APPle
Một thuận lợi rất dễ nhận thấy của thị trường nước ngoài là giá nhân công rẻ hơn thị trường trong nước. Nhưng đây không phải là nhân tố quyết định đưa Apple ra khỏi nước Mỹ. Đối với những công ty công nghệ, chi phí nhân công chiếm tỷ lệ tối thiểu so với chi phí mua linh kiện và quản lý các chuỗi cung ứng giúp tập hợp các bộ phận và dịch vụ được cung cấp bởi hàng trăm công ty khác nhau.
Đối với Cook, châu Á có hai lợi thế chủ yếu khiến Apple không thể bỏ qua. Một là các nhà máy của châu Á có thể thay đổi quy mô một cách rất linh hoạt và thứ hai là chuỗi cung ứng của châu Á hoạt động hiệu quả vượt xa nước Mỹ. Về những điểm này các nhà sản xuất trong nước hoàn toàn không thể cạnh tranh được. Tác dụng to lớn của các lợi thế này có thể được nhận thấy một cách rất rõ ràng ngay sau vụ việc được kể ở trên khi Jobs yêu cầu tất cả các sản phẩm phải được lắp màn hình kính.
Apple lúc đó đã chọn được một công ty trong nước để sản xuất tấm kính chịu lực lớn. Nhưng thách thức nằm ở chỗ tìm được một nhà máy cắt kính có thể cắt các mảnh kính thành hàng triệu màn hình iPhone cùng với hàng trăm miếng kính để dùng trong thí nghiệm và một lực lượng lao động tầm trung cực lớn. Chỉ riêng việc chuẩn bị đã tiêu tốn cả một gia tài. Rồi một nhà sản xuất Trung Quốc tham gia đấu thầu và khi ban quản lý của Apple đến khảo sát địa điểm này, họ thực sự hài lòng với cơ sở vật chất cùng đội ngũ lao động của nhà máy này.
Nhà máy có hẳn một nhà kho chứa đầy những mẫu kính miễn phí sẵn sàng cho các thử nghiệm của Apple. Các ông chủ ở đây thì sẵn sàng cung cấp nhân công với mức giá rẻ như cho không. Thậm chí công nhân có thể sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào. Với những lợi thế tuyệt với này, nhà máy Trung Quốc dễ dàng thắng gói thầu.
Một lãnh đạo cấp cao của Apple cho biết hiện giờ toàn bộ chuỗi cung ứng đều nằm ở Trung Quốc. Tất cả những linh kiện cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm được sản xuất ở những công xưởng san sát nhau.
Cách nhà máy kính tám tiếng lái xe là một tổ hợp sản xuất vẫn thường được gọi với cái tên thành phố Foxconn, nơi chiếc điện thoại iPhone được lắp ráp. Đối với các nhà lãnh đạo của Apple, Foxconn một lần nữa chứng tỏ Trung Quốc đã bỏ xa Mỹ trong việc cung cấp một lực lượng lao động hùng hậu và sự tận tụy tuyệt vời.
Thành phố này có 230.000 nhân công, rất nhiều trong số đó làm việc 12 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần. Hơn một phần tư quân số lao động của Foxconn sống tại các trại lán của công ty và nhiều người chỉ kiếm được dưới 17 USD một ngày. Foxconn cần đến gần 300 bảo vệ để chỉ dẫn giao thông để không xảy ra tắc nghẽn ở các lối đi. Bếp ăn trung tâm nấu trung bình mỗi ngày 3 tấn thịt lợn và 13 tấn gạo để phục vụ công nhân. Không có một nhà máy nào ở Mỹ có thể đạt đến quy mô này.
Foxconn Technology có hàng tá các nhà máy ở châu Á, Đông Âu, Mexico và Brazil, và ước tính 40% các sản phẩm của các hãng điện tử lớn như Amazon, Dell, Hewlett-Packard, Motorola, Nintendo, Nokia, Samsung and Sony được lắp ráp tại các nhà máy này. Họ còn có thể thuê mới được 3.000 công nhân chỉ trong một đêm. Đây là điều các nhà máy ở Mỹ có mơ cũng không thể làm được.
Một lợi thế quan trọng nữa cho Apple là Trung Quốc có thể cung cấp số lượng kỹ sư cực lớn mà Mỹ không thể theo kịp. Các nhà lãnh đạo hãng đã tính toán rằng họ sẽ cần đến 8.700 kỹ sư công nghiệp để giám sát và hướng dẫn các công nhân trong dây chuyền lắp ráp. Các nhà phân tích của hãng đã từng dự đoán rằng sẽ mất 9 tháng để có thể tìm được nhiều kỹ sư chất lượng cao như vậy ở Mỹ. Ở Trung Quốc, chỉ mất 15 ngày để tìm ra đội ngũ kỹ sư này.
Các công ty như Apple cho rằng việc xây dựng nhà máy tại Mỹ đòi hỏi nước này phải cung cấp được lực lượng công nhân kỹ thuật đạt yêu cầu. Nói một cách cụ thể, các công ty này cần người lao động với bằng cấp bậc trung, đã tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng tấm bằng đại học là không cần thiết. Rất khó tìm được người lao động với trình độ như vậy ở Mỹ.
Có một vài phần của sản phẩm iPhone chỉ có thể được sản xuất ở Mỹ. Ví dụ như phần mềm của thiết bị, hay các chiến dịch quảng cáo mang tính đột phá. Gần đây Apple đã xây dựng một trung tâm dữ liệu trị giá 500 triệu USD ở phía Bắc Carolina. Các dây bán dẫn quan trọng bên trong iPhone và iPhone 4 được sản xuất ở nhà máy của Samsung, Hàn Quốc đặt tại Austin, Tex. Những cơ sở này không phải là nguồn tạo việc làm đáng kể. Trung tâm ở Bắc Carolina chỉ có 100 nhân viên toàn thời gian. Còn nhà máy của Samsung chỉ có khoảng 2.400 công nhân.
Lý giải cho vấn đề này, một cựu nhân viên cấp cao của Apple cho biết việc tăng quy mô sản xuất từ một triệu lên 30 triệu điện thoại không cần nhiều hơn các nhà lập trình. Và các công ty mới nổi như Facebook, Google hay Twitter được lợi từ thực tế này. Họ phát triển rất nhanh nhưng không cần thuê thêm nhiều nhân công.
Việc tính toán xem sẽ phải tốn thêm bao nhiêu chi phí để sản xuất iPhone ngay tại nước Mỹ là rất khó khăn. Các nhà phân tích cho rằng bởi vì nhân công chỉ là một phần rất nhỏ trong sản xuất công nghệ, việc trả lương cho nhân công Mỹ sẽ làm cho chi phí sản xuất mỗi chiếc iPhone tăng thêm 65 USD. Nhưng vì Apple thông thường sẽ kiếm được vài trăm USD lợi nhuận trên mỗi chiếc điện thoại được bán ra, việc nội địa hóa quy trình sản xuất vẫn có thể mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty.
Tuy nhiên những tính toán này là vô nghĩa nếu xem xét từ nhiều khía cạnh vì việc sản xuất iPhone ở Mỹ sẽ đòi hỏi nhiều yếu tố hơn là việc thuê nhân công Mỹ. Nó sẽ đòi hỏi việc chuyển đổi nền kinh tế của các quốc gia và của toàn thế giới.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top