ATLĐ...CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1: Những vấn đề chungvề BHLĐ

I, Một số khái niệm cơ bản

*BHLĐ là các hoạt động đồng bộ trên tất cả các mặt : luật pháp, tổ chức hành chính, KT-XH, KH-KT, nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa TNLĐ, BNN, bảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

 *TNLĐ là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài, có thể dẫn đến chết người hoặc tổn thương, phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trong cơ thể.

-Nếu bị tai nạn trên đoạn đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trên đoạn đường và trong khoảng thời gian phù hợp thì tai nạn này được coi là TNLĐ

+Nhiễm độc : ---cấp tính: nhiễm lượng lớn trong thời gian ngắn hoặc tử vong: TNLĐ

---mãn tính: nhiễm lượng nhỏ trong thời gian dài: BNN

-BNN lạ một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng, liên quan đến nghề nghiệp. Nguyên nhân do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.

-ĐKLĐ là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, XH, KT, KThuật được biểu hiện thông qua công cụ phương tiện lao động, đối tượng lao động, dây chuyền công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp chúng trong không gian thời gian . Sự tác động qua lại với người lao động tạo nên một điều kiện nhất định. Tâm lý được coi là yếu tố gắn liền với ĐKLĐ.

-Các yếu tố nguy hiểm và có hại: Trong 1 ĐKLĐ nhất định bao giờ cũng tồn tại những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, có khả năng gây TNLĐ và BNN. Ta gọi nó là các yếu tố nguy hiểm và có hại.

Hiện nay phân ra làm 4 loại:

+Các yếu tố hóa học: khí độc, axit, chất độc công nghiệp,...

+Các yếu tố vật lí: tiếng ồn, độ rung, bức xạ,...

+Các yếu tố về vi sinh vật: vi trùng, vi khuẩn, rắn, rết,...

+Các yếu tố cơ địa và tâm sinh lí: cơ thể phản ứng với các tác hại nghề nghiệp hoặc lao động trong tình trạng ốm, mệt mỏi.

 1,Mục đích

-Cải thiện ĐKLĐ, loại trừ những yếu tố nguy hiểm

-Ngăn ngừa TNLĐ, BNN

-Bảo đảm an toàn

-Bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động

2,Ý nghĩa

-Chính trị: BHLĐ thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển, nó trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín của xã hội, doanh nghiệp

-XH: Công tác BHLĐ góp phần làm xh phát triển mottj cách trong sáng, lành mạnh, mọi người đều có vị trí xứng đáng trong xh

-KT: Quan tâm đến BHLĐ thể hiện quan điểm đúng đắn trong sản xuất: an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn

-Nhân đạo: với những mục đích thiết thực của mình, công tác BHLĐ đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân người lao động và gia đình họ

3,Tính chất

-Luật pháp: Mọi hoạt động của BHLĐ phải được thể chế hóa thành luật lệ, chính sách, chế độ để buộc các cấp, các nghành mọi tổ chức cá nhân phải thực hiện theo

-KH_KT:Các hoạt động từ việc đo đạc, kiểm tra, đánh giá đến việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với các yếu tố có hại đều dựa trên cơ sở KH_KT do các nhà KH_KT thực hiện

-Quần chúng: Tất cả mọi người từ NSDLĐ đến NLĐ đều là đối tượng đồng thời là chủ thể của các hoạt động BHLĐ

-Quốc tế:...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #khoa