Bài 13: Tổng kết về xung nhịp trong hệ thống mobile.
Chúng ta đã biết xung nhịp (Clock) trong hệ thống kỹ thuật số nói chung và trong Mobile nói riêng giữ vai trò gần giống như Nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc. Hệ thống phần mềm và phần cứng phải có nội dung và tốc độ làm việc phù hợp với chuẩn toàn bộ hệ thống xung nhịp này.
Nếu xung nhịp bị chậm thì không thể "vận chuyển" kịp và đủ dữ liệu làm hệ thống bị "treo" hoặc tê liệt; nếu nhanh sẽ làm hệ thống dữ liệu bị dồn ứ, gây "kẹt đường"; nếu quá nhanh nó còn làm cho chính dữ liệu " va quệt" vào nhau làm sốc hệ thống, thậm chí còn làm cho phần cứng "sứt mẻ" đột tử theo. Do vậy bất luận ra sao, khi thiết kế phần mềm nhất thiết phải tính đến năng lực hệ thống phần cứng mà tiêu chí đầu tiên nhà sản xuất phải quan tâm là tốc độ của xung nhịp hệ thống cứng. Máy càng nhiều tiện ích, dung lương bộ nhớ càng lớn... thì nội dung phần mềm điều khiển càng dài, phải có tốc độ vận chuyển nhanh, do đó đòi hỏi tần số xung nhịp phải cao.
Như vậy muốn có 1 cái máy điện thoại di động tốt, không những phải cần một hệ thống cứng tốt, một hệ thống mềm tốt mà còn phải cần một hệ thống xung nhịp tốt và đồng đều đúng chuẩn.
Ngoài ra, do đặc thù vận hành của hệ thống cứng trong Mobile là "đường đường tuyến tuyến" chỗ nào cũng có sự hiện diện của xung nhịp ( thậm chí cả trong các tuyến nguồn DC ) để duy trì hoặc kích hoạt hệ thống điều khiển nên "phổ" xung nhịp rất rộng từ vài KHz đến hàng trăm MHZ được chia thành nhiều tuyến với nhiều cung bậc khác nhau rất rắc rối, làm người thợ lúng túng khi xác định xuất xứ của chúng.
Vậy cụ thể nó ra sao?
Để tạo ra tần số xung nhịp chủ cho hệ thống, nhà sản xuất thường thiết kế theo phương thức bậc thang. Có nghĩa là trước hết phải tạo ra một bộ dao dộng tạo xung có cơ chế hoạt động tin cậy và lấy tần số này "mồi" tiếp cho bộ dao động nhịp chủ làm việc.Còn việc chia thành nhiều "cung bậc" khác nhau để đáp ứng các tuyến dữ liệu và mã điều khiển hệ thống người ta phải áp dụng biện pháp nhân hoặc chia tần chuẩn bằng hệ thống mạch điện tử khác, thường gọi nôm na là bộ phân tần.
Mô hình thường thấy là:
Căn cứ thông số phần cứng nhà thiết kế sẽ hoạch định nội dung phần mềm cần tốc độ tối đa bao nhiêu để đưa ra xung nhịp phù hợp với chính khối lương dữ liệu chạy an toàn trên cấu hình nhằm mục đích tránh xung đột. Nếu ta nâng cấp phần mềm ( suy cho cùng là nâng xung nhịp, cũng na ná như việc ép xung (OverClock) của dân tin) làm quá khả năng giải thoát dữ liệu của cấu hình thì ít nhất cũng làm "sốc" dữ liệu, nặng hơn thì phá hỏng hệ thống cứng mà nguyên nhân là do nguồn gây nên (nguồn ra lớn hay nhỏ phụ thuộc xung mở cao hay thấp).
Phân bổ hệ thống xung nhịp trên NOKIA 7610 như sau:
Căn cứ vào các tuyến xung trên, ta có thể thấy muốn Mobile hoạt động ta phải thỏa mãn đủ 2 thành phần " năng lượng" đó là năng lượng nguồn được tính bằng vôn và "năng lượng" xung được tính bằng tần số, và nó được khởi tạo từ các bộ dao động nhịp, chủ yếu là từ dao động nhịp chủ. Chỉ cần có sự cố trên 1 trong 2 bộ phận này cũng đều dẫn đến hệ thống cứng hoạt động trục trặc hoặc không hoạt động. Đây là một đề tài phức tạp và dài, hẹn các bạn trong một dịp khác.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top