Tập 01
⭐ BẠCH THOẠI PHẬT PHÁP ⭐ TẬP 1.
✨Bạch Thoại Phật Pháp là cách Đài trưởng Lư sử dụng ngôn ngữ của cuộc sống để giảng giải Phật pháp uyên thâm
🔹Giải thích triết lý của nhân sinh từ việc sử dụng các ví dụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày
🔹Trong Bạch Thoại Phật Pháp lĩnh hội được các lý luận Phật học ở mức độ cao huyền bí
🔹Khởi dậy Phật tính của tất cả chúng sinh và sửa đổi số phận của chúng ta
☘️Mời quý vị đón đọc Bạch Thoại Phật Pháp của Đài trưởng Lư
Lời cầu nguyện trước khi đọc Bạch Thoại Phật Pháp:
"Cảm tạ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Xin gia trì cho đệ tử __(họ tên) để con đọc và hiểu được nội dung của Bạch Thoại Phật Pháp, để năng lượng của Bạch Thoại Phật Pháp gia trì bổn tánh của con, phù hộ cho con khai sáng trí tuệ, tiêu trừ nghiệp chướng, mọi điều kiết tường. Cảm tạ Bồ Tát".
---------------
Tập 1
KHỞI TÂM ĐỘNG NIỆM TỨC LÀ NGHIỆP
21/02/2020
Xin chào các bạn Phật tử trên toàn thế giới và các đệ tử của Pháp Môn Tâm Linh, xin chào buổi tối tất cả đại chúng. Hôm nay Sư phụ giảng về “Bạch Thoại Phật Pháp” điều quan trọng nhất là có thể khiến cho quý vị khai ngộ minh tính.
Ai trong chúng ta trên cõi đời này, cũng có lúc không nhận biết được chính mình, có thể biết người nhưng không thể biết mình. Giống như một người có nhiều tật xấu mà chính họ cũng không biết được, nhưng chỉ khi người khác nói với họ thì họ mới dần dần nhận ra rằng: “Ôi, tôi vẫn thế này sao?” Kỳ thực, nếu không biết được chính mình, thì không thể tìm thấy nghiệp chướng và nhân quả của mình. Vì vậy, bất kì ai học Phật đều phải bắt đầu bằng sự hiểu biết đúng đắn về bản thân, kể cả chính bản thân mình còn không thể nhận biết, không biết mình có bao nhiêu năng lượng, năng lực để làm một việc nào đó - rốt cuộc hôm nay khẩu vị ở mức nào, hôm nay có thể làm được gì… Hiểu được mình thì mới hiểu người. Vì vậy, nếu một người kể cả những năng lực khác nhau trên người mình cũng không nhận biết được, và thậm chí không biết những gì mình có thể làm, thì làm sao có thể hiểu được Phật pháp đây? Vì vậy, chỉ khi thực sự học cách nhận biết chính mình, thì ở đời này mới có thể làm một người tốt. Không phải đơn thuần như mọi người thường nghĩ là làm Phật mới cần như vậy, mà làm người thì cũng phải cần nhận biết chính mình - mình có bao nhiêu khuyết điểm trên người, con người mình nhẹ dạ cả tin, mình thích đem chuyện của người khác truyền đi truyền lại, mình thích làm việc trong khi chưa thực sự hiểu rõ thì đã bắt tay vào làm rồi... Thì đây chính là tật xấu của con người.
Cho nên người học Phật chân chính phải tự hiểu mình thì mới có khả năng tự chủ, sau khi tự mình kiểm soát được bản thân thì mới có thể có được vô ngã - quên đi chính mình. Vì vậy, người học Phật sẵn sàng chịu đựng gian khổ, luôn nghĩ cho người khác, hết thảy vì chúng sinh. Cũng giống như người mẹ ở nhà, trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến con cái, nghĩ đến người khác, người mẹ đã phải chịu nhiều thiệt thòi, vì trong lòng bà luôn nghĩ đến người khác nên mới được người ta tôn trọng. Thực ra, những người biết nghĩ cho người, thì bản thân họ đều có được cảnh giới vô lượng. Khi quý vị kết bạn, nếu một người khi cất lời đều nói về bản thân mình - nói về cảm xúc của họ và nói bản thân họ như thế này như thế kia, thì người đó không có được cảnh giới vô lượng.
Chỉ bằng cách buông xuống chính mình, thì mới có thể thực sự hiểu được hết thảy chúng sinh. Thời xưa có nhiều đệ tử học Phật từ sư phụ của họ, ngày ngày ngồi thiền, tụng kinh, lạy Phật, sau đó hỏi sư phụ: “Con như thế này có thành Phật được không?” Vị sư phụ nói với đệ tử rằng: “Con ngồi thiền cũng không thành Phật được, tụng kinh cũng không thành Phật được” Thế nên nhiều đệ tử hỏi sư phụ: “Vậy thì làm sao con có thể thành Phật được đây?” Sư phụ nói rằng: “Bởi vì Phật chưa bao giờ nghĩ đến việc bản thân mình sẽ thành Phật. "Triết lý này muốn nói với chúng ta rằng: Chúng ta chỉ quan tâm đến việc trồng trọt, không quan tâm đến việc thu hoạch. Làm sao có nhiều người trở thành một người được tôn kính? Người học Phật làm sao có thể tự mình trở thành Bồ Tát? Bởi vì họ vô ngã. Họ chưa bao giờ nghĩ: “Những gì tôi muốn làm hôm nay là vì tương lai của tôi, vì danh vì lợi của tôi...” bởi vì họ đã quên đi hết thảy mọi thứ.
Không có ngã tướng mới có được Phật tướng. Một người ích kỷ thì làm sao có được hình tướng của một vị Phật đây? Cho nên Đức Phật chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thành Phật, và Ngài đã trở thành Phật. Một người tử tế không bao giờ nghĩ đến việc lợi dụng người khác, và cuối cùng họ lại trở thành một người được người khác tôn kính. Đức Phật nghĩ về điều gì? Đức Phật chỉ nghĩ: “Làm thế nào để cứu độ chúng sinh? Làm sao để bố thí cho người khác? Làm sao để trí tuệ và bát nhã tràn ngập tâm trí mọi người?” Chư Phật và Bồ Tát nghĩ về cách giúp đỡ người khác và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh mỗi ngày. Nếu mỗi ngày chúng ta nghĩ đến việc buông xả chính mình, có thể nghĩ đến người khác nhiều hơn, phục vụ người khác trong mọi việc, mỗi ngày đều nghĩ rằng: “Tôi nên làm nhiều hơn cho họ, tôi nên giúp đỡ họ, và tôi nên đảm đương trách nhiệm”, rồi âm thầm hy sinh mỗi ngày, hơn nữa không khoe khoang bản thân mình, mà dần dần chỉ biết bao dung và tha thứ trong trách nhiệm. Trong quá trình học Phật không có bất kỳ dục vọng, ham muốn, đây chính là “vô dục”. Người biết cho đi nhưng không có dục vọng thì người đó chính là một vị Bồ Tát trong tương lai.
Là con người, bất kể chúng ta làm gì, đừng nghĩ rằng: “Tôi có thể làm gì, tôi sẽ trở thành ai trong tương lai và tôi muốn đạt được điều gì”, mọi thứ chỉ là mộng ảo bọt bóng. Trên thế gian này, chỉ khi đối xử chân thành với hết thảy chúng sinh, chân thành yêu thương chúng sinh và đối xử tử tế với người khác một cách chân thành thì mới có thể cho đi hết tất cả tâm Phật của bản thân mình và chúng ta sẽ có được Phật tánh của tất cả chúng sinh, vì ta cứu độ Phật tánh của tất cả chúng sinh. Rất nhiều người mỗi ngày đều nói: “Tôi muốn thành Phật, tôi muốn một kiếp tu thành, tôi muốn cầu xin cho được để có thể một kiếp tu thành và có thể cải biến bản thân”, kỳ thực chư Phật không có nhu cầu này. Vì dù thế nào đi chăng nữa Phật cũng không có ham muốn gì đối với chúng ta, nên khi chúng ta làm việc gì, (đối nhân xử thế) thì cũng đừng lúc nào cũng tính toán và chỉ nghĩ cho mình. Những người thực sự có thể nghĩ cho người khác và sống vì người khác thì sẽ có nguyện lực. Nhiều người, quý vị có nghĩ rằng họ có được nguyện lực không? Nguyện lực ở đâu? Nguyện lực ở trong tâm. Nguyện lực không phải nói cho người khác biết, mà âm thầm tu tập với lòng chí thành.
Hành nguyện chi đạo: Hôm nay quý vị có nguyện lực, nhưng quý vị vẫn phải thực hành nó, chỉ khi quý vị thực hành nguyện lực thì quý vị mới có thể tu thành Chánh quả. Bản thân Phật chưa bao giờ nghĩ đến việc thành Phật, Phật cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc giúp đỡ người khác, nhưng Phật đang hàng ngày làm công việc của một vị Phật, đang cứu độ chúng sinh, thì làm sao mà Ngài không thể thành Phật? Con người chúng ta muốn làm một người tốt, chỉ cần quý vị làm việc tốt mỗi ngày và không nghĩ đến “tôi là người tốt”, chẳng lẽ quý vị không phải là người tốt rồi sao? Thế thì làm sao để có được công đức đây? Phải lặng lẽ “cày cấy”. Một người có thể buông bỏ những tật xấu trên thân mình và bỏ đi những tham, sân, si trong tâm của mình, thực ra đó là đang tu hành tinh tấn trên con đường của Phật.
Đa phần người học Phật, lễ bái Phật là vì có cầu, nếu quý vị cầu xin thì có nghĩa là quý vị muốn đạt được thứ gì đó, rồi sẽ sinh ra tâm được mất. Hôm nay cho dù làm việc thiện gì tôi cũng không mong cầu, tôi nghĩ học Bồ Tát, học Phật, cống hiến cho người là điều đáng làm, tôi không có bất kì điều kiện gì để đổi lấy cho bản thân mình, bằng không sẽ không thể đạt được Phật quả. Tại sao nhiều người cho đi mà không nhận lại được? Bởi vì khi họ cho đi họ lại nghĩ muốn được nhận lại. Nếu một người có thể nhận lại được ngay lập tức, thì trên thực tế, là họ đã biết cho đi rồi. Phật chưa bao giờ nghĩ đến việc nhận bất cứ thứ gì của chúng ta, nhưng Phật luôn giúp đỡ chúng ta, đây chẳng phải là phúc báo của chúng ta sao? Phúc báo này chẳng phải là chúng ta tự làm công đức và thông qua đó Phật ban cho chúng ta sự gia trì sao? Cho nên làm người phải học cách để đạt được vô lượng đức thì mới có được vô lượng phúc. Vô lượng đức từ đâu mà có? Đó là giữ giới. Vô lượng đức từ đâu mà đến? Đó là sự hy sinh không có bất kì tư lợi nào, khi một người hy sinh không chút tư lợi nào thì người đó sẽ có được đạo đức.
Người học Phật thì phải không vì bản thân, làm người cho tốt và giúp đỡ người khác nhiều hơn. Khi quý vị vô tư đi giúp đỡ người khác, chẳng lẽ quý vị không nhận lại được sao? Xét về mặt bên ngoài có một số lý luận là sáo rỗng, muốn đạt được cảnh giới của tâm vô tư, vô ngã, nói thì dễ nhưng làm thì khó! Nhưng trong cuộc sống thực tại thì có rất nhiều người làm những việc vô tư vô ngã đó. Đây là điều mà sư phụ thường nói với quý vị, một người mẹ vô ngã, bà ấy không có lòng ích kỷ chỉ một lòng lo cho con cái và gia đình, không muốn bất cứ thứ gì từ gia đình này. Bà chỉ biết hy sinh. Cho nên, đây chính là sự vô tư và vô ngã của người mẹ. Vì vậy, các bà mẹ trên thế giới rất được kính trọng và được gọi là những bà mẹ vĩ đại. Khi một người cho đi một cách vô tư, thì họ sẽ phá hủy “ngã tướng” của mình. Cũng giống như những người làm nhiều việc thiện, người ta nói: “Cậu làm nhiều việc thiện như vậy, công đức vô lượng!” “Đâu có, tôi đâu có làm gì đâu, tôi không có công và cũng không có đức”. Kỳ thật, họ có được công đức không? Có. Họ có cần thiết tự mình nói ra không? Đây là một cách học Phật và học làm người.
Công và đức là ở khởi tâm động niệm trong tâm quý vị. “Công” của quý vị từ đâu mà có, quý vị vừa nghĩ đến giúp đỡ người khác thì quý vị đã có được “công”. “Tôi muốn đi giúp anh ấy, tôi muốn đi giải cứu anh ấy, tôi muốn đi hỗ trợ anh ấy.” Đây chính là “công”. Khi quý vị thực sự đi làm điều đó thì cái “đức” của quý vị sẽ đến, bởi vì đạo đức của quý vị khiến quý vị cho đi thời gian và hy sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích của người khác, quý vị sẽ có được cảnh giới vô tướng. Không vì bản thân, chỉ vì người khác, chứng tỏ rằng trong ý thức bên trong của quý vị đã có giới đạo. Giới đạo là gì? "Giới" là giới luật, và “Đạo” là Phật đạo. Một người muốn thành tựu Phật đạo thì phải giữ giới. Khi quý vị biết chế ngự những ham muốn ích kỷ của mình để giúp đỡ người khác, thì quý vị đã có được giới đạo.
Nhiều người trong số chúng ta có quá nhiều tạp niệm ích kỷ trong cuộc sống cũng như trong cách làm người, hàng ngày có quá nhiều tham cầu, vọng tưởng và vọng niệm, muốn cái này, cầu cái kia, đơn giản là không thể kiểm soát được khởi tâm động niệm của mình. Cái gì gọi là khởi tâm? Khi ai đó nói với quý vị một điều gì đó và tâm quý vị rung động, điều này được gọi là khởi tâm. Cái gì là động niệm? Khi quý vị nhìn thấy thức ăn ngon hoặc những thứ đẹp đẽ và quý vị muốn sở hữu chúng, vậy thì những ý nghĩ sẽ xuất hiện, khi quý vị không hiểu một điều gì đó thì những tạp niệm sẽ xuất hiện. Khi một người khởi tâm động niệm, thì thực ra họ đang dùng nhân quả để thực hiện những hành vi của chính mình.
Nhân quả vô cùng khắc nghiệt, nó là cái bóng khua không đi. Người không có tâm thanh tịnh nhất định sẽ gieo nhân kết quả. Con người chúng ta bây giờ hay hỏi: “Chuyện này kết quả thế nào?” Kết quả ra sao thì bản thân mình là người biết rõ nhất. Hôm nay ăn cắp đồ của người khác thì bị người ta bắt, hôm nay nói xấu người khác thì bị người ta mắng mỏ. Kết quả tức là quả đã được kết thành, nếu quý vị kết thiện thì được quả thiện. Quý vị thanh tịnh, thì được quả thanh tịnh. Hôm nay quý vị viên dung thì được quả viên dung. Nếu quý vị thực sự giữ giới thì được quả giữ giới. Đối với một người giữ giới tốt, người ta thường nói với họ rằng: “Cậu là người giữ giới tốt”, “Sao cậu không nổi giận? Làm sao cậu có thể buông xả được? Sao việc gì cậu cũng có thể suy nghĩ rõ ràng và đều có thể buông xả được?” Kỳ thật trong lòng người này rất minh bạch, bởi vì hôm nay là hôm nay, ngày mai là ngày mai. Hôm nay có giống ngày mai không? Không giống. Vậy ngày mai có giống tuần sau không? Không giống. Tuần sau có giống tháng sau không? Không giống. Tháng sau có giống năm sau không? Lại không giống. Vạn vật đều biến đổi nên gọi là vô thường.
Con người chúng ta ngu si là do chúng ta không thể nghĩ thông được, chúng ta vẫn cố gắng đào sâu vào nó, chúng ta vẫn cố gắng hết sức để nghĩ về nó, và chúng ta đang phạm giới mỗi ngày khi chúng ta khởi tâm động niệm. Hãy nói xem có ngày nào mà chúng ta không phạm giới không? Khi quý vị đang lái xe, thấy một cô gái trông dễ nhìn hơn một chút. Nếu quý vị nhìn lại lần thứ hai, thì đó là phạm giới, nếu hôm nay quý vị nhìn thấy một chàng trai đẹp, và nhìn thêm chút nữa, đó là phạm giới. Hôm nay quý vị là một người học Phật, quý vị cảm thấy rằng mình nên lấy nhiều hơn một chút, đó cũng là phạm giới. Hết thảy mọi thứ đều do khởi tâm động niệm của chính mình gây ra.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top