BAC HA TCTT

3.3. TIỀN TỆ

3.3.1. Nguồn gốc và bản chất của tiền

3.3.1.1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ

Tiền tệ ra đời là do yêu cầu trao đổi hàng hóa của nền sản xuất hàng hóa, vì vậy muốn hiểu

nguồn gốc của tiền ta phải nghiên cứu quá trình phát triển của các hình thức giá trị trao đổi, hay

nói cách khác nghiên cứu sự phát triển các hình thái biểu hiện của giá trị. Có bốn hình thái biểu

hiện của giá trị:

* Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị.

Hình thái này xuất hiện khi sản xuất còn ở trình độ rất thấp, sản phẩm tạo ra chưa nhiều các sản phẩm lao động biến thành hàng hoá trong những hành vi đơn nhất và ngẫu nhiên.

Thí dụ: 20 vuông vải = 1 cái áo

- Ở đây, hàng hóa thứ nhất (20 vuông vải) chỉ biểu hiện đơn nhất ở một hàng hoá khác (1 cái áo)

- Quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi cũng

ngẫu nhiên được hình thành.

- Hàng hoá thứ hai (cái áo) đóng vai trò vật ngang giá là hình thái phôi thai của tiền tệ.

- Mặc dù, lúc đầu quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, nhưng dần dần nó trở thành quá trình xã hội đều đặn, thường xuyên thúc đẩy sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển. Khi đó, xuất hiện hình thái thứ hai.

* Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị

Hình thái này xuất hiện khi sản xuất phát triển hàng hóa nhiều hơn, trao đổi trở thành thường xuyên hơn một hàng hóa có thể trao đổi được với nhiều hàng hoá khác một cách thông thường, phổ biến.

1 cái áo

hoặc 10 đấu chè

20 vuông vải = hoặc 40 đấu cà phê

hoặc 0,2 gam vàng

.......

- Ở đây, giá trị của một hàng hoá (20 vuông vải) được biểu hiện ở nhiều hàng hoá khác nhau đóng vai trò làm vật ngang giá, tỷ lệ trao đổi không còn mạng tính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định, Tuy nhiên, hình thái này cũng có những nhược điểm của nó như: giá trị hàng hoá được biểu hiện còn chưa hoàn tất, thống nhất mà bằng một chuỗi vô tận của các

hàng hoá khác.

- Trao đổi vẫn là trực tiếp hàng lấy hàng, do đó khi nhu cầu trao đổi giữa những người chủ hàng hoá không phù hợp sẽ làm cho trao đổi không thực hiện được. Chẳng hạn, người có vải cần đổi lấy áo, nhưng người có áo lại không cần vải mà cần chè...

- Do đó, khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển hơn đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung, khi đó xuất hiện hình thái thứ ba.

* Hình thái chung của giá trị

Xuất hiện vật ngang giá chung là một hàng hoá được tách ra từ các hàng hoá.

Thí dụ:

1 cái áo

hoặc 10 đấu chè

hoặc 40 đấu cà phê = 20 vuông vải

hoặc 0,2 gam vàng

............

- Ở đây, giá trị của mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng vai trò làm vật ngang giá chung, "vật ngang giá phổ biến"- 20 vuông vải.

- Các hàng hoá đều được đổi lấy vật ngang giá chung trước sau đó mới mang đổi lấy hàng hoá cần dùng, trao đổi trực tiếp mất dần, xuất hiện trao đổi gián tiếp.

- Vật ngang giá chung chưa cố định ở một hàng hoá nào cả, tùy từng địa phương, từng thời kỳ mà người ta chọn lựa những vật ngang giá chung khác nhau (miền núi có thể là da gấu, miền biển vỏ sò...)

- Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi nó được mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất, được "gắn một cách vững chắc với một số loại hàng hoá đặc thù", khi đó xuất hiện hình thái thứ tư.

* Hình thái tiền:

- Ở đây, giá trị của tất cả mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ.

Lúc đầu, có nhiều loại hàng hoá đóng vai trò tiền tệ, nhưng dần dần vai trò tiền tệ được chuyển sang các kim loại quý (tiền kim loại) như đồng rồi bạc và cuối cùng là vàng.

Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng lại có được vai trò tiền tệ như vậy?

Thứ nhất: Nó cũng là một hàng hoá, cũng có giá trị sử dụng và giá trị.

+ Giá trị sử dụng của vàng dùng làm đồ trang sức, hàn răng thủng...

20 vuông vải

hoặc 1 cái áo

hoặc 10 đấu chè = 0,03 gam vàng

hoặc 40 đấu cà phê

+ Giá trị của vàng cũng được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó ( tìm kiếm, khai thác và chế tác vàng hoặc bạc). Do đó nó có thể mang trao đổi với các hàng hoá khác, và với tư cách là hàng hoá, vàng cũng đã đóng vai trò vật ngang giá như các hàng hoá khác trong hình thái thứ nhất và thứ hai.

Thứ hai: nó có những ưu thế đặc biệt thích hợp với vai trò tiền tệ như: Thuần nhất, dễ chia nhỏ, không hư hỏng, dễ bảo quản, với một lượng và thể tích nhỏ nhưng có giá trị cao (tốn nhiều công sức mới có được). Nó có thể đo lường giá trị của mọi loại hàng hoá. Chính vì vậy mà vàng (hoặc bạc) được xã hội trao cho một giá trị sử dụng xã hội đặc biệt: đóng vai trò là vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá khác.

3.3.1.2. Bản chất của tiền

Tiền là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là hình thái cao nhất của giá trị hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị, nó biểu hiện trực tiếp của giá trị hàng hoá, biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.

3.3.2. Các chức năng của tiền

3.3.2.1. Thước đo giá trị

Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó, nhưng nó được biểu hiện ra bằng một lượng tiền nhất định. Giá trị biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Hay nói cách khác, giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Để thực hiện được chức năng này có thể chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng, không cần thiết phải có tiền mặt.

Như vậy, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá cả. Trong các điều kiện khác không đổi, giá trị của hàng hoá cao thì giá cả của nó cũng cao và ngược lại. Giá cả hàng hoá có thể lên xuống xoay xung quanh giá trị, nó phụ thuộc vào các yếu tố như quy luật cung cầu, cạnh tranh ...), nhưng

tổng số giá cả vẫn luôn bằng tổng số giá trị.

3.3.2.2. Phương tiện lưu thông

Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá (H- T- H'). Khi làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng...) Với chức năng là phương tiện lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Sau đó là tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy ra đời. Tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị do nhà nước phát hành và buộc xã hội công nhận. Tiền giấy không có giá trị thực (không kể giá trị của vật liệu giấy dùng làm tiền).

Thực hiện chức năng này, tiền làm cho quá trình mua bán diễn ra được thuận lợi, nhưng đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời gian, do đó nó đã bao hàm khả năng khủng hoảng (ví dụ, có thể mua mà chưa bán, có thể mua ở nơi này, bán ở nơi kia... do đó, đã tạo ra sự không nhất trí giữa mua và bán, gây ra khả năng khủng hoảng).

3.3.2.3. Phương tiện cất giữ

Khi sản xuất giảm một phần tiền được rút khỏi lưu thông đưa về cất giữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng vơi nhu cầu tiền cần thiết, khi sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ lại được đưa vào lưu thông để khi cần thì đem ra mua hàng. Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng, bạc có giá trị mới thực hiện được chức năng này. Tiền làm phương tiện cất giữ còn có tác dụng đặc biệt là cất giữ của cải.

3.3.2.4. Phương tiện thanh toán

Thực hiện chức năng này tiền được dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành, như trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế...

Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có đủ tiền. Đồng thời, khi chức năng này càng được thực hiện rộng rãi thì khả năng khủng hoảng cũng sẽ tăng lên, vì chỉ cần một khâu nào đó trong hệ thống thanh toán bị phá vỡ (ví dụ một trong những nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ ở các nước châu Á năm 1997 là do tiền không thực hiện được chức năng làm phương tiện thanh toán).

Trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, xuất hiện một loại tiền mới- tiền tín dụng dưới hình thức như: giấy bạc ngân hàng, tiền ghi sổ tài khoản có thể phát hành séc, tiền điện tử, thẻ (card) thanh toán... điều đó cũng có nghĩa là các hình thức của tiền đã được phát

triển hơn.

3.3.2.5. Tiền tệ thế giới

Chức năng này xuất hiện khi trao đổi hàng hoá mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước. Thực hiện chức năng này tiền làm nhiệm vụ: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, tín dụng, di chuyển của cải từ nước nàysang nước khác.

Làm được chức năng này phải là tiền vàng, hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.

Tóm lại, tiền tệ có năm chức năng, những chức năng này ra đời cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Năm chức năng đó quan hệ mật thiết với nhau và thông thường tiền làm nhiều chức năng cùng một lúc.

3.3.3. Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát

3.3.3.1. Quy luật lưu thông tiền tệ

* Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hoá ở mỗi thời kỳ nhất định.

* Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông, thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được tính theo công thức:

P x Q

M =

V

Trong đó:

M: là lượng tiền cần thiết cho lưu thông

P: Là mức giá cả

Q: là khối lượng hàng hoá đem ra lưu thông

V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ

Tổng giá cả hàng hoá đem ra lưu thông

Tức M = ----------------------------------------------------------------------

Số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ

* Khi tiền thực hiện cả chức năng phương tiện thành toán và phương tiện lưu thông thì số

lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:

P x Q - (PQc + PQk) + PQt

M =

V

Trong đó:

M: là lượng tiền cần thiết cho lưu thông

P: Là mức giá cả

Q: là khối lượng hàng hoá đem ra lưu thông

PQc: là tổng giá cả hàng hoá bán chịu

PQk: là tổng giá cả hàng hoá khấu trừ cho nhau

PQt: là tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán

V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ

3.3.3.2. Lạm phát

Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng hay bạc cần thiết cho lưu thông mà tiền giấy là đại biểu, thì sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát.

- Lạm phát là một hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, biểu hiện của lạm phát là mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên.

- Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc được thích ứng một cách tự phát với số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Bởi vì, tiền vàng hay tiền bạc (hoặc các của cải bằng vàng, bạc) thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ.

- Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị, thay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền giấy không có giá trị thực nên

nó không làm được phương tiện cất trữ.

Căn cứ vào mức giá tăng lên có thể chia lạm phát thành:

+ Lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng lên dưới 10% một năm).

+ Lạm phát phi mã (trên 10% một năm).

+ Siêu lạm phát (chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa).

Lạm phát là hiện tượng chung của nền kinh tế hàng hóa và có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội. Do đó, việc chống lạm phát là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nước trên thế giới.

3.4. QUY LUẬT GIÁ TRỊ, CẠNH TRANH VÀ CUNG CẦU

3.4.1. Quy luật giá trị

3.4.1.1. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị

* Quy luật giá trị là một quy luật kinh tế căn bản của sản xuất hàng hoá, nó chi phối sản xuất và trao đổi hàng hoá

* Nội dung, yêu cầu của qui luật

Theo qui luật giá trị, sản xuất và trao đổi phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết

+ Trong sản xuất: Người sản xuất phải làm sao cho chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội. Trong kinh tế hàng hóa mỗi người sản xuất có điều kiện sản xuất khác nhau do vậy mà hao phí lao động cá biệt cũng khác nhau nhưng khi trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội. Muốn bán được hàng, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải hạ được chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội.

+ Trong trao đổi: Phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá (đúng giá trị). Nếu bán cao hơn giá trị thì hàng hóa không bán được, không thu hồi vốn, bán thấp hơn giá trị sẽ thua lỗ, phá sản.

(Lưu thông không tạo ra giá trị)

Cụ thể:

- Đối với một hàng hoá: Giá cả có thể lên xuống nhưng phải xoay quanh trục giá trị của hàng hoá

- Đối với tổng hàng hoá trên phạm vi toàn xã hội:

∑Giá cả hàng hoá (sau khi bán) = ∑Giá trị hàng hoá (trong sản xuất)

* Phương thức vận động của qui luật giá trị: Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả, nếu hàng hóa có nhiều giá trị thì giá cả cao và ngược lại. Tuy nhiên giá cả hàng hóa trên thị trường còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố như cạnh tranh, cung cầu... Vì vậy giá cả lên xuống xoay xung quanh giá trị, đó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.

Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thế hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả

trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị.

3.4.1.2. Tác động của quy luật giá trị

Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có 3 tác động sau:

* Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:

Điều tiết sản xuất: Tức là nó điều hòa, phân bố các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Làm thay đổi quy mô sản xuất (mở rộng hay thu hẹp)

+ Tại sao quy luật giá trị điều tiết được sản xuất? Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết, trong sản xuất chi phí cá biệt phải bằng hoặc nhỏ hơn chi phí xã hội, trong trao đổi phải trao đổi ngang giá có như vậy mới tồn tại và phát triển. Nhưng trong thực tế vẫn xẩy ra tình trạng giá phải bán thấp hơn hoặc bán cao hơn giá trị. Yếu tố đó tác động một cách tự phát đến các nhà sản suất làm cho họ thu hẹp hoặc mở rộng sản xuất. Đó là qui luật giá trị đã điều tiết sản xuất.

+ Qui luật giá trị điều tiết sản xuất như thế nào ?

- Nếu một ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu giá cả cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy và lãi cao, những người sản xuất ngành đó sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặc khác, những người sản xuất ngành khác cũng có thể chuyển sang ngành này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.

- Ngược lại nếu như ngành nào đó có giá cả thấp hơn giá trị (cung lớn hơn cầu) sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất ngành này hoặc chuyển ngành khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác tăng lên.

- Nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Điều tiết lưu thông hàng hoá:

Tại sao qui luật giá trị điều tiết lưu thông? Yêu cầu của qui luật là phải trao đổi ngang giá, nhưng thực tế do tác động của qui luật cung cầu nên có thể nơi này bán cao hơn giá trị nhưng nơi khác lại phải bán thấp hơn giá trị. Nội dung của qui luật của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

* Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành

sản phẩm.

- Trong nền sản xuất hàng hóa mỗi nhà sản xuất có chi phí cá biệt riêng (do điều kiện sản xuất khác nhau), nhưng trên thị trường thì các hàng hoá đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hoá nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi chi phí càng thấp lãi càng lớn.

Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến

tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.

- Sự cạnh tranh quyết liệt, người sản xuất nào cũng làm như vậy nên cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.

* Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu, nghèo.

- Những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ. Ngược lại, những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn mức hoa phí lao động xã hội cần thiết, sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.

- Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.

- Quy luật giá trị làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa, đây là sự lựa chọn tự nhiên, nó đào thải những yếu kém, kích thích những nhân tố tích cực. Nếu xét ở góc độ là động lực để thúc đẩy phát triển sẩn xuất thì nó làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa, tập trung vốn,nhanh chóng chuyển nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại.

- Xét dưới góc độ xã hội, sự phân hóa giầu nghèo của sản xuất hàng hóa có tác động tiêu cực. Do đó, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

3.4.2. Cạnh tranh và quan hệ cung cầu

3.4.2.1. Cạnh tranh

* Khái niệm: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoà nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

+ Đối tượng cạnh tranh: Cạnh tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (người tiêu dùng muốn mua giá rẻ, người sản xuất muốn bán giá cao) hoặc giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (mua được hàng hoá giá rẻ hơn, chất lượng hơn) hoặc giữa người sản xuất với người sản xuất nhằm giành giật những điều kiện thuận về vồn, lao động, nguồn nguyên liệu, thị trường, giành nơi đầu tư có lợi ...để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

+ Biện pháp cạnh tranh: Trong cuộc cạnh tranh này người ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn, để giành thị trường tiêu thụ, họ có thể dùng biện pháp cạnh tranh giá cả như giảm giá cả hàng hoá để đánh bại đối thủ, hoặc cạnh tranh phi giá cả như dùng thông tin, quản cáo sản phẩm, quảng cáo dây chuyền sản xuất... để kích thích người tiêu dùng.

*. Vai trò của cạnh tranh

Cạnh tranh lành mạnh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải thường xuyên năng động, nhạy bén, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ngược lại độc quyền thường dẫn đến trì trệ, bảo thủ , kém phát triển

Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những mặt tiêu cực, nếu cạnh tranh không lành mạnh như dùng những thủ đoạn vi phạm đạo đức pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích nhất định cho mình, gây tổn hại đến lợi ích của tập thể, xã hội, cộng đồng như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, ăn cắp bản quyền, tung tin phá hoại uy tín đối thủ, hoặc cạnh tranh làm tăng sự phân hoá

giàu nghèo hoặc tổn hại đối với môi trường sinh thái.v.v...

3.4.2.2. Quan hệ cung cầu và giá cả hàng hoá

* Khái niệm cầu: Là khối lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua trong một thời kỳ với giá cả nhất định.

+ Cầu là nhu cầu nhưng không phải là nhu cầu bất kỳ, mà là nhu cầu được đảm bảo bằng số lượng tiền tương ứng gọi là nhu cầu có khả năng thanh toán.

+ Quy mô của cầu phụ thuộc vào các nhân tố như: thu nhập, sức mua của đồng tiền, giá cả

hàng hoá, lãi suất, thị hiếu của người dùng... trong đó, giá cả là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

* Khái niệm cung: Là khối lượng hàng hoá mà các chủ thể kinh tế đem bán trên thị trường trong một thời kỳ với giá cả nhất định.

+ Quy mô của cung do sản xuất quyết định. Cụ thể, nó phụ thuộc chủ yếu vào số lượng, chất lượng các yếu tố sản xuất, chi phí sản xuất, giá cả hàng hoá, trong đó giá cả là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

+ Tuy nhiên không phải lúc nào cung cũng đồng nhất với sản xuất. Có thể có sản xuất nhưng

không đem bán (ví dụ: những sản phẩm sản xuất để tự tiêu thụ, hoặc không có khả năng đưa tới thị

trưởng) hoặc không có sản xuất nhưng vẫn có hàng hoá bán trên thị trường (ví dụ nhập khẩu).

* Quan hệ giữa cung và cầu, giữa cung cầu và giá cả hàng hóa

+ Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Cầu xác định cung và ngược lại, cung kích thích cầu.

- Cầu xác định cung về khối lượng, cơ cấu của hàng hoá: Chỉ có những hàng hoá nào có cầu thì mới được sản xuất, hàng hoá nào tiêu thụ được nhiều, nhanh nghĩa là cầu lớn sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại.

- Cung tác động đến cầu, kích thích cầu: Những hàng hoá nào được sản xuất, cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng sẽ bán chạy hơn, làm cho cầu về chúng tăng lên. Vì vậy, người sản xuất hàng hoá phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, dự đoán sự thay đổi của cầu, phát hiện các nhu cầu mới, để cải tiến chất lượng, hình thức, mẫu mã cho phù hợp; đồng thời phải quảng cáo để kích thích cầu...

+ Quan hệ cung cầu ảnh hưởng tới giá cả và ngược lại:

- Cung- cầu ảnh hưởng tới giá cả:

Khi cung = cầu thì giá cả = giá trị

Khi cung > cầu thì giá cả < giá trị

Khi cung < cầu thì giá cả > giá trị

- Giá cả tác động tới cung và cầu.

Khi giá cả của một hàng hóa nào đó giảm (nghĩa là cung> hơn cầu) thì cầu sẽ tăng dần lên, nhưng giá giảm lại dẫn đến cung sẽ giảm dần.

Khi giá cả về một hàng hóa nào đó tăng (cung < cầu ) sẽ làm cho cầu giảm nhưng lại kích cung, làm cho cung về hàng hóa đó tăng lên.

Như vậy, cung và cầu lại trở về xu thế cân bằng. Đó cũng chính là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế hàng hoá.

Như vậy chúng ta thấy rằng: cạnh tranh, cung- cầu, giá cả, giá trị là những yếu tố luôn đi liền với nhau và cùng tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hoá.

3.4.3. Thị trường và chức năng của thị trường

Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán, do đó, nó luôn gắn liền với thị trường.

3.4.3.1. Khái niệm, phân loại thị trường:

* Khái niệm

Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi và mua bán hàng hoá.

Ví dụ: chợ, cửa hàng, sở giao dịch...

Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng thể tất cả các mối quan hệ cạnh tranh, cung- cầu, giá cả,

giá trị... mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hoá tiêu thụ được xác định.

* Phân loại thị trường, có thể phân loại thị trường theo nhiều cách:

+ Theo đối tượng giao dịch, mua bán: sẽ có thị trường từng loại hàng hoá và dịch vụ như thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán...

+ Theo ý nghĩa và vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch: Có thị trường tư liệu sản xuất, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học- công nghệ, thị trường tư liệu tiêu

dùng...

+Theo tính chất và cơ chế vận hành: Có thị trường tự do, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường tự do với sự điều tiết của chính phủ, thị trường độc quyền thuần tuý...

+ Theo quy mô và phạm vi của các quan hệ kinh tế: Có thị trường địa phương, thị trường khu vực, thị trường trong nước, thị trường nước ngoài...

Thị trường phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá theo khuynh hường từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ đơn lẻ đến đa dạng...

3.4.3.2. Chức năng của thị trường

* Thị trường là nơi thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá (giá trị sử dụng) và giá trị của hàng hóa

Nếu hàng hoá bán được và bán với giá cả bằng giá trị có nghĩa là xã hội thừa nhận công dụng và thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó.

Nếu hàng hoá không bán được, có nghĩa là, công dụng của hàng hoá không được thừa nhận hoặc do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của xã hội (quá đắt)

Nếu hàng hoá bán được, nhưng với giá cả thấp hơn giá trị, có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó nhưng không chấp nhận toàn bộ chi chi phí sản xuất ra nó, mà chỉ chấp nhận một phần.

* Thị trường là nơi cung cập thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu, giá cả hàng hóa, mà tình hình cung-cầu về các loại hàng hoá được đáp ứng kịp thời, phù hợp

* Thị trường có chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Qua những thông tin thu được trên thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ buộc phải có những ứng xử điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được

kích thích hoặc hạn chế. Ví dụ, khi giá cả hàng hoá nào đó tăng lên, người sản xuất sẽ mở rộng

quy mô sản xuất, còn người tiêu dùng sẽ hạn chế nhu cầu và ngược lại...

3.4.3.3. Giá cả thị trường và những nhân tố ảnh hưởng tới giá cả thị trường

* Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.

Cơ sở của giá cả là giá trị, nhưng trên thị trường không phải lúc nào giá cả cũng phù hợp với giá trị mà nó thường biến động, lên xuống xoay quanh giá trị, do nhiều nhân tố ảnh hưởng như canh tranh, cung-cầu và sức mua của đồng tiền,... từ đó mà hình thành nên giá cả thị trường.

* Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường, hoặc là giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán trên thị trường.

* Vai trò của giá cả: Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì giá cả là một công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện việc quản lý, kích thích, điều tiết các hoạt động kinh tế theo những định hướng, mục tiêu nhất định như nhằm duy trì những cân đối của nền kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân.

* Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả thị trường: Giá trị hàng hoá, cạnh tranh, cung cầu hàng hóa, sức mua của đồng tiền.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước quản lý giá không phải bằng cách định giá trực tiếp (trừ mặt hàng nhà nước độc quyền), mà quản lý một cách gián tiếp

thông qua các công cụ kinh tế và pháp luật để tác động vào tổng cung và tổng cầu, tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia nhằm bình ổn giá cả thị trường, đổi mới cơ chế dự trữ lưu thông.

CHƯƠNG XII: TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG, NGÂN HÀNG VÀ LƯU

THÔNG TIỀN TỆ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU SINH VIÊN CẦN NẮM VỮNG

Nắm được các khái niệm và bản chất đặc điểm của tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thông qua các chức năng, vai trò của tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ nắm được cơ sở của chính sách tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ ở nước ta hiện nay.

Nắm được phương hướng tiếp tục đổi mới chính sách tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

NỘI DUNG

12.1. TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

12.1.1. Bản chất, chức năng và vai trò của tài chính

Tài chính là hệ thống quan hệ kinh tế nhất định biểu hiện trong việc hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

12.1.1.1. Bản chất của tài chính

Tài chính là một phạm trù kinh tế gắn với sản xuất hàng hoá, tiền tệ và nhà nước, phản ánh quan hệ xã hội trong việc phân phối giá trị tổng sản phẩm xã hội, là quan hệ phân phối dưới hình thái tiền tệ.

Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, bản chất tài chính có sự biểu hiện rất phức tạp, phản ánh mối quan hệ về mặt lợi ích giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực phân phối.

Hiện nay ở nước ta, bản chất của tài chính biểu hiện qua các nhóm quan hệ dưới đây:

Nhóm các quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội với Nhà nước:

Đây là nhóm quan hệ phản ánh quá trình tập trung của cải dưới hình thức tiền tệ đảm bảo cho các hoạt động của Nhà nước. Trong mối quan hệ này, giá trị dịch chuyển theo hai chiều: từ "dân" (doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức...) vào tay Nhà nước và từ ngân sách nhà nước xuống bên dưới.

Nhóm các quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, tổ chức - xã hội, dân cư với hệ thống

ngân hàng:

Trong thời kỳ quá độ, hệ thống các ngân hàng, các tổ chức tín dụng ngày càng giữ vị trí

quan trọng trong việc tài trợ cho các hoạt động xã hội nói chung, sản xuất kinh doanh nói riêng.

Đặc biệt, hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng nhà nước sẽ tạo đà phát triển mạnh mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư với ngân hàng.

Nhóm các quan hệ tài chính giữa các chủ thể kinh tế với nhau trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đây là mối quan hệ thực hiện sự mua, bán các "quỹ tiền tệ" tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Các quan hệ này được sử dụng ngày càng mở rộng nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực tài chính trong xã hội. Tham gia vào thị trường tài chính có mặt hầu hết các chủ thể kinh tế trong xã hội.

Nhóm các quan hệ tài chính trong nội bộ mỗi chủ thể (doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân

cư...)

Biểu hiện của quan hệ này là sự dịch chuyển của giá trị trong quá trình hoạt động của mỗi tổ chức như việc chi trả lương thưởng cho viên chức, công nhân, người lao động; các khoản thu về

tiền phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm vật chất; hay việc cấp phát vốn, phân phối, điều hòa vốn

phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ tổ chức...

Tóm lại, bản chất của tài chính trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần phản ánh bản chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

12.1.1.2. Chức năng của tài chính

Tài chính có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và giám đốc bằng đồng tiền:

+ Chức năng phân phối: là chức năng trọng yếu của tài chính

Đối tượng phân phối là giá trị tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.

Mục đích phân phối là hình thành các quỹ tiền tệ và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho quá trình tái sản xuất cá biệt và tái sản xuất xã hội.

Hình thức phân phối bao gồm phân phối lần đầu và phân phối lại.

Kết quả của phân phối lần đầu hình thành các quỹ tiền tệ như: quỹ bù đắp tư liệu sản xuất

(khấu hao tài sản cố định, mua nguyên vật liệu), làm nghĩa vụ với nhà nước (thuế, bảo hiểm xã

hội,...), thu nhập thuần tuý (tiền lương, lợi nhuận).

Phân phối lại: hình thức chủ yếu là thuế các loại, các khoản chi của ngân sách, các quỹ bảo

hiểm,...nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội.

+ Chức năng giám đốc: giám đốc của tài chính kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở của chức năng giám đốc là sự thống nhất giữa sự vận động của các quỹ tiền tệ với quá trình hoạt động kinh tế - xã hội. Thông qua sự vận động của quỹ tiền tệ, người ta có thể biết được tình hình hoạt động đó để có giải pháp điều chỉnh.

Mục đích bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đúng hướng, sử dụng

hợp lý và hiệu quả các nguồn lực của xã hội.

Phương thức tiến hành có thể thường xuyên, định kỳ hay đột xuất.

Phạm vi ở tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất.

Phân phối và giám đốc là các chức năng cơ bản của tài chính, là biểu hiện của hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau, thông qua đó các chủ thể vận dụng để sử dụng tài chính như công cụ quan

trọng phục vụ mục đích đề ra.

12.1.1.3. Vai trò của tài chính trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam:

+ Điều tiết kinh tế: Để điều tiết kinh tế, nhà nước phải kết hợp cả hai chức năng của tài chính: phân phối và giám đốc.

Trên cơ sở kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền, nhà nước nắm được thực tế hoạt động của nền kinh tế, từ đó phát hiện ra những vấn đề cần can thiệp, điều tiết.

Thông qua chính sách thuế để điều tiết hoạt động đầu tư kinh doanh giữa các ngành.

Tài chính là công cụ trọng yếu thúc đẩy nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội

chủ nghĩa.

+ Xác lập và tăng cường các quan hệ kinh tế - xã hội:

Nhà nước có thể sử dụng luật pháp để điều chỉnh mối quan hệ tài chính, quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, cũng có thể sử dụng biện pháp cấp bách buộc các doanh nghiệp thanh toán nợ nần theo tiến độ thời gian nhất định.

Để lành mạnh hóa quan hệ tài chính, Nhà nước còn phải chủ động thúc đẩy sự ra đời và ngày càng hoàn thiện của thị trường vốn, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và hướng dẫn sự phát triển của chúng đúng hướng.

+ Tập trung và tích lũy, cung ứng vốn cho các nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước: Trong nền kinh tế luôn diễn ra quá trình di chuyển nguồn tài chính từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực phi sản xuất, từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại, từ lĩnh vực phi sản xuất sang lĩnh vực sản xuất. Nếu Nhà nước có chính sách tốt điều chỉnh các quan hệ tài chính nảy sinh trong các quá trình trên thì có thể thúc đẩy quá trình đầu tư phát triển, giảm bớt các chi phí không cần thiết, thu

hút được đầu tư nước ngoài.

+ Tăng cường tính hiệu quả cho sản xuất và kinh doanh: Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ thu- chi tài chính, phân phối thu nhập, thực hiện theo nguyên tắc khuyến khích vật chất, xử lý chính xác mối quan hệ về lợi ích vật chất giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, tài chính có thể nâng cao tính hiệu quả lao động sản xuất và kinh doanh; thông qua giám đốc tài chính mà duy trì kỷ luật tài chính, góp phần đẩy lùi lãng phí tham ô...

+ Hình thành quan hệ tích lũy, tiêu dùng hợp lý: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc phân phối thu nhập được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, Nhà nước cần thường xuyên thực hiện việc phân phối lại và điều chỉnh sự phân phối theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Củng cố nhà nước, liên minh công - nông, tăng cường an ninh quốc phòng: Tài chính có tác dụng to lớn trên lĩnh vực này.

12.1.2. Hệ thống tài chính và chính sách tài khóa trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

12.1.2.1. Một số vấn đề chung hệ thống tài chính:

Hệ thống tài chính là một tổng thể các mối quan hệ tài chính và các tổ chức bộ máy thực hiện các chức năng tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế.

+ Tuỳ theo giác độ nghiên cứu có thể chia hệ thống tài chính theo các tiêu thức khác nhau.

Cụ thể:

Theo phạm vi và tính chất các mối quan hệ, có tài chính tập trung và tài chính không tập trung.

Theo quan hệ sở hữu, có tài chính nhà nước, tài chính các đơn vị kinh tế (tập thể, tư nhân, dân cư).

Theo phân cấp quản lý, có tài chính trung ương, tài chính địa phương, tài chính cơ sở và tài chính đối ngoại.

Căn cứ vào sự hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ, có tài chính của các đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp, ngân sách Nhà nước, các quỹ bảo hiểm, tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội,...

+ Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể hình thành hệ thống tài

chính theo sơ đồ sau:

Các yếu tố hợp thành đó là các tụ điểm tài chính gắn với từng chủ thể nhất định và thực hiện quá trình "bơm", "hút" các nguồn tài chính dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp thông qua thị trường tài chính.

12.1.2.2. Một số bộ phận chủ yếu trong hệ thống tài chính:

* Ngân sách Nhà nước.

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu được của Nhà nước để chi bảo đảm thực hiện

các nhiệm vụ của Nhà nước.

Ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các

nhiệm vụ của Nhà nước do hiến pháp quy định. Là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết

vĩ mô nền kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.

Cơ cấu ngân sách bao gồm các khoản thu và chi:

+ Các khoản thu huy động vào ngân sách Nhà nước gồm:

Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí.

Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước.

Các khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân.

Các khoản viện trợ.

Các khoản do nhà nước vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.

Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

+ Các khoản chi ngân sách nhà nước: Chi ngân sách nhà nước là một hệ thống các mối quan hệ rất đa dạng và phức tạp, bao gồm:

Các khoản chi phí phát triển kinh tế xã hội

Các khoản chi bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước.

(Đây là những khoản chi bắt buộc trong ngân sách hà nước của mọi quốc gia nhằm giữ vững an

ninh quốc phòng, ổn định chính trị xã hội).

Các khoản chi trả nợ của Nhà nước.

Các khoản chi viện trợ và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.

* Quỹ bảo hiểm:

Bảo hiểm là hình thức tài chính nảy sinh trong việc giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất và đời sống xã hội.

Hoạt động bảo hiểm còn có tác dụng huy động một nguồn vốn lớn bằng tiền để cung ứng

cho thị trường tài chính.

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do luật pháp Nhà nước quy định bắt buộc đối với chủ thể bảo hiểm. Chẳng hạn, bảo hiểm sinh mạng trong sử dụng các phương tiện vận tải như ô tô, tàu thủy, máy bay.. để chuyên chở hành khách.

Bảo hiểm tự nguyện là hình thức bảo hiểm do hai bên thỏa thuận với nhau để ký kết hợp đồng bảo hiểm hoặc là tự nguyện đóng phí bảo hiểm theo quy định của tổ chức bảo hiểm.

Những hình thức bảo hiểm là:

+ Bảo hiểm tài sản.

+ Bảo hiểm sinh mạng bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động hoặc các bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm cho cuộc sống khi hết khả năng lao động,

bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm tử tuất...

Chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức và người lao động trong các doanh nghiệp, các tổ chức có thu nhập tiền lương đều phải tham gia

bảo hiểm xã hội.

12.2.2. Ngân hàng:

12.2.2.1. Tác dụng, nhiệm vụ của ngân hàng

Ngân hàng hiểu theo nghĩa cổ điển là xí nghiệp kinh doanh tiền tệ thực hiện các nghĩa vụ huy động cho vay vốn và thanh toán.

+ Nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và nhiệm vụ tín dụng là hai nhiệm vụ căn bản của ngân hàng.

+ Tác dụng của ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân:

- Tác dụng điều tiết vĩ mô qua việc nắm tình hình kinh tế nói chung, phát hiện những mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân để từ đó điều tiết quy mô tín dụng và lượng cung ứng tiền tệ.

- Tác dụng điều tiết, lưu thông tiền tệ và phân phối tiền vốn bằng huy động vốn và cho vay.

- Tác dụng giám đốc của ngân hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu thông qua việc cho vay vốn, mở rộng tín dụng ngân hàng.

- Tác dụng quản lý ngoại hối (ra sức thu hút tiền gửi ngoại tệ, tập trung ngoại hối, giữ vững sự cân đối thu- chi ngoại hối, sử dụng tốt ngoại hối..)

+ Hệ thống ngân hàng chia làm ba loại:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay Ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ chủ yếu là ổn định

tiền tệ, đề xuất chính sách tiền tệ và hệ thống tiền tệ của đất nước, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế

quốc dân. Nói cách khác, ngân hàng Trung ương là " ngân hàng phát hành" hoặc "ngân hàng của

các ngân hàng".

Ngân hàng đầu tư là ngân hàng kinh doanh nghiệp vụ đầu tư dài hạn.

Ngân hàng thương mại là ngân hàng chủ yếu thu hút tiền vốn ngắn hạn và cung cấp dịch vụ cho xí nghiệp công thương.

Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và kinh tế mở, căn cứ vào chủ thể sở hữu về vốn khi thành lập ngân hàng, các ngân hàng thương mại nước ta được phân ra theo các hình thức:

Ngân hàng thương mại Nhà nước (100% vốn của Nhà nước), Ngân hàng thương mại cổ phần

thành lập theo hình thức công ty cổ phần, Ngân hàng thương mại tư nhân là ngân hàng kinh doanh mà vốn thuộc sở hữu của tư nhân một chủ, Ngân hàng thương mại nước ngoài là những cơ sở (chi nhánh) của nước ngoài tại Việt Nam.

12.2.2.2. Chức năng và các công cụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Chức năng:

- Phát hành tiền tệ, điều tiết lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán.

- Là người đại diện về tài chính, tiền tệ của Nhà nước, quản lý tiền vốn của Nhà nước, cung

cấp tín dụng của Nhà nước, nhận mua quốc trái.

- Thông qua cho vay, huy động tiền gửi, tiến hành quản lý các ngân hàng và các cơ cấu tiền

tệ khác, định ra chlính sách tiền tệ, điều tiết giá cả và nhu cầu tiền tệ, hỗ trợ nền kinh tế tăng

trưởng ổn định.

+ Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước có hai nhiệm vụ cơ bản là:

- Thực hiện vai trò là chủ ngân hàng ( hay ngân hàng của ngân hàng) đối với các ngân hàng thương mại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động bình thường.

- Thực hiện vai trò là chủ của ngân hàng đối với Nhà nước, chịu trách nhiệm kiểm soát việc cung ứng tiền tệ và việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách Nhà nước.

+ Các công cụ chủ yếu của ngân hàng Nhà nước trung ương:

- Phát hành giấy bạc ngân hàng

- Hoạt động thị trường mở: mua và bán chứng khoán để tác động đến lưu thông tiền tệ, lãi xuất, chính sách tiền tệ nói chung.

- Lãi suất chiết khấu

- Dự trữ bắt buộc (tỷ lệ bắt buộc đối với tiền gửi của các ngân hàng vào ngân hàng trung ương)

12.2.3. Lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

12.2.3.1. Bản chất và vai trò của lưu thông tiền tệ

+ Bản chất:

Sự vận động của tiền tệ lấy sự trao đổi hàng hoá làm tiền đề gọi là lưu thông tiền tệ.

- Là sự thống nhất giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.

- Diễn ra dưới hai hình thức: lưu thông tiền mặt và lưu thông không bằng tiền mặt (tiền tín dụng, điện tử, chứng khoán có giá,...)

- Chịu sự chi phối của quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật này xác định lượng tiền phát hành cần thiết cho lưu thông.

+ Vai trò của lưu thông tiền tệ:

Thứ nhất: Lưu thông tiền tệ là điều kiện quan trọng bảo đảm cho tái sản xuất xã hội được thuận lợi.

Tái sản xuất xã hội muốn tiến hành bình thường, tổng sản phẩm xã hội phải được bù đắp lại bằng giá trị, phải được thay thế bằng hiện vật, mà sự đền bù giá trị sản xuất và thay thế hiện vật đều không tách rời quá trình lưu thông tiền tệ.

Thứ hai: Lưu thông tiền tệ là khâu quan trọng của việc thực hiện mục đích của nền sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục đích của sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa của mọi người. Muốn vậy phải sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm xã hội, nhưng muốn cho sản phẩm xã hội có đến được tay mọi người thì sản phẩm phải qua khâu lưu thông, lấy việc lưu thông tiền tệ làm môi giới. Lưu thông tiền tệ thông suốt làm cho sản phẩm nhanh chóng đến tay người tiêu dùng, từ đó mà thực hiện tốt việc phân phối.

Thứ ba: Lưu thông tiền tệ thông suốt với tốc độ nhanh có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tốc độ lưu thông tiền tệ nhanh nghĩa là việc sử dụng tiền tệ có hiệu quả cao, do đó mà với một số lượng tiền tệ nhất định có thể tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, thu nhiều lợi nhuận, nền sản xuất xã hội phát triển với tốc độ của tình hình tài chính quốc gia ổn định, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Thứ tư: Lưu thông tiền tệ là khâu quan trọng để xúc tiến giao lưu kinh tế, kỹ thuật với bên ngoài.

Trong thời đại ngày nay, trước xu huớng toàn cầu hóa kinh tế, không có lưu thông tiền tệ không thể giao lưu kinh tế, kỹ thuật với bên ngoài. Xuất nhập khẩu, tín dụng quốc tế... đều gắn với lưu thông tiền tệ.

12.2.3.2. Đặc điểm của lưu thông tiền tệ ở nước ta hiện nay

Đặc điểm chung của quan hệ tiền tệ và lưu thông tiền tệ ở nước ta hiện nay là những quan hệ ấy đang nằm trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một là, quan hệ tiền tệ và lưu thông tiền tệ từ chỗ mang tính cấp phát, không ổn định, lạm phát chuyển sang hướng kinh doanh tiền tệ giảm mức lạm phát, củng cố sức mua của đồng tiền

Việt Nam, từng bước trở thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi.

Hai là, quan hệ tiền tệ và lưu thông tiền tệ từ chỗ hầu như chỉ hoạt động thông qua độc quyền của hệ thống ngân hàng Nhà nước chuyển sang nhiều hình thức tổ chức ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Ba là, ngân hàng từ chỗ là ngân hàng một cấp và tồn tại như một cơ quan cấp phát quốc gia, chuyển thành hệ thống ngân hàng hai cấp, hoạt động thông qua hai chức năng: Ngân hàng Trung

ương gắn với chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước và ngân hàng kinh doanh gắn với chức năng

quản lý vi mô của các doanh nghiệp.

Thứ tư, quan hệ tiền tệ và lưu thông tiền tệ từ chỗ mang tính "khép kín" trong nước chuyển sang hoạt động theo cơ chế "mở", hội nhập vào khu vực thế giới.

g) Ngân hàng:

- Ngân hàng hiểu theo nghĩa cổ điển là xí nghiệp kinh doanh tiền tệ thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cho vay vốn và thanh toán. ở nước ta, trong cơ chế cũ - tập trung quan liêu, bao cấp chỉ có một loại ngân hàng duy nhất là Ngân hàng Nhà nước có Chi nhánh ở các tỉnh, huyện, vừa

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ.

Chuyển sang cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hệ thống ngân hàng nước ta được tổ chức thành hai cấp hay hai phân hệ là: Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay Ngân hàng Trung ương giữ vai trò ổn định tiền tệ, đề xuất chính sách tiền tệ và tổ chức hệ thống tiền tệ của đất nước, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân. Có thể nói: Ngân hàng Trungương là "Ngân hàng phát hành" hoặc "Ngân hàng của các ngân hàng". Ngân hàng

Nhà nước có chức năng và nhiệm vụ sau:

• Chức năng Ngân hàng Nhà nước:

+ Phát hành tiền tệ, điều tiết lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán.

+ Là người đại diện về tài chính, tiền tệ của Nhà nước, quản lý tiền vốn của Nhà nước, cung cấp tín dụng của Nhà nước, nhận mua quốc trái.

+ Thông qua cho vay, huy động tiền gửi, tiến hành quản lý các ngân hàng và các cơ cấu tiền tệ khác, định ra chính sách tiền tệ, điều tiết giá cả và nhu cầu tiền tệ, hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng ổn định.

• Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước có hai nhiệm vụ cơ bản là:

+ Thực hiện vai trò là chủ ngân hàng (hay ngân hàng của ngân hàng) đối với các ngân hàng thương mại, bảo đảm cho hệ thống ngân hàng hoạt động bình thường.

+ Thực hiện vai trò là chủ của ngân hàng đối với Nhà nước, chịu trách nhiệm kiểm soát việc cung ứng tiền tệ và việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách của

Nhà nước.

- Chức năng và nghiệp vụ của ngân hàng thương mại:

Nếu như hoạt động của Ngân hàng Nhà nước gắn với chức năng quản lý vĩ mô thì hoạt động của các ngân hàng thương mại lại gắn với chức năng quản lý vi mô - chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại phải là những doanh nghiệp có các chức năng sau:

+ Có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế và dưới quyền quản trị của Hội đồng quản trị và điều hành của Giám đốc.

+ Chịu sự quản lý vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước.

+ Có quan hệ với khách hàng theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về vật chất và hành chính đối với tài sản, tiền vốn và cam kết giữ bí mật về số liệu và hoạt động, cũng như tạo sự tín nhiệm và thuận lợi cho khách hàng.

+ Có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, cùng có lợi, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật, cùng thúc đẩy nhau phát triển. Ngân hàng thương mại dù được thành lập dưới hình thức nào cũng đều hoạt động theo ba nghiệp vụ chính là huy động vốn, cho vay vốn và thanh toán.

+ Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ đầu tiên của Ngân hàng thương mạinhằm tạo vốn để cho vay. Vốn huy động của ngân hàng bao gồm: vốn tiền tệ,vốn huy động, vốn tiếp nhận, vốn đi vay.

+ Nghiệp vụ cho vay vốn là nghiệp vụ mà thông qua đó, các nguồn vốn huyđộng được đem đi cho vay nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tùy theo tiêu thức phân loại, có các hình thức cho vay khác nhau như chovay ngắn hạn, dài hạn; cho vay sản xuất và chi phí sản xuất; cho vay đầu tư pháttriển sản xuất; cho vay thanh toán và cho vay dự trữ...

+ Nghiệp vụ thanh toán: được thực hiện trên cơ sở sự uỷ nhiệm của kháchhàng trong các khâu thanh toán, giữ hộ, đòi nợ... thông qua các hoạt động chuyểntiền, thanh toán chứng từ và phát hành chứng khoán. Các nghiệp vụ huy động, cho vay và thanh toán có mối quan hệ khăng khítvới nhau cấu thành nội dung hoạt động của ngân hàng thương mại, trong đónghiệp vụ huy động vốn là tiền đề để phát triển nghiệp vụ cho vay. Đến lượt nó,việc cho vay càng mở rộng sẽ thúc đẩy nghiệp vụ huy động vốn ngày một tănglên. Dưới hình thức "nợ" và "có", sẽ có tác dụng làm tăng nghiệp vụ trung gian -nghiệp vụ thanh toán hộ khách hàng - nhờ đó các khoản tiền phân tán được tậptrung để bổ sung cho nghiệp vụ cho vay và huy động vốn, thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển nhanh chóng.

- Vai trò của hệ thống ngân hàng:

• Điều tiết kinh tế vĩ mô qua việc nắm tình hình kinh tế nói chung, phát hiện những mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân để từ đó điều tiết quy mô tín dụng và lượng cung ứng tiền tệ.

• Điều tiết, lưu thông tiền tệ và phân phối tiền vốn bằng huy động vốn và cho vay.

• Giám đốc của ngân hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu thông qua việc cho vay vốn, mở rộng tín dụng ngân hàng.

• Quản lý ngoại hối (ra sức thu hút tiền gửi ngoại tệ, tập trung ngoại hối, giữ vững sự cân đối thu - chi ngoại hối, sử dụng tốt ngoại hối...). Quá trình hoàn thiện và tổ chức hoạt động hợp lý của hệ thống ngân hàng đã góp phần làm cho lưu thông tiền tệ ở nước ta được thông suốt, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, giảm mức lạm phát, củng cố sức của của đồng tiền Việt Nam, mở rộng hội nhập với khu vực và thế giới. Chính vì vậy ngân hàng là một trong những công cụ của nhà nước trong quán lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Chính sách tiền tệ và tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm và quyền hạn trong hoạchđịnh và thực thi chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộchủ nghĩa.

Chính sách tiền tệ là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô trọng yếu, vai trò của nó ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách tiền tệ phải khống chế được lượng tiền phát hành và tổng quy mô cho tín dụng. Trong chính sách tiền tệ, lãi suất là công cụ quan trọng, là phương tiện điều tiết cung, cầu tiền tệ. Việc thắt chặt hay nới lỏng cung ứng tiền tệ, kiềm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ có tác dụng trực tiếp đến nền kinh tế.

Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của chính sách tiền tệ của Nhà nước Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ và tín dụng ở nước ta trong gia đoạn hiện nay là: khẩn trương thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng; mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận và tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt theo nguyên tắc thị trường; nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước lớn mạnh về mọi mặt; thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phát triển và tiếp tục đổi mới hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; hình thành môi trường pháp lý về tiền tệ, tín dụng, minh bạch và công khai; loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi và phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: