Chương 22: Qua ải
Ở nhà ông út tập làm rể mới có nửa tháng, mà Nhất Bác bị ông út hành phải gọi là lên bờ xuống ruộng. Ngồi đau lưng cả buổi trưa lựa đậu thành từng loại, rồi ông út bắt anh trộn lại sau đó lại lựa ra. Cứ vậy mà hết bao này đến bao khác.
Hết bị hành lựa đậu, thì lại bị ông út hành lựa đếm trứng vịt và trứng gà. Cộng thêm dạo này trong mấy cái trứng vịt nở thêm vịt con, nên anh phải kiêm luôn việc lựa vịt con giống. Việc nhiều là vậy, nhưng anh vẫn không thoát nổi cảnh bị ông út hành.
Điển hình là sáng hôm nay bầy vịt và gà của bà út lại có thêm đứa đẻ, nên vừa nhặt trứng vào là anh phải ngồi cong lưng ra đếm. Thế nhưng đang đếm được khoảng sáu bảy chục trứng gì đó, thì ông út lại gọi Nhất Bác lên trên nhà hỏi chuyện:
- Mớ lúa giống của nhà ông bảy Lép con giao dùm ông chưa.
Nhất Bác ở rể được nửa tháng, nên đối với công việc đồng án gần như là đã quen. Sau khi nghe ông út hỏi xong liền nhanh miệng trả lời:
- Dạ con giao hồi sáng sóm rồi ông út.
Ông út gật gù mấy cái vừa rót trà ra ly vừa hỏi:
- Con đếm vịt con tới đâu rồi, chút bà bảy Xẹp qua đây lấy đó nghe. Với con lên nhà bác hai của thằng Chiến ở trên số 3 lấy hèm về cho heo ăn nghe con.
Nhất Bác dạ một tiếng rồi hỏi:
- Vậy ông út còn cần con làm gì nữa không ông út?
Ông út lắc đầu:
- Hết rồi. Con còn làm cái gì thì làm đi.
Nhất Bác dạ một tiếng, rồi đi xuống sân tiếp tục đếm trứng, nhưng ngặt một nỗi trứng nhiều quá nên anh không nhớ rằng mình đã đếm được bao nhiêu. Thế là, dưới trời nắng nóng muốn tróc da đầu, anh phải ngồi đếm trứng lại một lần nữa.
Cái số của Nhất Bác nó nhọ còn hơn nhiều, mới vừa ngồi xuống đếm lại được có mấy trứng, thì ông út nhờ anh đi lên chợ Tân Châu mua cám về chút trưa trộn vời hèm cho heo ăn. Mặc dù, không vui nhưng anh không dám cãi. Nhờ thần chú muốn cưới vợ là phải nhịn, nên anh đã vượt qua hết.
Trên đường về, Nhất Bác tạt ngang nhà bác hai của Tiêu Chiến để lấy hèm về trộn cám cho heo ăn. Đằng nào cũng phải lên số 3 lấy hèm, thôi thì ghé mang về luôn khỏi mất công đi hai, ba lần.
Về tới nhà ông út cũng tới giờ cho heo ăn, nên Nhất Bác đi ra sau hè đốn chuối và hái rau muống vào trộn hèm với cám cho cái đám này ăn. Ở nửa tháng, số heo từ mười con lên hai mươi lăm con. Vì khi anh mới qua tập ở rể, là có hai con heo nái đang có chữa, mà ông bà có câu ăn như heo, nên cũng không khó để hiểu tại sao anh gọi cái đám kêu ột ột này là máy bào.
Tưởng cho heo ăn xong rồi là Nhất Bác cứ tưởng mình sẽ có thể đếm trứng bình yên, nhưng cái số nó nhọ thì có làm gì nó cũng nhọ. Vừa mới đếm được có mấy trứng, thì ông út lại gọi lên nhà dặn thêm việc:
- Xoài nhà mình ra trái chưa con?
Nhất Bác dù đang quạo nhưng vẫn cố gắng trả lời thật lễ phép:
- Dạ ra trái rồi ông út, mà ông út yên tâm đi. Con xịt thuốc sâu xong rồi, chắc ít bữa nữa là hái được rồi.
Ông út nghe xong liền phán một câu xanh lè:
- Vậy từ bữa nay tới bữa hái, con ra ngủ ngoài đó giữ vườn nghe con. Mùa này dễ mất xoài lắm. Mà ông sai con hoài vậy con có giận ông không?
Nhất Bác chột dạ lật đật nói:
- Dạ không...dạ không...ông út là người lớn mà, con đâu có dám. Dạ thôi con còn việc, con đi làm tiếp nha ông út.
Nói xong, Nhất Bác co ba giò bốn cẳng chạy xuống sân tiếp tục đếm trứng. Thế nhưng anh vừa đếm không được bao lâu, thì ông út lại sai anh làm việc khác. Dù ức lắm, nhưng anh vẫn không dám tỏ ra biểu hiện gì. Vì anh sợ ông út sẽ đổi ý, nên phải vui vẻ mà làm.
Bị ông út quay như dế gần cả một buổi, cuối cùng Nhất Bác cũng được yên thân để đếm trứng và lựa trứng hỏng sang một bên để một lát trộn với đất mang ra vườn để chiết cây giống, cho ông út bán Tết.
Ăn cơm trưa xong, thay vì đi ngủ trưa như người khác, thì Nhất Bác đi vào kho lấy búa ra sân ngồi chẻ củi cho bà út có củi chụm lửa.
Đang ngồi chẻ mấy bó củi cho bà út, Nhất Bác cảm nhận mặt mình có gì đó lạnh lạnh chạm vào, thì mới ngẩng mặt lên nhìn. Thấy Tiêu Chiến đang lấy chén chè đậu đỏ để gần mặt mình, không cần hỏi anh cũng biết chén chè đậu đỏ này là heo sữa đem ra cho anh.
Tiêu Chiến ngồi xuống vừa xếp củi đã chẻ thành một bó vừa nói:
- Ông nội đi thăm ruộng bên số 7 rồi, bà nội thì đi đánh tứ sắc trên đình á, nên ở nhà còn mình ên anh hai à. Mà giờ anh hai đang dưới bè, thành ra mới dám chạy ra đây với anh nè.
Nhất Bác vừa ăn chè vừa nói:
- Coi chừng bị anh hai phát hiện bây giờ.
Tiêu Chiến đợi Nhất Bác ăn chè xong, liền đi vào nhà lấy cây quạt ra quạt cho anh, vừa quạt vừa hỏi:
- Bộ anh khùng hả. Trời nắng chang chang mà ngồi chẻ củi.
Nhất Bác cười nham nhở hỏi ngược lại Tiêu Chiến:
- Lo cho anh hả
Tiêu Chiến bị nói trung tim đen, liền chối chay chối biến:
- Anh đừng có mà tưởng tượng. Chẳng qua là sợ anh bệnh rồi, không ai làm việc đồng áng cho nội thôi à.
Nghe heo sữa nói xong, Nhất Bác không nói gì. Chỉ tranh thủ trong nhà không có ai, múc một muỗng chè đút cho Tiêu Chiến, rồi lợi dụng cơ hội hôn má heo sữa thêm một cái rõ kêu. Người ta có câu cao thủ không bằng tranh thủ mà, nhà đang không có ai phải dê một cái mới có động lực làm tiếp.
Tiêu Chiến vung quạt đánh Nhất Bác một cái, đứng lên cầm chén chè đi xuống bếp cất, sau đó đi vào phòng ngủ trưa. Nếu để ông nội cậu nhìn thấy, thì thế nào cũng bị mắng cho một trận.
Vừa chụm củi nấu nước châm trà cho ông út, Tiêu Chiến vừa hát:
- Em ơi nếu mộng không thành thì sao. Non cao đất rộng biết đâu mà tìm. Đường đời mịt mời vạn nẻo về đâu. Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu...(Duyên kiếp- nhạc sĩ: Lam Phương)
Nhất Bác vừa chẻ củi vừa hát một bài họa xướng
-Em ơi nhắc lại phút xưa gặp nhau. Trên đê vắng người lúc tan chợ chiều. Ngại ngùng mỗi lần anh đến tìm em. Má em ửng hồng vì quá thẹn thùng... (Duyên kiếp- Nhạc sĩ: Lam Phương)
Nhất Bác và Tiêu Chiến cứ một đứa chẻ củi, một đứa làm việc nhà rồi song ca với nhau. Anh hai Dư đứng nấp ở một góc nghe hai người hát mà cảm thấy mình đang hơi dư thừa. Sợ ở lâu sẽ phát sáng như mặt trời, anh hai lật đật đi xuống bè ngủ trưa cho yên thân.
Chẻ xong mớ củi, làm hết việc mà ông út giao. Nhất Bác thấy trời vẫn còn sớm, liền lấy kéo cắt cây đi ra vườn tỉa mấy nhánh xoài bị hỏng, rồi tiếp tục chiết cây con vào chậu. Công việc tuy nhiều, bị hành cũng không ít, nhưng nhờ tranh thủ dê người yêu được mấy cái, nên cũng an ủi được phần nào.
Trời sụp tối, Nhất Bác giúp bà út rửa xong mâm chén, liền ôm mùng mền chiếu gối đi ra chòi ở ngoài vườn xoài ngủ. Theo như ông út nói, hạn ở rể của anh là một tháng, mà mùa xoài chín cũng là cuối tháng này. Vì vậy chỉ cần anh cố gắng thật tốt, là có thể được ông út đồng ý.
Nửa đêm đang ngủ, Chiến đang ngủ, thì bị bà út giật đầu ngồi dậy:
- Chiến! Dậy...dậy...nội nói cái này không thôi bà nội quên.
Tiêu Chiến dụi dụi mắt mấy cái rồi ngồi dậy hỏi bà út với cái giọng ngáy ngủ:
- Có chuyện gì vậy nội?
Bà út ngồi xuống bên giường nói nhỏ vào tai Tiêu Chiến những chuyện quan trọng. Bà út càng nói, thì mặt của cậu càng nghệt ra, nhưng đầu thì gật lấy gật để như bổ tỏi.
Hai tuần sau là hết hạn ở rể của Nhất Bác, cũng là mùa xoài vào tới. Sau khi hái xoài chín xuống giúp cho ông út. Anh lên nhà trình diện cho ông út duyệt xem mình đạt điều kiện lấy Tiêu Chiến hay chưa.
Ông út ngồi trên ghế, một chân xếp lại một chân còn một chân gác lên ghế, tay trái gác lên đầu gối chân trái, tay phải cầm ly trà lên uống, mắt nhìn Nhất Bác đang đứng giửa nhà hai tay xoắn vào nhau, mồ hôi rịnh ra như tắm.
Ông út nhìn cái đứa sắp cướp cháu cưng của mình một hồi thì nói:
- Bây về nói ba má bây, sắp xếp thời gian qua nhà ăn một bữa cơm được không? Còn nếu ba má bây qua không được, thì ông qua. Nhớ cho ông hay nghe chưa.
Nghe ông út nói xong, Nhất Bác mừng như mở cờ trong bụng lật đật khoanh tay lại cám ơn ông út:
- Cám ơn ông út...cám ơn ông út...
Ông Út hắng giọng một cái rồi nói:
- Mừng dữ hen. Trời còn nắng hai bây về đi, về trễ quá coi chừng mưa là hết về đó.
Nhất Bác chào ông út xong rồi, liền đi xuống sàn dẫn xe ra đèo Tiêu Chiến về. Mặc dù đường xa, còn phải đèo thêm heo sữa, nhưng nghĩ đến sắp được cưới cậu về nhà, thì không biết sức ở đâu, khiến anh đạp không biết mệt. Bởi ông bà có câu gieo nhân nào gặt quả nấy, gieo giống tốt gặt được quả ngọt là cấm có sai.
Đưa Tiêu Chiến về nhà xong, Nhất Bác đem cái tin vui mà ông út đã nói báo lại với chú Hùng. Chuyện cưới xin là chuyện hệ trọng phải nói với người lớn, có như vậy mới kính trong người lớn. Mặc dù chú Phi hay nói anh thương ai, thì chú cưới người đó cho anh.
Chú Phi nghe xong những lời Nhất Bác nói liền quay qua nói với dì Thảo:
- Bà ơi! Mai bà coi đi chợ nấu vài món gì ngon ngon rồi mời ba mẹ thằng Chiến qua ăn với nhà mình một bữa nghe. Để mình có cớ thưa chuyện với người ta.
Dì Thảo cũng được xếp vào nhóm có giọng nói sang sảng, nên ở dưới bếp nói vọng lên:
- Vậy ông có tính nhờ anh Tám Cách không? Chứ bên mình giờ còn có mình anh Tám là lớn à.
Chú Phi gõ gõ ngón tay lên bàn suy nghĩ một chút rồi nói:
- Để coi anh chị nói sao cái đã. Lỡ người ta không chịu rồi sao, anh Tám ít nhiều gì cũng sáu, bảy chục tuổi rồi, có gì mất lòng lắm.
Nhất Bác nghe chú Phi nói xong trong lòng vui đến mức hận không thể chạy khắp xóm khoe cho mọi người biết là mình sắp cưới vợ. Cố gắng nhẫn nhĩn suốt một tháng nay cuối cùng cũng sắp được đền bù xứng đáng rồi.
Cũng tương tự Nhất Bác, sau khi về nhà việc đầu tiên Chiến làm là chuyển lời của ông út lại cho chú Hùng biết. Kết quả, là chú ngồi trên võng thở dài cả buổi. Chú vốn định bảo anh sang nhà ông út, để ông út hành cho anh bỏ cuộc. Ai dè, không những không thất bại mà còn làm cho ông út vừa ý. Đúng là người tính không bằng trời tính.
Hôm Nhất Bác thắng cuộc thi gánh nước, chú Hùng đã nói nếu anh làm cho ông nội của Tiêu Chiến ưng ý, thì chú sẽ đồng ý gả cậu cho anh. Thế là trời không phụ lòng người cần cù, ông út đồng ý, nên là chú chỉ phải giữ lời hứa là chấp nhận anh làm con rể.
Chú Hùng nằm võng trước hiên nhà, nhìn Tiêu Chiến ngồi trên ngựa ôm con Cóc chơi với nó thì thở dài não nề:
- Đẻ nó ra nuôi mới có mười bảy năm, chưa nhờ vả được gì mà phải gả nó đi. Người tính không bằng trời tính mà.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top