BÀ BẦU CẦN TRÁNH

Những thực phẩm cần tránh lúc mang bầu

Thứ Bẩy, ngày 05/11/2011, 10:38

Sự kiện: Bà bầu không nên

(Ba bau) - Trong thời gian mang bầu, hầu hết những thức ăn và các loại đồ uống... bạn dùng đều có ảnh hưởng đến thai nhi.

Hãy đến với chuyên mục Bà bầu của Eva để tìm hiểu những bí quyết sinh con theo ý muốn, cách ăn uống tốt nhất cho thai phụ, thời trang bà bầu quyến rũ hay 'chuyện ấy' an toàn cho mọi bà bầu.

Vì vậy bạn hãy lưu ý những thực phẩm cần tránh dưới đây gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi, hoặc không giúp ích gì cho sức khỏe của bé mà còn khiến cho bạn tăng cân quá nhanh.

- Các thực phẩm gây béo phì: Các thực phẩm nhiều đường; các chất nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ.

- Các loại thịt gây đầy bụng, lâu tiêu: thịt trâu, thịt chó, ba ba ...  (thức ăn nhiều đạm) là những thức ăn nên hạn chế với phụ nữ có thai vì đó là những thức ăn gây đầy, lâu tiêu ợ nóng, không tốt cho tiêu hóa.

- Các món ăn chưa nấu chín kỹ hoặc các loại mắm: Các món gỏi hay những món ăn chưa được nấu chín kỹ đôi khi là món sở trường của nhiều người. Nhưng những món ăn đó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại đối với sức khỏe con người, nhất là phụ nữ mang thai. Nếu bị nhiễm sán, khuẩn hoặc nhẹ hơn là đau bụng thì việc uống thuốc làm sao cho an toàn các bác sĩ cũng phải cân nhắc. Do vậy các bà bầu nên thận trọng khi lựa chọn thực phẩm an toàn cho mình cũng như để cho thai nhi.

- Các loại gia vị, thức ăn gây nóng: như ớt, tiêu, tỏi, giấm, hành, gừng nên ăn vừa phải.

- Các thực phẩm có thể gây co bóp tử cung: đu đủ xanh, rau ngót…

- Các thực phẩm hoạt huyết, đào thải ứ đọng trong cơ thể: ngải cứu, rau ngót (giã lấy nước uống)...

- Các loại đồ hộp (thịt hộp, cá hộp, cà chua, dưa chuột, dứa hộp) có chứa nhiều chất bảo quản để lâu hoặc quá hạn dễ gây rối loạl tiêu hóa.

Phụ nữ mang thai không nên ăn các món ăn có hàm

lượng thủy ngân cao. (Ảnh minh họa)

- Các món ăn có hàm lượng thủy ngân cao: Tránh ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, bao gồm: cá kiếm, cá mập, cá thu và cá lát bởi vì hàm lượng thủy ngân có thể gây hại cho thai nhi, trẻ em, những phụ nữ đang hoặc sẽ mang thai thậm trí những cả những phụ nữ đang cho con bú.

- Các loại thực phẩm có chất màu phụ gia không đúng tiêu chuẩn, không có giá trị dinh dưỡng mà cơ thể là các chất gây độc hại cần hạn chế.

- Với vitamin A (dược phẩm): Vitamin A là loại vitamin có vị trí rất quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt với trẻ nhỏ và cả thai nữa. Tuy vậy do tính chất “hai mặt” của vitamin A nên khi sử dụng phải rất thận trọng, phải có chỉ định của thầy thuốc. Ðáng tiếc là có một số bà mẹ do không hiểu rõ cứ tưởng uống vitamin A là tốt, nên khi có thai lại uống vitamin A liều cao. Ðã không cần thiết lại gây hại vì vitamin A liều cao có thể gây nên các rối loạn khi tạo thai và có thể cả quái thai.

- Các chất kích thích mạnh, gây nghiện: Là những chất bạn phải rất chú ý kiêng như: trà đặc, cà phê, rượu bia, thuốc lá, ma túy... Bởi những chất kích thích nàu đều có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thần kinh của thai (ngay thời kỳ cho con bú, nếu bạn dùng các chất kích thích, đứa con khó ngủ yên giấc và hay giật mình).

- Ðặc biệt với thuốc lá, với phụ nữ có thai, thuốc lá vô cùng nguy hiểm cho thai: như sảy thai và tỉ lệ trẻ chết chưa sinh cao; cân nặng trẻ sơ sinh kém từ 7-8 % (so với các trẻ có mẹ không nghiện hút) và 1/4 trẻ sơ sinh chết trong tuần đầu tiên; sự chuyển hóa chất Protéin ở thai bị rối loạn làm chậm sự hình thành xương và tổng hợp các chất cần cho sự sống ; đặc biệt nếu người mẹ hút thuốc nhiều 2-3 tuần đầu sau khi thụ thai thì hệ thần kinh trung ương của phôi bị ảnh hưởng nhiều nhất (thời kỳ hệ thần kinh được hình thành), còn trong tuần thứ 4-5 hệ thống tim mạch được hình thành sẽ bị nhiễm độc đầu tiên; gây chứng thiếu máu ôxy. Không thể không dẫn đến sự kém cỏi trí năng ở đứa trẻ sau này và nhiều di chứng khác.

10 thứ bà bầu cần tránh xa

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ:

(Dân trí) - Để sinh một em bé khỏe mạnh, thông minh, không chỉ chú ý về dinh dưỡng, người mẹ còn phải cẩn thận với những thủ phạm sau:

Rượu

Uống rượu có thể gây ra hội chứng rượu bào thai, bao gồm các triệu chứng như cân nặng khi sinh thấp, các vấn đề y tế, và hành vi bất thường. Ngay khi bạn biết bạn đang mang thai, nên ngừng uống rượu.

Thuốc lá

Thuốc lá không chỉ không tốt cho cơ thể mẹ cũng không tốt cho chính em bé trong bụng mẹ. Hút thuốc trong thời kỳ mang thai làm giảm lượng oxy mà trẻ nhận được và làm tăng nguy cơ chảy máu, sẩy thai, ốm nghén. Hóa chất hít vào trong khi hút thuốc lá có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe khác với em bé. Giảm cân, sinh non, và thai lưu là những hậu quả có thể gặp nếu người mẹ thường xuyên hút thuốc lá trong kì mang thai.

Cà phê

Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về cafein và việc mang thai. Một số người tin rằng cafein không có hại như người ta đồn đại. Tuy nhiên, FDA cảnh báo không nên uống thụ cà phê trong thời kỳ mang thai. Cafein đã được chứng minh là ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi. Cafein có trong cà phê cũng có thể gây hại vì nhà sản xuất thường thêm các hóa chất bổ sung để loại bỏ các chất cafeine. Cafeine cũng có thể làm tăng nguy cơ của vết rạn da. Nếu bỏ uống cà phê đột ngột có thể gây ra đau đầu, nên hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên giảm dần số lượng tiêu thụ trước khi đột ngột bỏ hẳn.

Lười tập thể dục

Tập thể dục vừa phải là hữu ích vì nó cải thiện trạng thái tinh thần của người mẹ và có thể tăng lưu lượng ôxy cho thai nhi. Tuy nhiên, quá gắng sức có thể gây nguy hiểm. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên giảm cường độ tập thể dục trong thời gian mang thai. Các hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga và được phổ biến cho phụ nữ mang thai.

Thiếu dinh dưỡng

Dinh dưỡng tốt là điều rất quan trọng để một đứa trẻ đang phát triển, đặc biệt là mẹ cần được nhận đủ axit folic. Thiếu acid folic có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Các bác sĩ đề nghị sản phụ cần ít nhất 400-1.000 microgram vitamin B mỗi ngày (khoảng 10 lần nếu bạn đã có một đứa con với dị tật bẩm sinh ống thần kinh),bắt đầu từ một tháng trước khi mang thai và trong suốt toàn bộ thai kỳ.

Các loại rau lá, nước cam, và các loại đậu là một số nguồn tự nhiên của axit folic.

Không khám định kỳ trước khi sinh

Đi khám bác sĩ thường xuyên rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Cơ thể trải qua nhiều thay đổi trong quá trình mang thai. Một số tác dụng phụ có thể được hoàn toàn bình thường, trong khi các tác dụng phụ khác có thể không. Khám bệnh thường xuyên giúp đảm bảo rằng em bé của bạn sẽ được sinh ra khỏe mạnh.

Các loại thuốc và các thảo dược: Luôn luôn cẩn thận về các loại thuốc hoặc các thảo dược dùng để điều trị bệnh tật. Nên dùng theo quy định của bác sĩ bởi những chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tiếp xúc với hóa chất

Trong thời gian mang thai, nên giảm tiếp xúc với hóa chất không tự nhiên, đặc biệt là thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Nhiều người ăn sản phẩm hữu cơ, được trồng mà không có hóa chất. Biện pháp phòng ngừa đơn giản nhất cần làm trước khi ăn rau hoặc trái cây là rửa thật kỹ lưỡng. Ngoài ra, loại bỏ vỏ bề mặt bên ngoài của các loại sẽ tốt hơn vì hầu hết các thuốc trừ sâu sẽ phần còn lại bên ngoài của các loại rau hoặc trái cây.

Nhiều bạn tình

Nhiều bạn tình có thể làm tăng nguy cơ của STD, do đó có thể dẫn đến sinh non và các biến chứng thai kỳ, ví dụ như như trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non.

Các yếu tố khác

Nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi, bao gồm cả bệnh tim, tuổi của người mẹ (rủi ro cao nếu mang thai trước 15 tuổi và sau 35 tuổi), hen suyễn, căng thẳng quá mức hoặc trầm cảm, bệnh tật, và chảy máu. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn đang bị ảnh hưởng bởi bất kỳ những triệu chứng này.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hangktt198