bai 1
I/. Định nghĩa.
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội cao, chỉ xuất hiện vào thời điểm ăn ngon, mặc đẹp, nó lấy ý tưởng từ trong hiện thực, đưa vào cách điệu hóa để trở thành ý thực phục vụ cho cái đẹp. Nghệ thuật có 7 loại hình: mỹ thuật, kiến trúc, âm nhạc, sân khấu điện ảnh, múa, nhiếp ảnh, văn học
Lâu nay, khi nói về tranh tượng thì thời nay gọi chung là mỹ thuật, song nếu nói một cách chính xác hơn nên dùng danh từ là nghệ thuật tạo hình.
B/. Nghệ thuật tạo hình:
I/. Định nghĩa: nghệ thuật tạo hình là một loại hình nghệ thuật có quạn hệ với sự thụ cảm bằng mắt và sự tạo thành các hiện tượng lấy từ thế giới thực tế bên ngoài, thể hiện ra trên một mặt phẳng hoặc không gian nào đó.
II/. Tính chất:
Từ mối quạn hệ hữu cơ của nghệ thuật tạo hình, từ thụ cảm trực tiếp thế giới vật thể bên ngoài ấy mà hàng loạt tính chất thẩm mỹ đã sinh ra và tồn tại như:
1/. Khả năng diễn tả vật thể gây cảm giác như thật: khả năng này đòi hỏi người nghệ sĩ chẳng những phải nắm vững kĩ thuật, thông thạo các chất liệu tạo hình mà còn phải có tài anwng, có nhiều vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn, lại có sức rung cảm khi diễn tả vật thể bên ngoài.
Thí dụ: Tác phẩm “chùa cầu hội an” – thủy mặc – Trương Lộ.
Tác phẩm “Tĩnh vật” – sơn dầu – Trần Ngọc Vân.
2/. Khả năng nêu hàng lọa các hiện tượng xảy ra trong cùng một lúc: trong cùng bức tranh, người họa sĩ có thể tổng hợp và khái quát lại nhiều sự việc cùng lúc đã xảy ra và phản ảnh lại cùng lúc những nét chủ yếu điển hình nhất, tập trung nhất để người xem có thể hình dung lại những hình thức cụ thể.
Thí dụ: Tác phẩm “Mẹ kháng chiến” – sơn mài – Hoàng Trầm.
“bàn tay người thành phố” – sơn dầu – Cổ Tấn Long Châu.
3/. Khả năng miêu tả đúng mức và trọn vèn từng đối tượng riêng lẻ:
Khản ăng này cho phép nhà tạo hình đi sâu mô tả một con người, một đồ vật, một loài vật, một hiện tượng tự nhiên hoặc cao hơn nữa thành một không khí chung.
Thí dụ: Tác phẩm “suy tư” – sơn dầu – Nguyễn Văn Đoàn.
“giấc mơ trên một chiến tích” – sơn dầu – Nguyễn Trung Tín.
“nhớ buổi tiễn con lần cuối” – sơn dầu – Cổ Tấn Long Châu.
“lễ phong đến Napoleon” – sơn dầu – Louis David.
Dù bị hạn chế trong việc diễn tả sự phá triển của vật thể theo thời gian. Nhưng nghệ thuật tạo hình có khả năng vĩnh cửu hóa cái điển hình của hiện thực xảy ra trong một khoảnh khắc thành vẻ đẹp kì diệu trong nghệ thuật, tạo thành khả năng rộng lớn có tác dụng mạnh mẽ, vững bền trong việc giáo dục con người – xã hội về tầm tư tưởng, tình cảm và đạo đức lớn.
III/. Vai trò của mĩ thuật trong cuộc sống:
1/. Nghệ thuật trang trí:
Nghệ thuật trang trí nói chung và thể loại trang trí thực dúng nói riêng là những bộ môn nghệ thuật gắn bó hết sức mật thiết với đời sống con người. Ngành trang trí gồm nhiều thể loại nghệ thuật:
Nghệ thuật trang trí sân khấu nhằm phục vụ cho các loại sân khấu chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, ca múa nhạc, rối nước, xiếc...
Nghệ thuật trang trí điện ảnh phục vụ cho các màn ảnh, đèn chiếu, vô tuyến truyền hình.
Nghệ thuật trang trí sách báo phục vụ cho việc trình bày có kĩ thuật các hình bìa sách, bài báo.
Nghệ thuật trang trí thực dụng (trang trí thương nghiệp – công nghiệp) nhằm phục vụ cho việc trình bày nhãn hiệu quảng cáo của các loại hàng hóa, các thành phẩm của thương nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp.
Ngành trang trí thật phung phú và đa dạng, nó luôn đòi hỏi sự đầu tư nghệ thuật vào đấy đến mức tối đa nhằm làm thỏa mãn cũng đến mức tối đa yêu cầu về tinh thần của người sử dụng. Bởi vậy, dù nằm ở đâu, trên lĩnh vực nghệ thuật nào, ngành trang trí và nhất là trang trí thực dụng rất cần mang những nội dung ấy ở mức độ thấp hoặc cao, ở phạm trù tư tưởng hoặc mỹ cảm thông qua nó vì nó phổ biến nhất, tác dụng mạnh. Chúng ta sẽ làm cho người dùng sản phẩm côn nghiệp và thương nghiệp , trong đó có trang trí, hiểu thêm cái đẹp rồi từ hiểu đến hiêu và cao hơn thế sẽ tự mình làm ra cái đẹp. Đó cũng là một cách làm ra nghệ thuật, một cách tuyên truyền nghệ thuật, tuyên truyền thẩm mỹ học trong quảng đại quần chúng.
2/. Nghệ thuật ứng dụng tạo dáng:
Nghệ thuật này vừa mang tính thực dụng, vừa mang tính trang trí, nó là một loại hình khá cần thiết và rất phổ cập vốn có nguồn gốc khá sâu xa ngày từ khi con người biết dùng dụng cụ để sinh sống trên mặt đất.
Trong cuộc đấu tranh để sinh tồn, ngày từ buổi sơ khai ấy, con người đã biết chế tác cho mình những công cụ sắc bén, hái lượm, những công cụ lao động, dựng những ngôi nhà để ở và dệt những tấm vải tho sơ để mặc.
Làm ra những công cụ đó con người đã cố gắng đặt vào đấy không chỉ sức lao động vất chất của mình mà còn có cả tài năng nghệ thuật nữa. Nói cách khác, trong khi chế tác và hoàn thiện những thiết bị của đời sống, con người không chỉ nghĩ đến ý nghĩa thực dụng của nó mà còn hướng đến việc làm sao cho những thiết bị kia có một hình thức thích hợp, tiện lợi, có được một cái đẹp tinh thần cụ thể. Con người đã chú ý đến đường nét, màu sắc, hình vẽ và nội dung của hình vẽ phản áh sinh hoạt của họ, phản ảnh những gì đã khiến họ yêu mến, kính trọng.
Khác với các môn nghệ thuật khác, như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, văn học, sáng tạo ra những giá trị tinh thần, môn tạo dáng góp phần tạo nên những giá trị vật chất cụ thể và đưa các đồ vật cụ thể quanh ta đến một giá trị thẩm mỹ, làm tăng chất lượng của đồ vật giống như kiến trúc, nó vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất, vừa thỏa mãn nhu cầu tinh thần và mỹ cảm của con người. Dáng hình của một sản phẩm đưa vào sản xuất phải là kết quả của sự hợp tác giữa cán bộ chuyên môn nhiều ngành thuộc nhiều hoạt động giống nhau. Trong đó, người tạo dáng phải phát hiện các qui luật nội tại của dáng hình và ứng dụng chúng vào sản xuất công nghiệp như một môn khoa học. Tạo dáng là môn nghệ thuật vì đời sống cụ thể, sinh ra từ sản xuất và sử dụng. Nó chưa bao giờ đưa ra ngoài sản xuất và sử dụng. Sản phẩm tạo dáng tốt có thể giảm công đoạn, hợp lý hóa sản xuất.
Nghệ thuật thực dụng còn là biểu hiện đặc biệt nếu không nói là đầu tiên của con người trong lĩnh vực tạo hình. Qua trang trí thực dụng, người ta có thể hieur rõ tâm hồn, mỹ cảm, tư duy, phong tục tập quán của một dân tộc, một thế hệ, một giai cấp, một lứa tuổi, một sở thích, khiếu thẩm mỹ trong sáng và diệu kì của lứa tuổi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top