B2:trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung đổi mới ĐHĐBTQ lan 6.ý nghĩa lịch sử

Put your story text here...Câu 12: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và ND đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đề ra? Ý nghĩa lịch sử của Đại hội VI

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986)

a) Bối cảnh lích sủ:

 Đại hội dảng toàn quốc lần thứ 6 diễn ra tháng12/1986 là đại hội Dảng đánh dấu CM của lịch sử Đảng ta.

 Năm 1986 bối cảnh trong nước:

- Toàn Đảng toàn dân ta sau 5 năm thực hiện nghị quyết ĐH Đảng 5 thu được 1 số thành tựu nhất định. Nhưng nhìn chung đất nước ta đang ở vào thời kỳ khủng hoảng KT - XH trầm trọng mà ta không dự đoán được, thậm chí không nhận biết được.

- Tình hình KT - XH ngày càng trở nên bức xúc, căng thẳng, lạm phát tăng nhanh, đồng tiền mất giá, đời sống của người lao động ngày một khó khăn hơn.

Sản xuất Công - nông - thương nghiệp - dịch vụ đều đình trệ. Năng suất lao động vô cùng thấp. Mức sống nhân dân ngày càng giảm: thiếu đói, thiếu lương thực, thiếu hàng tiêu dùng.

 Đất nước ta bị bao vây, cấm vận bởi Đế quốc Mỹ. Chúng ta được chi viện của các nước XHCN nhưng ngày càng giảm sút, ít đi, thậm chí có nước cắt viện trợ cho nước ta. Tiêu cực trong XH ngày càng nảy sinh nhiều.

 Lòng tin của nhân dân với Đảng giảm sút, lung lay.

 Tình hình quốc tế:

 Phe XHCN trước là lực lượng tiến bộ nhất, lực lượng quyết định chiều hứơng phát triển xã hội loài người. Lúc này bắt đầu bước vào khủng hoảng KT - XH, Chính trị - XH.

Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani, Bungari...

 1985, Liên Xô bắt đầu phát động công cuộc cải tổ

 Tại Trung Quốc, nước XHCN láng giềng VN. 1978 đã bắt đầu công cuộc cải cách và mở cửa. 1979 Trung Quốc gây chiến với VN. Lúc này, Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách thù địch với VN.

=> Tình hình trên đây đòi hỏi Đảng ta, lúc này là người lãnh đạo duy nhất CM, phải bằng cách nào đó để lãnh đạo nhân dân tổ chức sản xuất, cải thiện đời sống, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Chính vì vậy mà ĐH Đảng lần thứ 6, khai mạc tại HN, từ 5 -> 14/12/1986 họp nội bộ, 15 ->18/12/1986, họp công khai. Dự ĐH: 1129 đại biểu thay mặt cho 1,9 triệu đảng viên trong cả nước, 32 đoàn đại biểu quốc tế đến dự.

b) Nội dung cơ bản: Đường lối đổi mới.

 ĐH đã nêu lên những nội dung hết sức mới: Đó là phải đổi mới tư duy và nhận thức về CNXH, và con đường đi lên CNXH cho riêng mình, không tiếp thu giáo điều, mô phỏng theo nước khác.

 Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, thông qua tư duy mới để từ đó nhìn thấy những gì đã làm được và những cái chưa làm được một cách thẳng thắn, CM khoa học.

 ĐH đã tổng kết 4 bài học kinh nghiệm của Đảng lúc này

+ Mọi hành động của Đáng lấy dân làm gốc, lấy ý chí nguyện vọng cuộc sống lơi ích của dân là mục đích, từ đó hoạch định các chính sách.

"Ý Đảng lòng dân"

+ Đường lối chính sách của Đảng xuất phát từ thực tế khác quan. Đảng tôn trọng hành động theo quy luật khách quan.

+ Biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

+ Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với 1 Đảng cầm quyền lãnh đạo Nhân dân tiến hành CMXHCN.

 ĐH đã đề ra mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên.

+ Ổn định mọi mặt tình hình KT - XH.

+ Tiếp tục xây dựng tiền đề cần thiết nhằm đẩy mạnh CNH XHCN trong chặng đường tiếp theo.

 Mục tiêu KT - XH của chặng đường tiếp theo.

+ Sản xuất đủ tiêu dùng, có tích lũy.

+ Bước đầu tạo ra 1 cơ cấu kinh tế hợp lý.

+ Thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần nhưng trong đó thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

+ Thừa nhận nền kinh tế hàng hóa.

+ Xây dựng từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất (trước đây, chúng ta hiểu và làm sai quy luật, quan hệ sản xuất phải đi trước 1 bước mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Hiện nay quan điểm lực lượng sản xuất nào quan hệ sản xuất đó...)

+ Tạo bước chuyển biến lớn về mặt XH, giải quyết công ăn việc làm, công bằng XH chống tiêu cực, mở rộng dân chủ kỷ cương, đảm bảo nhu cầu, củng cố quốc phòng an ninh.

+ Về đường lối kinh tế, ĐH 6 nhấn mạnh phải tập trung sức lực thực hiện 3 chương trình

(1) Chương trình lương thực, thực phẩm

(2) Chương trình hàng tiêu dùng

(3) Chương trình hàng xuất khẩu

 Chính sách đối ngoại, ĐH 6 chủ trương:

+ Hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước XHCN

+ Phấn đấu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

+ Mở rộng quan hệ với các nước khác.

 Phương châm đối nội của ĐH 6.

+ Phát huy sức mạnh quần chúng

Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân

+ Thực hiện khẩu hiệu: dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.

 Phương châm lãnh đạo của Đảng

+ Phát động toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới tư duy, nhận thức về CNXH, nhằm tìm con đường riêng, mô hình riêng cho xây dựng XHCN ở VN.

+ Trong đổi mới tư duy, trọng tâm trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế, thừa nhận nền KT hàng hóa nhiều thành phần, quan hệ thị trường xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, vốn chỉ thích hợp trong những thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nay đã trở thành vật cản sự phát triển (các quan hệ, cách thức quản lý XH đã kìm hãm lực lượng SX phát triển).

+ Đổi mới đội ngũ cán bộ, phong cách lãnh đạo, mọi việc lấy hiếu quả thực tế làm thước đo.

 ĐH bầu ban chấp hành TW mới, ban bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh nguyên là bí thư thành ủy thành phối HCM làm tổng bí thư Đảng.

c) Ý nghĩa lịch sử:

 ĐH 6 là mốc lịch sử to lớn trong lịch sử CMVN

 ĐH 6 bắt đầu thời kỳ đổi mới đất nước, thời kỳ xóa bỏ cơ chế quản lý KT - XH theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp. Mở ra thời kỳ phát triển KT hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta. Mở ra thời kỳ Đảng lãnh đạo tôn trọng vận dụng các quy luật khác quan. Từ đây, đất nước ta có cơ hội và điều kiện để nỗ lực thoát khỏi khủng hoảng KTXH.

 Nhờ việc Đảng chủ động phát động công cuộc đổi mới đáp ứng được lòng mong muốn của nhân dân nhờ đó Đảng lấy lại lòng tin của nhân dân.

 Ý nghĩa quốc tế: Mở ra 1 thời kỳ mới, thời kỳ mà VN bắt đầu mở cửa đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #loanbo