at8b2 Câu 4. Trình bày tính tất yếu và những

Câu 4. Trình bày tính tất yếu và những đặc điểm của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH? Vận dụng vào quán triệt quan điểm Đại hội XI của Đảng ta về thời kỳ qua độ lên CNXH ở Việt Nam?

Thời kỳ qua độ từ CNTB lên CNXH là là thời kỳ cải biến cách mạng một cách sâu sắc, toàn diện và lâu dài trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, để tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết cho việc hình thành xã hội mới, mà ở đó những nguyên tắc dặc trưng căn bản của CNXH được thể hiện.

*Tính tất yêu của thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yêu khách quan, được quy định bởi những lý do sau:

+ CNTB và CNXH là hai chế độ khác nhau về bản chất, trình độ phát triển. CNTB được xây dựng trên sở hữu tư nhân về tlsx, người áp bức bóc lột người. CNXH xây dựng trên sở hữu công hữu về TLSX, là một trình độ không còn đối kháng giai cấp, áp bức bóc lột… Muốn có xh cao như vậy tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ rất dài.

+ CNXH được xây dựng trên nền sản xuất hiện đại, công nghiệp có trình độ xh cao, mặc dù quá trình ra đời của CNTB đã phần nào tạo ra được csở vật chất kĩ thuật ấy. Nhưng muốn cho kĩ thuật ấy phục vụ cho qua trình xây dựng CNXH thì cần phải có thời gian nhất định để tổ chức sắp xếp, bó trí lại cho phù h  ợp với sự phát triển của xh mới.

+ Những quan hệ xh tốt đẹp cua CNXH thì không tự phát, nảy sinh trong long xhTb. Muốn có được quan hệ tốt đẹp ấy thì phải trải qua thời kỳ cải tạo xh cũ, xây dựng xã hội mới.=> thời kỳ quá độ.

+ Quá trình XD CNXH còn tồn tại nhiều tàn dư mang tính lỗi thời lạc hậu của xã hội cũ. Muốn xóa bỏ những tàn dư ấy thì tất yếu cần có thời kỳ quá độ dài.

Có hai kiểu quá độ:

+ Trực tiếp: từ CNTB lên CNXH.

+ Gián tiếp: bỏ qua TBCN… từ những nước chưa phát triển TBCN lên XHCN.

*Đặc điểm của thời kỳ quá độ:

+ Sự tồn tại đan xen những tàn tích của xh cũ với những nhân tố xh mới trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực:

·         Chính trị : nhà nước của GCCNđược thiết lập củng cố và không ngừng hoàn thiện để thực thi dân chủ đối với nhân dân, bảo vệ mọi thành quả cm. Trấn áp các loại tội phạm, kẻ thù.

·         Kinh tế: đây là thời lỳ còn tồn tại nền nhiều thành phần bên cạnh nền kinh tế XHCN còn cả những thành phần kinh tế khác. Có cả đối lập kinh tế XHCN trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế XHCN chế độ mới.

·         Văn hóa-tinh thần: đây là thời kỳ mà bên cạnh những nền vh mới, XHCN mang tính tiên tiến vẫn đang hình thành và phát triển. Bên cạnh hệ tư tưởng của GCCN ngày càng giữ vai trò chủ đạo đối với đs tinh thần của xh thì vẫn tồn tại tàn dư của nền văn hóa cũ, hệ tư tưởn cũ, mang tính lỗi thời lạc hậu.

·         Xã hội: đây là thời kỳ còn tồn tại một cơ cấu xã hội giai cấp với nhiều giai cấp và tầng lớp xh, mà lợi ích của các giai cấp, tầng lớp ấy chưa thực hoàn toàn phù hợp với nhau, thậm chí còn đối lập nhâu,. Nhưng trong đó lien minh công nhân- nông dân-trí thức trở thành nên tảng của xh mới.

+ Thực chất của thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa một bên là GCTS đã bị đánh bại, không giữ được vai trò thong trị nhưng còn cơ sở vật chất nhất định và những thế lực thù địch chống CNXH với bên là GCCN và nông dân đang tiến hành cải tạo xh cũ, xây dựng xã hội mới.

Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam:

+ tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ:

·         Leenin cho rằng quá độ gián tiếp không qua CNTB cần sự giúp đỡ từ bên ngoài của một nước công nghiệp tiên tiến đã làm cm XHCN thành công và điều kiện bên trong phải có một chính đảng vô sản lãnh đạo đất nước đi theo cnxh.

·         HCM thống nhất quan điểm với các nhà kinh điển và nhấn mạnh hình thức quá độ “rút ngắn” áp dụng cho VN. HCM xây dựng quan niệm quá độ gián tiếp căn cứ vào thực tiễn của VN từ một xh thuộc địa, nửa pk, nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH. HCM khẳng định con đường cách mạng VN là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, tiến dần lên CNXH.

+ Thời cơ và thách thức:

HCM chỉ rõ “đặc điểm lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN ”. Đây là hình thức mới cần nhận thức và có giải pháp đúng đắn có hình thức và bước đi phù hợp với VN.

Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ xh mới có “công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến” với một bên là tình trạng lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta.

+ thực tế, thời kỳ quá độ ở VN là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài .

+ Nhiệm vụ lịch sử của tky' quá độ lên CNXH ở VN: HCM có nêu: “ phải xd nền tảng vật chất và kthuật của CNXH…, vừa cải tạo kinh tế cũ vừa xd ktế mới, mà xd là chủ yếu và dài lâu ”. Người chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội nhắm chống lại các thế lực cản trở đi len CNXH, trong đó có hai nd lớn:

1.      xd nền tảng vật chất và kĩ thuật cho CNXH, xd tiền đề về ktế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho CNXH.

2.      cải tạo xh cũ, xd xh mới, kết hợp cải tạo và xd trong đó xd là trọng tâm, là nội dung cốt lõi và lâu dài. Tính chất phức tạp và lấu dài, khó khăn được HCM lý giải:

·         là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt của đs xh cả LLSX, QHSX, KTTT.

·         Lad công việc mới mẻ đv đảng ta, vừa làm,vừa học, vừa rút kinh nghiệm.

·         Sự nghiệp của chúng ta bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá, vì vậy xd CNXH vừa đòi hỏi khoa học, hiểu biết quy luật khách quan vừa phải có nghệ thuật quản lý khôn khéo.

+ Nội dung và phương hướng của thời kỳ quá độ ở VN:

·         Chính trị: giữ cững và phát huy vai trò lãnh đaoh của ĐCS, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, long cốt là liên minh công-nông-trí thức do ĐCS lãnh đạo.

·         Kinh tế: Tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hoá XHCN, xd cơ cấu ktế ngành, cơ cấu vùng kinh tế và lãnh thổ. Chủ trương đa dạng hóa các loại hình thức sở hữu về TLXS, đồng thời coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế sử dụng hình thức và phương tiện của CNTB để xd CNXH. Kẻ thù muốn đè bẹp ta bằng kinh tế thay cho quan sự, vì vậy ta phải phát triển kinh tế.

·         Tư tưởng văn  hóa xh: phải khắc phục sự yếu kém vè kiến thức, sự bấp bênh về chính trị, sự trì trệ về kinh tế, lạc hậu về vh, tất cả sẽ dẫn đến những biểu xấu xa, thoái hóa về cán bộ, đảng viên..là khe hở CNTB dễ dàng lợi dụng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: