mạnh, tạo diều kiện tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976
+ Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam *trong hai năm 1975 – 1976, nhấn mạnh “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”
2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
a) Chiến dịch Tây Nguyên (04/3 – 24/3)
* Diễn biến :
- Ngày 04/3 : Ta đánh nghi binh ở Kon Tum, Plây Cu.
- Ngày 10/3 : Ta tiến công Buôn Ma Thuật giành thắng lợi.
- Ngày 24/3 : Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc.
* Kết quả : Giải phóng Tây Nguyên với 60 vạn dân.
* Ý nghĩa : Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ tiến công chiến lược thành tổng tiến công chiến lược.
b) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 – 29/3)
- Phối hợp với chiến trường Tây Nguyên.
- Ngày 19/3 : Ta giải phóng Quảng Trị. Địch co cụm ở Huế.
- Ngày 21/3 : Ta đánh thắng vào căn cứ của địch, chặn đường rút chạy, bao vây chúng trong thành phố.
- Ngày 25/3 : Ta tiến vào cố đô Huế.
- Ngày 26/3 : Giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.
- Ngày 29/3 : Giải phóng Đà Nẵng.
* Ý nghĩa :
- Gây tâm lí tuyệt vọng trong Ngụy quyền.
- Đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta chuyển sang thế mạnh áp đảo.
c) Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 – 30/4)
- Cuối tháng 3/1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng khẳng định : “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”.
- Ngày 8/4 : Bộ chỉ huy chiến dịch Sài Gòn – Gia Định thành lập.
- Ngày 9/4 : Đánh Xuân Lộc.
- Ngày 21/4 : Giải phóng Xuân Lộc.
- Ngày 14/4 ® 16/4 : Chiếm Phan Rang giải phóng Bình Thuận – Bình Tuy.
- 17h 26/4 : Quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch ở hướng Đông Sài Gòn.
- Ngày 27/4 : Từ các hướng quân ta đồng loạt đánh vào vùng ven Sài Gòn.
- Ngày 28/4 : Ta xiết chặt vòng vây quanh Sài Gòn. Đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
- 10 giờ 45 phút 30/4/1975 Sài Gòn giải phóng chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
* Ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh :
Cơ hội cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.
- Ngày 2/5/1975 : giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top