auto cad
Các lệnh vẽ cơ bản
-Line: Đoạn thẳng
-Pline: Đa tuyến
-Mline: Các đường thẳng song song
-Ray: Nửa đường thẳng
-Xline: Đường thẳng
-Sketch: Đường tập hợp các đoạn thẳng có chiều dài nhỏ liên tiếp
-Arc: Cung tròn
-Ellipse: Đường elip
-Spline: Đường cong đi qua các điểm control point
-Circle: Đường tròn
-Polygon: Hình đa giác đều
-Rectang: Hình chữ nhật.
Mở đầu
Để thực hiện các lệnh vẽ cơ bản chúng ta có 2 cách:
-Chọn qua menu draw trên thanh công cụ
-Gõ các lệnh vẽ để thực hiện
Để thực hiện nhanh bản vẽ, các bạn nên tập theo cách thứ 2: gõ các lệnh vẽ.
Trong các bài giới thiệu ở đây, chúng tôi cũng chủ yếu giới thiệu theo cách thứ 2 để các bạn nhớ được lệnh vẽ và một số các tùy chọn của nó.
Các tùy chọn trong dấu [....] tại dòng nhắc lệnh ta có thể gõ chữ cái đầu tiên được viết hoa để thực hiện tùy chọn đó. Ví dụ:
Specify endpoint of arc or
[Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/Line/Radius/Second pt/Undo/Width]:
Muốn chọn angle bạn gõ a
Muốn chọn center thì bạn phải gõ ce (vì trong dòng nhắc trên ce được viết hoa CEnter chứ không phải là Center)
Muốn chọn close thì bạn phải gõ CL
Mặc định của lệnh là: Specify endpoint of arc
Specify starting half-width <0.0000>:
Giá trị hiện thời được đặt trong dấu <>. Ở đây là 0.0000
Sau khi gõ các lệnh ta nhấn phím dấu cách hoặc Enter để thực hiện lệnh (thường dùng phím dấu cách). Như vậy, rõ ràng trong 1 dòng lệnh sẽ không có dấu cách.
Chúng ta sẽ dùng tiếng Anh.
Vẽ đoạn thẳng:
Lệnh: Line
Gõ:Line hoặc L(chữ hoa hay thường đều được)
Các tùy chọn theo trình tự vẽ:
Tại dòng nhắc "specify first point"(nhập điểm đầu tiên):
-Chọn điểm hoặc gõ tọa độ điểm đầu
-Nếu ta nhấn dấu cách hoặc enter ngay thì ACAD sẽ lấy tọa độ điểm cuối cùng nhất để bắt đầu line.
Tại dòng nhắc "specity next point or [Undo]":
-Chọn điểm tiếp theo hoặc gõ tọa độ điểm tiếp theo
-gõ u: hủy bỏ một phân đoạn vừa vẽ
Tại dòng nhắc "specify next point or [Close/Undo]":
-Chọn điểm tiếp theo hoặc gõ tọa độ điểm tiếp theo
-gõ u: hủy bỏ một phân đoạn vừa vẽ
-gõ c: close để đóng kín line (nối với điểm đầu)
Vẽ đường tròn:
Lệnh: Circle
Gõ:Circle hoặc c
Sau khi gõ lệnh c Chúng ta có các cách vẽ:
-Tọa độ tâm + bán kính hoặc đường kính: --> nhập tọa độ tâm --> nhập bán kính (hoặc gõ d --> nhập đường kính)
-Qua 3 điểm:-->gõ 3P --> nhập tọa độ hoặc truy bắt 3 điểm trên đường tròn.
-Qua 2 điểm + bán kính hoặc đường kính:-->gõ 2P -->nhập tọa độ hoặc truy bắt điểm 1 --> nhập tọa độ hoặc truy bắt điểm 2--> nhập bán kính (hoặc gõ d --> nhập đường kính)
-TTr: đường tròn tiếp xúc với 2 đường khác + bán kính hoặc đường kính: --> gõ ttr --> chọn đường tiếp xúc 1(có thể đường thẳng hoặc đường cong) -->chọn đường tiếp xúc 2 --> nhập bán kinh (hoặc gõ d --> nhập đường kính).
Ví dụ: vẽ đường tròn đường kính 60 qua 2 điểm bất kì
mỗi dòng 1 lệnh
-c
-chọn 1 điểm bất kì
-chọn điểm bất kì thứ 2
-d (hoặc có thể nhập bán kinh 30 luôn)
-60
Vẽ cung tròn:
Lệnh: Arc
Gõ:Arc hoặc A
Cung tròn thường được vẽ theo chiều dương tức là ngược chiều kim đồng hồ.
Chúng ta có các cách vẽ:
*Qua 3 điểm đầu, giữa và cuối:
Thực hiện lệnh theo hướng dẫn dưới đây
-Command: a
-ARC Specify start point of arc or [CEnter]: (chọn điểm đầu bằng chuột, hoặc truy bắt điểm hoặc nhập tọa độ)
-Specify second point of arc or [CEnter/ENd]:(chọn điểm giữa bằng chuột, hoặc truy bắt điểm hoặc nhập tọa độ)
-Specify end point of arc:(chọn điểm cuối bằng chuột, hoặc truy bắt điểm hoặc nhập tọa độ)
*Qua điểm đầu, tâm, điểm cuối:
Thực hiện theo các bước sau:
-Command: arc
-Specify start point of arc or [CEnter]:(Nhập điểm đầu)
-Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: ce (gõ ce để chọn sử dụng center arc)
-Specify center point of arc: (Nhập tọa độ tâm cung tròn)
-Specify end point of arc or [Angle/chord Length]:(Nhập tọa độ điểm cuối)
Chú ý: Cung tròn được vẽ theo chiều dương (ngược chiều kim đồng hồ) từ điểm đầu đến điểm cuối.
Trong cách vẽ này, điểm cuối không nhất thiết phải thuộc cung tròn. cung tròn sẽ được cắt tại điểm giao giữa cung tròn và đường nối "tâm_điểm cuối".
*Qua điểm đầu, tâm và góc ở tâm:
Thực hiện theo các bước sau:
-Command: arc
-Specify start point of arc or [CEnter]:(Nhập tọa độ điểm đầu)
-Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: ce (gõ ce để chọn sử dụng center arc)
-Specify center point of arc:(Nhập tọa độ tâm cung tròn)
-Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: a (gõ a để chọn sử dụng angle)
-Specify included angle: (Nhập góc ở tâm của cung tròn).
Chú ý: Nhập giá trị góc âm thì cung tròn sẽ được vẽ theo chiều kim đồng hồ(theo chiều âm)
Nhập giá trị góc dương thì cung tròn sẽ được vẽ ngược chiều kim đồng hồ(theo chiều dương)
*Điểm đầu, tâm và chiều dài dây cung:
-Command: arc
-Specify start point of arc or [CEnter]:(Nhập tọa độ điểm đầu)
-Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: ce (gõ ce để chọn sử dụng center arc)
-Specify center point of arc: (Nhập tọa độ tâm cung tròn)
-Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: L (gõ L để chọn sử dụng chord Length - chiều dài dây cung)
-Specify length of chord: (Nhập chiều dài dây cung)
*Điểm đầu, điểm cuối và góc ở tâm
*Điểm đầu, điểm cuối và hướng tiếp tuyến của cung tròn tại điểm đầu
*Điểm đầu, điểm cuối và bán kính:
Thực hiện theo thứ tự sau:
-Command: arc
-Specify start point of arc or [CEnter]: (Nhập điểm đầu)
-Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: e (gõ e để chọn sử dụng end point-điểm cuối)
-Specify end point of arc:(Nhập điểm cuối)
-Specify center point of arc or [Angle/Direction/Radius]: d( gõ A để chọn góc ở tâm, gõ D để chọn hướng tiếp tuyến của cung tại điểm đầu, gõ R để chọn nhập bán kính, ở đây tôi chọn D)
-Specify tangent direction for the start point of arc: (Tùy theo lựa chọn ở trên mà ta nhập: góc ở tâm, hướng tiếp tuyến của cung tại điểm đầu hoặc bán kính. Ở đây tôi chọn hướng tiếp tuyến).
*Tâm, điểm đầu và điểm cuối
*Tâm, điểm đầu và góc ở tâm
*Tâm, điểm đầu và chiều dài dây cung:
Thực hiện theo thứ tự sau:
-Command: arc
-Specify start point of arc or [CEnter]: ce (gõ CE để chọn nhập tọa độ tâm cung)
-Specify center point of arc: (Nhập tọa độ tâm cung tròn)
-Specify start point of arc: (Nhập tọa độ điểm đầu)
-Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: A (Nhập ngay tọa độ điểm cuối kết thúc lệnh hoặc gõ A để chọn nhập góc ở tâm, gõ L để chọn nhập chiều dài dây cung. Ở đây tôi chọn nhập góc ở tâm).
-Specify included angle: (Tùy theo tùy chọn ở trên mà nhập góc ở tâm hoặc chiều dài dây cung. Ở đây tôi phải nhập góc ở tâm).
Chú ý:
Nếu ta vừa vẽ xong đoạn thẳng line (hoặc một cung tròn), sau đó sử dụng lệnh arc để vẽ cung tròn tiếp theo, nếu tại dòng lệnh nhắc đầu tiên của lệnh arc này, ta nhấn enter ngay thì cung tròn sẽ tiếp tuyến với đường được vẽ trước đó.
Thông thường vẽ cung tròn rất phức tạp nên trong bản vẽ ta thường sử dụng lệnh vẽ đường tròn và dùng các lệnh Trim và break để xén các đoạn không cần thiết.
Vẽ đa tuyến Pline:
Lệnh gõ: Pline hoặc pl
Lệnh Pline thực hiện nhiều chức năng hơn lệnh Line với những đặc điểm nổi bật sau:
-Lệnh Pline tạo các đối tượng có chiều rộng(width), còn lệnh line thì không
-Các phân đoạn Pline liên kết thành một đối tượng duy nhất, còn lệnh line thì các phân đoạn là các đối tượng đơn.
-Lệnh Pline tạo nên các phân đoạn là các đoạn thẳng hoặc các cung tròn.
1. Chế độ vẽ đoạn thẳng:
-Command: pl
PLINE
-Specify start point: (chọn, nhập tọa độ, truy bắt điểm đầu)
Current line-width is 0.0000 (thông báo cho biết chiều rộng hiện giờ của pline =0)
-Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]:(lựa chọn tọa độ, truy bắt điểm kế tiếp hoặc dùng các lựa chọn).
*Các lựa chọn:
-Close: Đóng pline bởi đoạn thẳng nối với điểm đầu (gõ C)
-Halfwidth: Nhập nửa chiều rộng phân đoạn sắp vẽ.Gõ h Sẽ có các dòng lệnh:
Specify starting half-width <0.0000>: 10 (nhập giá trị nửa chiều rộng tại điểm đầu của phân đoạn ở đây tôi chọn 10)
Specify ending half-width <10.0000>: 5 (Nhập giá trị nửa chiều rộng tại điểm cuối của phân đoạn, ở đây tôi chọn 5)
-Width:Định chiều rộng của phân đoạn sắp vẽ, gõ w cũng giống như halfwidth, nhưng ở đây ta nhập cả chiều rộng chứ không chỉ là nửa chiều rộng như trước.
-Length: Vẽ tiếp phân đoạn có phương chiều như đoạn thẳng trước đó, gõ L nếu phân đoạn trước đó là cung tròn thì nó sẽ tiếp xúc với cung tròn. Khi lựa chọn sẽ có dòng lệnh
Length of line:(nhập chiều dài phân đoạn sắp vẽ).
-Undo: Hủy bỏ phân đoạn vừa vẽ, gõ u
2. Chế độ vẽ cung tròn.
-Command: pl
PLINE
-Specify start point:
Current line-width is 10.0000
-Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]: gõ a để chọn chế độ vẽ cung tròn.
-Specify endpoint of arc or
[Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/Line/Radius/Second pt/Undo/Width]:
Cách vẽ cung tròn trong Pline tương tự như lệnh vẽ arc, đôi chỗ đơn giản hơn, các bạn sẽ tự tìm hiểu trên máy tiep’
Lệnh vẽ đường cong Spline
Lệnh gõ: spline hoặc spl
-Giới thiệu:
Lệnh Spline để tạo đường cong NURBS (non uniform rational bezier spline).
Đường Spline đi qua tất cả các điểm mà ta đã chọn, các điểm này gọi là control point
Ứng dụng để vẽ các đường đồng mức, mặt cắt ngang địa lí, các đường cong thiết kế khung sường ôtô, máy bay....Tất nhiên có cả hình dạng đáy sông cho công trình cầu
Spline có thể được tạo bằng cách khác nữa là làm trơn pline bằng lệnh splinedit
Ưu điểm:
-Spline được tạo bằng phương pháp nội suy đi qua các điểm control point.
-Được hiệu chỉnh dễ dàng bằng lệnh Splinedit và bằng GRIPS. Các điểm định nghĩa vẫn được giữ lại sau khi sửa, trong khi đó các điểm định nghĩa của pline sẽ mất đi nếu được làm trơn bằng pedit.
-Bản vẽ chứa Spline có dung lượng bé hơn bản vẽ chứa pline làm trơn.
Vẽ Spline:
Vẽ spline cần nhập hàng loạt tọa độ các điểm mà spline sẽ đi qua. Nếu Spline mở (điểm đầu không trùng điểm cuối) thì ta sẽ phải xác định thêm đường tiếp tuyến tại điểm đầu và điểm cuối.
Thường ta sẽ chuẩn bị để nhập hàng loạt tọa độ các điểm trên bản vẽ cho nhanh.
-Command: spl
SPLINE
-Specify first point or [Object]: (chọn, nhập tọa độ, truy bắt điểm đầu, gõ o để chọn tùy chọn object)
-Specify next point:(chọn, nhập tọa độ, truy bắt điểm kế tiếp)
-Specify next point or [Close/Fit tolerance] <start tangent>:(chọn, nhập tọa độ, truy bắt điểm kế tiếp) gõ C để đóng spline với điểm đầu, gõ F để chọn tùy chọn Fit tolerance.
-Specify next point or [Close/Fit tolerance] <start tangent>:gõ phím dấu cách hoặc enter ngay không nhập điểm nữa thì sẽ chuyển sang phần nhập tiếp tuyến cho điểm đầu và cuối.
-Specify start tangent: tiếp tuyến tại điểm đầu
-Specify end tangent: tiếp tuyến tại điểm cuối
Các tùy chọn:
-Lựa chọn Object dùng để chuyển đường pline đã được làm trơn bằng lệnh pedit thành đường spline.
-Lựa chọn Fit tolerance: Khi giá trị này khác 0 thì đường cong sẽ được kéo xa ra các điểm control point để đường cong mịn hơn. Nếu giá trị này bằng 0 thì đường spline sẽ đi qua các điểm control point.
Ta có thể tạo các script file và nhập tọa độ các điểm vào file này để khi vẽ spline sẽ nhanh hơn.
Theo kinh nghiệm đi làm của mình thì chỉ có vài lệnh sau đây là hay sử dụng nhất :
L ( vẽ đường thẳng); O (tạo đối tượng song song với đối tượng cho trước); MI ( Lệnh đối xứng);
Lệnh MO (có thể dùng CTRL +1); CO( Copy đối tượng); AR ( sao chép đối tượng theo hàng ,dãy..); Lệnh MA (quét cho các đối tượng cùng thuộc tính với nhau); Đặc biệt là lệnh S ( Co giãn đối tượng); M ( lệnh di chuyển đối tượng). CÁc bạn nên tìm hiểu kỹ các lệnh trên
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top