atmt bo xung

e. Tính toán chiếu sáng điện.

Tính toán chiếu sáng điện là xác định công suất điện cần thiết để chiếu sáng cho nhà theo tiêu chuẩn chiếu sáng do quy định. Trong kỹ thuật chiếu sáng có một số phương pháp tính toán chiếu sáng chủ yếu sau đây:

Phương pháp công suất đơn vị.

dựa vào tính chất lao động và các thông số của loại đèn dùng chiếu sáng để xác định công suất cần thiết cho một đơn vị diện tích (1m2) của gian nhà:

 

trong đó:

-        E - độ rọi nhỏ nhất theo tiêu chuẩn (lx)

K - hệ số dự trữ của đèn (k=1,5¸ 1,7) phụ thuộc vào đặc điểm của gian phòng. Phòng nhiều bụi khói lấy trị số lớn.

Z= - tỷ số giữa độ rọi bình quân và đọ rọi nhỏ nhất.

g - hiệu suất phát quang của đèn (lm/w)

x= -  hệ số hữu ích của đèn.

 - quang thông của thiết bị chiếu sáng xuống mặt phẳng làm việc.

n  - quang thông phát ra từ nguồn

Công suất cần thiết cho cả gian phòng là:

P = S. W      (w)                              

Khi biết số lượng đèn, chọn công suất đơn vị thích hợp thì xác định công suất của một đèn p là:

   (w)       

Trong đó: 

p -  công suất cho cả gian phòng   (w)

N - số đèn dùng để chiếu sáng

W - công suất đơn vị     w/ m2

S -  diện tích gian phòng m2.

Phương pháp công suất đơn vị là phương pháp tính toán đơn giản nhất nhưng cũng kém chính xác nhất. Người ta thường dùng phương pháp này để tính toán trong thiết kế sơ bộ, để kiểm nghiệm kết quả của các phương pháp tính toán khác và để so sánh tính kinh tế của hệ thống chiếu sáng.

Phương Pháp điểm.

Là phương pháp xác định chính xác độ rọi tại một điểm bất kỳ trong phòng do thiết bị tạo ra theo phương ngang hay đứng.

Ia - đường cong phân bố cường độ ánh sáng.

H – khoảng cách từ  nguồn O đến mặt phẳng ngang qua A.

L – khoảng cách từ nguồn O đến mặt phẳng đứng qua A.

a - góc hợp bởi phương chiếu sáng  với pháp tuyến mặt phẳng ngang.

r=OA – khoảng cách từ nguồn tới A.

Độ rọi theo phương ngang tại điểm A là:

Eng = 

Trong đó:

dF - lượng quang thông chiếu xuống diện tích dS theo phương ngang.

dS -  vi phân diện tích theo phương ngang tại điểm A.

          dF =      

vây độ rọi theo phương ngang qua A và đưa vào hệ số dự trữ K:

          Eng =           

Tương tự độ rọi đối với điểm A theo phương đứng:

Eđ = = Eng.tga = Eng . 

Nếu L>H thì Eđ>Eng ngược lại L<H thì  Eđ<Eng điều này chú ý khi xắp xếp hệ thống chiếu sáng cho hợp lý.

Phương pháp hệ số sử dụng.

Thường được dùng để tính toán chiếu sáng chung. Khi tính toán theo phương pháp này thì kể đến tia sáng chiếu thẳng từ đèn, những tia phản xạ từ tường và trần. Trình tự tính toán ánh sáng theo phương pháp này như sau:

Việc đầu tiên là xác định phương pháp bố trí đèn. Có thể bố trí đối xứng hoặc không đối xứng. Khi bố trí đối xứng, đèn được treo từng hàng dọc hoặc hàng ngang gian nhà với khoảng cách thống nhất theo hình chữ nhật hoặc hình thoi. Bố trí đối xứng thì đảm bảo ánh sáng đều nhưng tốn điện hơn. Khi bố trí không đối xứng quan tâm tới vị trí lắp đặt thiết bị, chỗ làm việc, nơi kiểm tra...Bố trí đèn theo phương pháp này tiết kiệm điện, thường dùng trong các phân xưởng bố trí thiết bị không đều.

          Xác định tỷ số khoảng cách treo đèn L và độ cao treo đèn HC phụ thuộc vào kiểu đèn và cách bố trí đèn mà tỷ số L/ HC có thể lấy từ 1,4 ¸2 khi Bố trí theo hình chữ nhật và từ 1,7 ¸ 2,5 khi bố trí theo hình thoi.

Độ cao treo đèn có thể xác định theo công thức :

 HC = H - hC -  h P   (m)   

Trong đó :

H - chiều cao từ sàn tới trần (m)

hc - chiều cao từ trần tới đèn  (m) thường hc = (0,2 ¸ 0,25).H

hP - chiều cao từ  sàn tới bề mặt làm việc (m).

Lc- khoảng cách từ dãy đèn ngoài cùng  tới tường có thể lấy: LC=(1/2 ¸ 1/3).L

Dựa vào tỷ số L/ HC xác định được L

Khi La = Lb có thể xác định số đèn cần thiết theo công thức: n= S/ L2

Xác định chỉ số của phòng i =    

a, b – chiều rộng và dài của phòng (m)

S – diện tích phòng S = a.b (m2)

Căn cứ vào i, hệ số phản xạ của tường và trân, loại đèn xác định được hệ số sử dụng h đèn:  h = F1 / F

F1 , F - tổng quang thông chiếu lên mặt phẳng làm việc và tông quang thông do đèn phát ra.

Vậy quang thông của một đèn cần phát ra: Fn = (lm)

E - độ rọi nhỏ nhất theo tiêu chuẩn nhà nước (lx).

K - hệ số an toàn K = (1,5¸1,7)

Z = Etb / Emin =(1¸1,25) là tỷ số giữa độ rọi bình quân và độ rọi nhỏ nhất.

n -  số đèn chiếu sáng trong gian phòng.

Từ Fn và kiểu đèn xác định được công suất cần thiết cho một đèn.

2.6. Thông gió công nghiệp

2.6.1. Nhiệm vụ của thông gió công nghiệp.

-        Thông gió chống nóng: Tổ chức trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà. Yêu cầu của thông gió chống nóng là phải đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm tương đối và vận tốc trong toàn nhà hoặc ở từng khu vực làm việc.

-        Thông gió khử bụi và hơi khí độc: hút không khí bị ô nhiễm và làm sạch rồi thải ra ngoài. Đồng thời cũng tổ chức trao đổi không khí, đưa không khí sạch từ ngoài vào để hoà loãng lượng bụi, hơi khí độc hại trong nhà xuống đến mức cho phép.

2.6.2. Các biện pháp thông gió và các loại hệ thống thông gió.

Theo khả năng tạo ra sự lưu thông và trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà chia thành:

Thông gió tự nhiên: Là trường hợp thông gió mà sự lưu thông Không khí bên trong và bên ngoài nhà thực hiện nhờ những yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa và gió.

Thông gió cơ khí: Là trường hợp thông gió sử dụng các cơ cấu cơ khí (quạt máy...) để tạo sự lưu thông không khí trong không gian làm việc.

Hệ thống thông gió cơ khí thổi.

Hệ thông thông gió cơ khí hút.

Theo phạm vi phục vụ của hệ thống thông gió, chia thành:

Hệ thống thông gió chung: Là hệ thống thông gió tác dụng trong toàn bộ không gian phân xưởng, có khả năng khử nhiệt thừa và các chất độc hại xuống mức cho phép.

Hệ thống thông gió cục bộ: là hệ thống thông gió phạm vi tác dụng trong từng vùng hẹp riêng biệt của phân xưởng.

Theo dạng độc hại cần hút:

Hệ thống hút nhiệt: thường bố trí trên các nguồn nhiệt.

Hệ thống hút khí và hơi độc hại: sử dụng trong quá trình sản xuất hoa chất.

Hệ thống hút bụi.

Hệ thống thông gió phối hợp.

Hệ thống thông gió dự phòng.

Hệ thống điều hoà không khí: là dạng thông gió hoàn thiện nhất. Việc sử lý không khí ở dạng thông gió này được thực hiện bằng thiết bị chuyên dùng gọi là máy điều hoà. Máy điều hoà là thiết bị thông gió nhờ các khí cụ điều khiển tự động, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài và chế độ dao động của quá trình công nghệ giữ cho bên trong phòng điều kiện môi trường không khí cố định.

3.2.4. An toàn trên một số máy thường gặp.

a. An toàn trên máy tiện.

-        Máy tiện rất phổ biến trong các nhà máy cơ khí. Trên máy tiện có các chi tiết quay: mâm cặp, đồ gá..., các chi tiết chuyển động tịnh tiến: bàn dao, ụ sau...nguy hiểm do máy gây ra: quần, áo, tóc...bị quấn vào máy và khi quay cũng tạo vùng nguy hiểm. Để khắc phục tai nạn do các gnuyên nhân này gây ra, các bộ phận chuyển động phải được che kín, đồ gá quay bề mặt ngoài lên tròn, nhẵn, cân bằng, lực kẹp ổn định đảm bảo không lới lỏng trong quá trình gia công.

-        Phoi cắt trên máy cũng dễ gây tai nạn. do tính liên tục khi cắt lên dễ tạo phoi dây nó có thể quấn vào chi tiết hay đầu dao tạo thành búi hay quay cùng chi tiết văng ra gây nguy hiểm. Vởy phải dùng dao có kết cấu bẻ phoi với phoi vụn dùng kính chắn.

-        Khi gia công các chi tiết dài, yếu. Lực ly tâm làm cho chi tiết văng ra hay bị uốn cong do đó phải dùng luynét đỡ. Phôi thanh trên máy tự động phải có kết cấu che phôi. Dao cắt gá không được dài quá dễ bị gẫy.

b. An toàn trên máy mài.

          Do kết cấu, cấu tạo của đá mài, điều kiện làm việc. Đá làm việc quay với tốc độ rất cao (35 ¸ 300m/s) sinh ra lực ly tâmlớn. Do vậy đá vỡ gây ra nguy hiểm rất nghiêm trọng. Trong quá trình mài phát sinh bụi mài. Do dung dịch trơn lạnh bám vào mặt đá bị văng ra tạo hạt sương mù. Bụi mài và hạt nước gây bệnh về phổi, mắt. nhiệt cắt khi mài rất lớn (1000 0C) nên đối với các máy mài cầm tay phoi nóng đỏ có thể gây bỏng hay chạm vào vùng gia công. Vậy để đảm bảo an toàn trên máy mài phải kiểm tra đúng yêu cầu ký thuật, cân bằng đá khi lắp, có kết cấu che chắn đá, cơ cấu hút bụi, phoi phát sinh trong quá trình gia công.

c. An toàn với các thiết bị nâng hạ.

-         nguy hiểm phát sinh khi vận chuyển nâng hạ:

+      Thiếu hiểu biết về chuyên môn và kinh nghiệm nâng hạ, vận chuyển.

+      Rơi tải trọng.

+      Vận chuyển bằng băng tải: đứt băng tải, rơi vãi khi vận chuyển.

+      Hệ thống điện không đảm bảo: hở điện, phóng điện hồ quang...

-        Các biện pháp kỹ thuật an toàn.

+      Đảm bảo yêu cầu an toàn với một số chi tiết và cơ cấu quan trọng của thiết bị nâng: cáp, xích, tang, ròng rọc, phanh

+      Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị, cơ cấu an toàn:

d. An toàn đối với thiết bị chịu áp lực.

-        Thiết bị chịu áp lực là những thiết bị dùng chứa các chất có trạng thái áp suất: khí nén, chất lỏng...hay chịu áp suất khi thay đổi các thông số trạng thái (P, V, T)

-        Yừu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị chịu áp:

+      Nguy cơ nổ.

+      Nguy cơ bỏng.

+      Nguy cơ sinh ra các chất nguy hiểm và có hại

-        Nguyên nhân sinh ra sự cố:

+      Nguyên nhân kỹ thuật: thiết kế, chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng

+      Nguyên nhân tổ chức: trình độ hiểu biết, khai thác thiết bị...

-        Biện pháp phòng ngừa sự cố:

+      Biện pháp tổ chức: quản lý thiết bị đúng qui định, đào tạo người sử dụng, xây dựng tài liệu

+      Biện pháp kỹ thuật: thiết kế, chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng đúng.

-        Yêu cầu an toàn với thiết bị chịu áp lực.

+      Yêu cầu về quản lý thiết bị.

+      Yêu cầu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa.

+      Dụng cụ kiểm tra.

+      Cơ cấu an toàn phải được đảm bảo.

+      Đường ống dẫn phải đảm bảo kỹ thuật: kín khít...

e. An toàn sử dụng thiết bị gia công bằng áp lực.

-        Nguy hiểm phát sinh trong các phân xưởng gia công bằng áp lực.

+      Trong quá trình làm việc thiết bị (lò nung) sinh ra lượng nhiệt lớn tạo ra vi khí hậu nóng gây chứng say nóng và co giật.

+      Muội than, khói và cácbonoxit làm ô nhiễm không khí do sự cháy không hoàn toàn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

+      Các thiết bị làm việc va đập gây rung động tạo nguy hiểm cho máy móc và người lao động.

+      Các mảnh vỡ văng ra khi làm việc.

+      Trang thiết bị thiết kế chưa hoàn thiện, qui trình công nghệ chưa hoàn chỉnh gây tai nạn.

-        Các biện pháp an toàn.

+      Tạo nền móng tốt nơi đặt máy, đảm bảo cho máy làm việc ổn định, tin cậy và an toàn.

+      Máy phải có đầy đủ cơ cấu che chắn và cơ cấu phòng ngừa.

+      Khi dùng đe thì phải được chế tạo bằng vật liệu chịu tải trong khi va đập.

+      Nếu sử dụng máy trục giữ vật rèn dưới máy búa thì phải có bộ giảm sóc để thiết bị nâng không bị tác động của tải  trọng va đập khi  rèn.

+      Dùng lưới di động để che chắn những vùng nguy hiểm do các mảnh vụn có thể gây ra

+      Dùng tấm chắn phòng ngừa cho bàn đạp để tránh đạp ngẫu nhiên

+      Máy ép, máy dập cần có cơ cấu an toàn: dùng hai nút bấm mở máy (mở máy bằng hai tay).

+      Cách ly nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ bằng vật liệu cách nhiệt bọc quanh lò, dùng màn nước hấp thụ các tia bức xạ trước cửa lò.

+      Bố trí hợp lý các lò và các nguồn nhiệt lớn cách xa nơi làm việc.

+      Có chế độ thông gió thích hợp để cải thiện điều kiện vi khí hậu.

+      Kiểm tra, chạy thử máy khi nghiệm thu. thử tình trạng máy trước khi làm việc.

+      Bố trí hợp lý vị trí làm việc cho công nhân.

+      Kiểm tra thường xuyên, định kỳ các trang thiết bị.

f. An toàn trong các phân xưởng đúc.

Từ  đặc thù của phân xưởng đúc: sin bụi, khí, nhiệt…do vậy đã làm cho điều kiện khí tượng xấu, gây căng thẳng về thể lực…bởi vậy người lao động trong các phân xưởng đúc phải chịu điều kiện nặng nhọc.

-        Các biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc.

+      Cơ khí hoá, tự động hoá một phần hay toàn bộ quá trình sản xuất từ việc xếp vật liệu vào nồi náu đến làm khuôn, rót kim loại, rỡ khuôn, làm sạch vật đúc, vận chuyển vật liệu và các công việc khác.

+      Lên dùng nhà một tầng, mái nhà chọn sao cho đạt hiệu quả cao nhất về thông gió, khử khí, bụi, hơi khí độc. Với các bộ phận có thải nhiệt thừa lớn thì lên bố trí trục dọc nhà góc 600¸900 so với hướng gió chính. Không lên thiết kế nhà dạng nhiều nhịp kín theo chu vi của nhà (xấu đi đkvkh).

+      Phòng làm việc của phân xưởng ẩiphỉ thông gió lên bảo đảm điều kiện khí tượng bình thường. Thông gió lên kết hợp với hệ thống lò sưởi để đảm bảo nhiệt độ và mức sạch cao của không khí.

+      Tốc độ chuyển động của dòng khí ảnh hưởng đến sức khoẻ, vì vậy tốc độ khi thông gió cục bộ là 0,7¸2 m/s. thông gió chung 0,3 ¸0,5 m/s. cờng độ bức xạ tại chỗ làm việc 0,25 ¸1 cal/cm2.phút. chống dòng khí lạnh thổi vào cửa từ bên ngoài bố trí buồng đệm cửa hay màn không khí nóng.

+      Thiết bị máy móc ẩiphỉ đặt đúng vị trí, có cơ cấu đảm bảo an toàn khi làm việc.

+      Sử dụng các trang thiết bị phòng hộ cá nhân.

g. An toàn khi hàn.

-        Các yếu tố có hại phát sin khi hàn.

+      Các tia tử ngoại.

+      Hơi, khí độc sin ra.

+      điện giật.

+      Hoa lửa bắn ra khi tương tác que hàn vật hàn gây bỏng.

+      Nổ bình đựng khí hàn.

-        Các biện pháp an toàn.

+      Để bảo vệ sự tác động có hại của tia tử ngoại dùng tấm chắn chuyên dùng hay mặt nạ có kính lọc ánh sáng tối vàng xanh không cho tia tử ngoại đi qua.

+      Để bảo vệ mắt cho công nhân ở gầm trạm hàn thì khi hàn cố định phải có buồng chuyên dùng còn khi hàn tạm thời phải có kết cấu ngăn di chuyển được ở dạng màn chắn, tấm chắn.

+      Đảm bảo an toàn điện giật.

+      Tránh hoa lửa bắn ra gây bỏng.

+      Đảm bảo an toàn cháy nổ khi dùng khí cháy: Axetylen

f. An toàn sử dụng dụng cụ cầm tay.

Các dụng cụ cầm tay rất phổ biến để tránh tai nạn ẩiphỉ chấp hành đúng qui phạm an tàon sử dụng thiết bị.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: