ba tuoc

Bram Stoker Nguyễn Tuyên dịch

Lời giới thiệu

Dracula là tên một nhân vật có thật, một nhân vật gợi lại những kỷ niệm đau đớn và tàn bạo của lịch sử Rumani. Theo lời của Hary Ludlam, người viết tiểu sử của tác giả Bram Stoker, Dracula là một lãnh chúa khét tiếng hung bạo ở xứ Valachie hồi thế kỷ thứ XV. Sự dã man phi nhân tính của kẻ bạo chúa này đối với người Thổ được những người cùng thời ghi lại trong hai bản thảo viết tay, trong đó có một bản mô tả hắn như một bóng ma cà rồng với những lời lẽ như stregoicca phù thủy, ordog và pokol - quỷ satăng và địa ngục?

Sử sách ghi rằng trong các cuộc chiến đẫm máu chống lại người Thổ ở Valachie và Transylvanie, những người thuộc dòng dõi quý tộc Dracula luôn tỏ ra hung bạo và khát máu.

Người đứng đầu các chiến binh này là Dracula, một nhân vật mang đầy đủ những tính cách hắc ám nhất khiến người đương thời nghi hắn có dính líu đến quỷ dữ. Trong những lời truyền tụng của người xưa có đoạn: "Hắn cho chôn tù binh đến rốn rồi ra lệnh hạ sát cả loạt.. hoặc cho lấy dùi xiên vào những kẻ bại trận và nếu giãy giụa quyết liệt quá, họ sẽ bị đóng cọc ghim bàn tay xuống đất.

Có lần hắn còn cho quẳng một tên trộm vào vạc nước sôi rồi cho xẻo thịt bắt người nhà của tên tội đồ phải ăn ngay trước mặt quần thần. Hắn còn tự tay mổ bụng một người vợ đang mang thai để xem đứa con trong bào thai... Đến Saint-Barthelemy, hắn ra lệnh giết chết ba mươi ngàn người vô tội đến Schylta, hai mươi nhăm ngàn... Hắn cho treo ngược tóc những người hắn không thích, cho chém tù binh để lấy thủ cấp mời những kẻ thù khác ăn và rồi lại ra lệnh cho chém các thực khách này vào lúc tàn bữa. Ba trăm khách du mục tới xứ sở của hắn đều bị hắn bắt xâu xé lẫn nhau. Hắn cho nấu chín con trẻ rồi bắt các bà mẹ của chúng phải ăn. Hắn sai cắt vú đàn bà và bắt đàn ông phải ăn..."

Hình ảnh và tính cách man rợ, khát máu của nhân vật có thật trong lịch sử này đã được Bram Stocker mượn để xây dựng thành một hình tượng mang màu sắc kỳ bí có tính cách ma quái theo những lời truyền tụng dân gian của người châu Âu, đặc biệt là người Rumani. Theo tiếng Rumani, "Dracula" được dùng để chỉ thói tham tàn của những kẻ xấu xa, nhưng đồng thời nó cũng là lời ám chỉ "ma cà rồng" một tưởng tượng rất phổ biến trong dân gian Rumani và các nước lân cận. Theo tín ngưỡng của người Rumani, linh hồn của người chết chỉ lìa khỏi thể xác khi được một linh mục chính thống giáo rút phép thông công trong nhà thờ, nếu không xác người chết sẽ không thể thối rữa và sẽ biến thành ma quỷ để rồi lại có ngày đi hút máu của những người đang sống.

Theo truyền thuyết của người Rumani, ma cà rồng có thể biến thành các giống vật như chó, mèo, cóc nhái, chấy rận, nhện... Đặc điểm chung của các con vật ma quái này là đều thích cắn cổ và hút máu người sống, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Tuy nhiên, những người nông dân Valachie (Rumani) lại quan niệm rằng ma cà rồng không mang hình hài của loài dơi hay bất cứ một loài vật nào kể trên, và những bóng ma đội lốt thú vật này cũng không nhất thiết phải cắn vào cổ nạn nhân để hút máu.

Trong suy tưởng của họ, ma cà rồng thường mang hình hài của một con chó sói (như mô tả trong tiểu thuyết của Bram Stocker); thú vui của con sói này là lang thang đi khắp chốn đồng quê để giết chết và hút máu tất cả các gia súc, gia cầm mà nó gặp trong đêm, chính vì vậy mà con ma sói có thể mãi mãi giữ được cái làn da tươi trẻ và mọng máu của nó. Họ còn cho rằng ma sói không bao giờ chết hẳn và mỗi lần sống lại, nó lại như tiếp thêm sức mạnh sau những lần no máu. Vì vậy, mỗi khi phải chôn một người quá cố, họ thường đặt ngay bên cạnh anh ta một mẩu bánh và một đồng xu bạc. Sau đó, họ sẽ đặt vài cực đất lên bụng và một hòn đá thật nặng lên đầu, hoặc lên hai chân của người chết khiến cho thây ma không thể ngóc đầu dậy để đi ám người khác...

Có thể thấy một điều rằng khác với văn học và các câu chuyện dân gian của phương Đông - nơi các bóng ma không phải lúc nào cũng bị coi là thế lực tà ác - văn học và truyền thống dân gian phương Tây thường xem bóng ma là hiện thân của cái ác và luôn mang đến sự chết chóc, tai họa cho thế gian. Trong khi ma của văn học phương Tây thường hóa thân vào những cơn vật ghê tởm hoặc mang nguyên một hình nhân quái dị và thường trú ngụ trong những tòa lâu đài cổ u tịch, những ngôi nhà lâu ngày không người ở, nhưng khu vườn, cánh rừng hoang dại, hoặc lúc ẩn lúc hiện trên các đường phố tối tăm, vắng tanh của một thành phố chết, thì ma của người phương Đông lại có thể hóa thân vào bất cứ một sự vật hoặc muông thú nào - từ gốc cây gạo đến một bóng chim bay qua cửa, từ con bướm trắng đến cái chổi cùn nằm ở một xó nhà bỏ hoang... và thường hay xuất hiện ở đình, đền miếu mạo hoặc ở ngay tại nơi mà người đã khuất còn mắc ân tình, duyên nợ... chưa trả với người còn sống.

Giải thích sự khác biệt này không phải là điều khó, bởi đơn giản là vì triết lý về vạn vật của người phương Tây có nhiều khác biệt với người phương Đông người phương Tây ưa khoa học và sự rạch ròi, trong khi người phương Đông thích sống chan hòa với thiên nhiên, xuất phát từ tự nhiên và trở về với tự nhiên.

Các truyện kỳ ảo của phương Đông thường để lại cho người đọc một cảm giác hư hư thực thực, mờ mờ ảo ảo như ở trong một thế giới vừa xa lạ lại vừa gần gũi với con người. Ngược lại, trong văn học kinh dị của phương Tây, người ta dễ dàng phân biệt được hai mảng màu sáng và tôi, thiện và ác, thực và hư, ân oán và hận thù, sự sống và cái chết... Chưa hết, các nhân vật ma quái trong văn học phương Đông không phải lúc nào cũng xấu xa, tội lỗi và nhiều khi còn mang những nỗi niềm nhân tình thế thái, những buồn vui u hoài hoặc cũng có thể tận số, mạt vận như một kẻ đang song.

Có thể nhận ra đặc điểm nổi bật của văn học kỳ ảo phương Tây trong tác phẩm của các nhà văn như Arthur Machen, Sax Rohmer, Théophile Gautier, Rachard Mathenson hoặc Guillaume, Maupassant, Balzac, Tsekhov...

Quay trở lại với Bram Stoker, có thể thấy rõ một điều rằng nhìn chung, tiểu thuyết của ông cũng không nằm ngoài tư tưởng chủ đạo của văn học kỳ ảo phương Tây. Đối với bá tước Dracula, ta có thể chia ra làm hai vế rõ ràng: một vế giữ nguyên các câu chuyện được lưu truyền trong dân gian có thật, tức là các tín ngưỡng và các thực tiễn lịch sử, vế còn lại là phần sáng tạo vì mục đích văn học của tác giả. Bram Stoker biết sử dụng các chất liệu chuyện kể dân gian phương Tây, các tài liệu và sử ký cổ xưa để xây dựng một nhân vật lịch sử thành một nhân vật văn học hoang đường mà vẫn giữ nguyên được màu sắc, tính cách được truyền tụng qua bao đời về con người đó: thật vẫn thật, hoang đường vẫn hoang đường, bởi chính người Rumani ngày nay vẫn không thể khẳng định bá tước Dracula ngày xưa có giao du với ma quỷ, hút máu người hay không? Đối với người Rumani, tất cả bây giờ chỉ là một dĩ vãng xa xôi từng nuôi sống một tín ngưỡng qua bao đời. Dĩ vãng ấy nói rằng Dracula là một xác chết rời khỏi mộ vào ban đêm để kiếm ăn: nguồn sống giúp nó tồn tại chính là sức sống của những người còn sống, chính nguồn sống ấy đã giúp nó giữ nguyên được thể xác qua nhiều thế kỷ! Do đã sống một cuộc sống đầy tội ác và đặc biệt là đã phó thác cuộc sống ấy cho tà đạo và ma thuật nên bá tước Dracula lịch sử đã phải biến thành quỷ. Sự hoán đổi giữa người chết và người sống trong các câu chuyện hoang đường phương Tây thường được hỗ trợ bởi các thông ước của ma quỷ với các thế lực của thần. Tội Lỗi hoặc của một cái gì đó tương tự nơi địa ngục. Bởi vậy, chỉ cần hút máu người sống là ma cà rồng không thể chết, và tất cả những người bị ma cà rồng hút máu lại trở thành ma cà rồng.

Trong tiểu thuyết của Bram Stoker, giáo sư Van Helsing có nói rằng :

"Nosferatu (con ma) không thể chết như loài ong mà ngược lại, mỗi khi cắn vào con mồi, nó lại tìm được một sức sống mới". Ma cà rồng không thể chết định mệnh, mà chỉ có thể chết phi mệnh. Mặc dù luôn được coi là thần hộ mệnh của các nước Thiên Chúa giáo, nhưng cây thánh giá vẫn không phải là một vũ khí có hiệu quả chống lại ma quỷ trong các câu chuyện kinh dị phương Tây. Người ta chỉ có thể giết chết con ma bằng cách đâm một cây cọc hoặc một vật nhọn khác vào giữa trái tim nó. Những lớp bụi mờ tứ tán chính là cách thể hiện cái chết của ma cà rồng. Chúng ta có thể thấy chi tiết này qua hình ảnh của các nhân vật phản diện trong Bá tước Dracula.

Tuy nhiên, Bram Stoker không chỉ dừng lại ở những đặc điểm mang tính truyền thống đúc kết từ văn học dân gian Rumani, mà ông còn thêm một số chi tiết vào tác phẩm của mình cho sinh động hơn. Ví dụ, trong tác phẩm của ông, không ít lần chúng thấy có sự xuất hiện của loài dơi một con vật không có trong các câu chuyện của người Rumalli. Việc nhân vật anh hùng Van Helsing dùng hoa tỏi để xua đuổi tà ma ở phòng bệnh nhân Lucky cũng là một nét mới, thậm chí còn trở thành một chủ đề cho điện ảnh rùng rợn khai thác trong suốt một thời gian dài. Cũng như vậy, chúng ta có thể bắt gặp những chi tiết như mà cà rồng không có bóng và cũng không hề được phản chiếu trong gương... Đây là những chi tiết không có trong dân gian và văn học kỳ ảo phương Tây trước đó; và chúng ta cũng nên biết rằng chỉ sau tiểu thuyết Bá tước Dracula, các tác phẩm văn học, sân khấu và sau này điện ảnh kỳ ảo của phương Tây mới có sự đổi mới đáng kể về nội dung và hình thức.

Nếu xét về truyền thống thì kịch bản của tiểu thuyết Bá tước Dracula cũng giống như phần lớn các chuyện kể dân gian phương Tây: nhân vật Jonathan rời quê hương đến một địa chỉ xa xôi để rồi phải đương đầu với vô vàn khó khăn, nguy hiểm trong suốt cuộc hành trình và khi sắp đến đích, anh khiếp đảm vì một bóng ma bất ngờ xuất hiện ngay trước mặt. Nhưng anh không biết sẽ phải làm gì, bởi không phải bản năng thích phiêu lưu mà là công việc kinh doanh bắt buộc anh phải tới Transylvanie. Anh không tìm thấy một kho báu hay bất cứ một khám phá nào khác để có thể làm rạng danh cho đời. Cuộc hành trình kết thúc trong sự sợ hãi, nỗi thất vọng và cả sự ám ảnh của những hình hài ma quái, mặc dù anh luôn được cảnh báo trước những sự việc nguy hiểm đang chờ đợi mình. Con đường dẫn tới Transylvanie - với một đoạn văn tả cảnh dẹp nhất có thể có trong văn học kỳ ảo của mọi thời đại luôn không thiếu những điểm gở, chẳng hạn như bóng dáng một nghĩa địa lạnh lẽo hoặc những tiếng tru thê thảm của loài lang sói trong đêm đen. Tuy nhiên, đoạn văn tả cảnh bậc thầy này chỉ được đưa vào tác phẩm vào năm 1914 với tựa đề cách mời của Dracula, các lần trước đó đều không thấy có. Đoạn văn thực ra là một lời cảnh báo nghiêm túc đối với Jonathan: nó muốn anh hãy từ bỏ cuộc viễn du, quên đi mục đích của cuộc hành trình, không được liều lĩnh dấn thân vào nguy hiểm trên đường tới Valachie. Trong một đoạn văn khác, chúng ta còn thấy Jonathan thoát khỏi cái chết trong gang tấc, bởi trong lúc bất cẩn, anh đã vô tình để mình trở thành một con mồi quyến rũ của ba ả đàn bà tuyệt đẹp nhưng dâm đãng cũng chính là ba bóng ma cà rồng đáng ngờ được sinh ra nhờ ánh trăng lọt qua cửa sổ một căn phòng địa phủ... Cảnh này khiến chúng ta có cảm tưởng rằng Jonathan cũng giống như các tín đồ tôn giáo chờ được thụ pháp trong các nền văn minh cổ xưa: anh phải chịu một thử thách được hiện thân trong thân thể một người đàn bà thật quyến rũ, và kết quả anh có biết chống lại cám dỗ hay không sẽ là điều kiện để anh được bất tử hay phải chết.

Trong khi đó, bá tước Dracula lại chọn một hành trình ngược lại, nhưng đó không phải là một con đường cuối cùng để có thể quay trở lại điểm xuất phát.

Lão là kẻ bị trừng phạt bởi những tội ác đã gây ra. Lão hoàn toàn bị cô lập trước những người đang ra sức chống lại lão, của sự thèm khát được an toàn, của chủ nghĩa anh hùng cổ điển phương Tây. Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng một số nhân vật trong tiểu thuyết của Bram Stoker không có tính cách thực sự; họ phụ thuộc vào quyền sở hữu của bá tước mặc dù không hề được một lần trông thấy lão, chẳng hạn trường hợp của nhân vật Renueld. Tất cả chỉ tồn tại bởi hắn, qua hắn và người ta chỉ biết tới hắn qua những thư trao đổi hoặc những dòng nhật ký riêng tư của nhân vật khác. Không có nhân vật nào trong tác phẩm thể hiện sự kính phục hoặc lòng tôn trọng đối với siêu nhiên: chỉ sự quái gở của sự việc mới làm nổi bật từng nhân vật trong kịch bản. Cái đáng sợ ở nhân vật Dracula không chỉ thể hiện ở chỗ lão có thể sai khiến cả đàn thú hoang dã hoặc làm thay đổi sự việc theo ý muốn, mà còn ở chỗ lão có thể mò tới thành Luân Đôn để biến các mạng sống khác thành những thây ma như hắn sau nhiều thế kỷ chuẩn bị! Sức mạnh của hắn được nhân dần lên và mở rộng dần ra, từ một điểm rất nhỏ có thể trải rộng ra toàn thế gian.

Khi Jonathan và những người bạn của anh biết được ngọn nguồn của mối nguy hiểm để tìm ra một phương án đối phó thì đã quá muộn. Tuy nhiên, vòng vây của những kẻ không đội trời chung vẫn cứ siết nhỏ dần, nhỏ dần xung quanh Dracula. Chúng ta có thể cảm nhận được cao trào của câu chuyện trong một đoạn văn mô tả các nhân vật chính cưỡi ngựa phi nước đại về phía trung tâm điểm của mọi mối nguy hiểm - nơi đặt quan tài của thầy ma Dracula, dưới sự bảo vệ của những người Bôhêm trong khi mối nguy hiểm cứ lớn dần trong một thời gian ngắn ngủi.

Xét trên phương diện kỹ thuật, tác giả đã rất khéo léo trong bút pháp khi chủ ý để các nhân vật tỏ thái độ không khâm phục bá tước Dracula, bởi nếu làm ngược lại, cái kỳ ảo trong câu chuyện sẽ bị lộ liễu thô thiển trước khi phai nhạt dần rồi chìm nghỉm vào cái thần bí mông lung. Stoker thích một khoảng không gian cách biệt để có thể hạn định cội nguồn gây nên nỗi kinh ngạc và sự lo sợ, để rồi lại phá tan những cảm giác mơ hồ này theo cách tất nhất. Ông cũng tỏ ra thật hoàn hảo trong việc sử dụng nhiều chất liệu tản mạn có trong kho tàng chuyện kỳ ảo truyền thống của phương Tây để lồng vào lời kể của mình một cách tự nhiên nhất. Kỹ thuật ấy càng đắt hơn khi ông biết cách tạo nên một khoảng không khí, không gian có sức thôi thúc gợi cảm theo cấp độ tăng dần.

Cuộc hành trình đầy gian nguy của Jonathan từ Luân Đôn đến Transylvanie thực ra chỉ có chung một vai trò gợi mở như chính con người Renueld, cho dù hắn chưa một lần rời khỏi trại tâm thần. Sừ xuất hiện của người Bôhêm đầy màu sắc dân gian địa phương ở một số cảnh đẹp như tranh vẽ đâu cũng chung một tác dụng là mạng lại một hiệu quả văn học như các cuộc tìm kiếm của giáo sư Van Helsing trong các thư viện ở châu Âu. Bá tước Dracula không lập tức đưa người đọc lạc ngay vào một thế giới kỳ ảo, mà cái bí ẩn chỉ thực sự hé mở khi có sự xuất hiện ngày một rõ của lực lượng siêu nhiên.

Chi tiết những bóng ma cà rồng bị đâm cọc và biến thành cát bụi chỉ là một sự hư không hóa những gì được gọi là siêu nhiên; tuy nhiên, độc giả không vì thế mà thất vọng, bởi việc hành quyết của một thế giới đối với một thế giới khác cũng chỉ xảy ra khi độc giả bắt đầu khám phá ra thiện ác. Và sau khám phá này, thế giới xung quanh chúng ta không còn được đảm bảo nữa; bóng ma đã bị ngắn chặn ở một nơi xứng đáng với nó, nhưng ai dám đảm bảo rằng ngày mai sẽ không còn một bóng ma nào chui ra từ một chiếc quan tài khác? Cuối tiểu thuyết là cảnh Jonathan cùng gia đình trở lại thăm mảnh đất mà ngày trước anh đã từng bị bá tước Dracula ám. Tất cả dường như đã kết thúc một cách tất đẹp nhất trên một thế giới tốt đẹp nhất... Song cũng dường như vẫn còn một cái gì đó không ổn định, một cái gì đó hiển hiện, như muốn chứng tỏ rằng ma cà rồng vẫn còn tồn tại trên cõi đời này!

Vâng, dường như điều trái khoáy thường hay xuất hiện đúng vào lúc ta thanh thản nhất hoặc lúc ta ít ngờ tới nhất!

N.T.T

Khách mời của Dracula

Lúc tôi chuẩn bị đi dã ngoại, ông mặt trời còn đang tỏa những tia nắng vàng rực rỡ trên bầu trời Munich, và không gian cũng chan chứa niềm vui khôn tả của riêng buổi đầu hè.

Chiếc xe ngựa vừa chuyển bánh thì Delbruck (ông chủ khách sạn tôi đang ở) vội vàng chạy theo chúc tôi một cuộc dạo chơi tất đẹp, rồi tay vẫn bám vào cửa xe, dặn với theo tay xà ích :

- Này, anh phải quay về trước chiều tối đấy, biết chưa?

Thời tiết tuy rất đẹp, nhưng nói gì thì nói, những trận gió từ phương bắc tràn tới có thể mang theo giông tố vào bất cứ lúc nào. Tất nhiên, tôi cứ dặn thế cho chắc, vì anh thừa biết là đêm nay tôi không được phép lên đường chậm trễ!

Nói tới câu cuối cùng, ông ta cười cười.

- Ja, mein Herr! - Johann gật đầu đồng ý. Gã đưa tay sửa mũ rồi quất cho ngựa chạy thật nhanh.

Khi xe vừa chạy ra khỏi thành phố, tôi ra hiệu cho tay xà ích dừng lại và đột ngột hỏi :

Johann này, tại sao ông chủ lại nói về đêm nay như vậy?

Tay xà ích vừa khua tay vừa trả lời cộc lốc :

- Walpurgis Nacht!

Dứt lời, gã rút trong túi ra một chiếc đồng hồ cổ của Đức bằng bạc và to như một củ cải; gã nhíu mày xem giờ, rồi nhún vai tỏ vẻ không bằng lòng.

Tôi hiểu đó là một cử chỉ phản đối khá lịch sự trước sự dừng xe mất thời gian vô ích này, và tôi chẳng thể làm gì khác ngoài việc ngả lưng ra sau xe.

Chiếe xe lại lập tức chuyển bánh như muốn lấy lại quãng thời gian ngắn ngủi đã để mất. Trên đường đi, thỉnh thoảng mấy chú ngựa lại đột ngột ngóc đầu, hít mũi phì phí - dường như có một thứ mùi gì đó đang làm chứng sợ. Và cứ mỗi lần nhìn thấy chúng phản ứng như vậy, bản thân tôi cũng chợt cảm thấy lo lo.

Từng cơn gió bắt đầu ào ạt thổi tràn trên con đường vì xe chúng tôi đã bò lên sườn đồi được một lúc và đang chuẩn bị lên một cao nguyên. Lát sau, trước mắt tôi chợt hiện ra một con đường mà thoạt nhìn, tôi cũng nhận ra là ít có bước chân người qua lại. Dường như con đường dẫn sâu vào một thung lũng hẹp.

Tôi rất muốn đi vào con đường đó, và mặc dù biết là làm phiền Johaun, tôi vẫn kêu gã cho dừng xe một lần nữa. Tôi giải thích với gã rằng tôi thèm được xuống đường. Gã lập tức tìm mọi lý do để thoái thác, nói rằng đó là điều không thể được. Trong lúc giải thích, gã không ngừng khoa tay múa chân ra hiệu cho tôi hiểu. Trí tò mò của tôi bắt đầu bị đánh thức, và tôi đã đặt ra cho gã vô số các câu hỏi. Gã luôn trả lời thoái thác và thỉnh thoảng lại liếc mắt nhìn đồng hồ, vẻ khó chịu. Cuối cùng thì tôi cũng không thể kiềm chế được nữa.

- Johaun, tôi muốn được xuống con đường đó. Tôi không bắt anh phải đi theo tôi, nhưng tôi muốn biết tại sao anh không chịu đi xuống dưới ấy?

Thay vì trả lời, tay xà ích nhảy tót ra khỏi ghế. Chân vừa chạm đất, gã vội vàng chắp tay cầu xin tôi đừng đâm đầu về phía ấy. Gã nói lẫn lộn cả tiếng Anh và tiếng Đức cho tôi hiểu. Dường như từ đầu đến giờ gã vẫn định nói với tôi một điều gì đó - một điều luôn làm gã lo sợ, nhưng lần nào gã cũng trấn tĩnh lại được và chỉ nhắc đi nhắc lại một câu, trong khi tay không ngừng làm dấu thánh :

- Walpurgis Nacht! Walpurgis Nacht!

Tôi muốn tranh luận một chút, nhưng rõ ràng là không thể được vì tôi đâu có hiểu ngôn ngữ của người đối thoại! Gã có lợi thế hơn tôi, bởi dầu sao thì gã cũng có thể nhồi vài từ tiếng Anh vào những câu tiếng Đức của gã. Cuối cùng, gã lại nhìn vào chiếc đồng hồ để nhắc tôi hiểu cái mà tôi phải hiểu. Đàn ngựa kéo xe cũng bắt đầu hết kiên nhẫn, chúng lại khịt khịt mũi một lần nữa. Thấy vậy, bộ mặt tay xà ích bỗng tái mét lại. Gã lấm lét nhìn quanh, vẻ khiếp sợ. Rồi gã hốt hoảng chộp lấy dây cương xua lũ ngựa bước lên vài bước. Tôi chạy theo hỏi gã tại sao lại phải rời khỏi chỗ chúng tôi vừa dừng xe lúc nãy. Gã cứ cắm đầu đánh xe về phía con đường đối diện, rồi chỉ tay về phía một cây thánh giá nằm cạnh chỗ dừng xe lúc đầu Gã trả lời tôi bằng tiếng Đức, rồi nói tiếp bằng một thứ tiếng Anh lơ lớ :

- Đó chính là chỗ người ta đã chôn một kẻ tự tử :

Tôi chợt nhớ tới tập quán cổ hủ muốn chôn những kẻ tự tử ở gần các ngã ba, ngã tư đường của người dân xứ này.

- À? Đúng rồi, một kẻ tự sát... Hay thật...

Nhưng tôi vẫn không tài nào hiểu được tại sao lũ ngựa lại sợ hãi đến như vậy.

Trong lúc tiếp tục nói chuyện, chúng tôi chợt nghe thấy một tiếng kêu vừa như tiếng ăng ẳng, lại vừa như một tiếng sủa từ đâu vọng tới. Chắc chắn là âm thanh đó vọng tới từ rất xa, song không hiểu sao lúc này lũ ngựa lạị hoảng loạn đến thế, phải trầy trật lắm Johann mới kìm chúng lại được.

Gã quay sang nói với tôi, giọng run run :

- Tôi tin rằng đó là tiếng chó sói, mặc dù ở đây không còn cái giống ấy nữa.

- Thế à? Không còn ư? Cớ đúng là từ lâu không còn con sói nào bén mảng tới gần thành phố không?

Từ rất, rất lâu rồi, ít nhất là vào mùa xuân và mùa hè, nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn gặp chúng xuất hiện trở lại khi có tuyết rơi.

Gã đưa tay vuốt ve đàn ngựa, cố làm chúng trấn tĩnh khi ánh mặt trời bỗng chốc bị những đám mây nặng nề và đen kịt che kín. Gần như cùng lúc đó, một trận gió lạnh gai người bất ngờ ập tới - nói đúng hơn, đó chỉ là một luồng gió lạnh duy nhất xuất hiện như một dấu hiệu báo trước điều đen tối, bởi một lát sau, tôi lại thấy ánh mặt trời ló rạng trở lại lấy bàn tay che mắt, Johann nheo nheo nhìn về phía chân trời rồi quay sang bảo tôi :

- Bão tuyết đấy, chẳng mấy chốc nó sẽ ập tới đây cho mà xem.

Gã liếc nhìn đồng hồ một lần nữa rồi quả quyết nắm chặt chùm dây cương.

Chắc chắn là sự căng thẳng của lũ súc vật đã làm gã hình dung ra một điều gì tồi tệ nhất. Gã leo lên ghế như thể đã đến lúc tiếp tục phải lên đường.

Về phần mình, tôi vẫn muốn gã giải thích thêm cho tôi một điều gì đó.

- Vậy thì con đường nhỏ mà anh nhất định không chịu dẫn tôi vào ấy chạy tới đâu? - Tôi gặng hỏi.

Gã lại làm dấu, miệng lẩm bẩm cầu nguyện mấy câu rồi mới chịu trả lời tôi :

- Cấm không được đi tới đó.

- Cấm tới đó là tới chỗ nào?

- Tới ngôi làng.

- Sao! Dưới đó có một ngôi làng à?.

- Không, không. Đã nhiều thế kỷ nay, ở đó không còn ai sống nữa.

- Nhưng anh vừa nói tới một ngôi làng kia mà?

- Vâng, quả thật là ở đó từng có một ngôi làng.

- Thế bây giờ thì sao?

Tay xà ích kể cho tôi nghe một câu chuyện dài bằng cả tiếng Đức lẫn tiếng Anh lẫn lộn và rối rắm khiến đầu óc tôi mệt nhoài. Tuy nhiên, tôi vẫn tính là mình hiểu được rằng ngày xưa, cách đây hàng trăm, hàng trăm năm, có rất nhiều người đã chết ở ngôi làng này và họ đều được chôn ngay ở trong làng.

Thế rồi người ta bỗng nghe thấy những tiếng động vọng lên từ lòng đất, và khi các ngôi mộ được mở ra, những người đàn ông, và cả đàn bà nữa, bỗng nhiên sống trở lại, nhưng trên môi người nào cũng nhuốm đỏ một màu máu tươi. Vậy là để cứu vớt cuộc đời của đám người này (và trước hết là để cứu rồi linh hồn của họ - Johann vừa giải thích vừa làm dấu), người làng đã phải bỏ sang các ngôi làng khác, nơi có những người sống đang sống và những người chết thì đã thực sự chết, chứ không phải... không phải là một điều gì khác. Tôi thấy rõ ràng là tay xà ích định nói một từ gì đó ở cuối câu nhưng lại không dám, có lẽ chính bản thân gã cũng cảm thấy khiếp sợ cái điều mà gã định nói. Trong lúc tiếp tục câu chuyện, có vẻ như gã càng lúc càng bị kích động hơn. Đúng là trí tưởng tượng của gã đã cuốn gã đi. Gã kết thúc câu chuyện trong một bộ dạng hoảng hốt thật sự: mặt mày tái nhợt như một xác chết, trán đầm đìa mồ hôi, người run rẩy, mắt lo lắng nhìn quanh như đang chờ đợi một sự xuất hiện đáng ngờ nào đó trên đồng cỏ ngút ngàn, nơi mặt trời vẫn đổ tràn ánh nắng vàng rực rỡ. Cuối cùng, hắn lại buột miệng kêu lên một tiếng xé lòng và đầy vẻ thất vọng :

- Walpurgis Nacht!

Gã chỉ tay lên chiếc xe ngựa như muốn van nài tôi trở về chỗ.

Dòng máu Anh trong tôi bắt đầu bốc lên tận mặt. Tôi lùi lại một, hai bước rồi bảo gã người Đức :

Johann, thì ra là anh sợi! Vậy thì anh cứ quay về Munich đi, tôi sẽ về đó một mình cũng được. Kể ra dạo bộ một chút cũng hay đấy chứ!. Cửa xe vẫn mở ngỏ, tôi với tay cầm cây ba-toong mà tôi vẫn thường dùng trong những ngày nghỉ.

- Ừ, anh cứ quay về Munich trước đi, Johann ạ - Tôi nhắc lại. - Walpurgis Nacht, điều đó chẳng có nghĩa lý gì với người Anh hết.

Lũ ngựa mỗi lúc một càng thẳng hơn, Johann lại phải đánh vật để giữ chúng lại. Gã khẩn khoản nài nỉ tôi đừng làm cái điều điên rồ như vậy. Tỏi bỗng cảm thấy thương hại cho gã thanh niên lúc nào cũng canh cánh một nỗi khiếp sợ mơ hồ trong lòng. Tuy nhiên, tôi vẫn không nhịn được cười.

Nỗi sợ hãi đã làm gã quên mất một điều rằng để bày tỏ nỗi lòng cho tôi hiểu, gã phải nói bằng tiếng Anh, vậy mà gã lại cứ lúng túng mãi bằng tiếng Đức. Tôi buộc phải chỉ tay về phía con đường gã phải đi mà kêu lên: "Về Munich trước đi?" rồi quay phắt lại. Tôi quyết định xuống thung lũng một mình.

Tay xà ích người Đức miễn cưỡng đánh ngựa quay về hướng Munich trong một tâm trạng thất vọng. Tôi chống ba-toong đưa mắt nhìn theo: chiếc xe ngựa từ từ đi xa dần. Vừa lúc đớ trên đỉnh đồi bỗng xuất hiện bóng dáng một người đàn ông một gã đàn ông cao lớn nhưng gầy ốm, dù khoảng cách còn rất xa, nhưng tôi vẫn nhìn rõ. Thấy gã đàn ông bước lại gần, lũ ngựa bỗng lồng lên hoảng loạn, tất cả đều nhảy nhót điên cuồng. Johann không còn làm chủ được chúng nữa, chúng đột ngột chồm lên như hóa dại. Loáng một cái, chiếc xe ngựa đã biến mất; tôi đưa mắt tìm kẻ lạ mặt, nhưng cả gã cũng biến mất từ lúc nào.

Tôi dấn thân vào con đường đã làm cho Johann sợ phát khiếp, trong lòng cảm thấy thật nhẹ nhõm. Tại sao gã phải sợ đến thế? Đó là điều tôi không sao hiểu nổi. Tôi đã cuốc bộ được khoảng hai tiếng đồng hồ rồi mà vẫn chưa gặp một bóng người nào. Đây quả là một chốn hoang vắng đến lạnh người. Tuy nhiên, tôi chỉ chợt nhận ra điều này khi tôi khúc quanh của con đường: tôi đang đứng trước một bìa rừng thưa thớt cây cối. Quả thực là chỉ khi đó tôi mới hiểu cái cảm giác mơ hồ mà nỗi quạnh hiu ảm đạm của xứ sở này đang để lại trong tôi.

Tôi ngồi xuống rìa đường nghỉ xả hơi và tranh thủ đảo mắt quan sát mọi cảnh vật xung quanh. Dường như tiết trời đã trở nên lạnh hơn nhiều so với lúc đầu tôi đi dạo. Vừa lúc đó, tôi bỗng nghe thấy tiếng một âm thanh kỳ lạ giống như một hơi thở dài, thỉnh thoảng lại bị ngắt quãng bởi một tiếng gầm gào ngàn ngạt. Trên bầu trời, từng đám mây khổng lồ bỗng ùn ùn từ phương bắc ập đến.

Chắc chắn là một cơn giông đang sắp đổ ập xuống đây. Tôi chợt rùng mình.

Nghĩ rằng ngồi nghỉ như vậy sau hai tiếng đồng hồ cuốc bộ là quá nhiều, tôi quyết định tiếp tục lên đường.

Cho dù cơn giông sắp đổ ập xuống, nhưng phong cảnh trước mắt tôi vẫn đẹp đến huyền diệu. Tôi có cảm giác nơi đây như một chốn thần tiên. Buổi chiều tà đang hắt xuống những tia nắng yếu ớt cuối cùng; lúc hoàng hôn đổ bong xuống cánh rừng cũng là lúc tôi loay hoay định hướng về Munich. Ánh huy hoàng của buổi chiều lúc này đã trở thành một thứ ánh sáng hắt hiu, tiết trời mỗi lúc một lạnh hơn, những đám mây cũng trở nên đáng sợ hơn, chúng vẫn ùn ùn kéo đến cùng với những tiếng gầm lít mơ hồ xa xa. Âm thanh ghê rợn đó thỉnh thoảng lại vọng tới, giống hệt những tiếng kêu bí ẩn mà lúc nãy, gã đánh xe ngựa vẫn cho là tiếng tru của chó sói. Tôi bỗng đâm ra do dự. Tuy nhiên, như đã nói, tôi muốn được thấy ngôi làng bị bỏ hoang, nên vẫn quyết định tiếp tục lên đường và chẳng mấy chốc đã tới một bình nguyên trải rộng hút tầm mắt nằm giữa những ngọn đồi um tùm cây cối. Phóng tầm mắt ra xa, tôi nhận thấy một nẻo đường quê quanh co khúc khuỷu: con đường mất hút ở một khúc quanh, sau một bụi cây rậm rạp mọc ngay dưới chân một ngọn đồi.

Tôi đang mải ngắm bức tranh ấy thì một luồng gió lạnh bất thần thổi ào tới; tiếp sau đó là những bông tuyết bắt đầu rơi. Tôi bắt đầu nghĩ đến những dặm đường mà mình phải đi khắp chốn hoang vu này và vội vàng mò tới trú dưới bụi cây trước mặt. Bầu trời vẫn đang tối sầm từng phút, các bông tuyết rơi xuống mỗi lúc một nhanh và dày đặc hơn. Cứ đà này, chẳng mấy chốc cảnh vật trước mắt tôi sẽ biến thành một tấm thảm trắng xóa mờ mịt khiến tôi chẳng còn phân biệt được gì nữa. Mặc kệ, tôi vẫn tiếp tục lên đường. Nhưng con đường lúc này đã trở nên rất tồi; các rìa đường chỗ thì bị xóa nhòa lẫn vào các cánh đồng, chỗ thì lẫn với bìa rừng, tuyết đã làm cho mọi thứ trở nên không còn đơn giản như nguyên bản của nó; chỉ mới đi được một đoạn ngắn mà tôi đã nhận ngay ra là mình đã đi chệch đường, bởi tôi đang giẫm lên một lớp cỏ mềm mềm dưới lớp tuyết trắng. Gió bắt đầu thổi dữ dội, tiết trời lạnh thấu xương, tôi phải chịu thử thách thật sự mặc dù vẫn lầm hết sức bình sinh để tiến về phía trước. Những cơn lốc tuyết gần như không cho tôi mở to mắt. Thỉnh thoảng lại có một tia chớp bất ngờ lóe lên xé toang những đám mây lao xuống, đó là những lúc tôi kịp nhận ra những bóng cây lớn trước mặt, nhất là những cây bách và cây thông đỏ.

Đứng trú dưới những tán lá cây, tôi chẳng còn nghe thấy gì khác ngoài tiếng gió rít trên đầu. Sự u tối do cơn giông tố mang tới đang bị cái bóng tối của đêm đen nuốt chửng... Nhưng rồi cơn bão tuyết dường như cũng sắp sửa qua đi, những trận cuồng phong cũng bắt đầu thưa dần, và mỗi lần gió ngớt, tôi lại có cảm tưởng như cái tiếng kêu bí ẩn, gần như là siêu nhiên của loài sói ấy được nhại đi nhại lại thành những tiếng vọng lê thê không đứt.

Một lúc sau, giữa những đám mây xám xịt trôi lập lờ trên bầu trời, thỉnh thoảng cũng le lói một ánh trăng bàng bạc đủ để soi rõ mọi cảnh vật; do vậy mà tôi biết rằng mình đã đặt chân tới một chỗ thật sự giống một cánh rừng bách và thông đỏ khi tuyết ngừng rơi. Tôi rời khỏi nơi trú ẩn để quan sát cho rõ hơn, lòng tự nhủ rằng có thể mình sẽ tìm được ở đây một ngôi nhà, một ngôi nhà đổ nát cũng được, để làm chỗ trú chắc chắn hơn. Đi đọc theo bìa rừng, tôi nhận ra một bức tường thấp dựng chắn ngang trước mặt, nhưng xa hơn một chút lại có một lỗ hổng khá rộng. Từ chỗ này, cánh rừng thông mở ra một lối nhỏ dẫn tới một khối sẫm đen vuông vắn mà tôi cho đó là một tòa nhà. Nhưng đúng vào lúc tôi vừa thoáng nhận ra cái mảng tối đen ấy thì ánh trăng lại bị những đám mây che mất, vậy là tôi phải mò theo lối đi ấy dưới một bóng tối hoàn toàn. Tôi vừa mò mẫm bước vừa run lên vì lạnh, nhưng một chỗ trú ẩn thật sự đang đón chờ tôi; và chính niềm hy vọng đã dẫn bước cho tôi; thực ra, tôi đang đi như một kẻ không có mắt.

Tôi đứng sững lại vì ngạc nhiên nhận thấy sự im ắng đến bất ngờ của không gian. Giông tố đã qua đi, dường như trái tim tôi cũng đang ngừng đập. Cảm giác đó kéo dài trong giây lát, bởi ánh trăng lại một lần nữa lấp ló giữa những đám mây đen, và cũng chính là lúc tôi nhận ra mình đang lạc vào một nghĩa địa, ngôi nhà hình vuông nằm ở cuối lối nhỏ chính là một ngôi mộ đá lớn, trắng toát một màu tuyết phủ. Ánh trăng xuất hiện một lần nữa, rồi kéo theo tiếng ầm ầm của giông tố đang đe dọa quay trở lại; cùng lúc, tôi còn nghe thấy những tiếng tru nặng nề ghê rợn kéo dài mãi không dứt của bầy sói hay bầy chó hoang. Tôi lại chợt rùng mình, cái lạnh vẫn tiếp tục chích vào da thịt tôi, và dường như cả vào trái tim đang đơn độc của tôi nữa. Trong khi ánh trăng tiếp tục soi tỏ ngôi mộ đá, thì cơn giông vẫn ầm ầm quay trở lại mỗi lúc một cuồng nộ hơn. Như bị thôi miên, tôi từ từ bước lại gần lăng mộ kỳ quái mọc trơ trọi phía trước. Sau khi lượn một vòng, tôi đọc được mấy dòng chữ tiếng Đức ghi trên ô cửa có kiến trúc mang phong cách đôric :

Phu nhân bá tước Dolingen De Gratz Styrie người đã tìm và đến với cái chết năm 1801

Phía trên ngôi mộ là một cây cọc sắt dài gắn vào nền đá. Lăng mộ này được xây bằng nhiều tảng đá cẩm thạch. Trở lại phía đầu hồi, tôi thấy một dòng chữ khắc bằng tiếng Nga :

Những cái chết nhanh chóng bị lãng quên

Tất cả toát lên một vẻ kỳ quái và bí ẩn đến mức làm tôi suýt ngất xỉu. Tôi bắt đầu thấy hối tiếc vì đã không nghe theo lời can ngàn của Johann. Một ý nghĩ ghê sợ chợt lóe lên trong đầu tôi. Đó là đêm Walpurgis! Walpurgis Nacht!

Vâng, đêm Walpurgis là cái đêm mà hàng nghìn, hàng nghìn người tin rằng quỷ dữ đã xuất hiện trong chúng tôi, rằng các thây ma đã bật mồ mả đứng dậy, và rằng tất cả quỷ sứ gian manh của đất, nước và không khí đã mở hội náo loạn.

Chẳng cần tay xà ích người Đức, mà đến ngay cả tôi lúc này cũng muốn trốn khỏi ngôi làng bỏ hoang từ nhiều thế kỷ này bằng mọi giá. Nơi đây, người ta đã chôn vùi kẻ tự tử, ấy vậy mà tôi đang đứng trơ trọi một mình trước nấm mồ của kẻ xấu số đó Bất lực, run rẩy vì lạnh dưới một lớp vải liệm bằng tuyết trắng toát, trước một cơn giông điên khùng đang đe dọa quay trở lại? Tôi đã phải cầu khấn tất cả lòng can đảm, lý trí của chính bản thân mình và cả đức tin vào Chúa Trời mà tôi vẫn nuôi dưỡng bấy lâu để khỏi bị ngã khuỵu xuống đất.

Quả thực, chỉ một lát sau, tôi đã bị nuốt chửng bởi một cơn vòi rồng thực sự bắt đầu tràn tới. Mặt đất bỗng rung chuyển như đang nằm dưới sự giày xéo của hàng ngàn vó ngựa, và lần này không phải là một trận bão tuyết, mà là một trận mưa đá điên khùng với sức mạnh ghê gớm cuốn theo cả các tán lá, đánh gẫy vô số các cành cây, đến nỗi chỉ trong chốc lát, những cây thông đỏ không còn là chỗ trú ẩn cho tôi nứa. Tôi chạy thục mạng sang một gốc cây khác, song ở đó cũng không hơn. Chẳng mấy chốc xung quanh bỗng trở nên trơ trọi, không có chỗ nào có thể làm chỗ trú cho tôi. Tôi loay hoay tìm một chỗ có thể làm nơi ẩn náu thực sự: cửa nhà mồ. Vì được xây theo kiểu đôric, nên nhà mồ có một khuôn cửa rất sâu. Ở đó, đứng tựa vào một thanh đồng đồ sộ, tôi có thể ít nhiều tránh được những cục mưa đá nặng trịch, bởi vì lúc này chúng chỉ có thể bắn vào người tôi sau khi đã rơi xuống lối đi hoặc đập vào các tấm đá lát.

Cánh cửa nơi tôi đứng bỗng nhiên bật ra và hé mở vào bên trong. Cơn giông tàn khốc dường như đã dành cho tôi một cơ may bất ngờ khi mở ra cho tôi một nơi ẩn náu chắc chắn hơn. Tôi nhanh chân bước vào trong nhà mồ đúng vào lúc một tia chớp chói lòa chạy loằng ngoằng một góc bầu trời. Nhưng chính lúc đó, tức là lúc tôi đang quay mặt về phía bóng tối trong hầm mộ, tôi đã sững sờ khi trông thấy một người đàn bà rất đẹp, hai má tròn trĩnh, cặp môi đỏ chót, đang nằm dài trên một chiếc cáng, vẻ như đang ngủ. Tôi bỗng giật thót người bởi một tiếng sét bất ngờ gầm lên và ngay lúc ấy, người tôi như bị bàn tay thô bạo của một gã khổng lồ túm chặt, ném thẳng ra ngoài giông bão. Sự việc diễn ra nhanh đến nỗi ngay trước khi nhận được một cú sốc về thể xác cũng như tinh thần tôi đã lập tức cảm thấy cái lạnh toát của những cục mưa đá to bự đập vào người.

Nhưng đó cũng là lúc tôi có một cảm giác thật kỳ lạ: tôi không ở đây một mình.

Tôi lại ngoảnh mặt nhìn về phía nhà mồ khi cánh cửa vẫn đang mở rộng ngoác.

Lại một tiếng sét chói lòa bất thình lình đánh trúng vào chiếc cọc sắt cắm trên nóc mộ, rồi xẹt một đường xuống tận hố đất, phá tan phần mộ uy nghi. Xác người đàn bà bị hất tung lên; lửa bùng cháy tứ phía; những tiếng kêu đau đớn của xác chết nhanh chóng bị tiếng gầm vang của sấm sét nuốt chửng. Đây quả là một bản hòa tấu khủng khiếp mà tôi đã được nghe đúng vào lúc chót, bởi bàn tay khổng lồ lại một lần nữa túm chặt lấy tôi và ném ra giữa cơn mưa đá, trong khi những ngọn đồi xung quanh tôi liên tục dội tới những tiếng hú dài man rợ của bầy sói. Cảnh tượng cuối cùng mà tôi nhớ được là một đám đông trắng toát một màu tang tóc đang lởn vởn chuyển động, như thể tất cả các ngôi mộ quanh quẩn đây đều bật mở để hồn ma của những kẻ đã chết chập chờn bước cả về phía tôi dưới những cơn lốc mưa đá.

Nhưng rồi tôi cũng dần dần tỉnh lại, người cảm thấy mệt mỏi đến phát sợ.

Phải mất một hồi lâu tôi mới nhớ lại được những gì đã xảy ra. Toàn thân tôi, từ đôi tay, cột sống đến hai chân đều tê dại đau đớn. Tôi cố cử động một cách vô ích đôi bàn chân. Nhưng từ đáy lòng, tôi lại cảm thấy một cảm giác ấm nồng kỳ lạ bù đắp cho những cảm giác đau đớn. Quả là một cơn ác mộng - một ác mộng thể xác, nếu tôi có thể diễn tả như vậy, bởi tôi vẫn chưa xác định được một vật ghê gớm đang đè nặng lên ngực khiến tôi nghẹt thở muốn chết.

Tôi cứ nằm như vậy khá lâu, trong trạng thái nửa lịm nửa thức, nếu như đó không phải là trạng thái bất tỉnh. Lúc sau, tôi chợt cảm thấy buồn nôn, trong người quay cuồng như một kẻ bị say sóng. Trong tôi bắt đầu trào dâng một nỗi khát khao được giải phóng khỏi một cái gì đó... mà tôi không biết.

Xung quanh tôi là một bầu không khí câm lặng lạ lùng đang ngự trị, cả thế giới như đang chìm trong giấc ngủ vĩnh cửu hoặc như vừa mới chết - sự im lặng ấy chỉ bị gián đoạn bởi hơi thở hổn hển của một con vật chắc hẳn đang đứng rất gần tôi. Tôi bỗng cảm thấy có một vật gì đó nóng hổi vừa quệt xiết vào cổ mình, và tôi nhận ngay ra rằng mình đang đứng trước một sự thật khủng khiếp. Một con vật lực lưỡng đang nằm đè lên người tôi, mõm nó gí sát vào cổ tôi. Tôi không dám động đậy vì biết chỉ có sự nằm im bất động mới có thề giúp tôi thoát chết lúc này. Nhưng con vật chắc chắn đã hiểu rằng trong tôi đang có sự thay đổi, bởi nó vừa ngẩn ngơ đầu lên. Qua hàng mi, tôi nhận ra phía trên mình là hai con mặt to, sang quắc của một con sói khổng lồ. Hai hàm răng trắng ởn, dài lởm chởm và nhọn hoắt của con vật càng lộ rõ trong cái mõm đang há hốc đỏ lòm.

Hơi thở nóng hổi và tanh tưởi của nó như xộc cả vào mũi tôi.

Một lần nữa tôi rơi vào trạng thái mê man bất tỉnh trong một thời gian khá đài. Cuối cùng, chỉ có tiếng gầm gừ trầm đục kéo theo những tiếng rít ăng ăng bất chợt vang lên mới làm tôi tỉnh lại. Tiếp đó, tôi mơ hồ nghe thấy một tràng âm thanh dường như là tiếng gọi của nhiều người cùng cất lên từ rất xa: "Nào! Nào!" Tôi thận trọng ngóc đầu đậy nhìn về phía có những tiếng kêu, nhưng nghĩa địa đã che mất tầm mắt của tôi. Con sói hoang vẫn gầm gừ rít lên kỳ dị, và hình như vừa có một vệt sáng màu đỏ chạy lòng vòng về các hướng trong rừng thông. Có vẻ như ánh sáng ấy đi cùng hướng với những tiếng gọi. Tiếng gọi càng lớn bao nhiêu thì tiếng gào thét của con sói càng dữ dội bấy nhiêu.

Chưa bao giờ tôi thấy sợ một cử động, một tiếng than thở của mình đến thế.

Quầng trắng bao phủ xung quanh tôi như một lớp vải liệm trong đêm. Bất thình lình, đằng sau các thân cây bỗng xuất hiện một toán kỵ mã, tay cầm đuốc, phi nước kiệu ào tới. Con sói đứng bật dậy, nhảy phốc khỏi ngực tôi và cắm đầu chạy vào nghĩa địa. Tôi nhận ra một kỵ binh (cả toán đều là những người lính, tôi biết vậy nhờ bộ quân phục trên người họ) đang tì khẩu cạc bin vào vai chuẩn bị bóp cò. Một phát đạn nổ chát chúa ngay trên đầu tôi. Chắc là anh ta đã nhầm cái thây sống của tôi với con sói kia. Cũng may là có một người lính khác trông thấy con vật đang bỏ chạy; lại thêm một phát đạn nữa rít lên. Ngay sau đó, toán kỵ binh thúc ngựa phi nước đại một số chạy về phía tôi, số còn lại cấp tập đuổi theo con sói đang mất hút dưới những cây thông phủ đầy tuyết.

Biết là có người đến gần tôi mới dám thử cử động chân tay, nhưng tôi không thể làm được: tôi đã hoàn toàn tê liệt vì kiệt sức, mặc dù vẫn còn khả năng nhận biết tất cả những gì đang xảy ra, hoặc những người đang nói chuyện huyên náo xung quanh. Có hai, ba người lính nhảy xuống ngựa, quỳ gối kiểm tra tôi. Một người trong số họ nâng gáy rồi đặt tay lên ngực tôi.

- Không vấn đề gì, các cậu ạ! - Anh ta reo lên - Tim ông ta vẫn còn đập!

Họ cho tôi nhấp một chút rượu mạnh, điều này đã giúp tôi trở lại chính mình: cuối cùng thì tôi cũng đã mở to được hai mắt. Cảnh đầu tiên tôi có thể nhìn rõ lúc này là ánh sáng từ những ngọn đuốc đang nhảy nhót cùng bóng tối trên các ngọn cây. Tôi dỏng tai nghe những người đàn ông chất vấn nhau. Những tiếng kêu suýt xoa của họ lộ rõ vẻ lo sợ. Một lát sau, đám kỵ binh vừa đuổi theo con sói đã trở về với một vẻ mặt hốt hoảng như bị ma đuổi. Mấy tên lính đang ngồi quanh tôi ngẩng mặt lên hỏi, vẻ khiếp sợ :

- Sao rồi? Các cậu có đuổi được nó không?

- Không! Không? - Mấy người ngồi trên ngựa vội vàng trả lời, tôi có cảm giác như họ vẫn còn sợ - Chúng ta phải đi thôi, nhanh lên, nhanh lên! Đừng có ngu xuẩn kề cà ở một nơi như thế này, nhất là lại vào đúng đêm nay!

- Nhưng làm sao mới được chứ? - Mấy tay ngồi bên tôi gặng hỏi, giọng nói của mỗi người đều có một cái gì đó như một cảm xúc riêng. Câu trả lời của họ cũng không mấy giống nhau và điều đáng nói nhất là tất cả các câu trả lời đều mập mờ, ấp úng; dường như những người đàn ông này lúc đầu đều muốn nói cùng một điều gì đó, nhưng một nỗi sợ giống nhau nào đó đã ngăn không cho họ nói đến cùng ý nghĩ của mình.

- Đó là... đó là... đúng thế? - Một tên ấp úng nói.

- Một con sói... nhưng cũng không hẳn là một con sói! - Một tên lính khác vừa nói vừa run.

- Có bắn trúng con quái vật ấy cũng chẳng có tác dụng gì nếu không có một viên đạn thánh. - Tên thứ ba nói với một vẻ bình tĩnh hơn.

- Thật là phúc đức khi đi vào đêm nay! - Tên thứ tư mỉa mai - Không khéo chúng ta phải kiếm được cả ngàn mác ấy chứ?

- Trên các mảnh đá vỡ có dính máu - Một tên khác nói - không phải là sấm sét đã làm cái chuyện ấy. Thế còn thằng cha này? Ông ta không gặp nguy hiểm chứ? Nhìn cổ ông ta kìa! Các cậu thấy lồi chứ, con sói đã nằm đè lên người ông ta và giữ cho ông ta khỏi chết cứng.

Sau khi cúi xuống nhìn tơi, viên sĩ quan tuyên bố.

- Chẳng có gì nghiêm trọng cả, da thịt ông ta thậm chí cũng không bị xước.

Không hiểu câu chuyện rồi sẽ đi tới đâu? Bởi chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy ông ta nếu như không có những tiếng kêu của con sói.

- Thế con quái vật ấy chạy đi đằng nào rồi? - Người lính đang đỡ đầu tôi hỏi, có vẻ như anh ta là người còn giữ được dòng máu lạnh trong đám kỵ binh này.

- Nó quay về hang rồi. - Đồng đội của anh ta trả lời với bộ mặt tái mét, mắt khiếp sợ liếc nhìn xung quanh. - Ở đây làm gì có nhiều mồ mả để nó ẩn náu cơ chứ? Đi thôi, các bạn!

Nhanh lên! Hãy mau mau chuồn khỏi cái xó đáng nguyền rủa này!

Trong lúc viên sĩ quan ra lệnh, tên lính đã kịp nâng tôi ngồi dậy. Mấy tên khác cũng xúm lại vực tôi lên lưng ngựa. Viên sĩ quan nhảy lên phía sau quàng tay ôm lấy tôi trước khi ra lệnh rút lui. Để lại đằng sau những hàng thông, chúng tôi phi nước đại thành một hàng như quân lệnh.

Khi còn chưa tìm lại được khả năng diễn đạt của mình, tôi không thể kể gì về cuộc phiêu lưu của mình. Có lẽ là tôi vẫn đang trong trạng thái ngủ, bởi điều duy nhất mà tôi nhớ được kể từ lúc này là tôi đang ở tư thế đứng, hai bên có hai người lính xốc nách. Một ngày mới đang lên, ánh mặt trời hắt một vệt nắng dài xuống lớp tuyết trông như một con đường máu. Viên sĩ quan ra lệnh cho đám lính không được kể lại những gì họ đã trông thấy; điều duy nhất mà họ được nói là đã tìm được một người Anh đo một con chó rất lớn canh giữ.

- Một con chó! Nhưng cũng không hẳn là một con chó! - Tên lính lúc nào cũng có vẻ khiếp sợ thất lên - Khi nhìn thấy một con sói, chắc chắn tôi biết cách nhận ra nó bằng một con chó!

Viên sĩ quan trẻ bình tĩnh nhắc lại :

- Tôi đã nói là một con chó.

- Một con chó! - Một tên lính khác nhại lại, vẻ giễu cợt.

Rõ ràng là ánh mặt trời đang lên đã làm cho anh ta trở nên can đảm hơn. Đi được một đoạn, anh ta bỗng chỉ tay vào tôi nói :

- Nhìn cổ ông ta kìa. Các cậu sẽ nói với tớ rằng chính một con chó nhà đã làm như vậy chứ?

Tôi giật mình đưa tay xoa xoa vào cổ và không sao kìm được một tiếng kêu đau đớn.

Tất cả xúm vây quanh lấy tôi, một sớ vẫn ngồi trên yên ngựa cúi xuống nhìn cho rõ hơn. Và một lần nữa, giọng nói bình tĩnh của viên sĩ quan trẻ lại cất lên :

- Đó là con chó nhà, tôi đã bảo mà! Nếu chúng ta kể khác đi, người ta sẽ cười vào mũi cho đấy?

Một tên lính giúp tôi trở lại lưng ngựa cùng viên sĩ quan, chúng tôi đi theo lối dẫn tới khu. lao động ở ngoại ô Munich. Ở đó, họ tìm cho tôi một chiếc xe bò để trở về khách sạn Bốn Mùa. Để một tên lính trông ngựa, viên sĩ quan đi vào khách sạn cùng tôi, số còn lại trở về trại lính.

Delbruck hớt ha hớt hải chạy ra đón chúng tôi. Nhìn bộ dạng ông, tôi biết ngay là ông đã rất sốt ruột trong lúc chờ đợi. Ông túm chặt lấy tôi bằng cả hai tay và chỉ chịu buông ra khi tôi đã vào tới hành lang. Viên sĩ quan định chào từ biệt, nhưng tôi cố nài nỉ anh ta ở lại chơi với chúng tôi một lúc. Tôi kéo anh ta lên phòng và rót mời anh ta một ly rượu để bày tỏ lòng biết ơn người đã cứu mạng và ca ngợi long dũng cảm của những kỵ sĩ. Anh ta khiêm tốn đáp lại rằng bản thân anh ta cũng cảm thấy rất sung sướng, rằng chính ngài Delbruck mới chính là người đầu tiên đưa ra các biện pháp thiết thực, nhiệt thành và cuộc tìm kiếm này hoàn toàn không có gì là khó chịu cả. Nghe những lời bộc bạch của viên sĩ quan, ông chủ khách sạn chỉ mỉm cười. Viên sĩ quan một lần nữa xin phép được cáo từ đã đến giờ anh ta phải về trại đóng quân.

- Thưa ngài Delbruck, - Tôi hỏi khi viên sĩ quan đã ra về - làm thế nào mà toán lính này lại đi tìm tôi như vậy? Tại sao lại thế?

Ông chủ khách sạn khẽ nhún vai trả lời, vẻ không có gì quan trọng :

- Ngài tư lệnh của trung đoàn mà tôi từng phục vụ trước đây đã cho phép tôi gọi người tình nguyện đi tìm ông.

- Nhưng làm sao ngài biết tôi lạc đường?

Tên xà ích trở về với một chiếc xe tàn tạ: chiếc xe gần như tan nát, trong khi lũ ngựa cứ lồng lên như hóa dại.

- Nhưng đó chưa phải là nguyên nhân duy nhất khiến ngài phải nhờ đám kỵ binh đi tìm tôi?

Ồ? Đúng thế... ông xem này... Thậm chí ngay trước khi tên xà ích về tới đây tôi đã nhận được bức điện này của một nhà quý tộc mà ông là đối tượng được quan tâm...

Delbruck rút trong túi ra một mẩu giấy. Tôi vội cầm và đọc ngấu nghiến :

Bistritz Xin ngài hãy làm ơn để mắt quan tâm tới người sẽ trở thành tân khách của tôi; sự an toàn của ông ta đối với tôi là cực kỳ quý giá. Nếu như có chuyện gì đáng tiếc xảy ra với ông ta, hoặc nếu chẳng may ông ta mất tích, thì xin ngài hãy làm tất cả những gì có thể để cứu mạng ông ấy. Đó là một người Anh, một người Anh thích phiêu lưu. Tuyêí rơi, đêm tối, và chó sói có thể mang tới cho ông ta rất nhiều điều nguy hiểm. Xin hãy đừng để mất một giây phút nào nếu ngài cảm thấy có một chút gì đó lo lắng cho ông ta. Gia sản của tôi hoàn toàn đủ để tôi đền bù xứng đáng cho lòng nhiệt tình của ngài.

Dracula.

Tôi cầm mẩu giấy trên tay mà cảm thấy căn phòng như đang quay tròn. Nếu như ông chủ khách sạn không kịp ra tay đỡ thì có lẽ tôi đã ngã nhào xuống đất.

Quả là một chuyện kỳ lạ, bí ẩn và không thể nào tin nổi. Tôi dần cảm thấy mình đang là một thứ trò chơi và một canh bạc được thua của quyền lực đối lập nhau - cái ý nghĩ không thể xoay chuyển và mơ hồ này dường như đang làm thân xác tôi tê liệt. Chắc chắn là tôi đang nằm trong một vòng tay bảo vệ bí ẩn. Gần như trong cùng một phút, bức thông điệp đến từ một xứ xa xôi đã giữ tôi khỏi một mối nguy hiểm bị ngủ vùi dưới lớp tuyết trắng và kéo tôi thoát khỏi nanh chó sói.

Xem tiếp chương 1

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: