Chương 2: Già dê
Giọng cười của thằng cha già dê trong fic. Bà con cứ nghe giọng cười của danh hài Bảo Chung, khi đóng vai già dê là sẽ hình dung ra được.
Đặc biệt: Cứ mỗi một câu thoại của nhân vật Già Dê, thì sẽ có một nụ cười dê đi kèm theo.
Chúc mọi người đọc fic vui vẻ.
---------------------------------------------
Ánh nắng sáng chiếu vào cửa sổ có một vài giọt mưa rơi tí tách trên mái hiên trong của từng căn nhà, con hẻm của xóm lao động. Từng tiếng rao lanh lãnh của những người bán hàng rong, hay là của những người bán rau cải trong khu chợ ở cuối hẻm...tất cả đều vang lên loạn cả một khu xóm trọ...
Tối qua lúc nửa đêm có một trận mưa lớn, kéo dài đến gần sáng mới dừng lại.
Trận giông tối qua, đã làm ngã mấy cái cây, có nhà bị cuốn bay mái tôn. Nhưng điều đó không thể nào làm cản trở những người trong xóm trọ này tiếp tục công việc mưu sinh của mình.
Những người sống trong cái xóm trọ này, hầu hết đều là người từ tỉnh lẻ, tìm đến Sài Gòn phồn hoa này để mong đổi đời. Dù rằng không có một công việc nào làm ra tiền mà nhàn hạ cả, nhưng ít nhất ở thành phố vẫn dễ kiếm tiền hơn ở quê.
Nắng lên cao dần, xóm trọ bắt đầu vang lên thêm nhiều tiếng rao hàng hơn:
- Ai ăn xôi vò, xôi nếp than, xôi nếp cẩm hông...
Một bà bán chè vang lên:
- Chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè thưng, chè mè đen hông...
Bị tiếng rao ồn ào bên ngoài làm cho thức giấc, lại bị ánh nắng bên ngoài làm cho chói mắt. Chiến đã theo phản xạ lấy tay che mắt lại, rồi chống tay ngồi dậy với cái đầu hơi choáng váng.
Có lẽ do hôm qua trên đường về Chiến đã bị mắc mưa, cộng thêm tối qua cậu đã tắm bằng nước lạnh thay vì là nước ấm, có thể sáng hôm nay có dấu hiệu bị cảm lạnh rồi.
Xoa trán mấy cái, Chiến ngồi dậy xỏ chân vào đôi dép tông, rồi đi vào bếp bắt một ấm nước nóng và làm một ly nước gừng nóng để giải cảm. Tối nay cậu phải hát ở sáu vũ trường và hai phòng trà, nên cậu không thể nào để mình bị cảm nặng được.
Uống xong ly trà gừng, Chiến cảm thấy trong người ấm hơn nhiều. Cậu lại với tay lấy cây chổi bông cỏ nhỏ máng trên tường, rồi bắt đầu dọn dẹp trong nhà. Chỗ đầu tiên cậu lau dọn, chính là cái bàn máy may của mình.
Chỗ đó là dơ nhất.
Trong lúc quét dọn, Chiến vô tình phát hiện được trên kệ sách có một hộp gỗ hình chữ nhật. Trên nắp hộp được khắc xà cừ, nhưng vì cái hộp được để ở một góc, nên đã bị đóng một lớp bụi dày.
Chiến theo phản xạ mở nắp hộp gỗ ra, bên trong là những tờ giấy viết thư đã có phần bị ố màu được xếp ngay ngắn dưới đáy hộp, và bên trên là một con cào cào làm bằng lá dừa.
Con cào cào này là do chính tay người đó đã làm tặng cho Chiến.
Chiến thuận tay cầm con cào cào lá dừa lên ngắm nghía một chút, rồi lại tùy tiện mở một lá thư trong đó lên đọc. Hóa ra là câu nói của một nhà thơ nổi tiếng người Pháp- Victor Hugo:
- Cuộc sống là hoa và tình yêu chính là mật ngọt.
Một nụ cười xuất phát từ tận đáy tim xuất hiện trên môi của Chiến, khi cậu trả lời bên dưới bằng một câu ca dao:
- Bắc thang lên hái hoa vàng. Vì ai cho thiếp biết chàng từ đây.
Chiến lại cầm một lá thư khác lên đọc. Nội dung của bức thư không dài dòng gì, chỉ ngắn gọn bởi một hai câu thơ:
- Chăn kia nửa đắp nửa hờ. Gối kia nửa đợi, nửa chờ duyên em.
Bên dưới hai câu ca dao của người đó, là một câu trả lời ngắn gọn của Chiến:
- Áo mặc sao qua khỏi đầu.
Đọc từng lá thư của mình và người đó viết cho nhau khi còn học chung trường ở trên tỉnh, Chiến vô tình lại nhớ đến có một lần hai người lén lút thầy giáo viết thư qua lại cho nhau, thì đột nhiên bị thầy phát hiện và bắt hai người ra trước hành lang của lớp đứng.
Thế nhưng, khi đó hai người chỉ mới có mười sáu tuổi, có biết sợ là gì đâu. Ra đứng trước hành lang lớp đứng chịu phạt rồi, mà vẫn còn nói chuyện như thường. Đến độ, thầy giáo bất phải bất lực không phạt hai người nữa.
Nhớ đến lần bị phạt đứng trước hành lang của lớp, Chiến lại nhớ đến người đó đã từng nói rằng:
- Ông trời cảm động hai đứa mình bị phạt, nên khóc an ủi tụi mình kìa.
Khi đó Chiến đã đánh người đó một cái:
- Nói xàm không à. Thầy mà nghe được là anh chết với ông bà hội đồng đó.
Không biết là nói đùa hay là người đó thật sự nghiêm túc với Chiến, nhưng sau khi cậu nói xong. Anh không suy nghĩ nhiều mà trả lời ngay:
- Nếu cha mẹ không chịu cho anh lấy Chiến, thì anh sẽ bỏ đi nơi khác cùng với Chiến. Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn.
Một câu nói đùa tưởng chừng như không nói được điều gì, nhưng cả Chiến và người đó hoàn toàn không nghĩ rằng. Câu nói hồn nhiên của tuổi mười sáu, đã dự đoán trước chuyện tình đầy sóng gió của hai người.
Trong hộp gấm không chỉ có những lá thư nhỏ giữa Chiến và người đó viết cho nhau khi còn học chung lớp, mà còn có cả những bức thư anh gửi cho cậu lúc mới sang Pháp được mấy tháng. Cuối mỗi lá thư, anh đều hỏi chuyện tình cảm của hai người, nhưng tất nhiên là cậu đều lảng tránh nó.
Một người được sinh ra khẳng định để làm ông này bà kia, còn một người vừa sinh ra khẳng định sẽ phải gánh chịu những lời dèm pha của những người xung quanh. Vậy thì làm sao có thể đến với nhau được.
Đọc xong bức thư cuối cùng trước khi mình quyết định cắt đứt liên lạc với người kia, Chiến liền để mọi thứ trở về vị trí cũ và tiếp tục dọn dẹp nhà cửa. Mới có hai ngày không tổng vệ sinh, mà khắp ngóc ngách trong nhà không khác gì nhà bỏ hoang.
Sau một hồi tổng vệ sinh, Chiến trở về phòng lấy mở tủ quần áo lấy một cái váy suông màu trắng không tay hơi ôm phần eo, rồi đi vào phòng tắm thay đồ chuẩn bị đi chợ sớm.
Nói là đi chợ sớm, nhưng đồng hồ cũng đã chỉ vào con số 8 rồi, nếu như Chiến còn chần chờ không chịu đi, thì thịt hay cá tươi ở chợ sẽ bị người ta mua hết.
Chiến xách cái giỏ đi ra chợ, đi đến đâu, là mấy bà tám nhìn theo rồi xì xầm đến đấy. Nhất là bà tư bán thịt heo, vừa nhìn thấy cậu liền tỏ thái độ:
- Mua gì đây?
Thấy mặt bà tư bán thịt heo thái độ ghét mình ra mặt, Chiến cũng không quan tâm tới bà tư. Cậu chỉ tập trung ánh mắt vào số thịt heo bày trên sạp:
- Sườn heo bao nhiêu một kí vậy chị tư?
Bà tư bán thịt heo nhìn Chiến rồi liếc mắt nhìn sang chỗ khác:
- Ba chục đồng. Có mua không? Có thì mua lẹ đi, đừng đứng đây đong đưa với đàn ông có vợ.
Hiểu rõ bà tư bán thịt heo muốn nói gì, nhưng Chiến cũng không thèm đôi co với bà ấy. Cậu vẫn từ tốn bảo bà ấy cân cho mình một kí sườn heo, món này nấu với củ cải trắng có thể giải cảm.
Đi sang sạp rau, Chiến lại vô tình nghe được những lời bán tán về mình. Thế nhưng cậu không hề quan tâm bọn họ nói gì. Từ xưa tới nay, có phụ nữ nào mà không ghen khi thấy chồng mình nhìn người khác.
Hoạn Thư là một tiểu thư khuê các, nhan sắc cũng là một mỹ nhân, nhưng cũng biết ghen khi nhìn thấy Thúc Sinh ở bên cạnh Thúy Kiều. Huống chi, những người phụ nữ trong xóm trọ này ít học, lại không còn trẻ. Mỗi khi thấy chồng mình nhìn người khác trẻ hơn, thì làm sao mà không ghen.
Người xưa có câu ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà lại chẳng hay ghen chồng. Chỉ là khác nhau ở chổ thể hiện sự ghen tuông của mình như thế nào để tình địch nể phục và làm cho chồng khiếp sợ mà thôi. Hơn nữa Chiến đã quá quen với những lời nói đàm tiếu sau lưng mình, nên những lời nói này căn bản không làm ảnh hưởng đến cậu.
Về đến nhà, Chiến nhìn thấy ông chủ nhà đang đứng trước cửa rào nhà mình, thì không khỏi thở dài.
Hôm nay là ngày trả tiền nhà, nên cậu cứ nghĩ là bà chủ trọ sẽ sang nhà mình thu tiền, nhưng mà cậu thật không ngờ là bà chủ không tới mà là ông chủ.
Nhìn thấy Chiến đi chợ về, trên tay xách lỉnh kỉnh, trên người mặc một chiếc váy suông ôm sát cơ thể mảnh khảnh, khoe ra đôi chân thon dài trắng nõn, làm cho lão chủ nhà chỉ biết nhìn chằm chằm, nước bọt chảy ròng ròng.
Sống trên đời sáu chục năm rồi, nhưng hôm nay lão ta mới được gặp một người đẹp như vậy.
Đẹp tới làm điên đảo người ta.
Từ ánh mắt, đến nụ cười, rồi đến giọng nói du dương của Chiến, đến cả dáng đi của Chiến cũng có thể làm cho lão Mùi tương tư đêm ngày.
Thấy lão chủ nhà nhìn mình với ánh mắt chuẩn dê xồm, Chiến cảm thấy khó chịu lắm, nhưng vẫn phải niềm nở:
- Ủa, chú Mùi! Chú tới thu tiền nhà hả chú?
Lão Mùi nghe được giọng nói của người đẹp, tâm hồn như bay bổng lên mây:
- Đã nói mãi là đừng gọi là chú, mà phải gọi là anh Mùi. Anh mới có sáu mươi mà em gọi anh là chù nghe nó già lắm.
Né tránh những cái động chạm không đứng đắn của lão chủ nhà. Chiến lấy chìa khóa mở cửa đi vào nhà:
- Dạ, chú đừng nói vậy. Chú đáng tuổi của cha con mà, làm sao con dám gọi chú bằng anh được.
Lão Mùi nở nụ cười dê:
- Có gì đâu mà ngại hông biết nữa à. Mình là chòm xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau mà...
Lách người né bàn tay đang có ý định vuốt ve đùi mình, Chiến nhanh chân đi vào bếp mang trà ra mời lão Mùi chủ nhà:
- Dạ, chú...hông phải...anh Mùi! Nếu mà anh nói vậy, thì em sẽ gọi anh là anh cho phải phép. Em ở đây một thân một mình không người nương tựa, mong anh thương tình chiếu cố em. Anh ngồi đợi em một chút, em vào lấy tiền ra trả cho anh ngay.
Được người đẹp gọi bằng 'anh' như mong đợi, lão Mùi nhìn theo bóng dáng của Chiến đi qua đi lại trong nhà, mà trái tim cũng rung lắc theo.
Lão Mùi tự hỏi, tại sao trên đời có thể tồn tại một người có nhan sắc kiều diễm như vậy. Mỗi lần Chiến cười, là hồn của lão như bị câu mất tiêu.
Ở trong phòng mở tủ lấy tiền để trả tiền nhà tháng này cho lão Mùi, mà trong lòng của Chiên không khỏi lo lắng.
Bình thường là bà Hương chủ nhà đích thân đến thu tiền nhà, không thì cũng là con gái của bà ấy đến lấy tiền, mà tại sao hôm nay lại là lão Mùi.
Dù là sợ lão Mùi sẽ giở trò với mình, nhưng Chiến vẫn cố gắng giữ bình tĩnh tìm cách đuổi khéo lão về. Có điều là đuổi được hay không thì cậu cũng không biết, hên xui thôi.
Đắn đo một hồi, Chiến quyết định đem tiền ra trả cho lão Mùi chủ nhà, nhưng mà lão ta lão ta lại lợi dụng việc nhận tiền nhà để nắm tay cậu và không quên nở một nụ cười dê:
- Bàn tay của em sao mà ấm quá vậy? Chiến em...em có biết không mỗi lần nghĩ đến em, anh cảm giác mình như đang trẻ thêm vài tuổi. Tâm hồn của anh như đang hồi xuân vậy.
Mặc dù rất khó chịu với sự dê xồm của lão Mùi, nhưng Chiến vẫn phải cố gắng nở nụ cười chuyên nghiệp của một ca sĩ:
- Anh nói những lời này với em không sợ chị nhà biết, rồi nổi trận lôi đình đến đây cạo đầu em sao?
Lão Mùi chủ nhà vẫn nắm chặt tay Chiến, mặc kệ cậu tìm cách rút tay lại:
- Em đừng có nhắc đến con vợ già đó của anh nữa. Em là bông hồng, còn bả là bông vạn thọ mà, làm sao mà so sánh với em được...
Nghe lão chủ nhà nói xong, Chiến giả vờ giật mạnh tay ra, rồi đánh lão một cái:
- Anh đừng có mà nịnh em nữa. Trưa trầy trưa trật rồi, anh không mau về nhà đi. Kẻo chị nhà biết anh tới đây, là chị sẽ xé xác em ra đó.
Lão Mùi nghe nhắc tới bà Hương, liền nghĩ đến những đòn đánh chuẩn Bình Định của bà ấy, thì lão không khỏi rùng mình lên một cái. Thế nhưng, lão vẫn ra vẻ ta đây không sợ vợ:
- Anh thách bả dám đụng tới em đó. Bả thử đụng vào một sợi tóc của em coi, là anh sẽ đuổi bả về nhà mẹ đẻ của bả luôn. Em yên tâm có anh đây, bả không dám làm gì em đâu. Cho anh ở lại đi mà...
Nghe lão Mùi nói xong, Chiến biết mình gặp phải già dê thật sự rồi, nhưng nhờ thường xuyên lui tới ở các vũ trường để hát hò, nên không khó để cho cậu đuổi lão ta về:
- Tối hôm nay em bận rồi, nên không thể giúp anh hồi xuân được. Tối mai em rảnh, anh hãy đến đây, em sẽ giúp anh hồi xuân.
Mặc dù không muốn xa người đẹp, nhưng lão Mũi lại bị Chiến kéo ra tới cửa, nên lão không thể mặt dày đòi ở lại, buộc phải chào tạm biệt cậu mà đi về.
Thấy lão Mùi đi về rồi, Chiến vội đóng chặt cửa nhà lại thở phào một hơi nhẹ nhõm.
Vừa rồi quả thật là tim Chiến như muốn nhảy phăng ra ngoài. May là lão dê già đó còn biết sợ vợ, nên cũng dễ đuổi về. Nếu không thì hôm nay cậu xong đời rồi.
Lão Mùi chủ nhà mà Chiến đang thuê năm nay đã sáu mươi mốt tuổi rồi, nhưng mà vẫn không bỏ cái tật dê. Mà theo như bà chủ trọ và bác Bảy bán vải cuối xóm rỉ tai cho cậu biết, là lão Mùi này già không bỏ, mà nhỏ cũng không tha.
Lúc Chiến đến đây thuê nhà, bà Hương chủ nhà đã dặn cậu là phải cẩn thận với lão chồng của bà ấy. Những cô gái trước đây đến thuê nhà, lão Mùi chồng bà ấy cứ tìm cách tới nhà để dê người ta. May sao, mấy lần lão dê già này sắp thành công, thì chồng của mấy cô về tới, nên mấy cô vợ không sao.
Vì bà chủ trọ này lấy tiền nhà khá rẻ, nên mấy đôi vợ chồng đó cố chịu đựng lão Mùi, nhưng mà tất nước thì vỡ bờ. Lão Mùi cứ hay tìm cớ sửa ống nước hay kiểm tra nhà cửa, mà tới dê mấy cô vợ hoài, nên mấy anh chồng sợ vợ mình bị giở trò, bèn trả nhà rồi đến thuê nơi khác.
Mấy căn nhà này lại bị bỏ trống, cho đến khi Chiến tới thuê nhà và bà Hường chủ nhà sợ cậu bị lão Mùi dê, nên đã tốt bụng nói với cậu. Nếu như có lão chồng của bà ấy có giở trò gì, thì cứ chạy xuống nhà cầu cứu. Bà ấy sẽ trừng trị lão già dê giúp cho cậu.
Hít vào thở ra, để điều hòa hơi thở, Chiến bỗng nhiên nhớ đến người đó. Nếu như vừa rồi anh có ở đây, thì không biết lão Mùi có dám làm gì không. Chỉ nghĩ đến thôi cũng thật khiến cho cậu tò mò.
Lấy lại bình tĩnh, Chiến đi xuống bếp nấu cơm trưa, rồi đi ra bàn máy may lấy vải và thước để cắt vải may đồ cho khách.
Bộ đồ của khách yêu cầu là một cái áo dài khá đẹp của một quý bà.
Thật ra công việc của Chiến ngoài buổi tối đi hát, thì ban ngày công việc của cậu chính là thợ may. Vì vậy mà ngày nào cậu cũng phải dậy từ sáng sớm để đi chợ, nấu cơm, sau đó là may đồ cho người ta.
Loay hoay với đống đồ cả một buổi trưa, đến 3 giờ chiều Chiến cũng hoàn thành xong cái áo dài và đem xếp nó vào trong một cái túi nilon. Một chút nữa cậu sẽ đích thân mang đến nhà cho khách luôn, dù sao thì nhà của người khách này, cũng cùng một đường đi đến vũ trường, tiện thể đi ngang giao tận nơi cũng được.
Đến giờ đi hát, Chiến lấy một cái váy không tay ôm sát cơ thể đi vào phòng tắm, tắm rửa thay đồ chuẩn bị đến vũ trường. Hôm nay, cậu được yêu cầu nhảy với ông Tây hôm trước hai bài, nên phải đi sớm để biết nhạc công phối giai điệu gì.
Sau khi giao cái áo dài cho khách, Chiến liền đón xích lô đi đến vũ trường. Vừa đến nơi, thì cậu thấy phía trước cửa lớn của vũ trường đông nghẹt khách, nên cậu đành đi cửa sau. Hơn nữa cửa sau mới là cửa dành cho những người trong vũ trường đi ra đi vào.
Thấy sắp đến giờ mình lên biểu diễn, Chiến ngồi vào bàn bắt đầu trang điểm và dậm lại phấn, sau đó kẻ lại mắt, rồi đứng lên đi thay đồ diễn.
Chiến hoàn thành mọi việc, cũng là lúc bắt đầu buổi biểu diễn của mình. Cậu nhìn những kẻ lắm tiền nhiều của đang ngồi ngoài kia với ánh mắt không cảm xúc, rồi cung bước lên sân khấu, đừng sau tấm rèm cườm.
Chiến ra hiệu với người nhạc công là mình đã chuản bị xong rồi, chỉ cần chờ nhạc lên là bắt đầu hát. Và bài hát đầu tiên của tối hôm nay là một điệu Slow Valse:
- Đêm nay thời gian đứng yên lắng đọng
Cho đôi tình nhân đắm trong giấc mộng
Mưa rơi làm thêm khó câu giã từ
Vì đường xa ướt mưa...
Da em lụa là, tóc em xoã mềm
Lung linh trời sao sáng trong mắt em
Môi em làm thêm khó câu giã từ
Vì đường xa ướt mưa
Vì đường xa ướt mưa...
Em muốn anh đưa em về
Sao em không ở lại đây đêm nay
Vì đường xa ướt mưa
Đừng bắt anh đưa em về...
Anh xin em đừng về đường quá xa xôi
Xin mưa triền miên mãi không lắng đọng
Cho đôi tình nhân đuối trong giấc mộng
Trong cơn ngủ quên trốn câu giã từ
Vì đường xa ướt mưa...(Đường xa ướt mưa - Nhạc sĩ Đức Huy)
Bên ngoài vũ trường có một chiếc xe hơi đang đổ, trên xe là ba người thanh niên ước chừng hai mươi hai tuổi, nhưng trong ba người đó có hai người đang cố lôi kéo một người còn lại đi vào trong vũ trường.
Một người trong đó được gọi là Huy, mặt có vẻ già dặn, có lẽ là người lớn tuổi nhất trong ba người. Huy không ngừng nắm tay người kai lôi vào trong:
- Nè cậu vào đó chơi một lần thì chết à. Khách đến đây cốt là chỉ để được nhảy đầm với cô ca sĩ đó thôi đó.
Người con trai mặc nguyên một bộ âu phục màu trắng, đang cố gắng thoát khỏi vòng vây lôi kéo của hai người bạn:
- Anh với anh Phi vào đi. Em không vào đâu. Trong đó lộn xộn lắm.
Thấy người kia cứ một mực từ chối không chịu vào, Phi buộc phải lên tiếng:
- Anh nói thật với cậu, người đó đã cắt đứt liên lạc với cậu đã bốn năm rồi. Bao nhiêu thư cậu viết cho người ta, đều bị trả về hết. Nói không chừng, bây giờ cô gái trong lòng của cậu, đã có một mái ấm hạnh phúc rồi cũng nên. Vậy thì cậu còn chờ làm gì nữa?
Nhân lúc người kia còn đang đứng thất thần, thì Huy và Phi là lôi mạnh anh vào trong để nghe giọng hát của ca sĩ nổi tiếng nhất vũ trường Lamer.
Khách đến đây chủ yếu là để được nghe và nhảy với người ca sĩ này thôi.
Người kia bị bạn mình kéo vào trong vũ trường, thì cũng không biết làm sao ngoài việc ngồi nghe. Thế nhưng, khi anh nghe ra giọng hát của người ca sĩ kia rất quen thuộc, thì anh liền ngẩng mặt lên nhìn người đang hát là ai.
Người thanh niên còn chưa kịp xác định người sau bức rèm cườm là ai, thì bỗng nhiên đèn sân khấu phát nổ, khiến cho khách khứa trong vũ trường chạy tán loạn.
Thấy bóng đèn sân khấu nổ, Chiến vội quay người đi xuống sân khấu, nhưng không may là, đế giày của cậu mắc kẹt vào sàn, nên cậu bị mất đã ngã trật khớp mắt cá chân.
Sợ sân khấu sẽ phát lửa, Chiến liền nén cơn đau ở chân, chống tay đứng dậy đi xuống sân khấu, Thế nhưng, khi cậu định bước đi, thì có một cánh tay giữ cậu lại:
- Chân của cô đang bị sai khớp, mà cô lại mang giày cao gót. Cô không cần chân của mình nữa sao?
Một giọng nói quen thuộc vang lên bên tai, Chiến theo phản xạ quay lại nhìn, thì chỉ biết đứng ngây ra nhìn người trước mặt:
- Anh...
Người kia nhìn Chiến một hồi lâu, thì mới chậm rãi lên tiếng:
- Chiến! Anh đã về rồi...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top