Cuốn album cũ

Bà tôi là một người đã lớn tuổi, bà sống ở cái thời mà cái ăn cái mặc cũng phải suy nghĩ, cái thời mà những loại áp lực hiện nay chưa từng xuất hiện, cái thời mà miếng cơm manh áo được đem ra làm thước đo của sự hạnh phúc, cái thời thay vì suy nghĩ làm sao để có chỗ đứng trong xã hội, họ nghĩ cách để sống qua ngày, cái thời chiến tranh.

Bà sinh năm 1925, quá lớn tuổi để đủ minh mẫn, bà hiện giờ đã là một cụ già với mái tóc bạc trắng, chẳng thể đi đâu nếu không có con cái giúp đỡ, cũng chẳng thể tự mình làm việc gì, từ việc ăn ngủ tới tắm giặt đều do con cái thay phiên nhau chăm sóc, đó là chuyện bình thường đối với chúng tôi, tôi cũng như rất nhiều đứa trẻ khác trong cái gia đình lớn nhà mình, đều không có quá nhiều kí ức hay kỉ niệm gì đáng nhớ với người bà này, lí do có lẽ chính vì khoảng cách thế hệ.

Tôi sinh năm 2004, cái thế hệ mà đứa trẻ 8 tuổi đã có thể nhắn tin trên chiếc điện thoại thông minh rào rào, cái tuổi mà 13, 14 năm đã nghĩ tới mấy chuyện người lớn, cái thời điểm mà mạng xã hội lên ngôi, người ta thay vì gặp mặt nhau trực tiếp, chúng tôi chọn giao tiếp qua những dòng tin nhắn.

Gia đình tôi cũng không khá giả gì mấy, tuy nhiên vẫn thuộc loại trung bình khá, đủ ăn đủ sống, có chút của ăn của để, nhưng cũng chỉ tới vậy thôi, một gia đình điển hình ở thời đại này.

Nếu chỉ có vậy, chắc tôi cũng sẽ không bao giờ để ý tới bà, bà là một người như nào, chúng tôi đều không biết, những đứa thuộc hàng con cháu trong nhà loanh quanh năm 2000 sẽ chẳng bao giờ biết được bà đã từng là một người phụ nữ mạnh mẽ hay xinh đẹp ra sao, cũng chẳng biết bà là một người mẹ tuyệt vời đến thế nào.

Tất cả kí ức và suy nghĩ của tôi về bà chỉ gói gọn trong những câu chuyện thời xưa mà mẹ kể lại mỗi tối trước khi ngủ, mọi thứ cứ như vậy mà trôi qua, tôi ít khi tới thăm bà, phần vì chẳng thân thiết gì cho lắm, phần vì chúng tôi sống ở hai thành phố khác nhau, người trong Nam người ngoài Bắc, mỗi một lần về quê đều phải chuẩn bị rất nhiều thứ, vậy nên thời gian hầu hết khi về qua của tôi không phải là thăm họ hàng, mà chính là đi du lịch.

Tôi cũng ít khi gặp bà, cũng có lẽ do cái độ tuổi của bà làm chúng tôi không tìm thấy có gì thú vị trong việc chơi cùng bà, bà không thể cười nói, không thể hiểu những trò chơi điện tử chúng tôi hay chơi trên điện thoại, cũng không biết gì về âm nhạc thời nay, những ca sĩ nổi tiếng, những nhạc sĩ nước ngoài có tầm ảnh hưởng, càng chẳng biết thế nào là hóng drama hay lướt tiktok cả.

Đương nhiên vì như vậy nên chúng tôi hầu hết không có điểm chung gì với bà, mỗi lần về thăm cũng chỉ nghe bà dặn dò vài câu điển hình như là "phải nghe lời ba mẹ nghe con", "con lên đó học có vất vả lắm không, có mệt lắm không con", "cố gắng học sau này giúp đỡ ba mẹ nha con".

Những câu dạy dỗ như vậy tôi đã nghe cả đời rồi, và có khi sẽ còn phải nghe nữa, vậy thì có gì ở người bà này làm chúng tôi cảm thấy hứng thú khi chơi cùng được, đấy cũng là lý do cho tới tận khi tôi vào đại học, bà đã bắt đầu không còn minh mẫn nữa rồi, bà giờ còn chẳng thể nói được câu nào cho liền mạch, mà câu từ đã chẳng còn nghĩa gì nữa rồi, giờ bà chỉ có thể nằm một chỗ chờ đợi con cháu tới chăm cho mà thôi.

Mọi thứ cứ như thế mãi, tôi chẳng để tâm tới một người bà chỉ có thể nằm suốt trên giường, mỗi lần về qua ngoài việc chạy lại chào bà một câu thì liền cùng lũ trẻ con trong xóm rượt đuổi nhau, cứ như thế suốt bao năm, cho tới khi tôi nhận được tin từ ba mẹ rằng bà có thể sẽ mất trong tháng này, gia đình tôi lên đường vào trong Nam một lần nữa, nhưng lần này là để con cháu có thể được gặp bà lần cuối khi bà còn chưa liệt giường.

Tôi phủi đi lớp bụi ở trên cuốn album ảnh của bà, tôi cùng vài đứa cháu của họ hàng được phân công nhiệm vụ dọn lại kho cũ của bà, gọi là kho thì cũng không đúng, nó chỉ là một cái phòng nhỏ ở dưới gầm cầu thang mà thôi, nơi đó để đủ các thứ linh tinh nhưng hầu hết là búa, máy khoan, ốc vít, dây điện và những thứ khác dành cho việc sửa chữa, trong lúc lặn lội ở cái nơi đầy bụi này, thế mà tôi lại được thấy một cuốn album bọc hẳn bằng bìa da nằm tít dưới mấy lớp thùng carton ở góc phòng.

Mọi người cũng biết rồi đấy, quả thực bây giờ việc sổ sách được bọc bằng bìa da thì chẳng có gì là lạ, nhưng vào cái thời của bà, cái thời chiến tranh mà thậm chí giấy còn phải con nhà giàu mới được mua, được đi học thôi cũng đã là điều xa xỉ rồi, vậy mà lại có hẳn một cuốn album bọc bằng bìa da, có lẽ nó phải chứa thứ gì quan trọng lắm thì chủ nhân của nó mới sẵn sàng bỏ nhiều công sức chăm chút cho cái quyển sách ảnh này đến vậy.

-Bi ơi, cún ơi, ra tao bảo cái này!
Tôi gọi với ra hai đứa em họ, bọn trẻ con liền chúi cái đầu to tròn lại vào quyển album tôi vừa mới lấy được, tới mức tầm mắt của tôi chẳng còn thấy gì ngoài mở tóc xoăn tít mù và một vài cái mạng nhện dính ở trên tóc chúng trước mặt.

Tôi đẩy chúng dịch ra bên cạnh một chút, rồi như một đứa trẻ hất đi đám mạng nhện dày đặc trên lớp bìa da kia mà cẩn thận mở ra, cứ như ba đứa trẻ háo hức mở một cuốn truyện cổ tích và bước vào xứ sở thần tiên vậy, và đúng là chúng tôi thật sự bước vào một thế giới khác rồi.

Nơi đó trông cũ kỹ lắm, cái màu ảnh ở trong cuốn album này nó làm tôi liên tưởng tới những bộ phim Việt về cái thời chiến tranh, những năm 1945, nơi mà nạn đói và giặc ngoại xâm hoành hành, nơi mà các chiến sĩ mặc bộ đồ màu xanh lá, da lấm bùn đất, khuôn mặt hốc hác, mái tóc rối bù nhưng trên môi vẫn luôn nở nụ cười rạng rỡ rực sáng, cứ như họ đều chẳng thấy những kham khố họ chịu qua là chuyện gì nghiêm trọng cả, cứ như... tất cả những người lính đều một lòng hướng về cái ngày được độc lập.

Trong phút chốc, những đứa trẻ được sinh ra ở thành phố như chúng tôi lại có cảm giác thật hoài niệm, được trở về khung cảnh với cái bếp củi, với mấy bao cát xếp chồng lên nhau thành bức tường chắn đạn, với những cái lỗ châu mai xuất hiện với tần suất dày đặc dưới mặt đất, với tình cảnh trên bầu trời xanh lại xuất hiện cơ số máy bay như những con ngựa sắt thả mấy viên trông như viên thuốc con nhộng xuống đất, hình ảnh bọn trẻ chạy tán loạn trong sợ hãi, nhưng lại có những người quá bình tĩnh, cứ như họ đã gặp việc này hàng trăm lần trong suốt thời gian qua vậy.

Họ trốn trong một cái hầm hình tam giác, cầu mong rằng sẽ không ai nhìn thấy và sống sót qua mỗi một lần tiếng nổ vang lên ở trên đầu, cuộc sống của những người này mỗi ngày đều pahir trải qua lằn ranh của sự sống và cái chết, vậy tại sao họ vẫn mỉm cười vui vẻ đến thế, đó là thứ mà có lẽ cả cuộc đời này tôi cũng chẳng thể hiểu nổi.

Những câu chuyện tôi từng được nghe về chiến tranh từ ba mẹ đang liên kết lại với nhau, nó thôi thúc tôi nhìn sang từng bức ảnh đen trắng mờ nhạt, cái màu ảnh như bộ phim "Mùi cỏ cháy" vậy, nó cũ nhưng lại có gì đó rất sống động, nó vừa u ám nhưng đồng thời cũng tươi sáng, nó có cảm giác của sự chết chóc, nhưng xen lẫn giữa những cảm xúc sợ hãi, tiêu cực, phản bội, cái chết và mùi máu tanh còn có cả tinh thần đồng đội, những câu nói đùa qua lại, những chia sẻ về đời sống cá nhân của từng đồng chí, về cả mấy cục lương khô nhạt nhẽo mà đối với họ chẳng khác nào cao lương mĩ vị vì còn được sống để ăn.

Tất cả những thứ đó chúng tôi đều không thể hiểu được bằng người trong cuộc, nhưng chúng tôi cảm nhận được cái không khi ở đó, chỉ qua những bức ảnh được chắp vá và thậm chí còn sờn cả góc rồi.

Bức ảnh thứ nhất chỉ là một nhóm 5 người, có cả nam và nữ, nhưng có lẽ làm tôi để ý nhất là hai người phụ nữ đứng ở giữa đan những ngón tay vào với nhau, quá thân mật so với những bức ảnh cùng thời mà mẹ đã từng cho tôi xem trong cuốn album ảnh của gia đình ở nhà, có lẽ tôi nên nói rằng trong con mắt của một người ngoài, hai người con gái này không chỉ là chị em hay bạn bè thân thiết, còn một cái gì đó hơn cả thế nữa.

3 người còn lại trong ảnh là đàn ông, họ đều có dáng vẻ gầy cùng với bộ quần áo bộ đội rộng thùng thình được sơ vin lại tạo nên một hình thù khá kỳ dị, cái giày cao tới giữa chân như cái ủng màu đen bó sát lại vào cái quần giàn di tạo nên cảm giác chắc chắn, một người trong số họ đang đội mũ cối và khoác vai hai người còn lại, trong miệng còn ngậm một cái lá cây dài, trong khi hai người còn lại thì một người rất thoải mái giơ dấu hiệu chữ V tượng trưng cho hòa bình, người còn lại thì dùng tay đẩy đầu cậu bạn đang khoác vai của mình ra xa.

Hai người con gái trong bức hình đều đang mặc bộ đồ khá phổ biến cho phụ nữ thời xưa với áo chấm bi và chiếc quần vải cũ kĩ màu nâu, một người thả mái tóc thẳng dài tới giữa lưng trông khá xinh xắn và trưởng thành mạnh mẽ, trong khi người còn lại có vẻ trẻ con và hiền lành hơn một chút với hai chùm búi được tết lại và vắt qua hai bên vai rủ xuống trước ngực.

Bức ảnh tiếp theo cũng là nhóm bạn đó, chỉ là tạo dáng khác mà thôi, nhưng hình như qua mỗi bức hình hai người con gái kia lại có thêm nhiều hành động gần gũi nhau hơn, lúc đầu chỉ nắm tay, sau tới ôm, cõng và bế kiểu công chúa với ba người đàn ông còn lại đứng xung quanh cười đùa rất vui vẻ.

Tôi cứ như bị cuốn theo, càng lúc càng dở những trang sách trong quyển album này ngày một nhanh, tôi thấy cái hầm chữ A làm bằng đất, ba người đàn ông đó đang ngồi xổm ở dưới chăm chú nhìn vào một tờ giấy vẽ hình thù kì lạ gì đó, tôi lại thấy hai người con gái nọ ôm lấy nhau chụp ngay dưới lá cờ tổ quốc được cắm trên một mảnh đất nhỏ nhô lên cao hơn so với những nơi xung quanh và một người kia đang quay mặt sang chỗ khác, hình như người phụ nữ có mái tóc xõa kia đang an ủi cô gái tết tóc thì phải.

Cái mô đất đó lại còn được cắm cờ ở trên làm tôi có một cảm giác rùng mình, và mọi thứ đã rõ khi tôi nhìn sang bức ảnh tiếp theo ở trang bên cạnh, lần này trong bức hình chỉ còn 4 người, người đàn ông có vẻ mặt khó tính và đẩy đầu người bàn đang khoác vai mình trong bức ảnh đầu tiên đã biến mất rồi, trên gương mặt họ cũng chẳng còn đâu cái nụ cười tỏa sáng như hôm nào nữa, trông họ mệt mỏi, căng thẳng và cứ như có thể suy sụp bất cứ lúc nào vậy.

-Chị Na, chị Na, sao chị khóc thế?
Thằng bé dùng cái bàn tay tròn tròn mũm mĩm của nó lau lấy lau để nước mắt tôi, tôi ngẩn người ra, mình khóc thật sao, khóc vì cảm nhận được những gì người trong bức ảnh phải cảm nhận thấy, khóc vì hai người còn lại kia đã mất đi nụ cười vui vẻ hồn nhiên ngày nào, khóc vì... cánh tay của một người trong số 2 người đàn ông còn lại đã thay thế bằng một dải băng trắng toát đầy mùi chết chóc nhưng vẫn cố mỉm cười.

Bức ảnh này cứ như một họ đang cố lưu giữ lại chút kí ức về người đồng đội đã hy sinh vậy, một bức ảnh mà cả ba người họ quỳ một chân bên cạnh mô đất được cắm cờ kia, nhưng chẳng ai trong số họ chịu nhìn thẳng vào nó cả, như là họ đều đang trốn tránh lý do cho sự vắng mặt của người thứ 5 còn lại trong nhóm vậy.

Sau đó cũng chỉ còn duy nhất 2 bức ảnh còn lại, một bức 2 người một nam một nữ, người con trai đội mũ cối, cũng là khuôn mặt đó, đôi mắt đó, nhưng trong họ hình như đã có gì rất khác rồi thì phải, tới mức nếu như không phải do cái mũ có một vết xước lớn ở trên, có lẽ tôi cũng đã chẳng nhận ra nổi đây là người từng có nụ cười hồn nhiên, vui vẻ và hồn nhiên nhất trong cả 3 người đàn ông ngày nào.

Người con gái còn lại cũng là người có mái tóc xõa ra đó, cả hai người đó đứng im không hề nhúc nhích, mỉm cười nhưng lại có gì đó cảm thật rất mất tự nhiên, cũng chẳng còn hành động thân mật nào giữa cả hai như một nhóm bạn nữa rồi. Bức ảnh có mỗi 2 người họ chụp bên cạnh lá cờ tổ quốc được cắm trên mặt đất, nhưng lần này không có mô đất nào cả, bên dưới bức tranh đó còn một dòng chữ viết tay khá nắn nót "30/4/1974, Hòa và Vân"

Hai cái tên này làm tôi bất chợt nhận ra điều gì đó, cũng làm tôi tỉnh mộng ra khỏi cái cuộc chiến khốc liệt bản thân vừa phải trả qua trong từng bức ảnh cả cuốn album này, vì Hòa là tên ông nội tôi, còn Vân là tên bà, hai cái tên này ở trong cuốn album để trong kho của gia đình tôi, đương nhiên là không thể có chuyện nhầm lẫn được rồi, vậy hai người này là ông nội và bà nội của tôi.

-Chị Na, Hòa với Vân, có chữ này?
Tôi xoa đầu thằng bé ở bên cạnh mình, nước mắt cũng đã ngưng chảy từ khi nào tôi còn không nhớ nổi, cũng chẳng biết bản thân mình đã ngồi ở cái nhà kho này bao lâu rồi, cho tới khi tôi nghe được tiếng ba mẹ gọi tên mình ầm ĩ ở bên ngoài mới vội vàng chạy ra.

Mặc cho ba mẹ liên tục mắng rằng có chuyện dọn dẹp mà sao ở trong đó lâu đến vậy nhưng tôi chẳng nghe được chữ nào vào đầu nữa, tôi đưa ba mẹ quyển album mình đang ôm chặt trong lòng như món bảo vật thiêng liêng mà dâng cho hai người họ.

Ba là người đầu tiên cầm lấy, lại lướt nhanh qua các bức ảnh, giọng nói trầm của ba cùng chất giọng nhẹ nhàng nhưng có phần ngắt quãng của mẹ, tôi có thể đoán được họ cũng đang xúc động, cho tới khi họ xem bức ảnh cuối cùng, nơi có hai con người đứng trước lá cờ ở giữa một khu đất đó mới dừng lại.

Ba hình như sau khi xem xong những bức ảnh này dịu dàng hơn hẳn, thái độ giận dữ khi nãy cũng chẳng còn đâu, mà cười cười đưa tôi quyển album này rồi bảo với tôi:
-Con vào đưa bà đi, dở từng trang cho bà xem đấy nhé.

Ông nội tôi đã mất từ khi tôi học cấp 2, chính xác là đầu lớp 6, khi đó tôi còn mừng rỡ lắm vì được nghỉ học để đi đám tang thay vì phải lên trường cơ mà, nhưng trong bức ảnh ở bàn thờ nhìn ông khác trong cuốn album này lắm.

Ông trông rất hạnh phúc, nụ cười hở ra hàm răng đen vì ăn trầu, đôi mắt đã có nhiều nếp nhăn nên khi cười hết cỡ, chúng nhíu lại và che đi hầu hết con ngươi của ông, mái tóc bạc nhưng mỏng tới khó tin trổ ra khắp nơi từ đỉnh đầu ông nhưng lại bị cái mũ cối cũ kĩ nào đó ấn đến xẹp hết cả xuống, ông trong ảnh thờ đẹp lắm, thật sự rất đẹp lão, kể cả có so với cái đẹp tiêu chuẩn của thời hiện nay thì dù còn trẻ hay khi đã già, ông vẫn khiến cho người đối diện có cảm giác ấm áp thoải mái và dễ gần, trong khi kí ức của tôi và bà lại hầu hết chỉ là sự dạy bảo, nghiêm khắc và mạnh mẽ.

Bà nhìn qua từng bức ảnh, tuy đôi mắt đã mờ và bàn tay cũng run tới mức chẳng thể cử động nổi, bà vẫn cố gắng dùng tay chạm lên hình ảnh người con gái tết tóc đó ở những bức ảnh, dù cho dần hiện lên những nụ cười khó khăn lắm mới nhìn ra được do những nếp nhăn xung quanh miệng, nhưng ánh mắt bà chưa bao giờ sáng rực rỡ như thế này.

Trong suốt cuộc đời và kí ức của tôi về bà, khi nhìn thấy người phụ nữ tết tóc này, có lẽ bà trở nên trẻ trung và hạnh phúc hơn tất thảy những gì tôi đã từng được thấy về người bà không mấy thân thiết này lắm, cái ánh mắt rạng rỡ và sáng long lanh đó tôi đã khắc cốt ghi tâm tới tận giờ, tới khi trở thành một người lớn vẫn không tài nào quên được biểu cảm của bà ngày hôm đó.

Bà nhìn sang tôi, đuôi mắt nheo lại một chút, hơi thở nặng nhọc, mấy lớp áo màu nâu với tím của người già cũng chẳng ngăn nổi ánh mắt của tôi tập trung nơi ngực đang phập phồng lên của bà, cứ như người bà bao lâu nay của tôi đột nhiên tìm ra niềm hạnh phúc của đời mình vậy, tôi chưa bao giờ thấy bà phấn khích đến như thế.

Bà cười cười nhìn tôi, nói một câu mà có lẽ tới giờ tôi vẫn nhớ như in từng từ từng chữ, mặc cho âm thanh đã bị bóp méo và khó nghe hơn rất nhiều do hàm răng chẳng còn, cơ miệng không được hoạt động trong một thời gian dài ngoài việc ăn uống và sự vụng về trong việc dùng từ, nhưng tôi vẫn nghe được.

"Gả cho cô ấy có được không?"

Cho tới tận giờ, tôi vẫn chẳng biết câu nói đó của bà ý là gì, cũng càng không hiểu thứ tình cảm của bà và người phụ nữ trong ảnh là sao, có lẽ đó chỉ là một tình bạn, nhưng nhiều hơn tình bạn một chút, vượt qua ranh giới muốn thân thiết với nhau như những người bạn bình thường một chút, chỉ vậy thôi.

Câu chuyện về những người đã mất luôn là thứ mà cả đời còn lại tôi cũng chẳng thế nào biết được, vì nói gì thì nói con người đã đi rồi liệu còn bao giờ gặp được lại đâu, vậy nên về câu chuyện của bà và câu nói đó cho tới tận hiện tại vẫn là một câu hỏi bỏ dở của tôi về người bà đã mất của mình.

Đồng thời, kỉ niệm của tôi và bà cuối cùng cũng có rồi, một kỉ niệm chẳng bao giờ có thể quên, hình ảnh người bà luôn nghiêm khắc và không có gì đặc biệt trong đầu tôi giờ đã được thêm vào một chi tiết của ngày hôm đó, khi bà nhìn người phụ nữ kia với ánh mắt đầy hoài bão, hy vọng xen lẫn mơ mộng, cái ánh mắt mà có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy ở những người lớn, có lẽ là vì họ đã bị cái khắc nghiệt của xã hội dập tắt chăng, đó là điều tôi không biết, chỉ là ký ức ngày hôm đó mãi mãi là một bí ẩn và đáng nhớ với tôi.

END!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top