apxe gan do amip
Nguyên nhân bệnh là do thể họat động của a míp gây ra, thường xuất hiện sau lỵ a míp hoặc lỵ mãn tính.
A míp sống ở thành đại tràng ( thường là manh tràng ) gây áp xe và loét niêm mạc làm tổn thương thành mạch, theo các tĩnh mạch mạc treo rồi vào gan theo hệ thống tĩnh mạch cửa.
Sự di chuyển của Amip lên gan có nhiều giả thuyết:
- Di chuyển trực tiếp, a míp chui ra thành ruột vào ổ bụng và dưới áp lực âm tính do tác của cơ hoành trong khi hô hấp sẽ hút a míp lên vòm gan.
- Theo đường bạch mạch hoặc đường mật.
- Theo đường tĩnh mạch cửa là chủ yếu và người ta thấy rằng áp xe gan a míp thường thấy bên phải nhiều hơn bên trái vì gan phải nhận máu từ mach treo tràng trên nhận máu từ ruột non, manh tràng và đại tràng.
Đến gan, A míp làm tắc tĩnh mạch nhỏ gây nhồi huyết và độc tố của amip gây hoại tử tế bào gan.
II. Giải phẫu bệnh lý.
1. Giai đoạn viêm lan rộng.
Gan to, đỏ, căng mọng, chưa có ổ áp xe.
2. Giai đoạn làm mủ.
Các ổ hoại tử kết hợp với nhau hình thành ổ áp xe.
Ổ áp xe có các dặc điểm:
Đặc điểm: thường gặp ở thùy phải 80-90%, thường là 1 ổ to độc nhất và có xu hướng phát triển lên mặt gan.
Cấu tạo:
Thành ổ áp xe: Lớp ngoài là tổ chức gan sơ hóa, lớp trong là tổ chức nhu mô gan bị hoại tử, thường có a míp ở đây.
Chất mủ trong ổ áp xe lúc đầu đặc quánh màu nâu do máu và tổ chức gan bị hủy hoại trộn lẫn vào nhau, sau lỏng dần và có màu Chocola.
III. Triệu chứng:
1. Lâm sàng:
Thường gặp ở nam giới tuổi từ 30 – 50 tuổi.
a. Cơ năng:
Sốt cao 39 – 40 độ, giao động.
Đau vùng gan hay gặp ở liên sườn 9 đường nách giữa, đau lan lên bả vai, đau âm ỉ liên tục, tăng lên khi ho, cử động và nằm nghiêng phải.
b. Triệu chứng thực thể:
Nổi bất nhất là gan to và đau.
Gan to lên phía trên và xuống dưới bờ sườn 2 -3 thoát ngón tay, ấn rất đau.
Các dấu hiệu: Rung gan +, Ludlow +
c. Toàn thân:
Hội chứng nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn
Mệt mỏi chán ăn, gầy sút.
Da niêm mạc không vàng ( không có biểu hiện ứ mật)
Tiền sử: có bị lỵ a míp
2. Cận lâm sàng:
a. Xét nghiệm máu:
Số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ đa nhân trung tính tăng, máu lắng tăng.
b. X Quang:
Bóng gan to, cơ hoành bị đẩy lên cao.
Góc sườn hoành tù ( phản ứng màng phổi)
Chiếu: cơ hoành giảm cử động.
c. Siêu âm:
Là phương pháp có giá trị trong chẩn đoán áp xe gan. Qua siêu âm xác định vị trị số lượng kích thước giai đoạn ổ áp xe.
Siêu âm còn để hướng dẫn chọc hút ổ áp xe và theo dõi kết quả điều trị.
d. Chọc hút thăm dò chẩn đoán:
Chọc dò bằng kim dài để chẩn đoán và điều trị, chọc dưới hướng dẫn của siêu âm.
Thường chọc là nơi đau và phồng nhất hoặc liên sườn 8-9 đường nách giữa.
IV. Biến Chứng.
Phát hiện điều trị đúng tiên lượng rất tốt. Một số biến chứng có thể gặp là:
Vỡ ổ áp xe vào các tạng lân cận như là: Vỡ vào màng phổi, vỡ vào màng tim, vỡ vào ổ bụng …, ngoài ra còn có thể vỡ ra ngoài thành ngực.
V. Chẩn đoán:
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh:
Ung thư gan: để phân biệt làm xét nghiêm a1 FP, Arginasa, siêu âm chọc thăm dò.
Một số bẹnh khác: nang nước gan bội nhiễm, viêm túi mật cấp.
VI. Điều trị.
1. Nội khoa.
a. Diệt a míp
Emetin liều 1mg/kg/ngày và 10mg/kg/ đợt.
Metronidazol 3mg/kg/ngày và 30mg/kg/đợt
b. Kháng sinh chống bội nhiễm, đặc biệt là với vi khuẩn Gr âm
2. Điều trị ngoại khoa.
a. Chọc hút mủ
Chọc băng kim dài 10 – 12 cm, dưới hướng dẫn của SA càng tốt
Có thể chọc một lần hút tối đa rồi rút ngay, hoặc chọc hút vài lân, hoặc lưu kim 24 h rồi chọc hút tiếp.
Nhìn chung chọc hút mủ + nội khoa cho kết quả tốt.
b. Chích rạch dẫn lưu mủ.
Sau chọc và lưu kim 48h tạo dính, rạch và tách tháo mủ, rồi đặt ống cao su to dẫn lưu mủ
c. Mổ.
Chỉ định hạn chế, cắt gan với áp xe mãn tính, thành dày không liền rò mủ kéo dài.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top